đề thi thử vào lớp 10 môn văn có đáp án tham khảo
Trang 1Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
- (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Câu 2: Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩm được xác định ở câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi).
Phần II (6.0 điểm)
Người đồng mình yêu lắm con
ơi Đan lờ cài nan hoa…
Câu 1: Chép tiếp 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ Nêu tên tác giả của bài thơ trên Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
Câu 3: Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (từ
10-12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép ở câu hỏi 1 Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú Gạch chân dưới thành phần phụ chú
và phép thế.
Câu 4: Từ lời tâm sự của người cha với con trong bài thơ trên, cùng với những kiến
Trang 2thức xã hội mà em có, hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia đình và quê hương (viết từ 5-7 dòng).
……… …Hết………….
Họ và tên thí sinh……….Số báo danh………
Trang 3Hướng dẫn chấm và biểu điểm Môn Văn chung
Phần I
Câu 1
1.0 điểm
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp.
0.5 0.5
Câu 2
1.0 điểm
- Độc thoại nội tâm: câu 2,3,4.
- Thể hiện tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương
con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ
con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc).
0.5 0.5
Câu 3
2.0 điểm
Cần nêu các ý sau:
- Ông Hai – người nông dân quê ở làng Chợ Dầu - là người có tình yêu làng
tha thiết, mãnh liệt.
+ Ông luôn kể và khoe, tự hào về làng Chợ Dầu của mình Đi sơ tán, ông nhớ
không nguôi về làng mình, nhớ những ngày ở làng tích cực chuẩn bị kháng
chiến: đào đường, đắp ụ
+ Nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, ông choáng váng, đau đớn, tủi
nhục… Ông đã trải qua những ngày căng thẳng, đấu tranh tư tưởng gay gắt
giữa một bên là tình yêu làng, một bên là lòng trung thành với cách mạng và
kháng chiến.
- Khi tin được cải chính, ông vô cùng vui sướng, đi khoe về làng - mặc dù nhà
ông đã bị đốt nhẵn… Tình yêu làng và yêu nước trong ông đã hòa làm một.
- Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
0.5 0.25
- Chép đúng đoạn thơ theo văn bản sách giáo khoa
- Tác giả của bài thơ trên: Y Phương
0.5 0.5 Câu 2 - Các biện pháp tu từ (Thí sinh chỉ cần nêu 2 biện pháp tu từ sau trong số các
biện pháp tu từ được sự dụng trong đoạn thơ) như:
+ Ẩn dụ: vách nhà ken câu hát + Nhân hóa: rừng cho hoa Con đường cho tấm lòng
+ Điệp ngữ: cho
0,5
Trang 4+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, tài hoa, khéo léo
+ Sống lạc quan, hồn nhiên, vô tư.
+ Gắn bó với quê hương.
- Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ
0.5 0.5 0.5
Câu 4
0.5 điểm
Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, song cần bày tỏ rõ thái
độ và tình cảm của bản thân đối với gia đình và quê hương Tình cảm phải
chân thành.
VD:
- Gia đình và quê hương là nơi chúng ta được sinh ra, nơi nuôi chúng ta khôn
lớn.
- Thái độ: Yêu mến, gắn bó với gia đình và quê hương, sống có trách nhiệm
với gia đình, có trách nhiệm và bảo vệ quê hương.
0.25 0.25
Trang 5TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
HUẾ
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2014 - 2015
Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“(1) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng (2) Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ (3) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất (4) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng (…).”
(Khái Hưng, Ngữ văn 6, tập hai, trang 42) 1.1 Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? Vì sao?
1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2), (3), (4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong đoạn văn?
Câu 2: Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp
2.1 Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên.
Trang 62.2 Bằng một văn bản (dài không quá một trang rưỡi giấy thi), trong đó có sử dụng một khởi ngữ và một câu hỏi tu từ (gạch chân, xác định), hãy nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống em nhận được từ hai câu chuyện
Câu 3:
“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, () và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
(Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 14)
Từ việc tìm hiểu các ý kiến trên, hãy viết về “lời gửi” của một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách
“nghĩ” của em về con người và cuộc sống.
Đáp án
Câu 1:
1.1 Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
- Vì: đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn Các câu còn lại trong đoạn văn cùng hướng đến làm nổi bật ý đã nêu ở câu chủ đề.
