1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng phần mềm microstation, famis và lusmap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã phước sơn, huyện tuy phước, tỉnh bình định

79 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Phần mềm MicroStation và các modul Famis, LusMap chạy trên nó rất phù hợp cho việc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, đặc biệt trong đó là bản đồ hiện trạng sử dụng đất.. Từ l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - CƠ SỞ 2

BAN NÔNG LÂM

-    -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION, FAMIS VA LUSMAP

THANH LẬP BẢN DỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG DẤT TẠI

XÃ PHƯỚC SƠN, HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BINH ĐỊNH.”

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

MÃ SỐ: 403

Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Lan Anh

Lớp: K57H_QLĐĐ

Khóa học: 2012-2016

Trang 2

Để hoàn thành tốt được chuyên đề, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- Ban giám hiệu nhà trường

- Ban Nông Lâm cùng quý thầy cô trong ban đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, mới nhất, hữu ích nhất, tạo nền tảng chuyên môn vững chắc cho công việc sau này trong lĩnh vực địa chính

- Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đặng Thị Lan Anh người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt bài khóa luận này

- Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô chú bác trong UBND xã Phước Sơn – huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định Đặc biệt anh cán bộ địa chính xã: Nguyễn Minh Phương là người trực tiếp hỗ trợ, chỉ dẫn em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như thu các thông tin phục vụ cho chuyên đề Trong đó em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Bình Phó giám đốc Phòng Tài nguyên và Môi trường tuy em không thực tập tại đấy nhưng anh vẫn sẵn sang hỗ trợ cho các thông tin cần thiết cho chuyên

đề

- Đặc biệt nhất, em cảm ơn đến cha me, anh chị em của em là những người đã cho em động lực, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho

em học tập, hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận được thực hiện trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi nhưng thiếu sót Do đó, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp

ý kiến của quý thầy cô, quý cơ quan và các bạn để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3

1.1.1 Những phần mềm áp dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3

1.1.2 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dung đất 4

1.1.3 Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (BĐHTSDĐ) 6

1.1.4 Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập BĐHTSDĐ 6

1.2 Căn cứ pháp lý 10

1.3 Cơ sở thực tiễn 11

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.3 Nội dung nghiên cứu 12

2.4 Phương pháp nghiên cứu 13

2.4.1 Phương pháp bản đồ 13

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập, thống kê tài liệu 13

2.4.3 Phương pháp chuyên gia 14

2.5 Giới hạn nghiên cứu 14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

Trang 4

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phước Sơn 18

3.2 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 19

3.3 Ứng dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 21

3.3.1 Công đoạn chuẩn bị 21

3.3.2 Công tác ngoại nghiệp 38

3.3.3 Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả, điều tra, bổ sung thực địa lên bản đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đât 39

3.3.4 Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ 40

3.3.5 Hoàn thiện và In bản đồ 57

3.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất giải pháp giúp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tốt hơn 62

3.4.1 Thuận lợi 62

3.4.2 Khó khăn 63

3.4.3 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn 63

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

4.1 Kết luận 64

4.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH SÁCH BẢNG – SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dung đất……9 Bảng1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11

Bảng 3.1: Tổng quan về hiện trạng sử dụng đất của xã Phước Sơn 19

Bảng 3.2: Mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan

Trang 6

Hình 3.4 Hộp thoại Define Mapping Working Unit……… 24

Trang 7

Hình 3.18 Số hóa các đối tƣợng thủy văn……….… 34

Trang 8

Hình 3.35 Hộp thoại LusMaps……… … 49

Trang 9

Hình 3.53 Hộp thoại Printing Preferences……….….62

Size……… 62

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà Nước về Đất Đai, là cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là vô cùng quan trong Bản

đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai được quy định tại điều 34 Luật Đất Đai 2013 Việc khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong15 nội dung quản lý Nhà Nước về Đất Đai, được quy định tại điều 22 Luật đất đai 2013

Ngày nay, với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống Ngành Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu, truy cập, xử lý thông tin Áp dụng công nghệ số cho khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, giảm bớt thao tác lạc hậu trước kia Vì vậy việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết

Phần mềm MicroStation và các modul (Famis, LusMap) chạy trên nó rất phù hợp cho việc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, đặc biệt trong đó là bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Phước sơn là một xã khu Đông của huyện Tuy phước, tỉnh Bình Đình Với địa hình có đồng bằng, có núi và có biển (cửa Thị Nại), có tiềm năng đất đai đa dạng, đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới, nằm trong khu vực kinh tế các

Trang 12

Từ lý do trên và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành

lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.”

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (inport, export) dữ liệu

đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)

cơ sở dữ liệu về Bản Đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất

Chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn:

- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất

- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính

Trang 14

1.1.1.3 Phần mềm LusMap

LusMap là phần mềm hỗ trợ xác định các loại hình sử dụng đất phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã Theo quy định hiện hành, sản phẩm bản đồ hiện trạng sử đất cấp xã dạng số được lưu trữ dưới dạng file (.dgn) của phần mềm Microstaion

Modul LusMap trong Microstation cung cấp các chức năng sau:

Quản lý các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm hiện hành (tương tự như phần mềm MSFC nhưng có giao diện tiếng việt, và tự động lựa chọn theo đúng các bộ thư viện về kiểu đường, ký hiệu, mẫu chữ đã ban hành)

- Tự động tạo vùng, tô màu, mẫu ký hiệu cho từng loại hình sử dụng đất theo đúng quy phạm yêu cầu bằng sử dụng mô hình topology

- Tự động tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm

- Cung cấp các chức năng gộp vùng liền kề, bỏ vùng, khái quát hóa hỗ trợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

- Cung cấp các chức năng khái quát hóa các đối tượng bản đồ hỗ trợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

1.1.2 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dung đất

1.1.2.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trang 15

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Quy phạm, ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản Quy phạm Pháp Luật khác có liên quan do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành

Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng chính của khoanh đất

Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 thánh 06 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trang 16

1.1.3 Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (BĐHTSDĐ)

1.1.3.1 Quy định chung về việc xây dựng BĐHTSDĐ

- Việc xây dựng BĐHTSDĐ phải tuân theo các quy định về BĐHTSDĐ dạng số nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu BĐHTSDĐ

phục vục cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ

- BĐHTSDĐ dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các yếu tố nội dung và không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so với bản đồ tài liệu dùng để số hóa Dữ liệu BĐHTSDĐ dạng số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa

- Độ chính xác về cơ sở toán học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá hạn sai cho phép

1.1.3.2 Quy định các tệp tin chuẩn cho xây dựng bản đồ số

Để thống nhất dữ liệu bản đồ số khi sử dụng phần mềm Microstation phải sử dụng các tệp chuẩn sau:

- Seedfile: Là tệp chuẩn ở tọa độ VN2000, cơ sở toán học phù hợp với đơn vị hành chính xây dựng bản đồ, theo quy định tại Quy định

về thành lập bản đồ hiện trạng sử dung đất

- Fonts chữ tiếng Việt: Dùng bộ phông chữ vnfont.rsc

- Thư viện các ký hiệu độc lập cho các dãy tỷ lệ tương ứng: 5.cell; ht10-25.cell; ht50-100.cell; ht250-1tr.cell

- Thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.rsc; ht10-25.rsc; ht50-100.rsc; ht250-1tr.rsc

Trang 17

 Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại

Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ

về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày27/02/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000

 Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000

Hê quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ

1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây:

Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ:

- Hệ chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng, Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn Hγ, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid

- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:

+ Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013

(hay độ dẹt α ( ) = 1 / 298.257223563) + Vận tốc góc quay quanh trục: ω = 7292115x10-11 rad/s 11rad/s + Hằng số trọng trường Trái Đất: fM=3986005.108m3s-2

Điểm gốc tọa độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

 Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: Sử dụng phép chiếu

hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng

Trang 18

chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền (ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000

 Kinh tuyến trục: Bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh

Đối với tỉnh Bình Định là 108015’ (theo phụ lục 04)

 Tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: Kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ lệ

của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng 1.1

1:5.000 Từ 500 đến 3.000 1:10.000 Trên 3.000

Cấp huyện

1:5.000 Dưới 3.000 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1:25.000 Trên 12.000

Cấp tỉnh

1:25.000 Dưới 100.000 1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1:100.000 Trên 350.000

(Nguồn từ quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT) Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở bảng 1.1 thì được phép chọn tỷ

lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại bảng 1.1

Trang 19

- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá

± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá ±

0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ

1.1.4.2 Các yếu tố nội dung của bản đồ nền

 Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh tuyến, vĩ tuyến

Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x 10 cm

 Dáng đất: Được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ

cao, khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ của bản đồ

địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng

 Biểu thị thủy hệ: Đường bờ sông, hồ, đường bờ biển Đường bờ

biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ

hiện trạng sử dụng đất

 Biểu thị hệ thống giao thông: Đường sắt, đường bộ và các công trình có liên quan

Ở cấp xã đường bộ được biểu thị đến đường trục chính trong khu dân

cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn

 Biểu thị các nội dung khác: Các điểm địa vật độc lập quan trọng

có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh,

tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết

Trang 20

- BĐHTSDĐ phải thể hiện đầy đủ các khoanh đất Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín Mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng

- Bản đồ hiện trạng sử đụng đất phải hiển thị tất cả các khoanh đất có diện tích trên bản đồ theo quy định trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ HTSDĐ

+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dụng hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dụng hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng

1.2 Căn cứ pháp lý

- Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 thánh 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Điều 34 Luật Đất Đai 2013 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai 2013

Trang 21

- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

- Công văn số 3033/BTNMT – TCQLĐĐ ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

- Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

- Kế hoạch số 02/KH – BTNMT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm

2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Công văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng cục Quản lý Đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

1.3 Cơ sở thực tiễn

- Hiện nay tình hình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã diễn ra hầu như trên khắp cả nước Và gần đây nhất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được thành lập vào năm 2014, theo chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 Bản

đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số, dạng file có đuôi: *.dwg; *.dgn; *.dxf

- Các phầm mềm: MicroStation, Mapinfor, MapSubject, Famis, LusMap, ENVI… là những phầm mềm thông dụng hiện trong việc xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trang 22

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Nghiên cứu về các phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: MicroStation, Famis, LusMap

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Ứng dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; Nhằm cung cấp tài liệu hỗ trợ công tác Quản lý đất đai tại xã Phước Sơn, phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã

- Xây dựng được báo cáo kèm theo bản đồ hiện trạng

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Nghiên cứu quy trình thành lập, hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Ứng dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất giải pháp giúp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tốt hơn

Trang 23

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Mục đích của phương pháp là tận dụng sự chính xác về tọa độ địa lý và các thông tin của các khoanh đất trên bản đồ địa chính, giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng Bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế, mặc khác bản đồ địa chính xã Phước Sơn vừa mới được thành lập lại năm 2015, nên có tính thực tế cao

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập, thống kê tài liệu

Đề tài đã thu thập số liệu tại UBND xã Phước Sơn và tiến hành điều tra ngoài thực địa Đã thu thập được các kết quả sau:

1) Bản đồ nền địa hình biên tập trên tỷ lệ 1/5000 của xã Phước Sơn 2) Bản đồ địa chính dạng số của xã Phước Sơn năm 2015

3) Bản đồ địa giới hành chính 364/TTg của xã Phước Sơn

4) Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của xã Phước Sơn năm 2015 5) Báo cáo công tác quản lý và sử dụng đất năm 2015, phương hướng quản lý và sử dụng đất năm 2016

Khi thành lập bản đồ hiện trạng ta cần tiến hành, đối soát bản đồ với thực địa nhằm bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ, vì trong quá trình thành lập bản đồ địa chính không tránh khỏi những thiếu sót và một số thửa mới thay đổi hiện trạng sử dụng đất

Trang 24

2.4.3 Phương pháp chuyên gia

Song song với phương pháp thực địa, có những thửa đất đang nằm trong quy hoạch nông thôn mới của xã hoặc đất trống nằm trong khu dân cư nhưng chưa xác định được đất ở hay đất khác… thì tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của người có chuyên môn tại phòng địa chính – xây dựng trong UBND xã Phước Sơn về các thửa đất để biết chính xác và cụ thể hơn mục đích sử dụng của thửa đất đó, nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất

2.5 Giới hạn nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Phước Sơn – Tuy Phước – Bình Định

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thu thập thông tin từ tháng 1 đến tháng

5 năm 2016

- Phạm vi khoa học: Sử dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phước Sơn tỷ lệ 1:5000

Trang 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Phước Sơn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Phước Sơn – Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình Định nằm khoảng: + Từ 108015’17” đến

108015’30” kinh độ Đông

+ Từ 13032’21” đến

13038’26” vĩ độ Bắc

Phước Sơn là xã nằm ở khu đông

của huyện Tuy Phước

- Phía Đông giáp Đầm Thị

Nại và xã Nhơn Hội – TP Quy

Diện tích theo địa giới hành chính là 2.585,5 ha trong đó:

- Đất nông nghiệp: 1.723,69 ha chiếm 78,45%

- Đất phi nông nghiệp: 775,77 ha chiếm 30,01%

- Đất chưa sử dụng: 86,04 ha chiếm 4,61%

Địa hình: Xã Phước Sơn huyện là xã đông bằng ở phía đông huyện

Tuy Phước, tiếp giáp với đầm Thị Nại có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương

Trang 26

đường bê tông xi măng kết hợp với đường bê tông giao thông nội vụ sản xuất nông nghiệp và giao thương buôn bán thuận lợi

Khí hậu: Căn cứ theo các tài liệu khí tượng thủy văn đo được trong

khu vực của đài khí tượng Quy Nhơn với tài liệu hơn 30 năm ta có các thông

+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1044mm Các tháng bốc hơi nhiều nhất là 6,7 và 8 từ 112-142mm, thời gian này trời nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong năm, kèm theo gió mùa Tây nam làm tăng lượng bốc hơi Các tháng bốc hơi ít nhất là tháng 10 và 11 lượng bốc hơi khoảng 60-74mm

+ Gió bão: Xã Phước Sơn là vùng ven biển nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm Vận tốc gió bão đạt từ 90-125km/h

Thủy văn: Trên địa bàn xã Phước Sơn nhìn chung sơ bộ về hệ thống

kênh mương đã được bê tông hóa gần hết, chủ yếu là các kênh đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không có sông chạy qua Do vậy, việc lấy nước dựa vào ngăn đập ở nhánh sông kôn chảy qua Phước Sơn nên mùa khô thường thiếu nước cục bộ gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân Nhưng địa bàn xã có đầm nước mặm thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng

Trang 27

Thực phủ: Xã Phước Sơn là xã thuần nông nên đất đai chủ yếu là đất

sản xuất nông nghiệp Nên thực phủ trên địa bàn xã Phước Sơn loại cây trồng chủ yếu là cây lúa nước và các loại cây ngắn ngày trồng hàng năm Ở phía Tây của xã là có khu đồi núi được nhân dân trồng cây bạch đàn theo chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4 Thôn Vinh Quang 1 gồm: 3 xóm

5 Thôn Vinh Quang 2 gồm: 6 xóm

6 Thôn Mỹ Trung gồm: 2 xóm

7 Thôn Mỹ Cang gồm: 2 xóm

8 Thôn Xuân Phương gồm: 5 xóm

9 Thôn Lộc Thượng gồm: 3 xóm

10 Thôn Dương Thiện gồm: 3 xóm

Tổng số nhâu khẩu trên toàn xã có hơn 25.000 nhân khẩu Bình quân mỗi hộ có 5 nhân khẩu Trong đó có 80% hộ dân làm nông nghiệp số cò lại là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, công nhân sản xuất của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ

Thành phần dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 100%

- Tình hình an ninh:

Nhìn chung tình hình an ninh tương đối tốt, cán bộ và nhân dân xã Phước Sơn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách Pháp Luật của

Trang 28

Nhà Nước Thực hiện đúng các quy ước khu dân cư nông thôn, xóm xây dựng nếp sống văn hóa văn minh

- Tình hình kinh tế:

Đời sống kinh tế phần lớn nhân dân xã Phước Sơn tương đối ổn định, đối với

hộ gia đình nông nghiệp sinh sống thu thập chủ yếu bằng nghề nông, thêm vào kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, làm công nhân cho các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, còn lại là cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước ở địa phương và các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện chủ yếu thu nhập từ tiền lương của nhà nước Bình quân thu nhập đầu người 10 triệu đồng/năm

Nhìn chung kinh tế của xã ổn định và phát triển

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phước Sơn

Tổng diện tích theo địa giới hành chính (364/CT-TTg): 2.585,5 ha

Bảng 3.1 Tổng quan về hiện trạng sử dụng đất của xã Phước Sơn

100

78,45 2,8 18,75

Đất phi nông nghiệp:

+ Đất chuyên dùng

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

+ Đất sông ngòi, kênh, rạch và mặt

nước chuyên dùng

775,77

84,75 5,63 36,29 460,24

100

24,34 0,73 4,68 59,32

100

8,56 44,90

Trang 29

 Nhận xét: Dựa vào bảng 3.1 ta thấy được

- Trong nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất trồng cây hàng năm là cao nhất chiếm tới 78,45% diện tích đất nông nghiệp của xã, vì xã Phước Sơn

là một xã thồn nông, nhưng chủ yếu là đất trồng lúa LUC ( đất trồng lúa 2 vụ: đông xuân và hè thu) Còn đất nuôi trồng thủy sản hầu như tất cả đều đất nuôi

thủy trồng thủy sản nước lợ,mặn

- Đối với đất phi nông nghiệp: Đất sông ngòi, kênh, rach và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ lệ cao nhất, vì xã có hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối là dày đặt để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và có đầm nước lợ,măn tương đối rộng lớn của tỉnh Trong đó đất chuyên dùng (gồm có UBND xã, trung tâm văn hóa xã, các trường học, trạm y tế, các trụ sở thôn…) chiếm tỷ lệ khá lớn Vì để đạt được các tiêu chí trong nông thôn mới, xã đã

mở rộng diện tích cho các đơn vị cơ quan nhà nước trong xã, nên đất chuyên dùng của xã cũng chiếm tỷ lệ khá cáo

- Trong nhóm đất chưa sử dụng: Chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây

3.2 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sơ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu

- Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

Bước 2: Công tác chuẩn bị:

- Thành lập bản đồ nền từ bản địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sơ

- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

- Lập kế hoạch chi tiết

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Trang 30

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý

lên bản sao bản đồ nền

- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng

sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

Bước 4: Biên tập, tổng hợp:

- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa

- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa

chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền

- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ

- Biên tập, trình bày bản đồ

Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ

- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả)

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ

Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

 Thảo luận: Vì giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp, bị hạn chế về

nhiều mặt như: thời gian, kinh phí ngoại nghiệp, tư liệu cung cấp, … Nên đề

tài chỉ tập trung vào các bước 2, 3, 4 và 5 trong quy trình trên

Trang 31

3.3 Ứng dụng phần mềm MicroStation, Famis và LusMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.3.1 Công đoạn chuẩn bị

3.3.1.1 Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ

Để thuận tiện cho việc quản lý bản đồ theo từng lớp đối tượng, tránh xảy

ra hiện tượng chống chéo thông tin, thuận tiện trong việc in bản đồ cũng như tối

ưu hóa nhiệm vụ quản lý bản đồ phục vụ cho các đợt kiểm kê sau này Cần phải thiết lập một thư mục lưu trữ bản đồ có đường dẫn như sơ đồ 3.1: (E:\>HT-2016)

Sơ đồ 3.1 Thư mục lưu trữ bản đồ

Trong thư mục Tên xã chứa thư mục BackUp (để chứa các file tài liệu nháp nếu cần thiết) và các file*.dgn quy định như sau:

- Phuocson_NEN : Dùng để thành lập bản đồ nên

- Phuocson _SOHOA : Dùng để số hóa từ bản đồ nên

+ Phuocson_MAU : Tô màu các khoanh đất, trãi Pattern các loại đất

+ Phuocson _TH : Thủy hệ (sông, suối, kênh, mương, ao hồ ) + Phuocson _GT : Giao thông (đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã…) + Phuocson _DH : Chứa độ cao và đường bình độ

+ Phuocson _GC : Ghi chú (thôn, xóm, tên sông, tên núi…)

TỈNH

HUYỆN

Tên xã (Phước Sơn)

BackUp

Trang 32

+ Phuocson _KHUNG : Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Theo công văn số 405/TCQLĐĐ – CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm

2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn sử dụng bản đồ nền dạng số thì bản đồ nền dạng số được thành lập trên phần mềm MicroStation Bản đồ nền Phải có các tệp chuẩn sau:

- Font chữ tiếng Việt: dùng bộ font chữ vnfont.rsc

- Thư viện các ký hiệu độc lập cho dãy tỷ lệ tương ứng: htl-5.cell

- Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: htl-5.rsc

Trang 33

Hình 3.3 Xác định các tham số hệ thống của tỉnh Bình Định

Hình 3.4 Hội thoại Define Mapping Working Unit

+ Các tệp chuẩn nêu ở hình (3.2, 3.3, 3.4) được tạo sẵn trong thư mục

“HT_QH” sử dụng cho bản đồ nền và bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số

do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường gửi xuống cho từng tỉnh

+ Muốn sử dụng các file chuẩn trong thư mục “HT_QH” ta mở thư mục “HT_QH” rồi chạy tệp Datdai-c.bat (vì MicroStation được cài trên ổ C) bằng cách nhấp đúp chuột trái vào tệp tin hoặc đánh dấu rồi nhấn phím Enter Các tệp chuẩn seed file, bảng màu, Cell, LineStyle, Font Tiếng Việt) sẽ tự động sao chép vào các thư mục quy định của MicroStation

Phương pháp 2: Sao chép Seedfile từ một file bản đồ hiện trạng sử

dụng đất năm 2014 của một xã khác trong tỉnh Bình Định

+ Với seed file chuẩn chúng ta không nhất thiết phải dùng phần MGE

Trang 34

sao chép một file bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 của xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, sau đó mở file đó lên xóa hết các thông tin bên trong rồi lưu lại thành một tên khác là ta đã có được một seed file chuẩn, seed file này hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về cơ sở toán học của bản đồ nền dùng cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Đề tài đã sử dụng phương pháp 2 để xây dựng seedfile cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần thành lập

- Font chữ Tiếng Việt: Sau khi chạy tệp Datdai-c.bat bộ font chữ vnfont.rsc được sao chép vào thư mục SYMB có đường dẫn như sau:

+ Để sử dụng font chữ này ta chỉ việc mở MicroStaion  Utilities 

mục Source file sẽ xuất hiện hộp thoại Open Source Font File tại mục File chọn font vnfont.rsc cuối cùng nhấp chọn Add như hình 3.5 sau đó nhấp

Done:

Hình 3.5 Chọn Font chuẩn vnfont.rsc

- Đối với thư viện ký hiệu độc lập : Sau khi chạy tệp Datdai-c.bat toàn

bộ cell dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ được sao chép vào thư

mục Cell có đường dẫn : C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\cell

Trang 35

C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\symb c) Thiết lập các yếu tố nội dung của bản đồ nền

Đây là công đoạn hết sức quan trọng, các yếu tố nội dung của bản đồ nền sau khi xây dựng sẽ là cơ sở cho việc khoanh vẽ, chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất để hiểu rõ hơn công đoạn này chúng ta lần lượt tìm hiểu các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp bản đồ địa chính, chuyển lên bản đồ nền

 Bản đồ địa chính xã Phước sơn được lưu dưới dạng (*.dwg) dùng cho MicroStation V8:

Đầu tiên chúng ta tạo file mới trên MicroStation V8 hoặc trên MicroStation SE Ta sao chép một tờ bản đồ địa chính của xã Phước Sơn, sau

đó xóa hết tất cả các nội dung bên trong lưu lại với tên PS_tong.dgn Mở tờ bản đồ PS_tong.dgn lên bằng MicroStation V8 Trên giao diện MicroStation

V8, ta tiến hành tham chiếu 64 file bản đồ xã Phước Sơn có đuôi (*.dwg)

bằng cách: chọn File Reference sẽ hiện hộp thoại References, trong hộp

thoại này chọn Tools Attach sẽ xuất hiện hộp thoại Attach Reference như

hình 3.6, trong hộp này ta tìm đến thư mục chứa 64 file bản đồ địa chính có đuôi (*dwg) và chọn tất cả 64 file cuối cùng bấm Open  Ok cho đến khi

tham chiếu lên 64 file bản đồ:

Hình 3.6 Hộp thoại Attach Reference

Trang 36

cần thiết nhƣ khung, nhà, các đối tƣợng điểm khác khó sử dụng nhƣ hình 3.7:

Hình 3.8 Hộp thoại Level Display

- Trong hộp thoại hình 3.8 ta chọn nhƣ sau:

Trang 37

+ Mục Used Name: Chỉ chọn ranh giới (10), nhãn thửa (13), giao

thông (22, 23), thủy hệ (31, 32, 39 là ghi chú sông), ghi chú giáp xã (48), địa giới hành chính xã xác định (61)

Lúc này trên giao diện chính của MicroStation V8 64 tờ bản đồ địa chính đã có hình dạng gọn nhìn để rối mắt hơn, chỉ đơn giản còn các lớp cần thiết, nhƣ hình 3.9:

Hình 3.9 File bản đồ tham chiếu đã đƣợc làm sạch

Cuối cùng để sử dụng file bản đồ trên MicroStation SE ta tiến hành nhƣ

đây: Trên giao diện của MicroStation V8 ta bao fence bằng công cụ Place

nhƣ hình 3.10 Sử dụng công cụ Copy sẽ xuất hiện hộp thoại Copy

Element, chọn các thông số trong hộp nhƣ hình 3.11:

Hình 3.10 Hộp thoại Place Fence

Trang 38

Hình 3.11 Hộp thoại Copy Element

Sau đó ta nhấp chuột vào một điểm trong Fence rồi liền sau đó vào

hộp Key-in gõ lệnh dx=0 Nhấn phím Enter trên bàn phím, khi đó 64 file bản

đồ tham chiếu đã được sao chép qua một file mới

Tiếp theo đó ta lưu mới lại file PS_tong.dgn Chọn File Save As sẽ

xuất hiện hộp thoại Save As

Hình 3.12 Hộp thoại Save As của MicrStation V8i

- Trong hộp thoại hình 3.12 ta chọn như sau:

+ Mục Save in: chọn thư mục chứa file cần lưu

+ Mục File name: chọn tên file là PS_tongthe.dgn

+ Mục Save as type: chọn MicroStation V7 DGN Files (*dgn)

Đến đây khi ta mở file PS_tongthe.dgn bằng MicroStation SE ta sẽ có

file bản đồ tổng thể như mong muốn

 Chuyển file bản đồ PS_tongthe.dgn lên bản đồ nền

Sau khi có file bản đồ tổng thể ta phải chuyển file tổng thể lên bản đồ

nền: Bằng cách khởi động file bản đồ Phuocson_nen.dgn, sau đó vào File

Reference sẽ xuất hiện hộp thoại Reference File Trong hộp này chọn Tools

Trang 39

Hình 3.13 Hộp thoại Preview Reference

Nhấp OK ba lần liên tiếp để quay trở về hộp thoại Reference File

Lúc này tờ bản đồ PS_tongthe.dgn đã đƣợc tham chiếu lên file bản đồ nền Phuocson_nen.dgn

- Để sử dụng file tham chiếu ta sẽ chép file tổng thể này sang bản đồ nền: Theo quy định thì những bản đồ hiện trạng có tỷ lệ 1:10.000 đến 1:1000 phải sử dụng múi chiếu 30 và bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 cũng sử dụng múi chiếu 30 Tuy nhiên seed file seed_2d của bản đồ địa chính có không gian làm

việc nhỏ hơn 10 lần so với không gian làm việc của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, nên khi chuyển từ seed file của bản đồ địa chính qua bản đồ hiện trạng phải phóng to file bản đồ tổng thể lên 10 lần, bằng cách ta sử dụng công cụ

của điểm đó (X1, Y1) Tiếp theo, bao Fence toàn bộ tờ bản đồ tổng thể rồi sử dung công cụ Scale Khi chon công cụ Scale sẽ xuất hiện hộp thoại Scale, chọn các thông số bên trong nhƣ hình 3.14:

Ngày đăng: 03/03/2017, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Văn Tuấn (2012), bài giảng Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai, Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai
Tác giả: Phan Văn Tuấn
Năm: 2012
2. Phan Văn Tuấn (2012), bài thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai, Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai
Tác giả: Phan Văn Tuấn
Năm: 2012
3. Đặng Thị Lan Anh (2013), bài giảng Bản đồ địa chính, Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ địa chính
Tác giả: Đặng Thị Lan Anh
Năm: 2013
4. Phan Văn Tuấn (2014), bài giảng Kỹ thuật xây dựng bản đồ số, Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật xây dựng bản đồ số
Tác giả: Phan Văn Tuấn
Năm: 2014
5. Phan Văn Tuấn (2014), bài thực hành Kỹ thuật xây dựng bản đồ số, Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật xây dựng bản đồ số
Tác giả: Phan Văn Tuấn
Năm: 2014
6. Lê Văn Đạt (2014), đồ án tốt nghiệp Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Tây Lộc, thành phố Huế, Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Tây Lộc, thành phố Huế
Tác giả: Lê Văn Đạt
Năm: 2014
8. Lý Trung Du (2014), đồ án tốt nghiệp Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Đức Long- Hòa An- Cao Bằng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Đức Long- Hòa An- Cao Bằng
Tác giả: Lý Trung Du
Năm: 2014
9. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007, Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
10. Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014, Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường.Một số Website tham khải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
12. Diễn đàn Vì cộng đồng GIS Viêt.: http://gisvn.com.vn/ Link
13. Diễn đàn Sinh viên quản lý đất: http://svquanlydat.net/ Link
7. Đồ án tốt nghiệp Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã lộc Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w