BÀI TẬP NHÓM 1 MÔN HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Câu 1: Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động - Khái niệm: Hoạt động là quá trình cá nhân thực
Trang 1BÀI TẬP NHÓM 1 MÔN HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Câu 1: Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động
- Khái niệm: Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới tự
nhiên, xã hội, người khác và bản thân Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động (cùng với các phẩm chất tâm lý) của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính sự vật, của thực tế quay trở về với chủ đề, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể
- Đặc điểm:
+ Tính đối tượng của hoạt động: Tính đối tượng là một quá trình chủ thể nhằm vào đối
tượng như là cái trong đó có nhu cầu được đối tượng hóa Hoạt động có đối tượng sinh ra phản ánh tâm lý về thế giới quan
Ví dụ: Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… để biết, để hiểu, để tiếp
thu và đưa nó trở thành vốn liếng kinh nghiệm của bản thân người học Do đó, đối tượng của hoạt động học là nhằm hình thành phát triển phẩm chất và năng lực người học
+ Tính chủ thể: Hoạt động có đối tượng thực hiện mối liên hệ giữa chủ thể và thế giới
xung quanh bao giờ cũng là hoạt động có chủ thể Tính tích cực của chủ thể giúp chủ thể vươn tới chiếm lĩnh đối tượng trong hoạt động sống của mình, nhằm tồn tại và phát triển
- Các dạng hoạt động của con người:
+ Căn cứ vào quan hệ giữa con người với vật thể (chủ thể và khách thể) và quan hệ giữa con người với con người (chủ thể và chủ thể) có 2 dạng:
• hoạt động lao động
• hoạt động giao tiếp
+ Về phương diện cá thể có 3 dạng:
Trang 2• Hoạt động vui chơi
• Hoạt động học tập
• Hoạt động lao động
+ Căn cứ vào nguồn gốc và đặc điểm của hoạt động:
• Hoạt động thực tiễn (hoạt động bên ngoài)
• Hoạt động lý luận (hoạt động tinh thần, hoạt động bên trong, hoạt động tâm lý) + Căn cứ vào bản chất của hoạt động:
• Hoạt động biến đổi: ví dụ như hoạt động giáo dục và tự giáo dục cải tạo biến đổi con người
• Hoạt động nhận thức: ví dụ như hoạt động dạy và học có nhiệm vụ truyền đạt các tri thức khoa học giúp người học hình thành được nhận thức khoa học, có hệ thống khái niệm khoa học, tư duy khoa học và niềm say mê với khoa học- kĩ thuật- công nghệ
• Hoạt động định hướng giá trị
• Hoạt động giao tiếp: chủ yếu là quan hệ người- người Hoạt động này chứa đựng
cả thông tin, thông báo, điều khiển, tổ chức, tình cảm, quan hệ,…là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người
Trải nghiệm
- Khái niệm: Trải nghiệm là hoạt động của con người từng trải, hiểu đời, biết đời qua
sách vở, nhà trường, từ thực tế cuộc đời, có nhiều kinh nghiệm sống, biết gắn liền tri thức
lý luận với thực tiễn đời sống, học đi đôi với hành
- Đặc điểm:
• Con người trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các mối quan hệ giao lưu phong phú đa dạng một cách tự giác
• Con người được thử nghiệm, thể hiện bản thân trong thực tế từ đó hiểu mình hơn,
tự phát hiện khả năng của bản thân
• Con người được tựơng tác, giao tiếp với người khác, với tập thể, cộng đồng, sự vật, hiện tượng…trong cuộc sống
• Con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo
• Trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời là hành động và xúc cảm, thiếu một trong hai yếu tố đều không mang lại hiệu quả
Trang 3• Kết quả của trải nghiệm là hình thành được kinh nghiệm mới, hiểu biết mới, năng lực mới, thái độ, giá trị mới…
- Các dạng trải nghiệm
+ Căn cứ vào phạm vi diễn ra hoạt động của học sinh:
• Trải nghiệm trên lớp
• Trải nghiệm ngoài trời…
+ Căn cứ vào cơ quant ham gia hoạt động:
• Trải nghiệm trong đầu (tưởng tượng, tư duy, )
• Trải nghiệm bằng các thao tác tay chân
• Trải nghiệm các giác quan…
+ Căn cứ vào các quá trình tâm lý
• Trải nghiệm các cảm giác bên ngoài: như thị giác, thính giác, khứu giác,…
• Trải nghiệm các cảm giác bên trong: cảm giác vận động, tiếp xúc trực tiếp với sự vật, cảm giác thăng bằng, cảm giác cơ thể,…
• Trải nghiệm về tri giác: như tri giác không gian, tri giác thời gian, …
• Trải nghiệm tư duy và tưởng tượng
• Trải nghiệm về ghi nhớ
• Trải nghiệm về các cung bậc cảm xúc: như vui, buồn, giận,… để hình thành tình cảm
+ Căn cứ vào nội dung giáo dục:
• Trải nghiệm cảm xúc
• Trải nghiệm đạo đức
• Trải nghiệm giá trị
• Trải nghiệm sáng tạo…
Sáng tạo
- Sáng tạo là một đặc trưng của tâm lý người Sáng tạo không phải là một hoạt động ‘‘dập
khuôn’’ có sẵn hay lặp lại một cách máy móc Mà đó là việc tạo ra những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người và xã hội, là quá trình diễn ra từ ý nghĩ (ý tưởng) cho đến khi tạo ra kết quả sáng tạo (sản phẩm) Đó là sự chuẩn bị, suy nghĩ, nảy sinh ý tưởng mới, là sự huy động cao độ toàn bộ sức mạnh trí tuệ của chủ thể sáng tạo
Trang 4- Sáng tạo là năng lực đặc biệt của cá nhân, là năng lực quyết định và biến đổi những tình huống chưa rõ ràng và khắc phục chúng một cách có ý thức Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh cụ thể
- Đặc điểm:
• Chứa đựng tri thức và trình độ chuyên môn
• Khả năng tư duy nhạy bén, uyển chuyển, linh hoạt
• Trí tưởng tượng phong phú
• Khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng cái mới và độc đáo trong môi trường hoạt động của con người
-Các dạng sáng tạo
+ Căn cứ vào loại hình hoạt động của con người:
• Sáng tạo trong học tập
• Sáng tạo trong lao động sản xuất…
+ Căn cứ vào lĩnh vực của đời sống xã hội:
• Sáng tạo nghệ thuật
• Sáng tạo khoa học
• Sáng tạo công nghệ
• Sáng tạo kỹ thuật…
+ Căn cứ vào tính chất của sản phẩm sáng tạo:
• Sáng tạo biểu đạt
• Sáng tạo sáng chế: Kết quả sáng tạp có ý nghĩa nhất đinh đối với xã hội và được
xã hội chấp nhận
Ví dụ: Các sáng chế mà học sinh đạt được về nghiên cứu khoa học kỹ thuật như chế tạo chitosan từ vỏ tôm và ứng dụng xử lý nước rỉ rác, chế tạo robot, đồ dùng học tập thông minh…
+ Sáng tạo phát kiến
+ Sáng tạo cải biến
Trang 5 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Theo nghĩa chung nhất: ‘‘Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục,
trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất,
tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị tạo cho cá nhân và cộng đồng’’
Nếu quan niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong số những hình thức dạy học,
giáo dục, để tổ chức các hoạt động giáo dục (hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục), mà học sinh được tham gia trực tiếp để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành và phát triển năng lực của bản thân
Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một nội dung giáo dục: Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là tổng hòa các nội dung giáo dục gồm đời sống xã hội, văn nghệ-nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kỹ thuật công nghệ-nghệ, lao động hướng nghiệp được nhà giáo dục thiết kế theo mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh
Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nghĩa là bản chất của một hoạt động: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động có mục đích, có đối
tượng…trong đó:
- Chủ thể hoạt động trải nghiệm sáng tạo là: Học sinh và các lực lượng có liên quan (giáo viên giữ vai trò chủ đạo)
- Đối tượng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị (bao gồm cả giá trị sống), kỹ năng xã hội (bao gồm cả kỹ năng sống)
- Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả
- Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Hệ thống các kỹ năng xã hội, năng lực xã hội, phẩm chất đạo đức, giá trị sống
Trang 6 Nếu coi hoạt động trải nghiệm sáng tạo có giá trị tương đương với một môn học:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hợp phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, với tư cách là một môn học, có nội dung chương trình cụ thể, phương pháp, đánh giá… được các nhà sư phạm thiết kế nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đặc biệt nhấn mạnh tạo điều kiện để người học trực tiếp tham gia các loại hình hoạt động giáo dục, phát huy năng lực sáng tạo
Dưới góc độ quản lý, nếu hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động quản lý của giáo viên và nhà quản lý giáo dục: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là quá trình
giáo viên tác động đến học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục (dạy học và giáo dục) nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động giao lưu, chiếm lĩnh tri thức, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần
có của con người trong xã hội hiện đại, phát huy khả năng tạo ra cái mới có giá trị đối với cá nhân và xã hội
Câu 2: Ví dụ về hoạt động TNST trong dạy học hóa học theo nội dung: Ngoại khóa hóa học vui (Tổ chức trò chơi)
Giáo án tháng TNST “Thế giới diệu kì”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
- Thông qua các trò chơi, giáo viên sẽ đánh giá phần nào về sự tiếp thu của học sinh sau khi học xong phần này
- Mở rộng kiến thức về lịch sử ra đời của bảng hệ thống tuần hoàn
- Giúp HS nhớ 20 nguyên tố đầu tiên của Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học thông qua các bài hát
- Phát triển vốn từ vựng tiếng Anh cho HS
2. Kỹ năng
Trang 7- Tạo sân chơi giao lưu, thể hiện năng khiếu biểu diễn nghệ thuật, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo của HS
- Giúp HS rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, kĩ năng đưa ra quyết định
3 Thái độ
- Giúp HS thấy được những hiện tượng hấp dẫn, thú vị của hóa học
- Giáo dục tinh thần yêu khoa học, ứng dụng của hóa học vào thực tiễn
- Nhân dịp tháng có ngày lễ đặc biệt của ngành giáo dục: Ngày nhà giáo Việt Nam, hoạt động này mang tính giáo dục cho HS luôn biết ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình, thể hiện mối quan tâm, tình cảm của HS đối với thầy cô, dành tặng món qùa
từ chính tay mình thực hiện
II. Chuẩn bị
1. Lập kế hoạch
Xác định thời gian, địa điểm tổ chức
- Thời gian: dự kiến tổ chức vào ngày…
- Địa điểm: hội trường
- Thời lượng dự kiến: 120 phút
- Đối tượng tham gia: HS khối 10
Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền
Trước khi tổ chức buổi ngoại khóa, GV làm đơn đề xuất BGH, có kèm theo bản kế hoạch HĐNK Trong bản kế hoạch đó nhấn mạnh thời gian đăng ký tham gia và cách thức tham gia Sau đó, kế hoạch được thông báo đến HS các lớp thông qua bảng tin Đoàn trường và Bí thư các lớp
Thành lập BTC
- Trưởng ban:
- Ban giám khảo và ban thư ký ghi nhận điểm số: một số thầy cô trong tổ Hóa học
- Bộ phận hỗ trợ âm thanh, kỹ thuật máy tính: HS lớp 10
- Người dẫn chương trình: 2 HS lớp 10
- Quản lý người chơi, đội chơi: thầy cô trong tổ Hóa học
Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất
Trang 8- Phòng có sức chứa khoảng 100 HS, có dàn âm thanh và ghế ngồi.
- Các khu vực diễn ra các trò chơi
- Máy tính, máy chiếu
- Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn
- Micro dành cho 4 đội chơi
- Mô hình cánh cổng vương quốc
- Kinh phí dự trù: cho phần quà, văn phòng phẩm để hỗ trợ các trò chơi
2. Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành buổi sinh hoạt:
- Trước 4 tuần, thông báo cho các lớp chuẩn bị phần thi VŨ ĐIỆU NGUYÊN TỐ
GV cung cấp cho mỗi lớp videoclip bài hát “First 20 elements song” kèm lời tiếng Anh
(file First 20 elements song, folder CHƯƠNG 2, CD đính kèm khóa luận) Mỗi lớp được
có thời gian để chuẩn bị tập hát và lựa chọn hình thức trình diễn: múa, hoạt cảnh, nhảy cổ động… Thời hạn đăng ký tiết mục dự thi cho BTC ít nhất 1 tuần trước ngày tổ chức ngoại khóa Mỗi lớp được 1 tiết mục, không giới hạn số lượng thành viên
- Trước 2 tuần, thông báo tuyển chọn 5 HS tham gia vào nhóm Thí nghiệm vui (ưu tiên các
HS tự nguyện và khá giỏi) GV phổ biến nội dung, cung cấp dụng cụ hóa chất và nhóm
HS tiến hành làm thử, báo cáo với GV trước 1 tuần Thông báo đăng ký thành viên nhóm Thí nghiệm vui về các lớp trước ngày tổ chức ngoại khóa 2 tuần
+ Hình thức thông báo: dán thông báo trên bảng tin Văn phòng Đoàn, đưa thông báo
về cho Bí thư các lớp
+ Hình thức đăng ký: trực tiếp đăng ký tại văn phòng Đoàn
- 5 HS đăng ký sớm nhất sẽ được tham gia vào nhóm Thí nghiệm vui GV cung cấp tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm và hóa chất Nhiệm vụ của nhóm là nghiên cứu, tiến hành làm thử và biểu diễn thí nghiệm vào buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các bạn cùng xem
- Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, chạy thử chương trình, thống nhất chương trình hoạt động và bố trí các vị trí
- Quản lý người chơi, đội chơi:
Trang 9+ Thành viên các đội thi VŨ ĐIỆU NGUYÊN TỐ và nhóm Thí nghiệm vui không được tham gia bốc thăm để đảm bảo tất cả các HS đều có cơ hội tham gia
+ Trước cửa chính vào hội trường sẽ bố trí thùng thăm may mắn chứa :
• 12 thăm chữ s, 12 thăm chữ p, 12 thăm chữ d, 12 thăm chữ f
HS bốc trúng các thăm này sẽ được tham gia trò chơi VÒNG QUANH THẾ GIỚI, với 4 đội tương ứng: Nguyên tố s, Nguyên tố p, Nguyên tố d, Nguyên tố f
• 4 thăm chữ D, 4 thăm chữ C, 4 thăm chữ J, 4 thăm chữ L
HS bốc trúng các thăm này sẽ được tham gia trò chơi NHÀ THÔNG THÁI, tương ứng với 4 đội: Dobereiner, Chancourtois, John Newlands, Lothar Meyer
III. Nội dung buổi sinh hoạt
1. Hoạt động 1: VÒNG QUANH THẾ GIỚI
1.1. Cách chơi và luật chơi
Có 4 đội chơi theo tên gọi: Nguyên tố s, Nguyên tố p, Nguyên tố d, Nguyên tố f Mỗi đội gồm 12 thành viên, xếp thành một hàng dọc sau vạch xuất phát Cách 10m là cổng vào vương quốc Các đội sẽ được xem bản đồ vương quốc các nguyên tố (gồm 12 nguyên tố) Sau khi xem xong thông tin về một nguyên tố, mỗi đội có 20 giây thảo luận
và đưa ra câu trả lời vào bảng Trả lời đúng, thành viên đầu hàng sẽ được bước vào cánh cổng vương quốc Thành viên thứ hai tiếp tục bước lên vạch xuất phát để trả lời câu hỏi tiếp theo Trả lời sai, thành viên đầu hàng vẫn phải dừng lại ở vạch xuất phát Đội chiến thắng sẽ là đội có nhiều thành viên bước vào vương quốc nhất
Khu vực thi của mỗi đội (12 HS/đội)
Trang 10Hình 2.2 Bố trí sân chơi VÒNG QUANH THẾ GIỚI
1.2. Hỗ trợ của máy tính
Hệ thống câu hỏi được trình diễn bằng powerpoint (slide 1-13, file BANG HE THONG TUAN HOAN, folder CHƯƠNG 2, CD đính kèm khóa luận) Bản đồ vương quốc gồm 12 nguyên tố chưa biết tên đã đánh số thứ tự Kĩ thuật viên sẽ điều khiển câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 12, bằng cách click vào các chữ số trên bản đồ Sau khi MC đọc xong dữ kiện cho mỗi câu hỏi, đồng hồ bắt đầu đếm ngược từ 20 về 0
Thời gian kết thúc, các đội giơ bảng đáp án, trở về slide bản đồ để biết kết quả bằng cách click vào biểu tượng trên slide hiện tại Ô nguyên tố sẽ hiện ra thay thế cho chữ
số câu hỏi Sau khi du lịch qua 12 nguyên tố trong vương quốc, MC dẫn dắt: “các nhà du
lịch đã tìm ra những con đường đi dễ nhớ nhất, tránh không lạc đường, nhưng tìm mãi
mà không có kết qủa Cho đến 1 ngày nọ, một người Nga tên Mendeleev đã tìm ra được quy luật cho mình, và được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt Đó chính là bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học” Kĩ thuật viên nhấp chuột để bảng hệ thống tuần hòan
hiện ra thay thế cho bản đồ các vương quốc