Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

70 1.6K 3
Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 tại xã nông hạ   huyện chợ mới   tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Với sự phát triển kỳ diệu của công nghệ thông tin trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống thông tin không gian. Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Infomation System) ảnh viễn thám (Remote Sensing) đã mở ra nhiều hướng ứng dụng trong nhiều ngành khoa học quản lý. Đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng môi trường, công nghệ này hỗ trợ đắc lực cho quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ, thống nhất lưu trữ mô hình hóa mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian để lựa chọn các giải pháp quản lý, sử dụng bền vững có hiệu quả tài nguyên. Ngày nay, với kỹ thuật GPS GIS, Viễn thám càng ngày càng có rất nhiều ứng dụng thực tế cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, không thể không kể đến các ứng dụng của Viễn thám trong nghiên cứu các lĩnh vực thuộc Khoa học Trái Đất, đặc biệt là Tài Nguyên Rừng. Trong lĩnh vực quản lý rừng, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích nhằm theo dõi những biến động, thay đổi trạng thái của rừng theo thời gian, phát hiện kịp thời những bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên tác động của con người lên rừng như khai thác bừa bãi, phát hiện cháy rừng, nghiên cứu tài nguyên rừng thành lập bản đồ chuyên đề (đặc biệt là các bản đồ hiện trạng rừng). Trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng, Viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, thời gian ngắn, cập nhật thông tin một cách nhanh nhậy, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phải đo đạc, quan trắc khảo sát thực địa nhưng kết quả lại không cao.Vì vậy việc sử dụng các thông tin viễn thám tích hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cùng với các quan trắc thu được từ bề mặt sẽ đáp ứng khách quan đa dạng các thông tin cần thiết phục vụ công tác lập bản đồ chuyên đề nghiên cứu giám sát quản lý tài nguyên rừng để có các biện pháp tác động xử lý kịp thời. 1 2 Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành lâm nghiệp cùng nhiều ngành khác đang coi hệ thống thông tin địa lý như là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý tài nguyên rừng nói riêng trong việc quản lý quy hoạch phát triển bền vững của khu vực nói chung. Tại tỉnh Bắc Kạn việc quản lý tài nguyên rừng đang là một vấn đề hết sức cấp thiết. Với đặc thù là một tỉnh miền núi địa hình hiểm trở còn nhiều khó khăn, diện tích đất lâm nghiệp còn nhiều nhưng rừng có trữ lượng về giá trị kinh tế không cao. Việc đưa công nghệ mới vào quản lý tài nguyên rừng rất cần thiết trong việc trồng rừng bảo vệ rừng từ đó giúp cho việc quản lý rừng của các cấp lãnh đạo được tốt hơn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS Viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 tại Nông Hạ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS Viễn thám này ta có thể thiết lập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ cho việc đánh giá, quy hoạch quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở cho việc định hướng quản lý bền vững tài nguyên rừng một cách phù hợp nhất. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được bộ khóa giải đoán ảnh Spot 5 cho Nông Hạ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Xác định được quy mô diện tích rừng theo yêu cầu năm 2011. - Đề xuất được các bước giải đoán ảnh viễn thám Spot 5. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập nghiên cứu khoa học Nghiên cứu ứng dụng GIS Viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 tại Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học. Củng cố lại vốn kiến thức đã được học trên giảng đường. 