1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2), (3), (4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu đặc biệt ( không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ).
- Tác dụng của kiểu câu đó trong đoạn văn: liệt kê, thông báo về sự tồn tại của
sự vật, hiện tượng: tăng tính thẩm mĩ, ấn tượng cho đoạn văn
A.Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết văn bản nghị luận xã hội ( kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) có kết cấu ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài, dài không quá một trang rưỡi giấy thi Bài viết có bố cục hợp lí, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Bài viết có sử dụng một khởi ngữ, một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định).
B Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống nhận được từ hai câu chuyện.
Trang 7- Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách Sau đây là một số gợi ý:
* Nội dung tư tưởng của hai câu chuyện:
- Câu chuyện 1:
+ Trong cuộc sống, có những người do ngại khó, ngại khổ, chưa nhận ra giá trị đằng sau những khó khăn, thử thách mà thiếu cố gắng, nỗ lực, thiếu ý chí, quyết tâm…, chấp nhận làm “hạt cát” bé nhỏ, tầm thường.
+ Từ “hạt cát” tầm thường, để trở thành “ngọc trai” quý giá, con người phải chấp nhận trải qua một quá trình thử thách gian khổ.
+ Có thử thách trong gian khổ, tôi luyện trong gian nan, con người mới có thể thành công trong cuộc sống, đạt tới đỉnh vinh quang.
- Câu chuyện 2:
+ Cuộc sống vốn tiềm ẩn những khó khăn, biến cố bất thường.
+ Trước những khó khăn, biến cố đó, con người cần biết chấp nhận, đối mặt với khó khăn, thử thách để vượt lên; hơn thế nữa, cần kiên trì, nỗ lực, quyết tâm, chủ động biến thử thách thành cơ hội.
+ Có dũng cảm đối mặt, có nỗ lực, kiên trì…, con người mới tạo ra được những thành quả có ý nghĩa, cống hiến cho đời.
* Bài học cuộc sống từ hai câu chuyện:
- Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ trong cuộc sống Đó chính là mấu chốt của thành công.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện với cái xấu… con người cần chủ động, quyết tâm, luôn có ý thức vượt qua để đạt tới thành công.
- Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tôi luyện
ý chí con người Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được mình, sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.
Học sinh cần trình bày “bài học cuộc sống” với tình cảm chân thành, sâu sắc; nêu được những vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đồng
Câu 3:
1 Giải thích các ý kiến:
* Về ý kiến: “Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
- Văn nghệ là một loại hình nghệ thuật có giá trị to lớn trong việc tác động vào
tư tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi người cũng như toàn xã hội: đem đến cho con người một thế giới phong phú.
- “Lời gửi” của văn nghệ và các loại hình nghệ thuật khác chính là cuộc sống, là
sự sống; góp phần làm cho đời sống nhân sinh ngày càng tốt đẹp hơn Tác giả - người
Trang 8sáng tạo ra tác phẩm, chính là người đem “lời gửi” – thông điệp về đời sống và con người – đến với các thế hệ bạn đọc.
* Về ý kiến: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, (…) và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.”
- Tác phẩm văn học lớn có khả năng kì diệu trong việc tác động vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi người cũng như toàn xã hội; để lại những ấn tượng sâu sắc, có giá trị lâu dài.
- Mỗi tác phẩm văn học lớn đều đặt ra và giải quyết vấn đề theo một cách riêng của nhà văn và cũng được bạn đọc tiếp nhận theo những con đường riêng.
- Tác phẩm văn học lớn đánh thức những cảm xúc tốt đẹp trong tâm hồn độc giả, giúp con người tự nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách toàn diện, bền vững.
=> Hai ý kiến ngắn gọn, cô động, sâu sắc cùng hướng đến thể hiện nội dung, vai trò của văn nghệ nói chung và tác phẩm văn học nói riêng đối với việc xây dựng, bồi đắp tâm hồn con người, làm cho cuộc sống ngày càng hoàn thiện.
2 Phân tích lời gửi của một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9.
Từ cách hiểu các ý kiến trên, học sinh viết về “lời gửi” của một “tác phẩm lớn” trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách
“nghĩ” về con người và cuộc sống.
Sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Phân tích để làm rõ:
+ “Lời gửi” của tác phẩm.
+ “Ánh sáng riêng” mà tác phẩm ấy (bằng nội dung và nghệ thuật) đã rọi vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi con người cũng như toàn xã hội.
+ Từ “lời gửi” và “ánh sáng” ấy, tác phẩm đã cảm hóa, lôi cuốn, giúp mỗi người
tự thay đổi, tự nhận thức, tự xây dựng mình để được sống ý nghĩa hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
Trang 9Phòng GD&ĐT VIỆT YÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN NĂM: 2014 - 2015
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN VĂN NĂM 2014 - VIỆT YÊN, BẮC
GIANG
Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thể được Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ”
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Trang 10Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
- Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai
- Thành phần biệt lập là thành phần tình thái: tưởng như.
Dấu chấm lửng có tác dụng:
- Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai.
- Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây.
0,25đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ
- Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ ViệtNam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
- Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống để đi vào một thế kỉ mới
2 Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?
Trang 11- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
3 Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế
kỉ mới:
- Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
- Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ,
bố cục mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
* Đến bên lăng, tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác
- Ngày ngày mặt trời của thiên nhiên vẫn toả sáng trên lăng , vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu
- Từ mặt trời của tự nhiên tác giả đã liên tưởng và ví Bác như mặt trời - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho cuộc đời, độc lập tự do cho dân tộc - Sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với Bác
Trang 12- Hình ảnh dòng người sự so sánh đẹp – tình cảm thương nhớ kính yêu của nhân dân với Bác
- Không gian trong lặng yên thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết dịu nhẹ được diễn tả: hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền –nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác
- Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn đó đang ngủ một giấc ngon sau một ngày làm việc vất vả
- Giấc ngủ có trăng vỗ về Trong giấc ngủ vĩnh hằng có trăng làm bạn
- Vẫn biết trời xanh trong tim: Biết rằng Bác đã sống mãi, hoà vào thiên nhiên sông núi nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tận tâm can
-Niềm xúc động thành kính và nỗ đau xót của nhà thơ được biểu hiện rất chân thành sâu sắc.
* Khẳng định sự kính trọng, biết ơn của nhà thơ với Bác.
0,5 đ
THI THỬ LỚP 10 - TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015
Trang 13Thời gian: 120 phút
Phần I: (3 điểm)
Cho khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
1 Em hãy nêu tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ bài thơ.
2 Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và giải thích vì sao?
Phần II: (3 điểm)
Cho câu văn sau: “Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Coi câu văn trên là câu chủ đề, chọn một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, viết đoạn văn từ 8-10 câu, có một câu sử dụng thành phần biệt lập, để làm sáng tỏ nhận định ấy.
Phần III: (4 điểm)
Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất nhiều.
"Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều
bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên đường đua, cậu bé đã bật khóc Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn.
Trang 14Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn” Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau" (Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003)
I ĐÁP ÁN THI THỬ LỚP 10 TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015
1 “Sang thu” của Hữu Thỉnh , sáng tác năm 1977, mùa thu hòa bình đầu tiên. 1.0
2 Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se,
1.5
II Hình thức : đoạn văn dài 8-10 câu, gạch chân và chú thích câu có thành phần biệt lập. 1.0 Nội dung: phân tích một khổ thơ trong bài “Viếng lăng Bác” để làm rõ nhận định:
+ Chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Bác 1.5 Đoạn văn tham khảo:
Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh” ví như trong khổ thơ thứ nhất(1) :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Khi đến trước lăng, tác giả chỉ tả chấm phá có mỗi hàng tre bên lăng : hàng tre ẩn hiện trong sương
Trang 15bát ngát, màu xanh xanh, đứng thẳng hàng (2) Tả ít gợi nhiều, tình cảm của tác giả bộc lộ ngay câu
đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm
trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác (3) Cách dùng đại từ xưng hô “ con ” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân
thương, cách nói giảm, nói tránh: từ “thăm” ( Đến chơi để tỏ tìnhthân, sự quan t â m ) thay cho từ
“viếng” ( Đến trước linh cữu hoặc lăng mộ để tỏ lòngthương tiếc ), giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, ngụ ý Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người (4) Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang tính chất ẩn dụ tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc (5) Hàng tre ẩn hiện trong
sương gợi không gian rộng mà thiêng liêng (6) “Ôi!” là từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào
trước hình ảnh hàng tre, chính là lòng tự hào dân tộc mình vừa chiến thắng oanh liệt(7) Từ đó tác giả có những suy ngẫm sâu sắc: Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc (8) Màu tre xanh mang biểu tượng của tâm hồn thanh
cao, hiền hoà (“xanh xanh Việt Nam) nhưng cũng mang sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta
“Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” (9) Hình ảnh đẹp của hàng tre - dân tộc càng đẹp hơn khi quây
quần về đây, bên Người, canh cho giấc ngủ của Người được bình yên vĩnh hằng (10).
