Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
107,5 KB
Nội dung
GIÁO ÁN BÀI 25 SINH HỌC 12 Trường THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐĂC UYN I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG : 1/ Kiến thức: + Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac. + Nêu được những hạn chế của Lamac. + Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đăcuyn. + Nêu được những ưu nhược của học thuyết Đăcuyn 2/ Kỹ năng: + Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh khái quát hoá. + Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3/ Thái độ : + Nâng cao nhận thức đúng đắn khoa học về thuyết tiến hoá của Lamac và Đăcuyn. + Xây dựng thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu, liên hệ với thực tế. II/TRỌNG TÂM: Đi sâu phân tích học thuyết tiến hoá của Đăcuyn về ( cơ chế, CLTN, CLNT) III/ PHƯƠNG TIÊN: Các tranh ảnh hình 25.1, 25 SGK được phóng to, hoặc các tranh ảnh có liên quan đến bài học mà GV và học sinh sưu tầm được. IV/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại tìm tòi, giảng giải. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta hay sử dụng các cơ quan thoái hoá. Trả lời: - Vì cơ quan thoái hoá không giữ chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên. - Ví dụ: Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người. Câu 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc. Trả lời: Vì như chúng ta đã biết mọi loài sinh vật trên trái đất đều có cơ sở vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như quá trình đường phân …. Nên nó có chung một nguồn gốc. Bài mới : Trong các chương trước chúng ta đã đề cập tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ các đơn vị cơ bản là tế bào. Chúng chứa vật liệu di truyền là ADN, đều có quá trình dinh dưỡng và sinh sản…Bên cạnh đó các sinh vật lại có nhiều đặc điểm khác nhau. Sự đa dạng của sinh vật cho thấy có một quá trình tiến hoá đã và đang xẩy ra theo thời gian. Vậy các thuyết tiến hoá đã giải thích về mối quan hệ giữa các dạng sinh vật khác nhau trên trái đất như thế nào các em cùng nghiên cứu bài 25 trang (108) SGK - CTC. 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIỂU KẾT GV: Cho HS xem hình vẽ 35.a (SGK 12) NC giải thích về loài hươu cao cổ ngày nay ? GV: Theo Lamac nguyên nhân của tiến hoá là gì? GV: Cơ chế tiến hoá là do đâu? GV: Do đâu đặc điểm thích nghi được hình thành? GV: Kết quả tiến hoá theo học thuyết Lamac là gì? TL : Lamac cho rằng trước đây loài hươu cao cổ chân thấp, cổ ngắn chỉ ăn lá cây cành thấp, sau đó do lá cây cành thấp dần dần hết, buộc phải vươn cao để ăn lá trên cao. Cứ như vậy cổ hươu ngày càng cao hơn. Sự thường xuyên vươn cổ này làm cho con cháu của chúng có cổ dài hơn. TL : Sự thay đổi một cách chạp và liên tục của môi trường sống . TL: Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với môi trường nên không bị đào thải. TL : Như tiểu kết. TL: Hình thành loài mới: I/ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA LAMAC: 1/ Nguyên nhân tiến hoá: Do môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục. 2/ Cơ chế tiến hoá: Sinh vật tự thay đổi để thích nghi với môi trường sống và những đặc điểm thích nghi như vậy được di truyền từ đời này sang đời khác. 3/ Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu sử dụng hay không sử dụng của các cơ quan luôn được di truyền cho thế hệ sau. 4/ Sự hình thành loài mới: Từ một loài tổ tiên, sinh vật “tập luyện” để thích ứng với sự thay đổi của môi trường theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến hình thành những loài mới khác nhau và không có loài nào bị diệt vong. 2 GV: Lamac còn những hạn chế nào? GV: Nêu tóm tắt cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Đacuyn trên tàu bigơn (1831-1836). Những quan sát thu được trong tự nhiên giúp ông hình thành nên học thuyết tiến hoá sau này. GV: Nhà tiến học Ơnxt Mayơ đã tóm tắt những quan sát và các suy luận của Đacuyn như thế nào? GV nêu VD về tác động của CLTN đối với sâu bọ ở đảo mađerơ. Ở đó thường xuyên gió thổi mạnh, những con sâu có cánh to khoẻ đều bị cuốn ra biển. kết quả trên đảo chỉ còn lại 220 không bay được trên 550 loài cánh cứng. TL : - Lamac cho rằng thường biến có thể di truyền được. - Trong quá trình tiến hoá, sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. - Trong quá trình tiến hoá, không có loài nào bị tiêu diệt mà chúng chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác. TL: Theo 3 ý theo SGK. - Tất cả …… tuổi sinh sản. - Quần thể … kích thước không đổi . - Các cá thể …….vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (gọi là biến dị các thể). 5/ Những hạn chế của học thuyế Lamac: - Chưa phân biệt được giữa biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Chưa giải thích được sự hình thành đặc điểm thích nghi cũng như sự hình thành loài mới. II/ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA ĐĂCUYN: 3 GV: Từ những quan sát đó Đacuyn đã nêu nguyên nhân tiến hoá là gì? GV: Từ thực tế CLTN, cùng với các bằng chứng thu được trong chuyến đi thám hiểm Đacuyn đã nêu lên cơ chế tiến hoá đó là gì? GV: Cùng với CLTN con người đã chủ động tạo ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn Đacuyn gọi là quá trình gì? GV: Cho HS quan sát hình 25.1 (SGK) và giới thiệu thêm về cây mù tạc hoang dại . + Thân Súp lơ xanh + Hoa Súp lơ trắng + Thân Su hào + Hoa Cải Bruxen. + Lá Cải xoăn + Lá Bắp cải. (Ngoài ra có thể GV cho HS quan sát thêm một số tranh về kết quả CLNT được phóng lớn ). GV: Các em phân tích tiếp hình 25.2 (SGK) để thấy rõ hơn kết quả của CLTN. TL: Như tiểu kết. TL : Là quá trình CLTN. TL : Là quá trình CLNT . HS quan sát hình 25.1 và rút ra nhận xét: Qua CLNT con người cũng tạo ra được nhiều giống cây trồng từ một loài tổ tiên ban đầu. TL: Từ một loài tổ tiên chung dưới tác dụng của CLTN đã hình thành các loài SV khác nhau (có nhiều đặc điểm 1/ Nguyên nhân của sự tiến hoá: SV phụ thuộc vào những yếu tố tác động của môi trường sống. Để tồn tại và phát triển sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn. 2/ Cơ chế tiến hoá: Là quá trình CLTN . Vì CLTN như một cơ chế chính dẫn đến quá trình tiến hoá hình thành loài mới. 3/ Kết quả của CLTN: * CLTN là quá trình đào thải những SV có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị 4 GV : Vậy nội dung của học thuyết Đăc uyn có những ưu điểm gì? GV: Bên cạnh những ưu điểm học thuyết tiến hoá của Đacuyn còn có nhũng hạn chế gì? GV: Những khác biệt trong quan niệm về tiến hoá của Lamac và Đăcuyn là gì? giống nhau và đa dạng). TL : + Giải thích được cơ chế của quá trình tiến hoá là CLTN. + Giải thích được tính thống nhất và sự đa dạng của sinh giới. TL: Như tiểu kết. TL : + Lamac thừa nhận loài có biến đổi nhưng không nêu được cơ chế giải thích cho quá trình biến đổi. + Đacuyn nêu được cơ chế tiến hoá chính hình thành loài là CLTN. di truyền giúp SV thích nghi. Kết quả là hình thành nên các loài có các đặc điểm thích nghi với môi trường. * Từ một loài tổ tiên chung dưới tác dụng của CLTN đã hình thành các loài SV khác nhau (có nhiều đặc điểm giống nhau và đa dạng). 4/ Ưu điểm của học thuyết Đăc uyn: + Chứng minh được cơ chế của quá trình tiến hoá là CLTN. + Giải thích được thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng. 5/ Hạn chế của Đacuyn: + Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. + Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị. III/ Những khác biệt trong quan niệm của Lamac và Đăcuyn: + Lamac: + Đacuyn: 5 VI/ CỦNG CỐ: GV nêu câu hỏi: Học thuyết tiến hoá cổ điển của Lamac và Đacuyn, đã gải quyết được những vấn đề gì?. Chưa giải quyết vấn đề gì về nguyên nhân và cơ chế của tiến hoá? Gợi ý cho HS trả lời: * Đã giải quyết được: + Thừa nhận sự tiến hoá của sinh vật là quá trình biến đổi có tính kế thừa lịch sử. + Xác định vai trò của ngoại cảnh tác động lên quá trình biến đổi của sinh vật. * Những vấn đề còn tồn tại: + Không phân biệt được biến dị nào là biến dị di truyền và không di truyền. + Không hiểu được trong quá trình tiến hoá của sinh giới thì ngoại cảnh và di truyền yếu tố nào quan trọng hơn. + Đacuyn chưa hiểu hết vai trò của CLTN trong quá trình tiến hoá của sinh giới. VII / HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ: + Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và hoàn thành nội dung phiếu học tập (1) + Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh . + Soạn trước bài 26 tiếp theo. Phiếu học tập (1) Nội dung so sánh CLNT CLTN Thời gian Kết quả Đáp án phiếu học tập (1) Nội dung so sánh CLNT CLTN Thời gian Nhanh Chậm Kết quả Hình thành đặc điểm thích nghi cho nhu cầu thị hiếu con nguời. Hình thành đặc điểm thích nghi cho bản thân sinh vật. 6 GIÁO ÁN BÀI 34 SINH HỌC 12 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ I. Mục tiêu bài giảng : 1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: + Trình bày được nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. + Giải thích được vì sao tế bào chỉ sinh ra từ tế bào sống trước nó. + Nêu được những bằng chứng sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. + Giải thích được mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài. 2/ Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. + Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh khái quát hoá. 3/ Thái độ : + Nâng cao nhận thức đúng đắn khoa học về học thuyết tế bào và bằng chứng sinh học tế bào và phân tử. + Xây dựng thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu, liên hệ với thực tế. II/ Trọng tâm : Nội dung của học thuyết tế bào và bằng chứng sinh học tế bào và phân tử. III. Phương pháp: Đàm thoại tìm tòi, giảng giải IV. Chuẩn bị: : - GV chuẩn bị các tranh ảnh TB, TV, bảng mã di truyền…. - HS đọc trước bài mới ở nhà. V. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ . Câu 1: Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ỏ mỗi vùng được giải thích như thế nào? Câu 2. Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động vật, thực vật lục địa úc. Từ đó rút ra được kết luận gì? 3. Vào bài mới : Như chúng ta đã biết tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ các đơn vị cơ bản là tế bào. Dựa trên cơ sở nào để chứng minh? Cũng như để đi sâu tìm hiểu sự thống nhất về nguồn gốc của sinh giới chúng ta nghiên cứu bài 34 . 4 . Bài mới: 7 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIỂU KẾT ? Học thuyết tế bào được hình thành nhờ vào sự ra đời của loại phương tiện nghiên cứu nào? GV giảng thêm: Lịch sử phát hiện tế bào gần như là lịch sử phát minh ra kính hiển vi vì hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường. VD: Khi có kính hiển vi: Tế bào thực vật được ( Rô bơc Huc) phát hiện 1665 Tế bào động vật được ( Lơvenhuc) phát hiện 1674. ? Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc của sinh giới? ? Do đâu có sự khác nhau giữa các dạng tế bào (nhân sơ, nhân thực, động vật và thực vật) ? ? Tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sống? ? Theo em các tế bào sống được sinh ra từ đâu ? TL: Kính hiển vi. Do đến thế kỷ XIX khi kính hiển vi đã hoàn thiện thì M.Slâyđen(1938), T.Sơvan (1939)… đi sâu nghiên cứu về cấu trúc tế bào TV, ĐV, và VK đã đưa ra học thuyết tế bào. TL: + Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào. ( trừ vi rút) . + Mọi tế bào sống đều có những đặc trưng tương tự nhau về cấu tạo và chức năng. TL: + Do trình độ tổ chức và thực hiện những chức năng khác nhau, vì vậy đã tiến hoá theo những hướng khác nhau. TL : Như tiểu kết TL: Năm 1858 bác sĩ người Đức (Richrchow) chứng minh rằng tế bào sống được sinh ra do tế bào sống có trước. I/ BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC: 1/ Nội dung của học thuyết tế bào: a/ Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào . b/ Sự khác nhau giữa các loại tế bào. * Do trình độ tổ chức. * Thực hiện các chức năng . * Hướng tiến hoá. c/ Vai trò của tế bào sống: Tế bào có liên quan đến sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống. d/ Các hình thức sinh sản : Các phương thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan đến sự phân bào 8 GV: Đưa thêm ví dụ : Ngay cả vi sinh vật cũng được Pasteur 1862 chứng minh bằng thực nghiệm VSV sinh ra từ VSV. ? Học thuyết tế bào có ý nghĩa gì? ? Nguồn gốc thống nhất của sinh giới còn được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào? ? ADN có đặc điểm, cấu tạo và chức năng gì? (HS nhắc lại kiến thức đã học). ? Do đâu ADN có tính đặc trưng cho từng loài. TL: Chứng minh được mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào và có chung một nguồn gốc. TL: Ở bằng chứng sinh học phân tử . - Cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của prôtêin, về mã di truyền… của các loài. TL: + Cùng với prôtêin thì Axit nuclêic (ADN, ARN) là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống. + Có 4 loại nu A,T,G,X… + ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền. TL: Do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp nuclêôtit trong ADN. (sinh sản) của tế bào: VD : + VK sinh sản (trực phân) + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính (nguyên phân) . + Những loài sinh sản hữu tính sinh sản qua (nguyên phân, giảm phân và thụ tinh). 2/ Ý nghĩa của học thuyết tế bào . - Chứng minh được mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào . - Cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới. II. BẰNG CHỨNG SINH HỌC PHÂN TỬ: 1/ ADN . a/ ADN giống nhau giữa các SV: + Đa số các loài sinh vật đều chứa vật chất di truyền (ADN) + ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền. + ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nu A,T,G, X. b/ ADN khác nhau giữa các SV: Do SL, TP và trật tự sắp xếp nuclêôtit trong ADN (tính đặc trưng của ADN). 9 GV cho HS xem ví dụ về trình tự các nuclêôtit của người, tinh tinh, gorila, đười ươi trong mạch mang mã gốc theo SGK từ đó có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người. XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT ? Mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người theo trình tự ? ? Sự giống và khác nhau của ADN có ý nghĩa gì? ? Tính thống nhất của sinh giới còn được thể hiện qua đâu? ? Mã di truyền là gì? HS nhắc lại kiến thức đã học. TL: Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất (vì chỉ khác 1 bộ ba), tiếp đến gôrila (khác 2 bộ ba), sau cùng là đười ươi (khác 4 bộ ba). TL : Mối quan hệ đó là: Người - tinh tinh - gôrila - đười ươi . TL : Sự giống và khác nhau của ADN phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài. TL: Tính thống nhất của sinh giới còn được thể hiện qua mã di truyền . HS xem lại bài cũ ở phần II trang 7 và 8 SGK sinh 12 chương trình nâng cao. Cây sơ đồ phản ánh mối quan hệ đó là: Người Tinh tinh Gôrila Đười ươi Dạng tổ tiên chung 2/ Mã di truyền: Mã di truyền đều có đặc điểm giống nhau và rõ nhất là tính phổ biến của thông tin di truyền là mã bộ ba. VD : Bộ ba AAT của tất cả các loài đều mã hoá cho aa lơxin. 10 [...]... phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa người với các loài vượn người từ gần đến xa 1 2 3 4 Dạng tổ tiên chung VI Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và trả lời các bài tập cuối bài - Sưu tầm những tư li u về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử - Soạn trước bài 35: Học thuyết tiến hoá cổ điển 12 . Đacuyn, đã gải quy t được những vấn đề gì?. Chưa giải quy t vấn đề gì về nguyên nhân và cơ chế của tiến hoá? Gợi ý cho HS trả lời: * Đã giải quy t được: +. sự lớn lên của cơ thể đa bào đều li n quan đến sự phân bào 8 GV: Đưa thêm ví dụ : Ngay cả vi sinh vật cũng được Pasteur 186 2 chứng minh bằng thực nghiệm