2 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Đề tài sẽ góp phần xây dựng được bộ khóa giải đoán ảnh Spot 5 cho Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Điều tra nguyên nhân tác động đến biến động rừng phân tích được các nguyên nhân gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn nghiên cứu. Trang bị cho sinh viên một số kiến thức ngoài thực tiễn. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học giải đoán ảnh viễn thám Viễn thám (Remote Sensing) là phương pháp công nghệ nhằm xác định thông tin về hình dáng tính chất của một vật thể, một đối tượng từ một khoảng cách cố định, không có sự tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nguyên tắc hoạt động của viễn thám là dựa trên sự liên quan giữa sóng điện từ từ nguồn phát vật thể quan tâm. Từ đó thấy rằng cơ sở nhận biết các đối tượng trên ảnh viễn thám đó chính là tương tác giữ sóng điện từ vật chất. Sự tương tác giữa sóng điện từ vật chất: Sóng điện từ mà không bị tán xạ hấp thụ bởi khí quyển có thể vươn tới tương tác với các đối tượng vật chất trên bề mặt trái đất. Có ba dạng tương tác có thể xảy ra khi sóng điện từ đập vào bề mặt vật chất trên trái đất là: Hấp phụ, xuyên qua phản xạ. Mức độ của từng dạng phản xạ của mỗi đối tượng phụ thuộc vào độ trơn láng hay thô của bề mặt đối tượng so với bước sóng của sóng điện từ tới. Nếu những bước sóng nhỏ hơn nhiều so với kích thước các hạt của bề mặt thì phản xạ khuếch tán sẽ trội hơn. Ví dụ với cát mịn sẽ xuất hiện khá trơn với các sóng cực ngắn có bước sóng dài hoàn toàn thô với bước sóng ánh sáng nhìn thấy. Trong lá cây tồn tại một hợp chất gọi là diệp lục (chlorophyll) hấp thụ mạnh các sóng điện từ trong vùng xanh lục. Do đó lá cây xuất hiện màu xanh lục chúng xanh nhất vào mùa hè khi lượng diệp lục trong lá cây đạt cực đại. Vào mùa thu lượng diệp lục trong lá cây giảm vì vậy sóng điện từ trong vùng màu đỏ ít bị hấp thụ đồng thời nó được phản xạ nhiều hơn làm cho cây có màu đỏ hoặc vàng (màu vàng là màu được kết hợp giữa màu xanh lục màu đỏ). Thực vật phản xạ ở bước sóng 0.54 (µm) phần hồng ngoại. Khả năng phản xạ phổ của thực vật ở phần hồng ngoại lớn hơn rất nhiều lần so với vùng ánh sáng nhìn thấy. Với nước thì các sóng điện từ có bước sóng dài hơn, trong vùng sóng nhìn thấy hồng ngoại gần sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn. Vì vậy nước trong có màu xanh lam hoặc lam lục do 4 5 sự phản xạ mạnh hơn của các sóng điện từ trong vùng sóng đỏ bị hấp thụ manh hơn vùng bước sóng màu xanh lam xanh lục. Do đó trong vùng bước sóng đỏ hay hồng ngoại gần, nước sẽ trông tối hơn. - Nước trong sẽ hấp thụ nhiều phản xạ ít, do đó màu sắc của nó sẽ rất thẫm trên ảnh. - Nước đục sẽ phản xạ mạnh hơn nước trong vì khả năng phản xạ của nó phụ thuộc vào khả năng phản xạ của các đối tượng trong nước (ví dụ như phù sa hoặc rong rêu). Vì trong tảo có diệp lục hấp thụ nhiều sóng điện từ vùng màu xanh lam đỏ nó phản xạ mạnh hơn với vùng sóng điện từ màu xanh lục làm cho nước có màu xanh hay xanh lục hơn. Đất phản xạ rất mạnh khả năng phản xạ phụ thuộc vào chiều dài bước sóng. Ngoài ra đối với đối tượng đất, mặc dù nó có thể phản xạmọi bước sóng nhưng nếu trong đất có chứa các tạp chất nước thì khả năng phản xạ phổ của nó sẽ thay đổi. Ví dụ trong trong đất có nước thì nó hấp thụ nhiều năng lượng phản xạ ít năng lượng hơn. Nếu trong đất có chứa chất phù sa hoặc chất sắt thì nó cũng hấp phụ nhiều năng lượng màu sắc của nó sẽ trở nên sẫm hơn. Như vậy các đối tượng khác nhau có sự ghi nhận về sự hấp thụ, truyền phản xạ về sóng điện từ khác nhau, bằng cách đo lường năng lượng phản xạ hay bức xạ từ các đối tượng trên bề mặt trái đất thông qua nhiều dải bước sóng khác nhau. Dựa trên cơ sở đó có thể nhận diện các đối tượng, sự thay đổi các đối tượng dựa vào ảnh vệ tinh. 2.1.2. Cơ sở khoa học thành lập bản đồ hiện trạng Bản đồ hiện trạng rừngbản đồ chuyên đề về tài nguyên rừng được biên vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ chính xác vị trí, diện tích các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng theo định kỳ. Bằng việc sử dụng các màu sắc hiệu thích hợp hiển thị các trạng thái rừng khác nhau, nó cho thấy rõ toàn bộ sự phân bố tài nguyên rừng trên khu vực. Bản đồ hiện trạng rừngtài liệu quan trọng cần thiết cho công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng khai thác tài nguyên rừng. 5 6 Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập ra nhằm mục đích: - Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ. - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng. - Là tài liệu phục vụ xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng kiểm tra thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt của các địa phương các ngành kinh tế. Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã, huyện, tỉnh, toàn quốc. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định như sau: - Cấp xã: 1/5 000 - 1/10 000 - Cấp huyện: 1/10 000 - 1/25 000 - Cấp tỉnh: 1/50 000 - 1/100 000 - Toàn quốc: 1/200 000 - 1/1 000 000 Nội dungbản của bản đồ hiện trạng rừng bao gồm: - Ranh giới hành chính. - Địa hình, thủy văn, địa vật địa danh quan trọng. - Ranh giới các loại trạng thái rừng. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng rừng: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được ta có thể chọn một phương pháp thích hợp trong các phương pháp sau để thành lập bản đồ hiện trạng rừng: - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng mới trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng giai đoạn trước. Bằng cách đưa bản đồ cũ ra thực địa đối soát, sau đó chỉnh lý xác định biến động tài nguyên rừng, khoanh vùng các loại trạng thái rừng theo thực tế. Cuối cùng là thực hiện việc biên tập, tổng hợp nội dung bản đồ hiện trạng rừng. - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp đo ảnh viễn thám. - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa. - Ứng dụng công nghệ bản đồ số. 6 7 2.1.3. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý GIS viễn thám trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng rừng - Vai trò hệ thống thông tin địa lý GIS: Hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý tài nguyên rừng được ứng dụng ở khía cạnh: Điều tra giám sát tài nguyên rừng, phân tích, mô hình hóa dự đoán nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định. (Jean E. McKendry and J Ronald Eastman). Hiện nay xây dựng cơ sở dữ liệu GIS đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên quy hoạch lãnh thổ du lịch (Trương Sỹ Vinh, 1997) [11]. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng dưới sự trợ giúp của GIS (Nguyễn Thị Diệu, 2010) [2]. Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước dưới đất (Đặng Nguyễn Anh Thư, 2008) [8], xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ hiệu quả công tác quản lý dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh Bến Tre (Trần Vĩnh Phước, 2008) [5]…những nghiên cứu đều cho thấy quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS là hết sức cần thiết hữu ích. Kết quả đều nhằm giúp cho quá trình quản lý hiệu quả bền vững hơn nguồn tài nguyên tiềm năng của nghành. Trong lâm nghiệp có thể kể ra một số các tác giả sau: Nguyễn Quang Tuấn (2009) [9]. Ứng dụng GIS viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật tỷ lệ 1/50.000 huyện Kỳ Anh, tỉnh Tĩnh. Hoàng Tiến (2011) [4]. Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Vai trò viễn thám: Ảnh viễn thám là ảnh được chụp từ những vệ tinh bay chụp có độ phân giải cao, ảnh viễn thámđộ phủ rộng các cảnh dưới mặt đất rất thuận tiện cho việc nghiên cứu biến động tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là có thể sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng. Với những ưu điểm của tư liệu ảnh viễn thám mà ngày nay với sự phát triển của công nghệ viễn thám GIS mà nó được ứng dụng vào để thành lập bản đồ hiện trạng rừng. Ảnh viễn thám có những ưu điểm nổi bật như: 7 8 - Có độ phủ rộng. - Có độ phân giải cao. Những tư liệu ảnh số có độ phân giải cao siêu cao thuận tiện cho việc nghiên cứu biến động tài nguyên thành lập bản đồ hiện trạng. Tư liệu ảnh viễn thám thể hiện khá rõ ranh giới thực vật trong khi bay chụp với ba kênh màu cơ bản thì việc giải đoán các đối tượng dưới mặt đất là rất thuận tiện. Sử dụng các giải phổ đặc biệt khác nhau để quan sát các đối tượng nên tư liệu ảnh viễn thámđộ chính xác về những biến đổi của đối tượng thuận tiện cho việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, nhiệt độ của trái đất. Tư liệu viễn thámđộ phân giải cao nên có thể sử dụng để thành lập bản đồ từ tỷ lệ lớn (1/5.000 - 1/25.000) đến tỷ lệ trung bình (1/50.000 - 1/100.000) tỷ lệ nhỏ (1/250.000 - 1/1.000.000), nên nó không chỉ dừng lại ở việc thành lập bản đồ hiện trạng rừng mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác như trong công tác điều tra quy hoạch rừng, khí tượng, đánh giá tác động môi trường Với những đặc tính thuận lợi như trên thì tư liệu ảnh viễn thám thuận tiện cho việc thành lập bản đồ chuyên đề nói chung bản đồ hiện trạng rừng nói riêng. Mặt khác tư liệu ảnh viễn thám cũng là nơi cung cấp những thay đổi để cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia. 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Những nghiên cứu trên Thế Giới Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) nằm trong hệ thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên sâu cho việc quản lý cơ sở dữ liệu gắn với các yếu tố địa lý, không gian bản đồ. GIS ngày càng được phát triển rộng rãi bởi khả năng tích hợp, phân tích thông tin sâu giải quyết được nhiều vấn đề tổng hợp. Thông qua GIS như thu thập, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thông tin, cơ sở dữ liệu gắn với yếu tố địa lý, giúp cho việc đánh giá các quá trình, dự báo những khả năng xảy ra, cũng như đưa ra những giải pháp mới. Do vậy GIS ngày càng được ứng dụng trong nhiều hoạt động cả về kinh tế - hội, quản lý môi trường. 8 9 Trong Lâm nghiệp nhờ có ứng dụng GIS, Viễn thám GPS mà công tác theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng trở lên dễ dàng hơn hiệu quả hơn. Trong giai đoạn thế chiến thứ nhất, đã có ứng dụng ảnh hàng không xây dựng bản đồ rừng ở vùng Maurice thuộc Canada, bản đồ thực vật rừng ở Anh (1924), điều tra trữ lượng rừng từ ảnh hàng không của Mỹ (1940). Thí nghiệm các phương pháp đo tán, đo chiều cao trên ảnh của Seely, Hugershoff,… Tuy nhiên, giai đoạn này chưa xây dựng được hoàn chỉnh hệ thống lý luận cũng như các phương pháp đọc đoán ảnh hàng không. (Vũ Tiến Hinh & Phạm Ngọc Giao, 1997) [3]. Kết quả theo dõi từ năm 1972 đến năm 1991, nhờ ứng dụng công nghệ RS GIS trong đánh giá biến động rừng độ che phủ rừng cho thấy ở Ấn Độ diện tích rừng từ 14,12 triệu ha xuống còn 11,72 triệu ha, giảm 2,4 triệu ha. Từ kết quả đó Ấn độ đã xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng với chu kỳ 2 năm để quản lý, bảo vệ phát triển rừng hiệu quả. (Dutt, Udayalakshmt, 1994). Theo Devendra Kumar (2011) [14], việc ước tính sự thay đổi về độ che phủ rừng dựa trên dữ liệu vệ tinh có thể giúp các nhà nghiên cứu thấy rõ được khả năng tích lũy carbon, biến đổi khí hậu, mối đe dọa đến đa dạng sinh học mức độ biến động rừng thông qua dữ liệu vệ tinh. Bản đồ lớp phủ rừng của các vùng được xây dựng dựa trên ba loại nguồn dữ liệu: Thu thập ý kiến chuyên gia, dựa vào các sản phẩm viễn thám thống kê quốc gia. Bodart et al (2009) [13], theo dõi sự thay đổi độ che phủ rừng nhiệt đới ở châu Mỹ Latinh, Nam Á châu Phi năm 1990 - 2000 bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh phát triển một cách tiếp cận hoạt động mạnh mẽ có thể trước khi một quá trình