Chú thích: Câu 4 là câu sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
III Hình thức: đoạn văn dài 15-20 câu, trình bày mạch lạc, sạch sẽ 1.0 Nội dung: Cảm nhận nội dung câu chuyện: nỗ lực vượt khó đi lên, đồng cảm sẻ chia, vị tha…
+ Nêu rõ sự việc hiện tượng có vấn đề: các vận động viên tham gia thi chạy ở một thế
vận hội quốc tế, cuộc thi là thử thách lớn lao nhất là khi các vận động viên đều bị khuyết tật, đã có người bị vấp ngã liên tục trên đường chạy, bất lực mà bật khóc.
+ Đánh giá đúng sai: cuộc thi có ý nghĩa nhân đạo lớn, tất cả các vận động viên đều
giành chiến thắng.
+ Nêu nguyên nhân: Khát vọng (dù khuyết tật các vận động viên đều muốn nỗ lực giành
chiến thắng để khẳng định giá trị bản thân “có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua
100m Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước”); Đồng cảm (khi có người bị vấp
ngã, những người khác cùng quay lại an ủi, giúp đỡ rồi cùng khoác tay nhau về đích trong
2.0
Trang 16niềm vinh quang chung)
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định: học tập các vận động viên trong câu chuyện, cuộc
sống dù khó khăn đến mấy vẫn nỗ lực vươn lên, đồng cảm và vị tha với những hoàn cảnh khó khăn khác Là học sinh lớp 9, đứng trước kì thi khó khăn cũng cần tinh thần vươn lên, lạc quan, đoàn kết giúp nhau ôn luyện kiến thức, kĩ năng, làm bài trung thực…để khẳng định mình, cùng nhau giành chiến thắng vinh quang.
Ngày: 23/4/2016 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang)
Trang 17Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1 Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành
phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2 Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương
hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.
3 Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4 Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (3,5 điểm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan):
Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1 Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2 Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.
-Hết -Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: Số báo danh:
TRƯỜNG THCS
BÍCH HÒA
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn – Năm học: 2016-2017 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp
Trang 18lực, để dựng nên công lớn Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
1 Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả của
4 Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
Phần II: (7 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
1 Bài thơ “Bếp lửa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
2 Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu? Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “Bếp lửa” mà tác
giả nhắc tới?
3 Tình cảm gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài quen thuộc được
thể hiện trong bài thơ Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
4 Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà
trong bài thơ “Bếp lửa” trong đó có sử dụng câu cảm thán.
5 Bằng những hiểu biết của em, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
trong thời đại hiện nay
1.- Nêu được tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Của nhóm tác giả: Ngô gia văn phái
- Quê: Làng Tả Thanh Oai-Hà Tây cũ Nay thuộc Hà Nội Là dòng họ lớn nổi
tiếng đỗ cao có tài văn học Một số người trong gia đình đó đã viết chung tác
phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” Tiêu biểu là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô
Thì Nhậm.
2 Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung ở trấn Nghệ An
- Đoạn văn trên giống thể loại “Hịch” trong văn học cổ.
3 Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài
0.25 0.25 0,5
0,5 0,25
Trang 19“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn Viết để kêu gọi quân sĩ học tập “Binh thư yếu lược” chuẩn bị đánh giặc Nguyên-Mông.
4 Nội dung đoạn văn: Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành
với vua Quang Trung.
1 Bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang sinh sống và học tập tại Liên Xô.
Đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
2 Từ láy “chờn vờn”: ánh sáng ngọn lửa bếp bập bùng lúc to lúc nhỏ gợi lên
một bếp lửa bình dị quen thuộc trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam.
3 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Nói với con (Y Phương)
4 Hình thức: (1.5đ)
- Đúng một đoạn văn quy nạp (câu chốt đứng cuối đoạn văn) Đảm bảo số câu theo yêu cầu.
- Có câu cảm thán (đánh số câu và chú thích câu cảm thán).
* Nội dung: (2.5đ) Đoạn văn đảm bảo những ý sau:
- Tình yêu thương bà giành cho cháu lớn lao, sâu sắc.
- Bà là người che chở, bảo bọc, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu trong những năm tháng tuổi thơ
- Hình ảnh người bà tẩn tảo, chắt chiu, nhen nhóm lên ngọn lửa mỗi sớm mai.
Nhen nhóm ý chí, niềm tin cho cháu.
- Bà là người đầy nghị lực, vượt qua những biến cố lớn lao trong cuộc đời, trở thành chỗ dựa vững vàng cho cháu.
- Hình ảnh người bà-người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương, với tấm lòng nhân hậu giàu đức hi sinh, với một nghị lực sống phi thường.
5 Tùy theo cách viết của học sinh để cho điểm (Viết đoạn hoặc bài văn ngắn)
có thể đi theo hướng sau:
- Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rất đa dạng:
+ Bảo vệ tổ quốc + Xây dựng và phát triển đất nước.
Trang 20MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
I Phần văn - Tiếng việt
Câu 1: Phần tiếng Việt (1,5 điểm)
a Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại (0,5 điểm)
b Lấy 1 ví dụ vi phạm về phương châm về lượng, 1 ví dụ về vi phạm phương châm về chất Chỉ ra lỗi vi phạm trong mỗi ví dụ ấy (1,0 điểm)
Câu 2: Phần văn bản (1 điểm)
Chép theo trí nhớ 4 câu thơ đầu văn bản: "Cảnh ngày xuân" (Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1) và khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ ấy.
II Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,5 điểm)
"Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta"
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (4,5 điểm)
Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
-
Trang 21Hết -PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO THẮNG
TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHÚ NHUẬN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT
NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: NGỮ VĂN
I Phần văn - Tiếng Việt
Câu 1 a HS trình bày được khái niệm phương châm về lượng,
phương châm về chất trong hội thoại.
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao
tiếp, không thừa, không thiếu
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
b HS lấy được 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về lượng, 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về chất (chỉ ra lỗi
vi phạm)
VD: - Già là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta.
(vi phạm phương châm về lượng thừa từ "nuôi ở nhà)
- Nước là do nước ở trên đầu nguồn sinh ra (vi phạm phương châm về chất: nói điều không chính xác)
0,25 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
Câu 2 - Chép đúng, đủ 4 câu thơ đâu văn bản: "Cảnh ngày xuân"
(Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1)
"Ngày xuân con én đưa thoi,
0,5 điểm
Trang 22Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ:
Qua bốn câu thơ Nguyễn Du đã gợi ra được bức tranh mùa xuân đẹp, hài hòa về màu sắc, sinh động, nhẹ nhàng, thanh
II Phần Tập làm văn
Câu 1 Yêu cầu về kĩ năng
- HS biết viết một bài văn nghị luận ngắn về một vấn đề xã
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết ngắn gọn, cô đọng vấn đề.
HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, đảm
bảo các nội dung cơ bản sau:
0,25 điểm
* Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn câu nói: "Bảo vệ môi
trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta"
* Thân bài
- Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm về môi trường:
Trang 23Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây
- Giải thích, chứng minh để thấy: Nếu không bảo vệ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe dọa như thế nào.
+ Phá rừng, khai thác rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những tổn hại lớn: mất rừng sẽ xảy ra lũ lụt, hạn hán, mất nguồn lợi về
kinh tế và cuộc sống bị đe dọa.
+ Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát sinh.
- Phê phán thái độ vô ttrách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ môi trường.
- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?
+ Đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với nhân dân và bản thân: Cần phải thu gom rác, giữ
vệ sinh chung, trồng cây, bảo vệ nguồn nước
* Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường, đưa ra lời kêu
gọi: Bảo vệ môi trường là việc vô cùng lớn lao, cấp thiết Là
trách nhiệm của tất cả mọi người
- Học sinh làm được bài nghị luận văn học, trình bày, phân
Trang 24tích được một nhân vật văn học trong tác phẩm truyện.
- Bài viết có bố cục ba phần, rõ ràng, lập luận tốt, đảm bảo
tính liên kết giữa các phần, các đoạn, diễn đạt lưu loát, dùng
từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả.
* Về kiến thức: bài viết nêu được những suy nghĩ cá nhân
về nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long.
Học sinh có thể triển khai các ý trong bài viết đảm bảo các
nội dung cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên là nhân
vật chính trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành
Long.
* Thân bài
- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, buồn tẻ (đặc biệt đối với
tuổi thanh niên).
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động : trồng
hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ là việc.
- Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát được
gặp gỡ, trò chuyện với mọi người
- Là người khiêm tốn, anh coi công việc của mình bình
thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là những tấm
gương để mình học tập.
- Là một người có ý thức, trách nhiệm, anh hoàn thành tất
cả các nhiệm vụ, mặc dù rất luyến cô gái và ông họa sĩ, nhưng
Trang 25anh không đi tiễn vì đã đến giờ đi "ốp".
* Kết bài: Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu của con
người mới, nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bảo vệ quê hương Đó là cách sống có lí tưởng, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.
Đây là vẻ đẹp đáng trân trọng cần học tập, noi theo.
Câu 1 (2đ):
Trang 26- Nêu xuất xứ bài thơ có khổ thơ trên?
- Nêu ý nghĩa của các hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trên?
- Khổ thơ trên là khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Viếng lăng Bác” (0,25đ), của nhà thơ Viễn Phương (Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn) (0,25đ), sáng tác năm 1976 (0,25đ), in trong tập
Trang 27“Như mây mùa xuân” (0,25đ).
- Nêu được ý nghĩa của hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất: mặt trời thiên nhiên vĩ đại, cân xứng và khẳng định mặt trời trong lăng (0,5đ).
- Nêu được ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ: đó là Bác Hồ Bác là mặt trời của Cách mạng, của nhân dân, của dân tộc luôn rực rỡ, sáng chói, vĩ đại, bất tử (0,5đ).
- Chỉ ra được phép điệp từ: ngày ngày được dùng hai lần (0,25đ), phép điệp cấu trúc ở hai câu đầu và hai câu cuối (0,25đ)
- Nêu được hiệu quả: khẳng định Bác mãi mãi là vĩ đại, bất tử, toả sáng (0,5đ); Bác mãi mãi là mùa xuân, mãi mãi người dân dâng lên Người niềm thành kính, khâm phục (0,5đ); niềm rung cảm, giai điệu xúc động trìu mến thiết tha ngân vang trong lòng tác giả qua phép điệp ngữ làm khổ thơ giàu chất nhạc (0,5đ)
- Lập luận chặt chẽ, trôi chảy, viết có cảm xúc (0,5đ).
Câu 3(1đ):
- Chép lại hai câu thơ: (0,25đ)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điềm - Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ).
- Mặt trời thứ hai trong đoạn thơ ấy được dùng với nét nghĩa: là nguồn sáng, hơi ấm(0,25đ) mang lại sức sống, niềm tin, lẽ sống và chiến đấu cho mẹ (0,5đ).
Câu 4 (3đ):
- Viết đúng kiểu quy nạp (0,25đ) Dùng câu có thành phần tình thái: 0,5đ.
- Nêu được rõ vai trò ngôi kể thứ nhất (2đ) (gv thảo luận, thống nhất).
- Văn viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lô gic (0,25đ).
Trang 28SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015 – 2016 (Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng Hãy chọnphương án đúng viết vào tờ giấy làm bài
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A Lành lạnh C Lấp lánh
B Cỏ cây D Xôm xốp
Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu từ:
A So sánh C Ẩn dụ
B Hoán dụ D Nhân hóa
Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê)
có mấy cụm động từ?
Trang 29Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A Phương châm quan hệ C Phương châm về chất
B Phương châm cách thức D Phương châm về lượng
Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính còn có:
B Phép nối D Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờchịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:
A Câu đơn C Câu ghép
B Câu đặc biệt D Câu rút gọn
Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ Nếu đọc được 10 quyển sáchkhông quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị Nếu đọcđược mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần “Sách cũ trăm lần xemchẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách Đọc sáchvốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ Đọc ít mà đọc kĩ, thì
sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều
mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà
về Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầmthường thấp kém…
Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm)
c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oannghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
Trang 30ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Phần II Đọc hiểu văn bản
a) – Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách
– Tác giả: Chu Quang Tiềm
b) – Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận
– Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách
c) Có thể triển khai các ý sau:
– Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại Đọc sách chính là tiếp nhận kho tàng tri thức vô tận ấy
– Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triểnnăng lực ngôn ngữ cho con người… (Dẫn chứng)
– Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà khôngthấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnhhợp lí
Phần III: Tập làm văn
1) Giới thiệu chung:
– Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông nổi tiếng học rộng, tài cao
– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán củaNguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“ Tác phẩm không chỉ phảnánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thốngđáng quý của họ
2) Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định:
a) Số phận bất hạnh:
* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:
– Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già
– Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):
+ Cảnh sống lẻ loi
+ Nỗi nhớ thương khắc khoải
+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa
* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:
– Nguyên nhân (của nỗi oan):
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất
+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay
Trang 31+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữcho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.
– Hậu quả (của nỗi oan):
+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi
+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương đểbảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng
* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:
– Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng khônghạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể
=> Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công,tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc
b) Vẻ đẹp của Vũ Nương:
* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến
– Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng
* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:
– Đảm đang (khi chồng đi lính):
+ Một mình gánh vác gia đình
+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu
+ Nuôi dạy con thơ
– Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):
+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)
+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi
+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương (phút lâmchung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mangtính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thựclòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)
+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo
* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:
– Nết na, thủy chung:
+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép
+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bìnhyên
+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làmtròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình
+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết,dịu dàng
=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng
– Giàu lòng vị tha:
+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghétchồng Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ
Trang 32+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàngvẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.
+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh Lời nói ấy cho thấy Vũ Nươnghoàn toàn tha thứ cho chồng Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tànnhẫn của mình
=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh
3) Đánh giá:
– Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật
kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lờithoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹpcủa người phụ nữ Việt Nam
– Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xãhội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bikịch đớn đau
THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 1MÔN: NGỮ VĂNNĂM: 2016 - 2017Phần I (4.0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập I , NXB Giáo Dục, 2014)
Trang 331 Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng thế nào đến chủ đềcủa bài thơ?
2 Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơnày, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh” Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
3 Từ ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo
lý sống “uống nước nhớ nguồn” (trong khoảng nửa trang giấy thi)
Phần II: (6.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
" Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nóiluôn: - Ta thỏa thuận thế này Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe Tôi sẽ trở lại, danh dựđấy Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào Bây giờ có cả ba chúng ta đây,anh hãy kể chuyện anh đi Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anhthanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe Không, không đúng đâu Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìnmột trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ Anh hạgiọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia
lẻ loi một mình Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi làmột mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia Công việc của cháugian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất "
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)
1 Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây" Em hãy cho biết ba nhân vật ấy lànhững ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
2 Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó
3 Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trách trên?
4 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lắp để liên kết (gạch dưới thành phầntình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp) Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó
Câu 2: Việc lặp lại hình ảnh "vầng trăng non" nhằm mục đích nhấn mạnh vào vẻ vẹn nguyên, tròn đầy, thủy chungcủa những ân tình của thiên nhiên, đồng đội, nhân dân trong quá khứ Từ đó càng làm nổi bật sự đổi thay, bội bạccủa con người
PHẦN II:
Câu 1: - Ba nhân vật đó là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên
- Hoàn cảnh gặp nhau: Thuật lại tình huống gặp gỡ bất ngờ của họ
Trang 34Câu 2: - Ngôi thứ ba
- Khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, lời kể linh hoạt hơn
Câu 3: Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mìnhhơn cháu Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ
Câu 4: Gợi ý:
Đoạn văn viết bám vào cốt truyện, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõnhững phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong đoạn trích:
+ Yêu công việc, gắn bó với công việc, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
+ Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc
+ Tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, thường xuyên đọc sách để mở mang kiến thức và làm phong phúđời sống tinh thần
+ Cởi mở, chân thành, sống giàu tình cảm, khiêm tốn và thành thực
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn
(Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây:
Trang 35mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta Vậy là thanh củi cũng bị thu về Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát Ông ta kéo
áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi
ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?” Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính:
“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?” Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này
sưởi ấm những gã da trắng!” Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm Nhìn những người khác
trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của
họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng
(Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/)
Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm:
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Sang thu (Hữu Thỉnh).
- HẾT
Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 36(Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
A HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25
B HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (4,0 điểm)
I Yêu cầu:
1 Về kĩ năng:
- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả
2 Về kiến thức:
* Từ câu chuyện Lạnh, thí sinh rút ra những vấn đề cần nghị luận:
- Con người sống ích kỉ, không chia sẻ với người khác, tâm hồn sẽ trở nên giá lạnh, tàn nhẫn
- Sự giá lạnh của tâm hồn có sức huỷ hoại ghê gớm đối với người khác và với chính bản thân mình
* Bình luận về những vấn đề đã rút ra:
Câu chuyện ẩn chứa thông điệp sâu sắc, đúng đắn:
- Con người không muốn chia sẻ với người khác có nhiều lí do: Sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp xãhội, tính toán hơn thiệt nhưng tất cả đều bắt nguồn từ lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình
Trang 37- Sự ích kỉ khiến tâm hồn con người mất đi niềm đồng cảm khiến họ không thể chia sẻ, hi sinh, giúp đỡ ngườikhác Chính vì thế, con người sống gần nhau mà vẫn cô độc, giá lạnh, tàn nhẫn
- Sự ích kỉ dẫn đến những hậu quả khôn lường với người khác và với chính mình vì quay lưng với người khác làđánh mất đi cơ hội nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của chính mình trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn
* Thí sinh lấy dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận
* Bàn bạc mở rộng: Trong cuộc sống, có nhiều tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương nhưng cũng có không ít kẻsống ích kỉ, vô cảm, tàn nhẫn cần bị phê phán
* Rút ra bài học: Đừng sống lạnh lùng, ích kỉ; bỏ qua những khác biệt, mở rộng tấm lòng yêu thương, chia sẻ
để cuộc sống con người trở nên gần gũi, ấm áp
II Cách cho điểm
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc
lỗi ngữ pháp, chính tả
- Điểm 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, chínhtả
- Điểm 2: Đáp ứng khoảng một nửa số ý trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả
- Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, diễn đạt chưa tốt
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
*Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận chặt chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả
- Bài viết có sức khái quát và dấu ấn cá nhân
2 Về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được kiến thức về các tác phẩm đã cho, học sinh cảm nhận, phân tích, đánh giá về đất nước vàcon người Việt Nam trong văn học hiện đại Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảocác ý cơ bản:
* Về đất nước Việt Nam:
Trang 38- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng luôn mang sức sống
trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi ( Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).
* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc
(Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
* Bên cạnh những điểm chung, học sinh cần chỉ ra được đóng góp riêng của các tác giả khi khắc hoạ hình ảnhđất nước, con người Việt Nam
*Lưu ý: Thí sinh có thể có những ý tưởng khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận chặt chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.
II Cách cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích, chứng minh sâu sắc, diễn đạt tốt, chữ viết sạch đẹp
- Điểm 4-5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; diễn đạt tốt; chữ viết rõ ràng; còn một vài lỗi nhỏ về chính tả,diễn đạt
- Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên; diễn đạt tương đối tốt; có thể còn mắc một số lỗi nhỏ vềdùng từ, chính tả, ngữ pháp
- Điểm 1- 2: Năng lực cảm thụ còn hạn chế; phân tích sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
Hết
Trang 39SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô)
Trang 40Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ Em có đồng ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình.
Câu 2: (6 điểm)
Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như những cây quá thẳng, chim không về.
(Chế Lan Viên, Sổ tay thơ)
Em hãy chọn 2 trong 4 tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Con cò (Chế Lan Viên), Nói với con (Y Phương) để làm rõ ý kiến trên.
-HẾT-Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH VÀO LỚP
10 THPTNĂM HỌC: 2015-2016Môn thi: Ngữ VănThời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông Hay là quay về làng?
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay Về làm gì cái làng ấy nữa Chúng nó theo Tây cả rồi Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…
a Nêu nội dung của đoạn văn?
b Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói?
Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì?