1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay trình bày suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay

12 912 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 30,55 KB

Nội dung

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: nhà nước CHXHCNVN, Đảng CSVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, ngoài ra còn có các tổ chức chính trịxã hội hợp pháp khác của nhân dân.

Trang 1

Nhóm 3

Đề bài: Phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay Trình bày suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay

1 Hệ thống chính trị của Việt nam

1.1 Các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệ thống chính trị Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các

tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một

hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội,

để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với

sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền

Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động

là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: nhà nước CHXHCNVN, Đảng CSVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, ngoài ra còn có các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân

1.2 Chức năng của các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam

1.2.1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì

Trang 2

nhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam:

- Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp) Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu

về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là

cơ quan lập pháp Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sơ đồ cơ cấu tổ chức văn phòng Quốc Hội:

- Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp

- Cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các

cơ quan điều tra Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác Toà

án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản

án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật Để đảm bảo pháp luật

Trang 3

được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố…Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại

là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

- Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng

- Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng

- Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước

và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị – xã hội

- Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ…

Trang 4

1.2.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện

ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

1.2.4 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa

xã hội Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.2.5 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước,

có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến cơ sở

Trang 5

nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên

1.2.6 Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới

nữ, có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng Hội đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.2.7 Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hội nông dân Việt Nam vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân Việt Nam

1.2.8 Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau

về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu

Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức

và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy

Trang 6

quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

1.2.9 Các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo

vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên

hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

1.3 Đánh giá tính hợp lý

Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Bên cạnh các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội truyền thống, còn

có hàng trăm tổ chức xã hội khác Các tổ chức xã hội loại này đang ngày càng nhiều và gồm các hình thức tổ chức phong phú như các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp, các hội quần chúng tập hợp theo sở thích,

ý nguyện, các tổ chức hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận Đặc điểm chung của các tổ chức xã hội là tính phi chính trị và phi lợi nhuận Điều này có nghĩa, các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, bảo vệ và phát triển lợi ích chung của các thành viên Các tổ chức này về bản chất sinh ra không phải để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước

Ngày nay, vai trò của các tổ chức xã hội đang dần được xác định một cách đúng đắn hơn trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị

Trang 7

trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội dân sự Không phải chỉ bây giờ mà từ rất xa xưa, việc quản lí xã hội trước hết

và phần lớn vốn thuộc về chức năng của các tổ chức xã hội (trong đó

có cả gia đình) Trong xã hội hiện đại cũng cần phải như vậy, với tư duy

“nhà nước nhỏ, xã hội lớn” thì vị trí của các tổ chức xã hội được mô hình hoá như một “cái bệ đỡ” lớn, vững chắc cho sự tồn tại của các thiết chế chính trị là Đảng, Nhà nước Gốc có to, cây mới vững bền, đó

là một triết lí đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đối với hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam

Như vậy, trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức

xã hội đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân Hệ thống xã hội đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội, cả hai hệ thống chính trị

và hệ thống xã hội hòa hợp thành thể thống nhất được gọi là hệ thống chính trị - xã hội Tuy nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu hệ thống chính trị không có mục đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong khi hoạt động vì mục tiêu cho chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu cầu và mong muốn tác động đến hệ thống chính trị một cách tự nhiên Thành ra, dù khác nhau về phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng thể mục tiêu của cả hai hệ thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì một xã hội tốt đẹp

2 Văn hóa chính trị trong giới trẻ hiện nay

2.1 Văn hóa chính trị là gì?

Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị, là chính trị có tính văn hoá Như vậy, văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hoá, hay là sự cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó

là chính trị bao hàm tính văn hoá từ bản chất bên trong của nó Biểu hiện của văn hoá chính trị thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn

Trang 8

diện, hài hoà Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hoá

Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà phải thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội

Văn hoá chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống

xã hội giống như sức mạnh của văn hoá Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua cảm hoá, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội Việc xây dựng văn hoá chính trị phải chú trọng đồng thời cả ba phương diện: giá trị xã hội được lựa chọn, năng lực chính trị và trình độ phát triển về văn hóa chính trị của chủ thể chính trị

2.2 Văn hóa chính trị trong giới trẻ

Có thể nói giới trẻ VN hiện nay do được tiếp nhận những nguồn thông tin đa dạng nên có những nhận thức rất khác nhau Họ chia thành nhiều nhóm, và mỗi nhóm có những mối quan tâm, sự hiểu biết

và thái độ riêng về những vấn đề xảy ra trong xã hội

Có rất nhóm rất tích cực, họ quan tâm đến công tác xã hội, đến những vấn đề của đất nước bằng con mắt khách quan và họ suy nghĩ

về vấn đề 1 cách thông suốt Bên cạnh đó cũng có những nguời trẻ tuy được dạy dỗ đàng hoàng, được tiếp nhận những thông tin vô cùng phong phú nhưng lại không có khả năng phân tích và đánh giá, cũng như thấu hiểu xem thông tin đó có chính xác hay không?

Nói về nhận thức, như một trong những yếu tố quan trọng, hàng đầu quyết định hành động của con người Việt Nam, dân số trẻ, tầng lớp thanh niên chiếm số lượng vô cùng lớn trong xã hội Vì thế, hành động và ý thức của tầng lớp này có sức mạnh và khả năng tác động to lớn đối với sự phát triển chung của toàn xã hội

Trang 9

Nhận thức của giới trẻ Việt Nam về tình hình chính trị hiện nay còn nhiều hạn chế Trong đó, cụ thể, có thể ở những dạng sau:

Thứ nhất, đại đa số lớp trẻ Việt Nam không quan tâm đến chính trị Không quan tâm ở đây là gì? Nghĩa là xem vấn đề chính trị như một chủ đề không nằm trong danh mục những điều cần tìm hiểu của mình khi tiếp cận các thông tin trong đời sống xã hội Việc giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến thời trang, công nghệ, thể thao, giải trí hay tình yêu là điều hoàn toàn dễ hiều Dù gì, đó cũng là những vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn từng ngày Mà lớp trẻ thì luôn thích tiếp cận với cái mới, ham khám phá những điều mới mẻ, những vấn đề kể trên rõ ràng gần với giới trẻ hơn so với những phức tạp đang diễn biến trong tình hình chính trị Họ sẵn sàng lao vào một cuộc tranh luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường như lại im bặt trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng Một số khác lại rơi vào những tranh cãi chính trị mà không hề có lấy một nền tảng kiến thức chính trị cơ bản

Theo một nghiên cứu đánh giá gần đây, giới trẻ Việt Nam ít quan tâm đến chính trị hơn so với giới trẻ ở các nước phương Tây Một mặt, điều này phản ánh tính ổn định của nền chính trị Việt Nam, mặc khác cho thấy một sự thật đáng buồn là nền chính trị có không nhận được sự tham gia, quan tâm tìm hiểu của giới trẻ

Thứ hai, một bộ phận khác lớp trẻ Việt Nam có sự quan tâm nhất định đến chính trị nhưng không hiểu biết đúng đắn, hoặc có nhiều nhận thức sai lạc về tình hình chính trị Sẽ không có gì bất ngờ nếu một người trẻ nghe theo sự kịch động tham gia biểu tình chống Trung Quốc Nhận thức không đầy đủ, có phần lệch lạc, cùng với sự kích động của các thế lực bên ngoài khiến họ tin rằng cứ tham gia biểu tình chống Trung Quốc là một biểu hiện của lòng yêu nước

Biểu hiện thứ ba, nguy hiểm hơn khi nói về sự không hiểu biết về chính trị của giới trẻ Việt Nam, chính là hành động chống đối của nhiều thanh niên Việt Nam Điều nguy hại là họ xem đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc, lòng yêu nước

Nhưng nói người trẻ ít quan tâm đến các vấn đề chính trị thì đó lại

là đánh giá một chiều Đơn giản chỉ nhìn vào những phần comment (bình luận), ý kiến phản hồi của bạn đọc dưới các bài báo liên quan đến

Trang 10

vấn đề chính trị, xã hội, thay đổi nhân sự lãnh đạo của TP, của đất nước sẽ thấy có rất nhiều người trẻ theo dõi và bày tỏ quan điểm Quan sát một vòng các trang mạng xã hội, báo điện tử sẽ thấy các bạn trẻ không “ngó lơ” chính trị Giới trẻ không ngó lơ chính trị nhưng từ trước đến nay việc tham gia các tổ chức chính trị, xã hội dường như là

“trận địa” không dành cho người trẻ ở khu vực ngoài nhà nước

Quan điểm trẻ hóa bộ máy nhà nước, cơ quan dân cử, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo không phải được nêu ra 1 lần Trao cơ hội cho lớp trẻ -chuyện này đã nghe nhiều chuyên gia đề xuất, nhiều cán bộ lãnh đạo phát biểu trên báo chí, trong các kỳ họp, nhưng thực tế tiến hành thì vẫn thấy còn khá xa vời Cảm giác thế hệ đi trước còn chưa thật sự mạnh dạn, hoặc chưa yên tâm trao gửi cơ hội, niềm tin vào năng lực của lớp trẻ; chưa đủ thời gian và tâm sức đóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ người trẻ trong việc tham gia và trưởng thành dần từ những quyết định mang tầm chiến lược phát triển cộng đồng, xã hội Có thể người lớn đang e dè vì sợ rủi ro, không dám giao trọng trách bởi ngại góc nhìn non trẻ, thiếu kinh nghiệm của người trẻ Thế hệ trí thức chân chính đi trước đóng vai trò “giữ lửa” và can thiệp khi cần thiết tạo nên niềm tin vững chắc, thế hệ trẻ đi sau “mồi lửa” lao vào bóng tối mang theo khát vọng tuổi trẻ nhằm thắp sáng cho thế hệ tương lai, bên cạnh một lớp trí thức hèn mọn và một lớp người chỉ biết ăn bám chờ đợi hưởng thụ thành quả

Vậy con đường nào giới trẻ nên đi?

Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải tỉnh táo và thận trọng, biết

“lấy dài nuôi ngắn” khi muốn tham gia vào đời sống chính trị là điều cần thiết trong hoàn cảnh nước ta hiện nay Khi có nền tảng, hãy đi với trí óc, trái tim và ngọn lửa của tuổi trẻ Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức chính trị đối lập Đồng ý là đảng phái và tổ chức chính trị không phải là xấu, nhưng ở chính thể độc đảng, khi hoạt động theo các tổ chức đối lập thì đây là đối tượng

dễ bị tiêu diệt nhất Xu thế dân chủ hóa là điều tất yếu, rồi nhất định

sẽ đến trong tương lai

Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và

Ngày đăng: 12/03/2017, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w