rất lớn số lượng dữ liệu từ các điều kiện khác nhau một cách tự động để đưa các dữ liệu multitemporal đa cảnh trên quy mô tương tự phân khúc xạ hình ảnh trước khi phân loại giám sát. Hansen DeFries (2004) [17], sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi sự thay đổi độ che phủ rừng trong thời gian 1982 - 1990 cuối cùng kết luận rằng, trái ngược với Liên Hiệp Quốc Tổ chức Nông lương (FAO) báo cáo về một sự gia tăng toàn cầu về độ che phủ rừng. Mỹ Latinh vùng nhiệt đới châu Á là 9 10 hai khu vực phá rừng chiếm ưu thế. Paraguay cho thấy tỷ lệ cao nhất liên quan đến mất rừng, trong khi Indonesia đã có sự gia tăng lớn nhất trong việc phá rừng từ những năm 1980 đến năm 1990. Ở Nhật Bản, đã ứng dụng RS GIS để xây dựng bản đồ địa hình bản đồ lớp phủ rừng, đây là cơ sở cho việc theo dõi đánh giá sự phục hồi sinh thái của Siri Kawala Ierd, K.Fujiwara. Su-Fen Wang (2004) [20], khi tiến hành giải đoán ảnh Spot 4 Spot 5 theo phương pháp phân loại có kiểm định cho những vùng núi ở phía bắc Đài Loan, kết quả cho thấy độ chính xác của ảnh Spot 5 (74%) cao hơn ảnh Spot 4 (71%) do ảnh Spot 5 có độ chính xác cao hơn. Kết quả phân loại ra 3 trạng thái là rừng Chamaecyparis formosensis, rừng trồng cây thuộc họ tùng, rừng cây lá rụng. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là nước tiếp cận với RS GIS muộn hơn các nước trong khu vực trên thế giới. Trong suốt thời gian dài trước năm 1945, Việt Nam không có khả năng thực hiện việc điều tra rừng. Thời kỳ này chỉ có số liệu về tài nguyên rừng được công bố trong công trình "Lâm nghiệp Đông Dương" của P. Maurand số liệu đó thường được xem là tài liệu gốc để so sánh diễn biến rừng ở Việt Nam từ năm 1945 trở về sau. Năm 1958, với sự hợp tác của CHDC Đức đã sử dụng ảnh máy bay đen trắng toàn sắc tỷ lệ 1/30.000 để điều tra rừng ở vùng Đông Bắc. Đó là một bước tiến bộ kỹ thuật rất cơ bản, tạo điều kiện xây dựng các công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng công tác điều tra rừng ở nước ta. Từ cuối năm 1958, bình quân mỗi năm đã điều tra được khoảng 200.000 ha rừng, đã sơ thám được tình hình rừng đất đồi núi, lập được thống kê tài nguyên rừng đơn giản vẽ được phân bố tài nguyên rừng ở miền Bắc. Đến cuối năm 1960, tổng diện tích rừng ở miền Bắc đã điều tra được vào khoảng 1,5 triệu ha. Ở miền Nam ảnh máy bay được sử dụng từ năm 1959, đã xác định tổng diện tích rừng miền Nam là 8 triệu ha. 10 [...]... + Diện tích đất rừng rừng tại Nông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về điều kiện thực hiện, đề tài này được giới hạn trong phạm vi sau: + Qui mô nghiên cứu: Ở đây là cấp + Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng (RS, GIS GPS) để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng từ ảnh Spot 5, tại Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 3.2 Địa điểm thời gian tiến... các trạng thái rừng diện tích theo chức năng rừng năm 2011 - Đánh giá đặc điểm các trạng thái rừng sử dụng đất rừng - Đề xuất các giai đoạn giải đoán ảnh thành lập bản đồ hiện trạng rừng 21 21 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Thu thập bản đồ: Bản đồ hiện trạng rừng của phân viện điều tra Đông Bắc Bộ năm 2005 tại Viện điều tra quy hoạch rừng. .. trưng về rừng Việt Nam” Nguyễn Ngọc Thanh Nguyễn Ngọc Khánh, Nội - 1999, đã thử nghiệm sử dụng ảnh MODIS để thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt sử dụng đất, bản đồ phân bố rừng thảm thực vật tỉ lệ 1: 500.000 vùng Tây Nguyên Đông Nam Bộ một số bản đồ dẫn xuất khác Nguyễn Trường Sơn (2009) [6], tác giả kết hợp GIS viễn thám trong việc giám sát hiện trạng rừng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc. .. nghiên cứu Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Thực hiện từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2012 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng được mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết các nội dung sau: - Lấy mẫu trạng thái thực địa, xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh viễn thám - Tiến hành giải đoán ảnh viễn thám xác định lớp hiện trạng rừng, biên tập bản đồ hiện trạng năm 2011 - Xác... thể hiện chi tiết hơn Ảnh SPOT3 vẫn được giải đoán bằng mắt thường nên kết quả giải đoán vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia giải đoán chất lượng ảnh Kết quả về mặt thành lập bản đồ: Đã xây dựng được bản đồ phân vùng sinh thái thảm thực vật cấp vùng toàn quốc; bản đồ phân loại đất cấp tỉnh, vùng toàn quốc; bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh, vùng toàn quốc bản đồ hiện trạng. .. lớp hiện trạng rừng, để biên tập bản đồ thành quả cần chuyển định dạng file tiến hành biên tập bằng phần mềm Mapinfo Chuyển file Grid sau giải đoán sang file tab để biên tập bản đồ: Từ kết quả kế thừa lớp bản đồ địa hình, sông suối, đường giao thông Nông Hạ của Sở tài nguyên môi trường Thái Nguyên hệ VN2000, lớp hiện trạng rừng ta tiến hành biên tập bản đồ như sau: B1 Scan bản đồ hiện trạng. .. 200.000 ha Tỷ lệ bản đồ gồm 1:10.000 cho các lô rừng trồng với hơn 300.000 lô, tỷ lệ 1:25.000 cho các có trồng rừng, 1:100.000 cho tỉnh Dự án VIE - 76 - 014 lần đầu tiên đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng các trạng thái rừng trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám Landsat Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của việc ứng dụng RS GIS vào Lâm nghiệp nói chung điều tra quy hoạch rừng nói riêng... việc nghiên cứu ứng dụng GIS trong Lâm nghiệp thời gian gần đây như: Lại Huy Phương năm 1995 Ứng dụng kỹ thuật tin học - GIS trong điều tra quy hoạch quản lý rừng Việt Nam”, Nguyễn Mạnh Cường năm 1995 với nghiên cứu “Xây dựng bản đồ rừng trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám , Chu Thị 14 14 Bình 2001 Ứng dụng công nghệ tin học để khai thác thông tin cơ bản trên tư liệu viễn thám, nhằm phục vụ... phép ta quan sát xác định nhanh chóng hiện trạng lớp phủ rừng, từ đó có thể dễ dàng xác định được biến động rừng đặc biệt là xu hướng của biến động 2.3 Điều kiện tự nhiên Nông Hạ 2.3.1 Vị trí địa lý, địa hình 2.3.1.1 Vị trí địa lý Nông Hạ là một vùng cao nằm ở phía bắc của thị trấn Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn 20km Nông Hạ tiếp giáp với: - Phía Bắc giáp Cao Kỳ, Thanh... được đo xác định trên bản đồ nhờ tiến hành định vị bằng máy GPS MAP 76CSx chấm điểm trên bản đồ - Đối chiếu kiểm tra, chỉnh sửa tên mã các loại rừng, loại đất trên bản đồ cho phù hợp với thực địa 30 30 - Khoanh vẽ bổ sung diện tích rừng mới phục hồi do cháy rừng phá rừng, rừng mới trồng mà trên ảnh không phát hiện kịp thời Những lô rừng thay đổi như vậy có 2 hướng để xác định khoanh . hiện trạng rừng năm 2011 tại xã Nông Hạ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn . 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám này ta có thể thiết lập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ. học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu ứng dụng GIS và Viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp. là cấp Xã. + Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng (RS, GIS và GPS) để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng từ ảnh Spot 5, tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Địa điểm và thời

Ngày đăng: 16/05/2014, 00:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.1: Tình hình khí hậu thủy văn năm 2010

  • Bảng 3.1: Mô tả các lớp trong bộ khóa giải đoán ảnh vệ tinh Spot 5 (Mẫu)

  • Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khống chế trong quá trình định vị

  • Bảng 4.2: Tổng hợp diện tích các trạng thái rừng năm 2011

  • Bảng 4.3: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng xã Nông Hạ huyện Chợ Mới năm 2011

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan