Mục tiêu của học phần: - Kiến thức: Sinh viên nắm được những nội dung lý luận cơ bản về quản trị các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp như: Dự báo nhu cầu sản p
Trang 11
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
====================== -o0o -
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Tên học phần: Quản trị sản xuất Mã số: 0221608
2 Số tín chỉ: 2
3 Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 4
4 Phân bố thời gian theo giờ tín chỉ:
Lên lớp Thực hành, thí nghiệm,
thực tế, studio
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
5 Các điều kiện tiên quyết:
- Học phần tiên quyết: Quản trị học
- Học phần học trước:
- Học phần song hành:
6 Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức: Sinh viên nắm được những nội dung lý luận cơ bản về quản trị
các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp như: Dự báo nhu cầu sản phẩm, hoạch định công suất; Định vị và bổ trí sản xuất trong doanh nghiệp; Điều độ sản xuất; Quản trị hàng dự trữ và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; Quản trị chất lượng; hiểu và biết cách vận dụng các công cụ toán, các phương pháp tối ưu, kinh nghiệm trong đánh giá và kiểm soát các quá trình
- Kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết các bài toán và
ra quyết định về những vấn đề cốt yếu trong sản xuất Phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá và lý giải các vấn đề liên quan đến sản xuất
- Thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc, chuyên cần, tích cực trong học tập
và có ý thức tự học, tự nghiên cứu
7 Mô tả vắn tắt nội dung:
Quản trị sản xuất và tác nghiệp là một môn học cơ bản trong chuyên ngành quản trị kinh doanh Đối tượng nghiên cứu của môn học là hoạt động quản trị xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp, bao gồm hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các quá trình đó Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận, phương pháp luận,
Trang 22
các công cụ toán, các phương pháp tối ưu, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành trong quản trị điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả nhất Nội dung môn học tập trung các vấn đề: Dự báo nhu cầu sản phẩm; Hoạch định công suất; Định vị và bố trí sản xuất trong doanh nghiệp; Điều độ sản xuất; Quản trị hàng dự trữ và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; Quản trị chất lượng
8 Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nộp đủ học phí
- Dự lớp đầy đủ, làm hết các bài tập, tham gia thảo luận theo nhóm và trên lớp theo yêu cầu của giáo viên
- Thi đạt
9 Tài liệu học tập:
- Học liệu bắt buộc:
[1] PGS.TS Trương Đoàn Thể
Quản lý sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân, 2007
[2] TS Đặng Minh Trang
Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999
[3] TS Nguyễn Văn Nghiến
Quản trị sản xuất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học liệu tham khảo:
[1] GS.TS Đồng Thị Thanh Phương
Quản lý sản xuất và dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, 2005
10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp đầy đủ: 10%
- Bài tập, thảo luận: 10%
- Điểm kiểm tra giữa kỳ: 10%
- Điểm thi kết thúc học phần: 70%
11 Thang điểm: 10
12 Nội dung chi tiết học phần
12 1 Nội dung
Chương 1 Tổng quan về quản trị sản xuất và tác nghiệp
1.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản trị sản xuất và tác nghiệp
1.2 Sự khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất vói doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
1.3 Nội dung cơ bản của Quản trị sản xuất và tác nghiệp
1.4 Xu hướng phát triển của Quản trị sản xuất và tác nghiệp
Chương 2 Dự báo nhu cầu sản phẩm
2.1 Khái niệm dự báo và phân loại dự báo
2.2 Các phương pháp dự báo định tính nhu cầu sản phẩm
Trang 33
2.3 Các phương pháp dự báo định lượng nhu cầu sản phẩm
2.4 Giám sát và kiểm soát dự báo
Chương 3 Hoạch định công suất
3.1 Lựa chọn quá trình sản xuất
3.2 Hoạch định công suất
3.3 Các phương pháp hỗ trợ lựa chọn công suất của doanh nghiệp
3.4 Tóm tắt các kỹ thuật an toàn mạng
Chương 4 Định vị và bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
4.1 Định vị doanh nghiệp
4.2 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Chương 5 Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
5.1 Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
5.2 Phân giao công việc trên một máy trong hệ thống sản xuất theo quá trình 5.3 Phương pháp phân giao công việc trên nhiều máy
Chương 6 Quản trị hàng dự trữ và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
(MRP)
6.1 Quản trị hàng dự trữ
6.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)
Chương 7 Quản trị chất lượng
7.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của Quản trị chất lượng
7.2 Các công cụ thống kê trong Quản trị chất lượng
12 2 Hình thức tổ chức dạy học (phụ lục kèm theo)
13 Ngày phê duyệt:
14 Cấp phê duyệt: Trường Đại học Phương Đông
CHỦ NHIỆM KHOA CNTT HIỆU TRƯỞNG