Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nghe tới những cụm từ “Khmer Đỏ” hay những cái tên: Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan,…Những tội ác mà chế độ Campuchia Dân chủ đã gây ra
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, sự kiện và trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực Nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Tác giả luận văn
P han Thị Mỹ Nhân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn T.S Lê Phụng Hoàng – giảng viên
Tổ Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm tp Hồ Chí Minh,
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô Khoa Lịch
sử, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của những người thân, bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trang 5ĐCSCPC Đảng Cộng sản Campuchia ĐCSP Đảng Cộng sản Pháp ĐNDCMCPC Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia HSVK Hội Sinh viên Khmer
MTDTTNCPC Chính phủ Hoàng gia Mặt trận Dân tộc Thống
Nhất Campuchia MTĐKDTCPC Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia
Trang 6MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 1
L ỜI CẢM ƠN 2
DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
M Ở ĐẦU 8
1 Lý do ch ọn đề tài 8
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3 M ục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1 M ục đích nghiên cứu 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng nghiên cứu 12
4.2 Ph ạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp luận văn 13
6.1 V ề tư liệu 13
6.2 V ề nội dung 13
7 C ấu trúc luận văn 13
Chương 1: NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ 15
Trang 71.1 Phong trào C ộng sản ở Campuchia từ những năm 30 đến hội nghị Geneva (1954) 15 1.1.1 Giai đoạn 1930 - 1945 15 1.1.2 Phong trào c ộng sản ở Campuchia giai đoạn 1945 - 1954 17
1.2 Phong trào c ộng sản Campuchia giai đoạn sau hội nghị Geneva đến năm 1975 22 1.2.1 Giai đoạn 1954 - 1970 22 1.2.2 Phong trào C ộng sản trong nội chiến chính trị (1970 - 1975) 26 1.3 Pol Pot và ý tưởng xây dựng chế độ Campuchia Dân chủ ở
Campuchia 28 1.3.1 Ti ểu sử Pol Pot cho đến lúc nắm quyền lãnh đạo trong Đảng
Nhân dân Cách m ạng Campuchia 28 1.3.2 Pol Pot và Nhóm sinh viên Paris với ý tưởng xây dựng chế độ
mới ở Campuchia 31 1.3.3 Vai trò c ủa Trung Quốc với sự ra đời chế độ Campuchia Dân
ch ủ 38
Ti ểu kết chương 1 45
CAMPUCHIA DÂN CHỦ 47 2.1 Cơ cấu tổ chức của chế độ Campuchia Dân chủ 47 2.1.1 Hi ến pháp của chế độ Campuchia Dân chủ 47
Trang 82.1.2 Các nhân vật lãnh đạo chóp bu của chế độ Campuchia Dân chủ 50
2.1.3 T ổ chức hành chính ở địa phương 54
2.2 Chính sách đối nội 55
2.2.1 Chính sách kinh t ế 55
2.2.2 Chính sách chính tr ị và thanh trừng 61
2.2.3 Chính sách giáo dục và văn hóa 67
2.2.4 Chính sách xã h ội và y tế 75
2.3 Khái quát chính sách đối ngoại của chế độ Campuchia Dân chủ 79
Ti ểu kết chương 2 84
Chương 3 : CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ BỊ DIỆT VONG 85
3.1 Phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia trước năm 1975 85
3.2 Các cu ộc đấu tranh trong giai đoạn 1975 - 1977 87
3.3 Giai đoạn 1978 - 1979 89
3.3.1 Từ 1978 đến trước Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia ra đời 89
3.3.2 S ự ra đời của mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia 92
3.3.3 Vai trò c ủa quân tình nguyện Việt nam trong việc lật đổ chế độ Campuchia Dân ch ủ 93
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN 103
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chế độ Campuchia Dân chủ dù đã bị xóa bỏ hơn 30 năm trước đây nhưng những nỗi kinh hoàng mà nó để lại hẳn sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của người dân Campuchia Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nghe tới những cụm từ “Khmer Đỏ” hay những cái tên: Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan,…Những tội ác mà chế độ Campuchia Dân chủ đã gây ra đối với nhân dân Campuchia nói riêng và các nước láng giềng nói chung, trong đó có Việt Nam,
là những vết thương tuy đã lành lặn, nhưng nỗi đau sâu thẵm bên trong tâm hồn là không thể nào bù đắp được Đặc biệt cho đến nay, hơn 30 năm đã trôi qua nhưng những nhà lãnh đạo hàng đầu của nhà nước Campuchia dân chủ vẫn chưa được kết tội một cách cụ thể, mặc dù tội ác của chúng là không ai có thể biện minh được Gần đây những phiên tòa xử tội chống lại loại người của bọn thủ lĩnh Khmer Đỏ đã được tiếp tục nhưng bọn chúng vẫn một mực phủ nhận tội trạng của mình Khi nào công lý chưa được thực thi, thì lúc đó công bằng vẫn chưa được trả lại cho nhân dân Campuchia và những nước có liên quan Bọn tội phạm và đồng phạm với chúng vẫn chưa được trừng trị thích đáng Điều này là một nỗi đau lớn của nhân loại là tấm gương xấu cho thế hệ trẻ khi cái ác không được trừng trị đúng tội Để lên tiếng cho những nạn nhân của chế độ này, những nỗi oan của họ một khi chưa được giải thì thế hệ trẻ chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau Một trong phương pháp đấu tranh đó là nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách đối nội của nhà nước Campuchia Dân chủ để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ đã trực tiếp và gián tiếp gây
ra thảm họa diệt chủng hơn 2 triệu người Campuchia trong thời gian 3 năm 8 tháng
20 ngày đó
Chế độ diệt chủng là một hiện tượng lịch sử đặc biệt không chỉ có riêng ở một nền văn hóa nào, một khu vực địa lý nào, hay một hình thức kinh tế - xã hội nào Chỉ tính riêng trong thời kỳ hiện đại, người ta có thể liệt kê ra đây không ít chế
Trang 11độ diệt chủng hay những vụ thảm sát kinh hoàng hàng loạt được xếp vào tội ác diệt chủng: ở Châu Âu giai đoạn đấu tranh những năm 1930 ở Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai; ở Trung Quốc những năm 1966 - 1976; ở Kosovo trong những năm 1992 – 1995,… Vì lẽ này tìm hiểu chế độ diệt chủng trở thành một đề tài thu hút và chú ý của những nhà nghiên cứu lịch sử, trong đó có cá nhân tôi
Campuchia là nước láng giềng thân cận với Việt Nam, hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển Thực tế lịch
sử đã chứng minh, mối quan hệ mật thiết giữa tình hình an ninh, chính trị của ba nước Đông Dương Nếu một trong ba nước bất ổn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hai nước còn lại Do vậy, tất cả những diễn biến cả về đối ngoại lẫn đối nội của nước láng giềng Campuchia luôn là mối quan tâm của người Việt Nam, trong đó có tôi trong tư cách là một người nghiên cứu lịch sử
Ngoài ra, tôi chọn đề tài “Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân
chủ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ như một sự nối tiếp, phát triển lên từ đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi “Khái quát tình hình Campuchia dưới chế
độ Campuchia Dân chủ”
Cuối cùng, việc nghiên cứu chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ còn giúp ích cho công việc nghiên cứu và giảng dạy của tôi
Vì những điều trên, tôi đã được sự đồng ý của Phòng Sau đại học, Khoa Lịch
sử Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
dưới sự hướng dẫn của TS Lê Phụng Hoàng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dù chế độ Campuchia Dân chủ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng đã gây ra vô vàn những tội ác với những hậu quả vô cùng khủng khiếp Vì thế, nhiều học giả trong và ngoài nước ta đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu xung quanh đề tài này
Để hiểu được những tội ác của chế độ Campuchia Dân chủ gây ra, cũng như thực trạng những chính sách thanh trừng, chính sách về kinh tế, văn hóa,… thì việc
Trang 12tiếp xúc, phỏng vấn những nhân chứng song là vô cùng cần thiết Vì thế Nhà xuất
bản Sự Thật đã cho ra đời quyển Tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ry
xuất bản năm 1980, đã đưa ra những văn kiện, lời khai chủ yếu của nhân chứng tại phiên tòa xét xử bọn tội phạm Pol Pot, Ieng Sary đã tiến hành vào tháng 8 năm
1979 Tác phẩm đã cung cấp những tư liệu sống động về những việc làm của chế độ phản động này đối với nhân dân Campuchia Từ đó góp phần tư liệu cho tôi biên soạn chương 2 luận văn
Lịch sử Campuchia: Từ nguồn gốc đến ngày nay của Phạm Việt Trung,
Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung xuất bản năm 1982 là một tài liệu khái quát lịch
sự Campuchia từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược đến khi chế độ Campuchia Dân chủ bị sụp đổ và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời
Nó đã cung cấp một mạch nguồn lịch sử Campuchia cho tôi để từ đó tôi có một cái nhìn xuyên suốt về phong trào cách mạng ở Campuchia Hơn thế nữa đây là một tác phẩm cung cấp những tư liệu cho thấy mối quan hệ khắn khít giữa cách mạng Việt Nam và Campuchia ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến chống
Mỹ sau này
Do có sự tương đồng về địa lý, nên cách mạng nhân dân ba nước Đông Dương luôn có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.Cần nhìn nhận cách
mạng Đông Dương trên phương diện tổng quan đó Tác phẩm Tam giác Trung
Quốc - Campuchia - Việt Nam của Uyn - phrết Bớt – Sét xuất bản năm 1986, đã
cung cấp cho tôi một cái nhìn toàn diện về sự tác động của cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia từ những ngày những Chi bộ Cộng sản Đông Dương được thành lập trên hai nước này Giữ vị trí không kém phần quan trọng trong mối quan
hệ trên là vai trò trung gian của Trung Quốc Tác phẩm cho thấy Trung Quốc đã trục lợi như thế nào trong quan hệ với phong trào Cộng sản Đông Dương Bằng những nội dung trên, tác phẩm đã cung cấp cho tôi có những hiểu biết để hoàn thành chương 1
Benedict F Kiernan sinh năm 1953 tại Melbourne, Australia là Giáo sư Lịch
sử, Giáo sư Quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và là Giám đốc của
Trang 13Chương trình Nghiên cứu diệt chủng tại Đại học Yale Ông được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về nạn diệt chủng ở Campuchia Những tác phẩm của Ben Kiernan đoạt được nhiều giải thưởng lịch sử toàn cầu về tội diệt chủng Nhờ biết tiếng Khmer, Ben Kiernan đã có thể thực hiện công việc nghiên cứu thâm sâu lịch sử
Campuchia Tác phẩm The Pol Pot regime xuất bản năm 2002, là cuốn sách đầu
tiên nghiên cứu khá toàn diện về chế độ Pol Pot, mô tả nguồn gốc bạo lực, bối cảnh
xã hội, và quá trình cách mạng, cung cấp những chứng cứ trả lời cho câu trả lời cho câu hỏi tại sao nhóm trí thức Campuchia du học ở Paris lại phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của chế độ diệt chủng gây ra cho chính đất nước họ Tác phẩm này đã giúp cho tôi tài liệu trong quá trình biên soạn chương 2 và chương 3
Một công trình nghiên cứu quan trọng khác về chế độ Campuchia dân chủ
của Ben Kiernan là How Pol Pot came to power xuất bản năm 2004 Trong tác
phẩm này, Kiernan đã trình bày một cách hệ thống con đường dẫn đến sự nắm quyền của Pol Pot và các cộng sự thông qua phong trào dân tộc chủ nghĩa cánh tả phong trào Cộng sản ở Campuchia Đặc biệt là Ben Kiernan đã đi sâu vào các cuộc đấu tranh nội bộ giữa những đảng viên chịu ảnh hưởng của cộng sản Việt Nam và nhóm Pol Pot, và làm thế nào các sự kiện của các cuộc chiến tranh dân sự của thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cho phép nhóm của Pol Pot nắm quyền lãnh đạo hoàn toàn phong trào cách mạng ở Campuchia Tác phẩm này đã được tôi lấy làm chỗ dựa cho việc biên soạn chương 1
Quyển Pol Pot - anatomy of nightmare của tác giả Philip Short xuất bản
năm 2006 đã cung cấp khá đầy đủ về cuộc đời và những hoạt động của Pol Pot, một nhân vật trung tâm giữ vai trò quan trọng cho sự ra đời của chế độ Campuchia Dân chủ về sau Cũng như những chứng cứ về hoạt động của Pol Pot khi còn là du học sinh ở Paris, quá trình tiếp cận tư tưởng Mao của nhóm sinh viên Paris, dẫn đến sự thay đổi về đường lối chính trị của họ Cuốn sách đã miêu tả rất chi tiết những nội dung này, điều mà những tài liệu tiếng Việt còn viết sơ sài Vì thế tác phẩm của Philip Short được tôi khai thác trong quá trình biên soạn cả ba chương của luận văn
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 143.1 Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ nguồn gốc của chế độ Campuchia Dân chủ và tội ác diệt chủng của những nhà lãnh đạo hàng đầu của chế độ này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ bản chất diệt chủng của nhà nước Campuchia Dân chủ, từ đó trả lời cho những nhận định đây là một nhà nước dân chủ hay phản dân chủ và đó có phải là nhà nước XHCN hay phi XHCN
Đồng thời chỉ ra sự liên hệ giữa chính quyền Bắc Kinh với chế độ Campuchia dân chủ, làm rõ mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta rút ra bài học về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và những nước khác
Một điều không kém phần quan trọng là luận văn sẽ đóng góp một nguồn tư liệu không thể thiếu để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Campuchia dưới chế độ Campuchia Dân chủ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nguồn gốc, nội dung và hậu quả của chính sách đối nội chế độ Campuchia Dân chủ được thực hiện trong quãng thời gian từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 01 năm 1979
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Không gian
Do tác phẩm nghiên cứu về những chính sách đối nội của nhà nước Campuchia dân chủ, nên không gian nghiên cứu tập trung chủ yếu trên lãnh thổ Campuchia
4.2.2 Thời gian
Từ khi chế độ Campuchia Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc nội chiến, chính xác là từ ngày 17 tháng 01 năm 1975 đến ngày 7 tháng 01 năm 1979, khi quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Việc nghiên cứu một đề tài liên quan đến tính chất chính trị có tác động đến tất cả các mặt đời sống của một dân tộc, vì thế nó đòi hỏi một vốn tri thức sâu rộng liên quan tới nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, dân tộc học, tôn giáo học, triết học,văn hóa học, nghệ thuật, quân sự, chính trị, kinh tế,…
Đề tài thực hiện dựa trên hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic với nền tảng chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp lịch sử cho phép trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian Phương pháp logic cung cấp công cụ lý giải các sự kiện và nhìn thấy mối liên hệ biện chứng giữa chúng Chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp tôi đi đúng hướng trong quá trình nghiên cứu
6 Đóng góp luận văn 6.1 Về tư liệu
Sưu tầm, bổ sung thêm một bước để xây dựng, hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về chủ đề liên quan đến lịch sử Campuchia nói chung, chế độ Campuchia dân chủ nói riêng
6.2 Về nội dung
Đề tài tập trung vào chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975
- 1979), công việc nghiên cứu cho phép tôi rút ra bản chất của nhà nước này
Tuy nhiên không chỉ đề cập đơn thuần về chính sách đối nội, mà phải đề cập
cả nguồn gốc của chính sách đó, mục đích, cũng như những tác động của nó đối với đất nước Campuchia Đó là một đóng góp khác của luận văn
7 Cấu trúc luận văn
Đề tài này ngoài phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì cấu tạo nội dung gồm 3 chương chủ yếu:
- Chương 1 Nguồn gốc của chế độ Campuchia Dân chủ Nội dung: Trình bày nguồn gốc khách quan và chủ quan dẫn đến sự ra đời Chế độ Campuchia Dân chủ
- Chương 2 Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ
Trang 16Nội dung: Trình bày cơ cấu nhà nước Campuchia Dân chủ và đi vào các chính sách cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội, thuộc chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ Với sự phá sản của chính sách đối nội là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ này về sau
- Chương 3: Sự sụp đổ của chế độ Campuchia Dân chủ Nội dung: Từ nguyên nhân chủ quan là sự phá sản của chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ và phong trào đấu tranh trong nước của nhân dân, cộng với yếu tố khách quan là sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế
độ Campuchia Dân chủ
Trang 17Chương 1
NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ
1.1 Phong trào Cộng sản ở Campuchia từ những năm 30 đến hội nghị Geneva (1954)
1.1.1 Giai đoạn 1930 - 1945
Với hai hiệp ước ngày 11 tháng 8 năm 1863 và hiệp ước ngày 17 tháng 6 năm 1884, Campuchia đã chính thức bị đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp Diễn biến này đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia Trong giai đoạn đầu, có một vài cuộc khởi nghĩa nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa (1863 - 1866) và nhà sư yêu nước Pucombo (1866 - 1867) Nhưng sau đó nhìn chung phong trào kháng chiến ở Campuchia có phần chững lại
và không có những nhân vật lãnh đạo chủ chốt tìm được hướng đi mới cho công cuộc giải phóng đất nước
Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp ở Hồng Kông dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày 30 tháng 4 năm 1930, ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, các chi bộ cộng sản đầu tiên đã ra đời tại thủ đô nước Lào - Vientiane và vùng mỏ thiếc Bo Nèn gần đó Cùng lúc đó ở Campuchia các Chi bộ Cộng sản cũng được thành lập ở Phnom Penh và ở tỉnh Kongpong Cham Khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất tại Hong Kong từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm
1930, thì các Chi bộ ở Đảng Cộng sản ở Campuchia trở thành một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương Khác với trường hợp xứ láng giềng Việt Nam, phong trào cộng sản ở Campuchia trong suốt thập niên 1930 diễn ra ở trạng thái trầm lắng, không tạo thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ như ở Việt Nam
Tháng 9 tháng 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Mùa xuân năm
1940, phát xít xâm chiếm nước Pháp, bọn tư bản phản động Pháp đưa Pétain lên
Trang 18cầm quyền và đầu hàng phát xít Đức Sự kiện này có tác động to lớn đến tình hình chính trị ở Đông Dương Về phía bọn thực dân Pháp ở Đông Dương, chúng đứng trước hai nguy cơ: Thứ nhất, ngọn lửa phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương có khả năng sẽ bùng phát mạnh mẽ và gây nguy hiểm cho chế độ thực dân Thứ hai, phát xít Nhật sẽ hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương Trước hoàn cảnh trên, Pháp đã lựa chọn giải pháp nhân nhượng và thỏa hiệp với Nhật Bản
để giữ được lợi ích của mình ở Đông Dương Tháng 8 năm 1940, bọn Pháp ở Đông Dương ký một hiệp ước thừa nhận cho Nhật có những đặc quyền về quân sự và kinh
tế ở Đông Dương Từ đó thực dân Pháp và phát xít Nhật ngày càng câu kết chặt chẽ trong việc áp bức bóc lột nhân dân 3 nước Đông Dương
Cuối năm 1944, nước Pháp được giải phóng Diễn biến này đã thổi một luồng sinh khí vào chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương Nhưng do tương quan lực lượng chưa cho phép, thực dân Pháp vẫn tiếp tục hòa hoãn với Nhật Bản nhằm khống chế phong trào cách mạng Nhưng khối u cũng tới ngày bị vỡ, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật bất ngờ tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Sihanouk tuyên bố “vương quốc Campuchia từ nay là một quốc gia độc lập”, sang ngày 17 tháng 3 nhà vua ký sắc lệnh tổ chức
“chính phủ mới” Sơn Ngọc Thành được người Nhật chọn làm đứng đầu chính phủ này, một con cờ được Nhật nuôi dưỡng từ năm 1942 Ngày 14 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện Chiến thắng của phe Đồng minh và chiến thắng của cách mạng Việt Nam đã có tác động to lớn đến tình hình Campuchia lúc bấy giờ Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Việt Nam Đầu tháng 10 năm 1945, chúng tấn công Campuchia lần thứ hai Ngày 16 tháng 10, chính phủ của Sơn Ngọc Thành sụp đổ Thay vào đó là một chính phủ mới thân Pháp do SiSovat Moriret đứng đầu
Trong những năm tháng Đông Dương bị Nhật Bản chiếm đóng, phong trào cộng sản ở Campuchia không để lộ chút khởi sắc nào Do vậy, những người cộng sản Campuchia không có khả năng khai thác diễn biến trên để giành chính quyền
Trang 19như ở Việt Nam, không gây dựng được cơ sở tạo đà cho sự phát triển cách mạng về sau
1.1.2 Phong trào cộng sản ở Campuchia giai đoạn 1945 - 1954 1.1.2.1 Giai đoạn 1945 - 1951
Khi xem xét cách mạng mỗi nước ở Đông Dương chúng ta không thể đặt nó riêng lẻ, mà phải trong mối tương quan, tác động lẫn nhau, do những sự tương đồng
về lịch sử, địa lý, đặt biệt là có kẻ thù chung là thực dân Pháp
Sau Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đảng cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật Ba nhánh của Đảng hoạt động ở ba nước thông qua ba tổ chức Mặt trận: Việt Minh, Lào Issara, Khmer Isarrak
Tháng 8 năm 1946, lực lượng Khmer Isarrak ở tỉnh Battambang đã nổi dậy tấn công chiếm thành phố Siem Riep Sau đó lực lượng vũ trang phải rút về nông thôn, xây dựng căn cứ du kích trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam Campuchia Cuối năm 1946, ở vùng Đông Nam Campuchia, những người Campuchia yêu nước cũng đã vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân khởi nghĩa trong từng vùng, từng xã, xây dựng căn cứ du kích
Từ năm 1947, phong trào đấu tranh du kích phát triển ở nhiều nơi, nhất là các tuyến đường giao thông lớn như: Từ Kam Pot lên Phnom Penh và từ Phnom
Penh về Châu Đốc Năm 1948, chiến tranh du kích ở bốn miền được mở rộng hơn Cũng vào năm này, Ủy ban giải phóng ở các khu ra đời, phong trào lớn mạnh từ Tây Bắc lan xuống biển Hồ, các vùng khác đã nối liền với nhau từ biên giới Campuchia - Việt Nam đến gần biên giới Campuchia - Thái Lan thành hình lòng chảo
Các căn cứ cách mạng giai đoạn này cũng dần mở rộng, thông qua những hoạt động của Sơn Ngọc Minh Sơn Ngọc Minh sinh năm 1920 tại miền Nam Việt Nam, có cha là người Khmer, mẹ người Việt Trước khi tham gia hoạt động chính trị ông là nhà sư Phật giáo tại Phnom Penh Năm 1945, sau khi thực dân Pháp đưa quân vào xâm lược Campuchia lần thứ hai, Sơn Ngọc Minh đã bỏ thành thị về nông
Trang 20thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng Việt Minh, Ông vận động nhân dân lập chiến khu chống Pháp Tháng 3 năm 1948, Sơn Ngọc Minh thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Tây Nam gồm 4 tỉnh: Takeo, Kampot, Kampong Speu, Kampong Chhnang Ở những vùng Tây Bắc và Đông Bắc, lực lượng kháng chiến cũng từng bước xây dựng cơ sở kháng chiến Đầu năm 1948, Đại hội đại biểu nhân dân được triệu tập, gồm: 100 đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân vùng Đông Nam về
dự Những công việc chính của đại hội là thành lập Ủy ban Giải phóng Đông Nam Campuchia và hội Isarrak, tổ chức có tính chất mặt trận của nhân dân Campuchia
Thấy được sự trưởng thành của lực lượng kháng chiến, thực dân Pháp và tay sai lo sợ nên đã ráo riết lên kế hoạch đàn áp phong trào Chúng lập ra chính phủ bù nhìn Cao Miên do Sihanouk đứng đầu Không dừng lại ở đó, chúng còn tìm cách chia rẽ hạ thấp uy tín tổ chức Khmer Isarrak bằng cách lập ra những nhóm giả danh nhóm Isarrak chân chính Song song với những hoạt động chính trị, thực dân Pháp
và tay sai còn tiến hành những cuộc càn quét, đánh phá vùng giải phóng và các căn
cứ của lực lượng Isarrak ở tỉnh Svay Rieng Những hành động chống phá này đã làm cho lực lượng Khmer Isarrak bị tổn thất nghiêm trọng, bên cạnh đó với sự ra đời của chính phủ bù nhìn của Sihanouk lại tăng thêm trở ngại trong quá trình hoạt động cũng như chia rẽ trong lòng tin của nhân dân dành cho Mặt trận này
Bước sang đầu năm 1950 Mỹ khởi sự chính sách can thiệp vào cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương Sự kết hợp giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã kết hợp tác chiến với nhau để đưa ra chính sách “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” Bằng cách này, ở Campuchia chúng vu cho Việt Nam muốn thôn tính Campuchia, xúi dục chính quyền bù nhìn Campuchia gây rối loạn biên giới với Việt Nam Chúng đạo diễn ra bọn kháng chiến với khẩu hiệu “chống Pháp, đánh Việt” [37, Tr.238]
Trước tình hình đó, ngày 19 tháng 4 năm 1950, những người cách mạng Campuchia đã triệu tập đại hội quốc dân để thống nhất phong trào kháng chiến ở bốn miền Đại hội đã nhất trí đề ra đường lối kháng chiến: Đoàn kết toàn dân kháng chiến, giành độc lập thống nhất thật sự, làm cho nhân dân Campuchia được hưởng
Trang 21tự do hạnh phúc… Quan trọng là xác định đường lối kháng chiến: Trường kỳ, tự lực cánh sinh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thành lập và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố liên minh Việt Nam - Campuchia - Lào Đại hội còn bầu ra Ủy ban Dân tộc Trung ương tức là Chính phủ kháng chiến Campuchia do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch kiêm Thủ tướng Đại hội quốc dân cũng tổ chức mặt trận Khmer Isarrak Cũng trong ngày này chủ tịch Sơn Ngọc Minh đã đọc Tuyên ngôn kháng chiến
Sau sự kiện ngày 19 tháng 4 năm 1950, tình hình cách mạng Campuchia thực
sự chuyển sang một giai đoạn mới Thấy được mối lo ngại từ chính phủ cách mạng mới thành lập, chính quyền thực dân và đồng bọn cũng có những hành động đối phó như: Quốc hội Pháp phê chuẩn hiệp ước Auriol - Monivong ký ngày 8 tháng 11 năm 1949, công nhận Campuchia là nước độc lập trong khối Liên hiệp Pháp
1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1951 đến Hội nghị Geneva năm 1954
Tháng 2 năm 1951, Đại hội lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương, với sự góp mặt của đại biểu các Đảng Campuchia, Lào còn đang trong thời kỳ trứng nước,
đã tuyên bố thành lập Đảng Lao động Việt Nam, sau này sẽ đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội đề ra nhiệm vụ giúp đỡ những người cộng sản ở Lào
và Campuchia thành lập các tổ chức cách mạng phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước
Từ đó Đảng Cộng sản Đông Dương thực sự giải tán Các Chi bộ Cộng sản ở Campuchia được kết hợp vào một tổ chức có tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1951 dưới sự lãnh đạo của Sơn Ngọc Minh và Tou Samouth
Số lượng Đảng viên Campuchia đến thời điểm này chỉ khoảng 300, so với 76.000 ở Việt Nam [39, Tr.22] Khoảng cách chênh lệch lớn lao này cho thấy sự phát triển phong trào cộng sản Campuchia hoàn toàn phụ thuộc vào phong trào cộng sản ở Việt Nam Dù có phát triển mạnh mẽ, phong trào kháng chiến thực ra không tạo tác động đáng kể đến cục diện tình hình ở Campuchia Do vị trí địa lý của Campuchia và cũng do phong trào cộng sản còn quá yếu, cuộc kháng chiến do Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (ĐNDCMCPC) lãnh đạo hoàn toàn phụ thuộc vào
Trang 22cuộc kháng chiến ở Nam bộ do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo Về phía cách mạng Việt Nam, thì chiến trường chính lại tập trung ở Bắc bộ, nơi diễn ra những chiến dịch lớn, có ý nghĩa quyết định như: Thu Đông năm 1947, Biên giới 1950, Đông Xuân 1953 - 1954 và quan trọng nhất là trận Điện Biên Phủ 1954 Và cũng chỉ ở Bắc Bộ, lực lượng kháng chiến mới có những đơn vị chính quy lớn, được trang bị hiện đại, đủ sức đánh trực diện với quân Pháp trong những trận đánh công kiên Trong lúc đó, đại bộ phận lực lượng kháng chiến ở Nam bộ Việt Nam vẫn chủ yếu là du kích, đơn vị chính quy chỉ dừng lại ở mức tiểu đoàn, mà con số cũng không nhiều Vì lẽ này phong trào kháng chiến ở Campuchia không vượt qui mô du kích Đây hẳn là lí do thúc đẩy những người cộng sản Việt Nam tăng cường giúp đỡ những người cộng sản Campuchia Tháng 3 năm 1951 Liên minh nhân dân Việt Nam - Campuchia - Lào được thành lập Ngày 11 tháng 3 năm 1951, đại biểu Mặt trận Khmer Isarrak đã cùng với đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Lào Issara đã họp hội nghị khối Liên minh nhân dân Việt - Campuchia - Lào Sau hội nghị này Liên Minh Việt - Campuchia - Lào, tình đoàn kết chiến đấu càng thắm thiết hơn
Đối thủ mạnh của những người cộng sản Campuchia là ông hoàng Sihanouk
đã khôn khéo lợi dụng tình trạng sa lầy của Pháp ở Việt Nam để mở một mặt trận ngoại giao ngay tại chính quốc Pháp nhằm tranh thủ nền độc lập cho đất nước Ngày 29 tháng 8 năm 1953, chính phủ Pháp đồng ý ký kết bản thỏa ước chuyển giao quyền tư pháp và lực lượng cảnh sát Đến ngày 17 tháng 10 ký tiếp bản chuyển giao quyền chỉ huy lực lượng quân sự bản địa Ngày 8 tháng 11 năm 1953, ông hoàng trở về kinh đô giữa đại lễ mừng thắng lợi Ngày 9 tháng 11 năm 1953, Pháp
đã công nhận nước Campuchia độc lập và có chính phủ riêng Diễn biến này đồng nghĩa với việc phủ nhận các lực lượng chiến đấu khác trên chiến trường Campuchia
Từ đây các lực lượng này, đặc biệt là Khmer Isarrak bị xem như hoạt động bất hợp pháp ở Campuchia
Trong tháng 4 năm 1954, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ ở Bắc Việt Nam và chiến trường Lào, lực lượng vũ trang Isarrak đã đẩy mạnh hoạt động
Trang 23đánh địch trên khắp mặt trận Bộ đội Isarrak đã thu được nhiều thắng lợi: tiêu diệt được nhiều vị trí đồn bốt, giết và bắt sống hang ngàn tên địch và mở rộng được căn
cứ du kích
Với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường Đông Dương, có lợi cho các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương và đặt thực dân Pháp vào hoàn cảnh khó khăn Vì thế chính phủ Pháp muốn thương lượng để cứu vãn tình hình và danh dự Còn Trung Quốc dựa vào thế mạnh
là người viện trợ chính cho Việt Nam trong giai đoạn cuối những năm kháng chiến chống Pháp, lợi dụng lúc Pháp gặp nhiều nguy khốn trong chiến tranh Đông Dương,
đã đứng ra làm người trung gian thương lượng với Pháp nhằm thu lại những lợi ích chủ yếu cho Trung Quốc
Ở hội nghị Geneva năm 1954, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: Đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương như là bước đầu tiên để đi tới một giải pháp chính trị chung cuộc cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Campuchia, vấn đề Lào trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương Việt Nam đã đấu tranh để ở Lào có 2 vùng tập kết của lực lượng kháng chiến: một vùng ở phía Bắc và một vùng ở phía Hạ Lào; ở Campuchia cũng có hai vùng tập kết: thứ nhất ở vùng phía Đông và Đông Bắc song Mekong, thứ hai là vùng phía Tây Nam sông Mekong, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong vòng 6 tháng ở Campuchia và Lào Trái với quan điểm của phía Việt Nam, những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương theo kiểu Triều Tiên Với quan điểm đó, Đoàn đại biểu Trung Quốc đã nhiều lần hội đàm riêng nhiều lần và thỏa hiệp với đoàn đại biểu Pháp, không đáp ứng đầy đủ những yêu sách từ phía Việt Nam Kết quả của hội nghị, ở Việt Nam vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai miền, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước; còn ở Lào có một khu tập kết gồm hai tỉnh Phongsali
và Sam Neua; còn Campuchia không có khu tập kết nào và lực lượng kháng chiến phải phục viên tại chỗ
Trang 24Như vậy, khác với trường hợp của Việt Nam và Lào, lực lượng kháng chiến Campuchia bị bắt buộc phải giải tán ngay tại chỗ Một số theo Sơn Ngọc Minh tập kết ra miền Bắc Việt Nam Một số khác, lui vào họat động bí mật, đặt dưới quyền của Sieu Heng đặc trách vùng nông thôn và Tou Samouth đặc trách vùng thành thị Như vậy, tuy Hiệp định Geneva năm 1954 đã công nhận nền độc lập Campuchia, đồng thời đánh dấu một bước thụt lùi của phong trào cộng sản Campuchia
1.2 Phong trào cộng sản Campuchia giai đoạn sau hội nghị Geneva đến năm 1975
1.2.1 Giai đoạn 1954 - 1970
Sau hội nghị Geneva, lực lượng của ĐNDCMCPC đã mỏng nay lại càng thưa thớt, do phần lớn đảng viên đã sang Bắc Việt Nam tập kết, còn một bộ phận hoạt động bí mật ở trong nước dưới sự lãnh đạo của Sieu Heng và Tou Samouth Vì thế đây là thời điểm mà đảng thiếu lực lượng nghiêm trọng Chính vào thời điểm này, nhóm sinh viên Paris đã về nước và có cơ hội xâm nhập dễ dàng vào hàng ngũ đảng hơn bất lỳ lúc nào Một trong những sinh viên đầu tiên về nước là Pol Pot Trở lại Campuchia vào năm 1953, Pol Pot gia nhập lực lượng liên minh với Việt Minh hoạt động tại các vùng nông thôn tỉnh Kompong Cham Sau khi chiến tranh kết thúc ông chuyển tới Phnom Penh thuộc “ủy ban đô thị” của Tou Samouth Từ đây Pol Pot trở thành một đầu mối liên lạc quan trọng giữa các đảng cánh tả và phong trào cộng sản bí mật
Cuối tháng 9 năm 1960, 21 nhà lãnh đạo của ĐCMNDCPC tổ chức một đại hội bí mật trong một căn phòng trống ở ga đường sắt Phnom Penh Cuộc họp tập trung vào chủ điểm: hợp tác hay chống đối chế độ Sihanouk Tou Samouth, người ủng hộ một chính sách hợp tác, được bầu làm tổng bí thư của ĐCMNDCPC được đổi tên lại thành Đảng Công nhân Campuchia (ĐCNCPC) Đồng minh của ông, Nuon Chea (hay còn gọi là Long Reth) trở thành phó tổng bí thư; còn Pol Pot và Ieng Sary (người anh em đồng hao với Pol Pot và là người cộng sự gần gũi với ông này trong thời gian học ở Paris) được chỉ định vào Bộ Chính trị giữ các vị trí quan trọng thứ ba và thứ tư trong đảng mới được đổi tên
Trang 25Ngày 20 tháng 7 năm 1962, Tou Samouth bị chính phủ Campuchia giết hại (nhưng theo một số tư liệu khác thì cái chết của Tou Samouth liên quan đến Pol Pot) Tháng 2 năm 1963, tại Đại hội lần thứ hai của ĐCNCPC, Pol Pot được chọn
kế vị Tou Samouth trở thành Tổng Bí thư của đảng Những cộng sự thân cận của Tou Samouth là Son Sen và Vorn Vet bị loại khỏi Ủy ban Trung ương và thay thế bởi Nuon Chea và Keo Meas Cả hai nhân vật này cũng đều là những cộng sự gần gũi với Pol Pot trong những năm tháng học tập ở Paris Từ đó về sau, Pol Pot và các đồng chí trung thành từ nhóm sinh viên tại Paris nắm quyền kiểm soát trung ương đảng, loại bỏ các nhà cách mạng lớn tuổi, những người bị coi là quá ủng hộ Việt Nam Điều này làm suy giảm ảnh hưởng của Việt Nam đối với phong trào cộng sản
ở Campuchia
Tháng 7 năm 1963, Pol Pot và hầu hết ủy ban trung ương rời Phnom Penh để thành lập một căn cứ khởi nghĩa tại tỉnh Ratanakiri ở phía đông bắc Pol Pot ngay trước đó đã được đưa vào một danh sách 34 nhân vật cánh tả được Sihanouk triệu hồi tham gia chính phủ và ký các tuyên bố nói rằng Sihanouk là lãnh đạo duy nhất
có thể của đất nước Pol Pot và Chou Chet là những người duy nhất trong danh sách
bỏ trốn Vùng Pol Pot và những người khác chuyển tới để hoạt động cách mạng là nơi sinh sống của các bộ lạc thiểu số Khmer Loeu Hành động đối xử hung bạo gồm
cả việc tái định cư và cưỡng bức đồng hóa từ chính phủ Sihanouk khiến họ tự nguyện tham gia vào cuộc chiến tranh du kích Năm 1965, vào thời điểm cuộc chiến tranh Việt - Mĩ bùng phát, Pol Pot thực hiện một chuyến viếng thăm kéo dài nhiều tháng tới miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, nhằm vận động sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản hai nước này cho cuộc nổi dậy chống chính phủ Sihanouk Ban lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam nhận thấy phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam đang cần Campuchia như một hậu cứ an toàn Chính sách trung lập nghiêng sang tả của chính phủ Sihanouk đang theo đuổi là điều kiện thuận lợi cho vị thế vừa nêu của Campuchia trong quan hệ với phong trào nổi dậy ở miền Nam Việt Nam Do vậy, những nhà lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam đã khước từ yêu cầu của Pol Pot Sự từ chối này được Pol Pot tiếp nhận với thái độ rất tiêu cực và xem đó là sự
Trang 26phản bội từ phía Việt Nam Đã có cơ hội tiếp xúc với những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kể cả Mao Trạch Đông Quan điểm cực tả của họ hoàn toàn phù hợp với cách nhìn cực đoan của Pol Pot về con đường cách mạng Campuchia Diễn biến này đã mở đầu cho ảnh hưởng của ĐCSTQ vào phong trào cộng sản ở Campuchia, đẩy lui dần ảnh hưởng của Việt Nam Trung Quốc dù có mối quan hệ hữu nghị với chính phủ Norodom Sihanouk, cũng đáng lưu
ý không kém là Trung Quốc giữ kín về chuyến thăm của Pol Pot
Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy ảnh hưởng buổi đầu của Trung Quốc là tháng 9 năm 1966, Đảng Công nhân Campuchia đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia Việc đổi tên đảng được giữ hoàn toàn bí mật Những đảng viên cấp thấp của đảng và thậm chí cả phía Việt Nam đều không được thông báo cho tới nhiều năm sau Bằng chứng thứ hai là giới lãnh đạo đảng vừa được đổi tên tán thành đường lối đấu tranh vũ trang chống chính phủ Campuchia khi ấy dưới sự lãnh đạo của Sihanouk Năm 1967, ĐCSCPC đã có nhiều nỗ lực nổi dậy nhưng không có nhiều thành công Thất bại này càng làm tăng thêm nỗi oán giận của những người lãnh đạo ĐCSCPC đối với Việt Nam, nhất là khi họ chứng kiến những thắng lợi của VNDCCH trong cuộc chiến ngày càng diễn ra khốc liệt ở Việt Nam
Tới cuối thập kỷ 1960, chính sách đối nội và đối ngoại tinh tế của Sihanouk bắt đầu thất bại Ngày 3 tháng 5 1965, Sihanouk cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa
Kỳ, và như vậy chấm dứt nguồn viện trợ từ Hoa Kỳ, rồi quay sang Trung Quốc và Liên Xô để tìm kiếm viện trợ kinh tế và quân sự Trong thời gian này, Sihanouk cho phép Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Lon Nol - là một người thân Hoa Kỳ, đàn áp các hoạt động của phe cánh tả, bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội Ngày 11 tháng 9, Campuchia tiến hành cuộc bầu cử tự do đầu tiên Nhờ vào các thủ đoạn và nhờ vào hăm dọa, phe bảo thủ thắng cử, thu được 75% số ghế tại Quốc hội, Lon Nol được chọn làm thủ tướng bởi phe cánh hữu và Sirik Matak, một thành viên thuộc phái siêu bảo thủ và đồng thời là một hoàng thân dòng Sisowath của hoàng tộc - cũng là kẻ thù lâu dài với Sihanouk, làm phó thủ tướng Ngoài các biến cố đó và các cuộc xung đột về quyền lợi trong giới thượng
Trang 27lưu tại Phnom Penh, tình trạng căng thẳng trong xã hội cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho lực lượng cộng sản trong nước phát triển tại các vùng nông thôn
Ngày 11 tháng 3 1967, khi Sihanouk đang công du Pháp, một cuộc bạo động
dữ dội đã diễn ra quanh khu vực Samlaut ở Battambang, khi nông dân phẫn nộ tấn công một toán quân thu thuế Sau khi trở về nước, Sihanouk từ bỏ chính sách trung dung và đích thân ra lệnh bắt giữ Khieu Samphan, Hou Yuon, và Hu Nim, các lãnh đạo của “chính phủ đối lập”, tất cả những người này đều đào thoát về vùng đông bắc Cuộc khủng hoảng ngay trước mắt đã qua đi, nhưng nó để lại hai hệ quả Thứ nhất, nó đẩy hàng ngàn người vào hàng ngũ lực lượng “nghĩa quân” cực đoan là Đảng Cộng sản Campuchia (mà Sihanouk gọi là Khmer Đỏ) Thứ hai, với người nông dân, cái tên Lon Nol nay đồng nghĩa với sự đàn áp không ghê tay trên khắp Campuchia
Ngay từ giai đoạn cuối của cuộc nổi dậy tại Battambang, Sihanouk đã bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ của mình với những người cộng sản Thỏa thuận trước
đó của ông với phía Trung Quốc không mang lại cho ông cái gì cả, mà theo nhận định của ông ta thì những người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ngày càng xích lại gần Khmer Đỏ hơn Vì thế ông ta đã quyết định thay đổi chiến lược ngoại giao, theo gợi ý của Lon Nol và các chính trị gia bảo thủ khác Ngày 11 tháng 5 năm
1969, Sihanouk chào đón việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và thiết lập tân Chính phủ Cứu nguy Dân tộc, với Lon Nol làm thủ tướng Điều này đã tạo cơ hội cho Mĩ dễ dàng mở chiến dịch Thực Đơn ném bom Campuchia vào những vùng chúng cho là có mật khu của Khmer Đỏ và lực lượng cộng sản Việt Nam Do gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho nhân dân Campuchia, chiến dịch ném bom này đẩy tâm
lý chống Mĩ - Lon Nol lên đến cao trào trong nhân dân, đặc biệt là sau khi quốc vương yêu quý của nhân dân là Sihanouk bị Lon Nol và đồng minh Mĩ hạ bệ vào ngày 18 tháng 3 năm 1970 Nhiều nông dân đã tham gia vào hàng ngũ Khmer Đỏ với tâm lý vừa để chống Mĩ - Lon Nol, vừa giúp đỡ quốc vương Sihanouk khôi phục lại vị thế chính trị
Trang 28Thông qua Đài phát thanh Bắc Kinh ngày 23 tháng 3, Chính phủ Hoàng gia Mặt trận Dân tộc Thống Nhất Campuchia (MTDTTNCPC) tuyên bố ra đời, bao gồm Sihanouk và Khmer Đỏ, dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc và Việt Nam Sihanouk đảm nhiệm vị trí nguyên thủ, bổ nhiệm Penn Nouth làm thủ tướng Khieu Samphan được bổ làm Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng và Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang MTDTTNCPC (dù trên thực tế các chiến dịch quân sự đều nằm dưới
sự chỉ huy của Pol Pot) Hu Nim là Bộ trưởng Thông tin, Hou Yuon giữ nhiều vị trí như Bộ trưởng Bộ nội vụ, Bộ Cải cách công cộng và Bộ trưởng Hợp tác
1.2.2 Phong trào Cộng sản trong nội chiến chính trị (1970 - 1975)
Sau khi đảo chính Sihanouk, nội các mới do Lon Nol lãnh đạo đã liên tiếp thi hành nhiều chính sách thân Mĩ một cách trắng trợn: tự gây ra những khó khăn về kinh tế và đời sống rồi sau đó vu là do cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mĩ, chính quyền Sài Gòn và Bangkok mà ra Ông này còn công khai chống lại việc ủng hộ cách mạng Việt Nam và quan hệ thân thiết với các nước trong khối XHCN Mặc dù
bề ngoài cuộc đảo chính của Lon Nol do Mĩ giật dây đã thành công nhưng những khó khăn và mâu thuẫn ở Campuchia không những không được kìm chế mà còn diễn biến gay gắt hơn Nhân dân càng thấy rõ được bộ mặt nham hiểm của Mĩ và tay sai
Chỉ năm ngày sau cuộc đảo chính nổ ra, ngày 23 tháng 3 năm 1970 với sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam, những người đứng đầu phong trào chống Mĩ và tay sai ở Campuchia đã ra bản tuyên bố 5 điểm như sau:
Giải tán chính phủ của Lon Nol và hai viện quốc hội;
Nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên chống lại bọn phản bội cho đến thắng lợi cuối cùng;
Thành lập chính phủ Đoàn kết Dân tộc Campuchia;
Thành lập Quân đội giải phóng dân tộc;
Thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Campuchia
Hưởng ứng bản tuyên bố trên, đông đảo quần chúng nhân dân Campuchia thuộc mọi tầng lớp: sư sãi, công nhân, nông dân, sinh viên, trí thức đã nổi dậy khắp
Trang 29tỉnh, kiên quyết chống lại đế quốc Mĩ và tay sai Ngày 29 tháng 3 năm 1970, tiếng súng đầu tiên chống Mĩ được nổ ra tại tỉnh Takeo, mở ra thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân Campuchia - thời kỳ chống Mĩ cứu nước
Tháng 4 năm 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mĩ và Việt Nam Cộng hòa đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của cộng sản Việt Nam tại Campuchia Người Mĩ ném bom Campuchia trong hơn một năm
Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng Việt Nam Cộng hòa chiếm được và phá huỷ, nhưng chính sách ngăn chặn các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tỏ ra không thành công Không những thế mà lực lượng cộng sản Việt Nam càng di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, trong khi lực lượng ĐCSCPC mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc
Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Pol Pot và Ieng Sary nắm được quyền lãnh đạo lực lượng cộng sản
do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đã bị thanh lọc Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng Cộng sản Campuchia trở nên mạnh hơn và độc lập hơn thoát khỏi quyền kiểm soát của người cộng sản Việt Nam Tới năm 1973, ĐCSCPC
đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất
ít sự hỗ trợ từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số
Trong lúc đó, từ giữa năm 1970 đến giữa năm 1972 chính quyền Phnom
Penh đã trãi qua 7 lần khủng hoảng trầm trọng phải cải tổ nội các Đỉnh điểm là lần Lon Nol tuyên bố giải tán quốc hội, tự phong chức tổng thống, thủ tướng và tổng tư lệnh ngày 22 tháng 3 năm 1973, đã làm cho quần chúng nhân dân vô cùng phẫn nộ
và liên tiếp xuống đường biểu tình, phản đối
Trang 30Tuy năm 1973, Mĩ và tay sai liên tiếp bị thất bại, trên chiến trường Việt Nam
Mĩ phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam và Hiệp định Vientiane về Lào Nhưng ở Campuchia Mĩ vẫn hy vọng cứu vãn tình hình bi đát này, nhằm vẫn trụ được một chân ở Đông Dương Vì thế chúng đã ra đòn cuối cùng trên chiến trường Campuchia là huy động lực lượng không quân ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, hàng ngày dội hàng ngàn tấn bom đạn giết hại nhân dân Campuchia Quân dân Campcuhia ngoan cường đã không khuất phục, chiến đấu liên tục trong suốt 159 ngày đêm, cuối cùng Mỹ không thể thực hiện được mưu đồ và phải ngừng việc ném bom vô điều kiện
Đầu năm 1975, cách mạng Campuchia đứng trước thời cơ vô cùng thuận lợi, lực lượng kháng chiến ở thế áp đảo, kẻ địch bị bao vây ở khắp mọi nơi Thất bại nghiêm trọng của bọn Mĩ và tay sai trên miền Nam Việt Nam sau khi Quân Giải phóng Việt Nam thực hiện thành công giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 Mặt trận Lào yêu nước cũng có nhiều lợi thế từ hiệp định Vientiane Tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia chớp lấy, quân và dân Campuchia tiến lên giải phóng Phnom Penh và toàn bộ đất nước vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, trong khi chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn đang diễn ra
ở Việt Nam Dù giành được thắng lợi chủ yếu dựa vào những diễn biến thuận lợi phát sinh từ thắng lợi của những người Cộng sản Việt Nam, giới lãnh đạo ĐCSCPC đứng đầu là Pol Pot vẫn nhất mực cho rằng nguồn gốc của thắng lợi ngày 17 tháng
4 năm 1975 là kết quả của chính sách tự lực cánh sinh Nhận thức sai lệch đã trở thành đầu mối cho biết bao sai lầm cả về đối nội lẫn đối ngoại để rồi cuối cùng kết thúc bằng sự diệt vong của chế độ mà Pol Pot và những đồng minh dựng lên trên lãnh thổ Campuchia
1.3 Pol Pot và ý tưởng xây dựng chế độ Campuchia Dân chủ ở Campuchia
1.3.1 Tiểu sử Pol Pot cho đến lúc nắm quyền lãnh đạo trong Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia
Trang 31Saloth Sar sinh ngày 19 tháng 5 năm 1925, là con thứ tám trong gia đình có chín người con và trong đó có ba người con trai là Pen Saloth, Sok Nem và Sar Gia đình sống trong ngôi làng đánh cá nhỏ tên là Prek Sbauv, tỉnh Kampong Thom trong thời gian thực dân Pháp đô hộ Pen Saloth là một nông dân trồng lúa đã sở hữu 12 ha đất và một số trâu và gia đình được coi là giàu có vừa phải theo tiêu chuẩn của xã hội lúc này Mặc dù gia đình Pen Saloth là người Khmer gốc Hoa nhưng Saloth Sar đã được đặt tên thuần tiếng Khmer “Sar” có nghĩa là màu trắng
Năm 1935, Sar rời Prek Sbauv tham gia vào trường Miche, một trường Công giáo ở Phnom Penh Roeung em gái của ông đã là thiếp của vua Sisowath Monivong Do đó, ông thường đến thăm cung điện hoàng gia Năm 1947, ông được nhận vào học tại trường Lycée Sisowath, nhưng kết quả học tập và nghiên cứu không có gì là nổi bật
Sau khi chuyển đổi sang một trường kỹ thuật tại Russey Keo, phía bắc Phnom Penh, Saloth Sar đủ điều kiện cho một suất học bổng cho các nghiên cứu kỹ thuật ở Pháp Ông đã nghiên cứu các thiết bị điện tử phát thanh EFR (Ecole Francaise de Radio-Electricity) ở Paris từ năm 1949 đến năm 1953 Ông cũng tham gia vào một đường xây dựng lao động quốc tế lữ đoàn tại Zagreb tại Cộng hòa Liên bang Nam Tư vào năm 1950 Sau khi Liên Xô công nhận Việt Minh như là Chính phủ của Việt Nam vào năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp (ĐCSP) nêu ra nguyên nhân độc lập của Việt Nam Quan điểm của ĐCSP là chống chủ nghĩa thực dân đã thu hút nhiều thanh niên Campuchia, bao gồm cả Sar
Năm 1951, ông gia nhập một tế bào cộng sản trong một tổ chức bí mật được gọi là Cercle Marxiste (hội những người theo chủ nghĩa Marx), đã nắm quyền kiểm soát của Hội Sinh viên Khmer (HSVK) cùng năm đó Trong vòng một vài tháng, Saloth Sar đã gia nhập Hồ sơ học tập kém của ông là một lợi thế đáng kể, bởi vì quan điểm ĐCSP chống trí thức, họ xem nông dân thất học như giai cấp vô sản thực thụ
Với một kết quả học tập kém trong ba năm học liên tiếp, ông ta không được tiếp tục nhận học bổng, vì thế buộc Sar phải quay trở lại Campuchia vào tháng
Trang 32Giêng năm 1953 Ông là thành viên đầu tiên của nhóm Cercle đã quay trở lại
Campuchia Ngay sau khi về nước, đứng trước lời mời gọi gia nhập Sangkhum của Sihanouk, Saloth Sar và một vài thanh niên trong nhóm trí thức Paris đã bỏ vào rừng, để đến trụ sở Việt Minh khu Đông trong làng Krabao ở tỉnh Kampong Cham, tỉnh Prey Veng gần biên giới Campuchia, đề nghị được gia nhập Đảng Cộng sản Khmer Nhiệm vụ đầu tiên của Pol Pot là nghiên cứu cặn kẽ tình hình nông thôn, để phân định rõ các hình thức bóc lột để phân định rõ các hình thức bóc lột khác nhau, tình hình tư tưởng nông dân và quan hệ giữa nông dân và công nhân, nhằm đưa ra một đường lối đúng đắn cho Đảng Trong thời gian này, Sar đã nhận thức rằng ĐNDCMCPC so sánh với Đảng Cộng sản Việt Nam thì có sự chênh lệch về cả lực lượng và tổ chức Do hiệp định hòa bình Geneva năm 1954, yêu cầu tất cả các lực lượng Việt Minh và quân kháng chiến Campuchia sang Bắc Việt Nam tập kết Số lực lượng còn lại, bao gồm cả Sar, trở về Campuchia tiếp tục hoạt động bí mật, Saloth Sar được phân công đến Phnom Penh hoạt động với cương vị ủy viên của ĐNDCMCPC Tại đây y đã sử dụng cương vị này để lôi léo, tập hợp một số sinh viên làm nòng cốt phe cánh cho y trong nội bộ Đảng
Sau Hội nghị Geneva năm 1954, Campuchia độc lập, cả hai bên cánh trái và phải trong chính phủ mới đấu tranh quyền lực Ông hoàng Norodom Sihanouk sử dụng cảnh sát và quân đội để đàn áp các nhóm chính trị còn lại đang hoạt động ở Campuchia Cuộc bầu cử trong năm 1955 đã khiến nhiều người bên cánh tả Campuchia từ bỏ hy vọng giành quyền lực bằng các phương tiện pháp lý Do sự yếu kém của đảng trong hoàn cảnh vừa thiếu lực lượng vừa bị đàn áp, nên phong trào cộng sản không phát triển được Pol Pot kết hôn với Khieu Ponnary vào ngày 14 tháng 7 năm 1956 Sau đó Khieu Ponnary trở lại Lycée Sisowath trở thành giáo viên, trong khi Sar dạy văn học Pháp và lịch sử tại Chamraon Vichea, một trường đại học tư nhân mới thành lập
Đầu năm 1960, thời gian này lực lượng kháng chiến còn lại trong ĐNDCMCPC bị chính quyền của Sihanouk đàn áp mạnh mẽ và lực lượng càng sa sút trong khi đó nhóm trí thức Paris về nước lại ngày càng nổi lên Ngày 30 tháng 9
Trang 33năm 1960, Hội nghị cán bộ họp ở Phnom Penh bầu ra Ban Chấp hành mới của Đảng Chiếm đa số trong thành phần tham gia đại hội là phe cánh của Pol Pot, còn
số đảng viên kì cựu của Đảng thì không đáng kể Kết quả là Ban Chấp hành Trung ương gồm đồng chí Tou Samouth làm Tổng Bí thư, Nuon Chea làm Phó Bí thư, Pol Pot làm Ủy viên thường vụ
Trong tháng 01 năm 1962, Chính phủ Campuchia đã bắt giữ hầu hết các lãnh đạo của ĐNDCMCPC trước khi cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 6 năm
1962 Báo và các ấn phẩm khác của họ cũng bị đóng cửa Những biện pháp này có tác động là thủ tiêu bất kỳ vai trò chính trị hợp pháp nào của phong trào cộng sản ở Campuchia Trong tháng 7 năm 1962, Bí thư Đảng Cộng sản bí mật Tou Samouth
bị bắt và sau đó bị giết chết trong khi bị giam giữ, tạo điều kiện cho Sar trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Tại một cuộc họp bất ngờ năm 1963, đang thời điểm khó khăn để tập hợp đông đảo thành viên của Đảng, vì thế thành phần tham dự gồm 18 người chủ yếu là phe cánh của Pol Pot, tất nhiên Sar được bầu làm Bí thư của Ủy ban Trung ương đảng Từ đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn toàn thuộc về phe Pol Pot nắm giữ Từ thời điểm này, ảnh hưởng của Việt Nam đối với phong trào cộng sản ở Campuchia giảm dần, mở đường cho sự xâm nhập ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc
1.3.2 Pol Pot và Nhóm sinh viên Paris với ý tưởng xây dựng chế độ mới
ở Campuchia
Có nhiều quan điểm về ý tưởng xây dựng chế độ mới - Chế độ Campuchia Dân chủ của Pol Pot và Nhóm sinh viên Paris, trong đó có ý kiến của chính ông Hoàng Sihanouk như sau:
Ông ta giải thích rằng, nguyên nhân của sự thù hằn này đã có từ lâu từ những năm bốn mươi và những năm mươi là thời kỳ Sơn Ngọc Thành đang có ảnh hưởng đặc biệt đến các tầng lớp giáo viên, học sinh Campuchia Thời kỳ đó, Pol Pot, Ieng Sary, Son Sen, Khieu Samphan, Hou Youn, Hu Nim, Koy Thuon, Nuon Chea, và các tiểu thư Khieu Ponnary (sau này là vợ Pol Pot), Khieu Thirith (sau này là vợ Ieng Sary) đều là những học sinh non trẻ đã nhanh chóng trở thành những đồ đệ
Trang 34theo Sơn Ngọc Thành một cách cuồng nhiệt và là những kẻ chống chế độ quân chủ đến cùng Sau đó nhóm này được nhận học bổng của chính quyền bảo hộ Pháp, họ được học tập trong những trường đại học tốt nhất ở Paris và các tỉnh lẻ bên Pháp
Từ việc tiêm nhiễm chủ nghĩa khuynh hữu của Sơn Ngọc Thành, nhóm du học sinh sau này trở thành bọn cầm đầu Kh’mer Đỏ đã chuyển sang tả khuynh và cực tả Học lịch sử cách mạng Pháp, họ thích nhất và nhớ nhất các thời kỳ đẫm máu, đặc biệt là giai đoạn tắm máu trong cuộc cách mạng 1789 -1793 của Pháp Việc chặt đầu vua Louis XVI là sự kiện mà họ có thế hoàn toàn nghĩ đến sẽ áp dụng vào tôi Sự hoạt động tích cực của các máy chém, một phát minh Ở Pháp hồi đó, cũng đã mê hoặc đám công tử, tiểu thư này, tuy họ cũng xuất thân từ tầng lớp tư sản Sihanouk cho rằng tinh thần quyết liệt chống chế độ quân chủ và chống Sihanouk của các thủ lĩnh Khmer Đỏ đã thể hiện rõ trong khát vọng muốn thủ tiêu một “giống nòi thượng đẳng” cao hơn dòng dõi của họ, để rồi đến lượt họ lại ngoi lên đỉnh cao của hệ thống tôn ti trật tự trong xã hội Kh’mer Đỏ Họ thay thế “chế độ phong kiến” và
“chế độ độc tài” bằng chính cái chủ nghĩa độc tài chuyên chế cực đoan được đẩy cao tới cực điểm của chính họ Bên cạnh đó, Sihanouk còn trình bày tác động của
cuộc cách mạng văn hóa đối với nhóm Paris Thấy được sự tương đồng trong quan điểm chính trị với Chủ nghĩa Mao và những chính sách trong Cách mạng văn hóa, khiến nhóm này muốn vận dụng vào thực tế Campuchia ở một mức độ triệt để và vượt xa Trung Quốc, chính là nguyên nhân chính đưa đến sự ra đời chế độ mới ở Campuchia Tuy nhiên lập luận giải thích của ông hoàng chưa hoàn toàn chính xác,
do vẫn chưa chỉ ra được vai trò chủ chốt của chính quyền Bắc Kinh trong kế hoạch
này của Pol Pot và nhóm Paris, và sâu xa hơn là âm mưu bành trướng của Bắc Kinh qua con cờ Khmer Đỏ
Xét từ xuất phát điểm của những người trong nhóm sinh viên Paris, nhiều người trong nhóm này lúc đầu là những người theo lý tưởng “chủ nghĩa yêu nước”, nguyện cống hiến và tài năng của mình cho đất nước Lý luận cách mạng đầu tiên nhóm này tiếp cận là chủ nghĩa Marx, vì thế họ xác định mục đích của cải tổ xã hội Campuchia là phục vụ cho đối tượng người nghèo khổ nhất trong xã hội, đó là giai
Trang 35cấp nông dân Ảnh hưởng của hội nghị ở Berlin và chuyến đi của Sơn Ngọc Thành
là để di chuyển các trung tâm chính trị đã có lực hấp dẫn phong trào của sinh viên Khmer cánh tả tại Paris
Trong tháng 10 năm 1951, HSVK chọn Hou Youn là chủ tịch mới của nó Nghet Chhopininto miêu tả Hou youn là người có tinh thần độc lập Một khi ông đã truy tìm con đường của mình, ông ta sẽ đi theo nó Có nguồn gốc khiêm tốn, Hou Youn đã được đánh giá cao về sự chăm sóc mà ông quản lý quỹ ít ỏi của hiệp hội và cho sự thẳng thắn và lòng trung thành của mình
Nhưng điều này chỉ đơn thuần là bộ mặt bên ngoài của một sự thay đổi sâu sắc hơn Thiounn Mumm đã mời khoảng 30 sinh viên Khmer, được lựa chọn cho các tư tưởng tiến bộ của họ, một cuộc họp diễn ra tại nhà của mẹ bạn gái người Pháp của ông ở Sceaux, cách Paris vài dặm về phía nam Họ nghe một báo cáo về các cuộc họp ở Berlin, tiếp theo là một cuộc thảo luận về cách tốt nhất để thúc đẩy độc lập Không ai sử dụng từ “cộng sản”, Nghet Chhopininto nhớ lại Mumm và Ieng Sary đã rất thận trọng trong những gì họ nói, và tôi nghĩ rằng nếu họ muốn nói trong một hình thức để bắt đầu với quá ý thức hệ, mọi người sẽ không đi cùng với
họ Những người tham dự là những người yêu nước, với mục đích là để có được loại bỏ vai trò của Pháp Các câu hỏi chính là luôn luôn có được những người cộng sản để giúp chúng tôi giải phóng mình khỏi thực dân Khi nghiên cứu về chủ nghĩa Marx, họ bắt đầu thích thú vì nó hợp lý và khoa học Sau cuộc họp tại Sceaux, người tham gia đã được lựa chọn và tiếp cận những cá nhân đó và yêu cầu nếu họ muốn tham gia vào một tổ chức bí mật: Cercle Marxiste
Cercle được xây dựng lên các nhóm nhỏ cá nhân, bao gồm từ ba đến sáu người Một thành viên của mỗi tế bào là liên lạc với một thành viên duy nhất của lãnh đạo, và không có thành viên nào nhóm biết người thuộc về các nhóm khác hoặc có bao nhiêu nhóm tồn tại Năm sau đó Ping Say và Chhopininto vẫn không chắc chắn đã thực sự được phụ trách
Trong thực tế, Ủy ban Điều phối gồm ba người đứng đầu Cercle là Ieng
Sary, với sự hỗ trợ của Thiounn Mumm và Rath Samoeun Ban đầu đã có khoảng
Trang 36một chục thành viên Keng Vannsak tham dự cuộc họp đầu tiên, nhưng sau đó không hứng thú nữa, vì các cuộc thảo luận quá giáo điều Một nhóm, được dẫn đầu bởi một sinh viên chuyên nghành toán có tên là Ok Sakun và bao gồm Ping Say và Mey Mann Thời gian Saloth Sar gia nhập là không rõ ràng Ông ta có thể đã có mặt tại cuộc họp ở Sceaux, ít tham gia vào cuộc thảo luận, nên không ai nhớ sự hiện diện của y ở đó Thật vậy, Thiounn Mumm đã không nhớ gặp anh ông tại bất kỳ thời gian ở Paris Tuy nhiên, vào mùa thu hay mùa đông năm 1951, Sar đã được nhận vào một nhóm cùng với Hou Youn
Cảnh sát Pháp ước tính rằng vào năm 1953, có thời gian tổ chức này có khoảng ba mươi thành viên, gây tác động trực tiếp đến 1/2 sinh viên Campuchia tại Paris Điều đó không có nghĩa là họ đã được tất cả chủ nghĩa Marx Nhưng tất cả đã
có tiến bộ xem và thấy cộng sản như các đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Một vài tháng sau khi Cercle được thành lập, Sar gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp Rath Samoeum, Ieng Sary, Mey Mann và một số khác cũng làm theo Trong chương trình ĐCSP, việc Sar không đủ điều kiện học tập là không quan trọng, nó đã thực sự là một lợi thế, điều quan trọng nhất là ông ta có nguồn gốc của giai cấp vô sản Sar trước đây làm thợ mộc, được xếp hạng tốt hơn so với những người khác để làm hài lòng các tiêu chuẩn của đảng này Ông ta cũng đã được khuyến khích bởi Hou Youn đóng một vai trò tích cực hơn
Giống như những người khác các thành viên của Cercle, Sar cũng đã nghiên
cứu bài luận của Stalin năm 1912 về chủ nghĩa Marx và lịch sử của các Đảng Cộng sản (Bolshevik) của Liên Xô - cả hai điều này, ông cho biết sau đó, ông tìm thấy dễ dàng hơn để hiểu hơn Lenin hay Marx Các bộ đầu tiên ra một định nghĩa duy vật của dân tộc như là một ổn định, trong lịch sử thành lập cộng đồng với một nền văn hóa chung, ngôn ngữ và vùng lãnh thổ, và rõ ràng bác bỏ ý tưởng rằng một quốc gia
là một nhóm máu chủng tộc - khái niệm phù hợp chặt chẽ với ý tưởng Khmer truyền thống tương đương của cả hai chủng tộc và quốc gia với hành vi văn hóa Công việc thứ hai, viết bởi Stalin vào năm 1938 do hậu quả của khủng bố, đã được
Trang 37sử dụng như một mồi chính trị của các đảng cộng sản trên toàn thế giới Mặc dù không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự man rợ số ít thực hành trong tương lai Đảng Cộng sản Campuchia là do ĐCSP Nhưng đó là một ảnh hưởng rất quan trọng đã được hình thành Lịch sử của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra sáu bài học cơ bản Chủ nghĩa Stalin, được định hình bởi những di sản của chế độ phong kiến Nga, gây được tiếng vang với những sinh viên Khmer
Sary thời gian này, đã có một bức chân dung của Stalin trên tường của mình, cũng như đồng hương Thiounn Thioeunn sinh viên y khoa trong Sokhan Cùng năm
đó, ông tâm sự đến Keng Vannsak: “Tôi sẽ chỉ đạo các tổ chức cách mạng Tôi sẽ giữ hồ sơ, tôi sẽ giám sát Bộ trưởng, tôi sẽ xem rằng họ không đi chệch khỏi các dòng đặt ra bởi Ủy ban Trung ương trong lợi ích của của người dân” Đến năm
1952, Ieng Sary, như là người đứng đầu của Cercle, cho thấy ông ta là người lãnh
đạo cuộc cách mạng Campuchia trong tương lai [46, Tr.68]
Saloth Sar lại có tham vọng khiêm tốn hơn Ông đã từ từ bắt đầu nổi lên như
là một “sinh viên tiến bộ bên cánh phải của riêng mình Ông đã giúp nhân bản tạp
chí bí mật của Cercle, trong phòng khách sạn Reaksmei của Ieng Sary Ở đó, ông đã
gặp nhau lần đầu tiên Khieu Ponnary, chị gái của vị hôn thê của Sary, người sau này Sar cưới làm vợ Keng Vannsak đã nói rằng Sar và Sary ăn và ngủ với cách mạng Nhưng Sary phụ trách, Sar thì theo sau
Ảnh hưởng từ một hội thảo khác, không chỉ Sar mà đối với tất cả các thành
viên của Cercle, là bài phát biểu về dân chủ mới của Mao Trạch Đông Ban đầu
được giao cho những người công nhân văn hóa ở Diên An vào tháng Giêng năm
1940, nó cung cấp một kế hoạch chi tiết chi tiết cho cuộc cách mạng ở những nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa Hồ Chí Minh thành lập Liên đoàn Độc lập Việt Nam (Việt Minh) trên cơ sở các nguyên tắc đặt ra trong bài phát biểu này, thuật ngữ “nền dân chủ mới” sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn thuật ngữ cộng sản cho các nước đang trong quá trình chuyển đổi, trên con đường để trở thành xã hội chủ nghĩa nhà nước Bản thân từ “dân chủ” đã trở thành một từ đồng nghĩa với CNXH Đã có của nền dân chủ nhân dân ở Đông Âu, “Mặt trận Dân chủ ở châu Á”, và một “Khối Dân
Trang 38chủ” dưới sự lãnh đạo của Liên Xô Ngay cả Ngọc Sơn Minh và cố vấn Việt Nam
đã thông qua kế hoạch mới: Campuchia được gọi là Dân chủ Campuchia, với Pathet Lào và Bắc Việt Nam, hình thành của khu vực ba quốc gia dân chủ
Mao cho rằng cuộc cách mạng ở thuộc địa, hoặc nửa thực dân phong kiến, phải diễn ra trong hai giai đoạn: đầu tiên là một cuộc “cách mạng dân chủ” được thực hiện bởi một liên minh của các tầng lớp khác nhau - đó là những người nông dân, những người cung cấp lực lượng chính, các công nhân và các yếu tố của giai cấp tư sản, và chỉ sau đó một cuộc cách mạng XHCN Cả hai đều căn bản khác nhau và không thể bị sụp đổ vào một Giai đoạn đầu tiên sẽ tạo ra một nhà nước dưới chế độ chung của tất cả các tầng lớp cách mạng; thứ hai, một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới chế độ độc tài của giai cấp vô sản Trong một thế giới mà CNXH đã trở thành xu hướng chủ đạo, nó không còn cần thiết, Mao cho biết, để vượt qua các giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tư sản, như Marx đã giả định Thay vào đó, quá trình chuyển đổi có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như: quốc hữu hóa các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn Đó là sự thật, Mao thừa nhận, rằng giai cấp tư sản là những đồng minh không đáng tin cậy, những người sẽ dễ dàng biến đổi khi nhận thấy dấu hiệu của mất lợi ích
Những sinh viên Campuchia chấp nhận chủ nghĩa Marx không phải do họ bị thuyết phục bởi lý thuyết, mà để tìm hiểu làm thế nào để thoát khỏi Pháp và để chuyển đổi một xã hội phong kiến mà chủ nghĩa thực dân đã để lại hầu như nguyên vẹn
Campuchia không có giai cấp công nhân hiện đại hoặc có thì số lượng cũng chưa đáng kể Sar cho rằng một mô hình đấu tranh khác khác là cần thiết mà ông phát hiện vào một ngày cuối tuần, trong một hiệu sách cũ gần cầu Pont Saint-Michel Năm mươi năm sau đó, nó là cuốn sách duy nhất từ Paris Sar đem về nước
với nhan đề: “Cuộc cách mạng vĩ đại” vô chính phủ Hoàng tử Nga Petr Kropotkin
Từ quyển sách này, Sar rút ra đối với các quốc gia cuộc cách mạng tương ứng gần nhất với điều kiện ở Campuchia không phải là của Trung Quốc hay Nga, mà là cuộc cách mạng năm 1789, đưa ra bởi một liên minh của trí thức tư sản và nông dân
Trang 39chống lại sự cai trị của Louis XVI Đối với một người đàn ông trẻ ở một vương quốc phong kiến, đây là những phát hiện đầy lý thú
Thiounn Mumm tìm thấy sự phấn khởi lịch sử của cuộc cách mạng Pháp,
Ieng Sary tổ chức các cuộc thảo luận dài với các thành viên khác của Cercle về các bài học cuộc cách mạng này có thể cung cấp cho Cercle Ba mươi năm sau, một
phóng viên của Le Monde một cuộc gặp gỡ siêu thực trong các khu rừng ở phía bắc miền Tây Campuchia với Khieu Samphan, đã đảm bảo với ông rằng Thủ tướng Pol Pot và tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần của tư tưởng Pháp - thời đại, Rousseau và Montesquieu
Trong đầu năm 1964, Sar thuyết phục Việt Nam để giúp đỡ những người cộng sản Campuchia thiết lập căn cứ của riêng họ Ủy ban Trung ương của Đảng gặp nhau một năm sau đó và đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi đấu tranh vũ trang, nhấn mạnh “tự lực” phù hợp với cực Campuchia Trong các trại biên giới, hệ tư tưởng của Khmer Đỏ đã dần dần phát triển, phá vỡ nguyên tắc của chủ nghĩa Marx, tuyên bố rằng nông dân nghèo nông thôn giai cấp vô sản thực sự làm việc và huyết mạch của cách mạng Trong một nghĩa nào đó, giải thích bởi thực tế rằng không ai trong số Ủy ban Trung ương xuất thân từ “giai cấp công nhân” Tất cả trong số họ
đã lớn lên trong một xã hội thuần nông phong kiến
Trong quá trình học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ của một số sinh viên: Khieu Samphan, Hu Nim, Hou Youn đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc đầu tiên
về hệ thống kinh tế xã hội và những triển vọng đổi thay của đất nước họ Nhưng điều đáng nói là nội dung của những nghiên cứu này lại khá trùng khớp với những chính sách về kinh tế, chính trị của chế độ diệt chủng do Khmer Đỏ dựng lên Nội dung cơ bản của những luận văn này đó là việc họ xác định hệ thống thương mại, việc trao đổi và buôn bán nông sản ở Campuchia đã bóp ngẹt hệ thống sản xuất, làm khô kiệt nông thôn và làm cho nông thôn thường xuyên lâm vào cảnh nghèo đói Chúng xác nhận thành phố hoặc thị trấn là máy bom hút kiệt sức sống của nông thôn, một nguyên nhân nữa khiến kinh tế Campuchia trì trệ là do sự xâm nhập của
hệ thống kinh tế quốc tế, muốn đất nước đi lên tất yếu phải phát triển có ý thức tự
Trang 40chủ Vì thế sau khi trở thành những lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ, chúng đã áp dụng những nghiên cứu này vào thực tế, thông qua những việc làm của chúng là cho đốt sạch phá sạch những cơ sở vật chất của thành phố, xác định nông thôn là trung tâm, kinh tế phát triển theo hình thức tự cung tự cấp không giao lưu buôn bán với ai (trừ Trung Quốc)
1.3.3 Vai trò của Trung Quốc với sự ra đời chế độ Campuchia Dân chủ
Trong giai đoạn những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc gặp phải muôn vàn khó khăn sau khi mới giành được độc lập, dưới sức ép của Mỹ, Trung Quốc bị Liên Hiệp Quốc tuyên bố là kẻ xâm lược trong chiến tranh Triều Tiên Cuối năm
1950 thì tổng thống Mỹ Harry S.Truman tuyên bố ban hành đạo luật cấm vận hoàn toàn đối với Trung Quốc Đặc biệt là trong giai đoạn vấn đề Đài Loan những năm
1954 - năm 1955 và năm 1958, Mỹ đã sẵn sàng sử dụng bom nguyên tử đối với Trung Quốc
Trước những sức ép trên, giới cầm quyền Trung Quốc nhận thấy chỉ có thể dựa vào sức mạnh của Liên Xô và các nước XHCN mới có thể có chỗ đứng trên trường quốc tế, mà không bị cô lập Chứ thực chất mộng bá chủ muốn trở thành một cực riêng không phụ thuộc vào ai của Trung Quốc không hề thay đổi, chẳng qua do sức mạnh về kinh tế, quân sự chưa cho phép họ thể hiện mộng bá chủ lúc này rõ ràng Điều này thể hiện qua nhận định của Mao Trạch Đông như sau: “Chính hiệp ước Xô - Trung đã làm cho chúng ta có một đồng minh vững chắc [18, Tr.34] Nó làm cho công việc xây dựng đất nước ta trở nên dễ dàng và cùng đấu tranh sự xâm lược đế quốc chủ nghĩa để giữ gìn hòa bình trên thế giới”; hay một tuyên bố ngày
14 tháng 11 năm 1957 tại hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân Moscow tuyên bố: “Nếu như không có Liên Xô, thì bọn đế quốc đã có thể nuốt chửng chúng tôi rồi!”
Không lâu sau những lời ca tụng đó, một khi nền kinh tế, quốc phòng Trung Quốc có sự khởi sắc thì họ dần gạt bỏ những lực lượng theo chủ nghĩa quốc tế trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay vào đó ảnh hưởng của các