1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

phân tích quan điểm của đảng về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

28 15K 100

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 207,35 KB

Nội dung

Văn hóa là một từ mang rất nhiều nét nghĩa và hàm ẩn vô vàn ý nghĩa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Nhà văn Andre Malraux đã từng có nhận định rất hay về văn hóa rằng : “Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít bị nô dịch hơn.” Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau. Văn hóa là tất cả giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Đối với nước ta, văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng chủ yếu được sử dụng theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hóa Đông Sơn. Cộng đồng văn hóa ấy phát triển cao so với các nền văn hóa khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hóa vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á nền văn minh lúa nước.

Trang 1

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM Bài tập lớn nhóm 4

Đề tài:

Phân tích quan điểm của Đảng về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thốn của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Trang 2

Giới thiệu chung:

Văn hóa là một từ mang rất nhiều nét nghĩa và hàm ẩn vô vàn ý nghĩa Có nhiều

định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánhgiá khác nhau Nhà văn Andre Malraux đã từng có nhận định rất hay về văn hóa rằng :

“Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít bị

nô dịch hơn.”

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau Vănhóa là tất cả giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử Đốivới nước ta, văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộngđồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước Nhưng

chủ yếu được sử dụng theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”;

“Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “Văn hóa là bản sắc” của một dân

tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác

Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng vănhóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Côngnguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này Đó là cộng đồng văn hóa ĐôngSơn Cộng đồng văn hóa ấy phát triển cao so với các nền văn hóa khác đương thời trongkhu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hóavùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á nền văn minh lúa nước

Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với sự hộinhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, nhưng điểm nổi bật nhất

mà chúng tôi muốn đưa ra là văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Không phải ngẫu nhiên mà lúc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh

ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” Người đã khẳng định:

“Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Trang 3

A/ PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.

1 Tìm hiểu khái quát về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

a Khái niệm về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả

vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú tự do, toàn diện của con ngườitrong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên Tiên tiếnkhông chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình tức biểu hiện, trong các phương tiệnchuyển tải nội dung

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các

dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng nước

và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ýthức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoandung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trongứng xử, tính giải dị trong lối sống Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hìnhthức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mởrộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa cácdân tộc khác Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trongphong tục, tập quán, lề thói cũ

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự thống nhất hữu cơ giữa tính

tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc

Tính Nền văn hóa yêu nước và tiến bộ

Chất Thể hiện tính nhân văn và dân chủ

Tiên Trình độ cao, hiện đại cùng khu vực và quốc tế

Tiến Hình thức biều hiện và phương tiện truyền tải nội dung tiến bộ

-> Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ, là tiền đề quan

trọng cho sự phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạocủa quần chúng nhân dân Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc,phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con người với tự

Trang 4

nhiên, phát triển vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con người Nền văn hóa tiêntiến được cụ thể hóa bằng những khía cạnh như sau: tiên tiến về trình độ học vấn, về dântrí, về trình độ khoa học và công nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,lối sống; tiên tiến do sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và nộidung Nền văn hóa tiên tiến Việt Nam còn là sự kết hợp sáng tạo giữa truyền thống dântộc với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ví dụ: Áo dài Việt Nam là một nét văn hóa truyền thống của người Việt đã truyền

từ đời này qua đời khác và tiếp thu tính tiên tiến trong nền văn hóa cùng bắt kịp với nhịpsống hiện đại, người dân Việt Nam đã sáng tạo nên những chiếc áo dài cách tân cáchđiệu nó đi mà vẫn giữ nét duyên dáng và cái truyền thống của áo dài, không làm mờnhạt đi cái văn hóa riêng đó

-> Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân văn và hiện đại Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn

kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trongvăn hóa các dân tộc khác Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thờitrong phong tục, tập quán, lề thói cũ

Bản sắc Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc

dân tộc Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

của văn hóa Lòng nhân ái khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý

Việt Nam Đức tính cần cù sáng tạo trong đời sống lao động

Sự tinh tế, khéo léo trong ứng xử

Ví dụ: Việt Nam có rất nhiều lễ hội quanh năm như: lễ hội nông nghiệp (cầu mưa,

xuống đồng, cơm mới…), lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, đua thuyền…) các lễ tết(tết nguyên đán, tết trung thu, tết đoan ngọ, tết rằm tháng giêng, tết hàn thực…)

b Biểu hiện cụ thể:

- Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh: là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc,phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển luôn luôn vì lợi ích dântộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc

- Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳngđịnh chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm nặng văn hóadân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa

Trang 5

- Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của con người,nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luậtquan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặngtính người.

- Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sởvật chất ngày càng hiện đại, dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại và phục vụ cho việcđào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xãhội

2 Các đặc trưng văn hoá Việt Nam đặc biệt là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sau thời kì đổi mới.

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:

- Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả cáckhía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp

từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vữngtrong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn

kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại củavăn học, nghệ thuật

- Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân

cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôicủa văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóaKinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộcmiền núi tại Tây bắc và Đông bắc Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựngnước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở NamTrung Bộ Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa,người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên

- Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng vớinhững hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thờiHồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay Với nhữngảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp

từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã có

Trang 6

những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưngcũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

- Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từbên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công

mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượngquan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre

Đặc trưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

-Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặctrưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nội dung Cương lĩnh năm 1991 được Đại hộiVII thông qua gồm những nội dung:

+Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+Kế thừa phát huy, tiếp thu văn hóa nhân loại

+Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ

+Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc lànhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiêntiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâu thuẫnvới bản sắc văn hóa dân tộc, hai đặc tính thống nhất biện chứng với nhau, tác động qualại và quy định lẫn nhau

- Nền văn hóa tiên tiến trước hết là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi

là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự pháttriển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối qhệ hài hoà giữa tự nhiên với

cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên với xã hội

- Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước dựa trên tưtưởng cách mạng và khoa học dẫn đường Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh Nền văn hóa tiến bộ cũng là nền văn hóa thể hiện tinh thần nhân văn và dânchủ sâu sắc

- Tính nhân văn thể hiện ở ngay trong mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nền vănhóa mà Đảng ta đã đề ra Đây là nền văn hóa hướng tới đấu tranh, giải phóng cho conngười, trước hết là nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột về phương diện giai cấp,

Trang 7

dân tộc và xã hội; phấn đấu để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ nhiều hơn nhữngthành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã

khẳng định: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển

toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội chủ

nghĩa, gắn liền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “của dân, do dân và vì dân” Nền

văn hóa này khai thác động lực dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện để phát huy tiềmnăng sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, đề cao trách nhiệm của công dân trước nhândân, dân tộc và thời đại Tính chất dân chủ của nền văn hóa thống nhất với việc đề cao ýthức công dân, đề cao trật tự kỷ cương xã hội và thống nhất giữa quyền lợi, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của công dân trước pháp luật Đồng thời phát huy dân chủ phải gắn liền vớiviệc nâng cao ý thức chính trị, đạo đức xã hội và trình độ dân trí, tạo điều kiện để nhândân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu và cáctiêu cực khác trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội Phát huy dân chủ phải đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước, chống tư tưởng tự do vô chính phủ, tự do

vô kỷ luật

- Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độ phát triển cao mang tính hiện đại, cập nhậtvới thành tựu văn hóa chung của khu vực và cộng đồng quốc tế Bên cạnh hệ tư tưởngtiên tiến là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tố khác của nềnvăn hóa Việt Nam cũng phải được hiện đại hóa Cần phải phát triển giáo dục – đào tạo,khoa học – công nghệ, nâng cao trình độ dân trí, khả năng chiếm lĩnh và sử dụngnhững thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại để thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nền văn hóa mới phải tập trung xâydựng những phẩm chất mới, xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiệnđại ngang tầm với công cuộc đổi mới Mặt khác, nền văn hóa Việt Nam phải tham giacùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa,khẳng định bản lĩnh và bản sắc dân tộc trong giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế

- Bản sắc văn hoá dân tộc là những yếu tố độc đáo, đặc sắc của một nền văn hóa, biểu

hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc, là bộ “gen” bảo tồn của dân tộc, là các giá trị đặc trưng tiêu

Trang 8

biểu phản ánh diện mạo, truyền thống, bản lĩnh, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, cách cảm,chách nghĩ, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc;

- Bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc nàyvới dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tậptrung trong truyền thống văn hóa dân tộc Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sửtruyền lại, được các thế hệ sau kế thừa gìn giữ và phát huy trong thời đại của mình, tạonên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa

- Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộngđồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh

dựng nước và giữ nước “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh

thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân

ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để

liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc Vì vậy, bảo

vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của

sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay

 Như vậy trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã được rèn đúc, tôiluyện và hình thành nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, chứng minh đượcsức sống mãnh liệt và trường tồn Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theotừng thời kì lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh

văn hóa khác bổ sung thêm vào để ngày nay đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

3 Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

a Quá trình đổi mới về tư duy xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng dần đi tới những nhận thức mới, quanđiểm mới về văn hoá Việc coi trọng các chính sách đối với văn hoá, đối với con ngườithực chất là trở về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở cho những nhận thứcmới, quan điểm mới về văn hoá của Đảng

Về vai trò của văn hoá, Đại hội VI(1986) đánh giá "không hình thái tư tưởng nào có thể

thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người" Đại hội VI cũng đề cao vai

Trang 9

trò của văn hoá trong đổi mới tư duy, thống nhất về tư tưởng, khẳng định đồng thời vớixây dựng kinh tế, phải coi trọng các vấn đề văn hoá, tạo ra môi trường văn hoá thích hợpcho sự phát triển

- Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá Việt Nam có đặctrưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra đời sống tinh thần caođẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, khẳng định và biểudương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểmtiến bộ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém

+ Cương lĩnh khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnhvực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhgiữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội

+ Cương lĩnh xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu

- Đại hội VII đến đại hội X và nhiều Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định vănhoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Trong đó:

+ Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng khẳng định: khoa học

và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ tổ quốc Do đó phải coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và côngnghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sựphát triển xã hội

+ NQTƯ 5 khoá VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụthể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ mới

 Năm quan điểm chỉ đạo:

1 Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến bộ thì không có sự pháttriển kinh tế - xã hội bền vững Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vănhoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện

2 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 10

3 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng cácdân tộc Việt Nam

4 Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo,trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

5 Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâudài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

 Mười nhiệm vụ cụ thể:

1 Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính:tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể, có lối sống lành mạnh

2 Xây dựng môi trường văn hoá

3 Phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật

4 Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá

5 Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ

6 Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng

7 Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

8 Chính sách văn hoá đối với tôn giáo

9 Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá

10 Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá

 Bốn giải pháp lớn:

1 Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước với thi đua yêu nước và phong trào:

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

2 Tăng cường xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách về văn hoá

3 Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá

4 Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá

+ Đến HNTƯ 9 khoá IX (1/2004) xác định thêm "phát triển văn hoá đồng bộ với

phát triển kinh tế"

Trang 11

+ HNTƯ 10 khoá IX (7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ pháttriển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ khôngngừng nâng cao văn hoá - nền tảng - tinh thần xã hội Đồng thời cũng nhận định: cơ chếthị trường đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủđời sống xã hội, đa dạng hoá thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hoá Do đó phạm vi,vai trò của dân chủ hoá - xã hội hoá văn hoá và của cá nhân ngày càng tăng lên và mởrộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hoá của Đảng

và Nhà nước ta

b Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những vấn đề đặt ra trước tiên trước sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH: to lớn, lâu dài, phức tạpđòi hỏi phát huy vai trò của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam

- Việc mở cửa, hội nhập với thế giới để tiếp thu, tiếp biến các thành tựu văn hóa, vănminh của nhân loại vào công cuộc xây dựng đất nước

- Việc khắc phục sự suy thoái tư tưởng, đạo đức và lối sống là vấn đề cấp bách hiện nay

- Khắc phục mặt trái của xu thế toàn cầu hoá, giao lưu quốc tế dẫn đến sự áp đặt vănhóa, “đế quốc chủ nghĩa trong văn hóa”

Các quan điểm về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc : (6 quan điểm)

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dântộc Việt Nam

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo,trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là cuốn sách hàng đầu

Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạnglâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

Trang 12

Tìm hiểu sâu hơn về quan điểm thứ 2 của Đảng: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng

là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Các khái niệm “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc dân tộc”, và “nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc” đã nêu nêu ra ở phần 1.

+ Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượmtrong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, côngnghệ, giáo dục, đào tạo… sao cho trong các hoạt chúng ta vừa có tư duy độc lập, cáchlàm hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam Đi vào kinh tế thị trương, mở rộng giao lưuquốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhânloại, song phải luôn phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc

+ Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta vừa chủtrương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu những tinh hoa nhânloại Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựngnhững giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại Xây dựng Việt Nam thành một địachỉ giao lưu văn hóa khu vực và quôc tế

+ Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trongphong tục, tập quán và lề thói cũ

Mục tiêu của việc xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

- Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộcViệt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, ngăn chặn và hạn chế ảnh hướngtiêu cực của văn hóa lai căng, độc hại, phản văn hóa

- Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giácon người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao trở thànhyêu cầu, mục tiêu của phát triển văn hóa và là những nhân tố góp phần hình thành hệ giátrị chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

- Củng cố và phát huy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoànkết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoandung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trongứng xử, tính giải dị trong lối sống của dân tộc Việt Nam Qua đó tạo môi trường xâydựng Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người phát triển toàn diện

Trang 13

Đánh giá thực hiện quan điểm của Đảng:

Tích cực:

- Môi trường văn hóa có những chuyển biến tích cực, củng cố niềm tin của nhândân vào sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp táchóa quốc tế được mở rộng

- Giáo dục và đào tạo có những bước phát triển mới; quy mô giáo dục và đào tạotăng ở các cấp

- Khoa học – Công nghệ có bước phát triển mới, phục vụ cho sự phát triển Kinh tế

- Nhiều giá trị văn hóa và sản phẩm văn hóa mới được hình thành, nâng cao đờisống văn hóa tinh thần của nhân dân

Hạn chế:

- Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng và vữngchắc so với yêu cầu của thời kỳ đổi mới

- Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một

số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước,niềm tin của nhân dân

- Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầnglớp xã hội tiếp tục tăng

- Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế,thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng Đảng, môi trường văn hóa còn bị ô nhiễmbởi các tệ nạn xã hội

- Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, làm hạn chế tác dụng củavăn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng trong đời sống

- Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn lạc hậu về đời sống văn hóa tinh thần ở nhiềuvùng vẫn chưa được khắc phục

Trang 14

B/ TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA NHÓM VỀ VAI TRÒ CỦA GIỚI TRẺ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

1 Vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay

Thanh niên là lực lượng đông đảo và xung kích trên nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội, có vai trò quan trọng trong quyết định tương lai, vận mệnh của quốc gia, dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước

nhà Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.

Thanh niên Việt Nam là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số

cả nước Thanh niên Việt Nam không phải là một tầng lớp xã hội độc lập mà có mốiquan hệ gắn bó với các tầng lớp khác trong xã hội; thanh niên có mặt ở tất cả các địaphương, các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước

Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luônthể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan

trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước Thanh niên là lớp người “xung phong trong công

cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và trong

mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “Đâu cần thanh niên có; Việc gì

khó thanh niên làm” Người động viên khích lệ: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít hiệu quả, thanh niên xung phong đều làm cho tốt”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu rõ: “Sự

nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” Nghị

quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về “tăng cường sự lãnh

đạo của đảng đối với công tác thanh niên trong thờ kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong

Ngày đăng: 12/03/2017, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w