1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LÍ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG VÀ sự vận DỤNG VÀO xây DỰNG THỂ CHẾ KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

24 437 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Học thuyết kinh tế C.Mác nói chung, lý luận giá trị lao động của C.Mác nói riêng thực sự là một công trình khoa học đ¬ược xây dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán lý luận giá trị của các bậc tiền bối.Như¬ đã biết, ngay từ thời cổ đại, khi mà sản xuất hàng hoá mới còn là hình thức sơ khai cũng đã có những tư¬ tư¬ởng khái quát và phản ánh về nó. Khi ấy, Platon đã biết đư¬ợc rằng, sự phát sinh của tiền tệ và thư¬ơng nghiệp là kết quả tất yếu bắt nguồn từ phân công lao động xã hội và để phục vụ phân công lao động xã hội. Aristoteles cũng đã có những t¬ư t¬ưởng hết sức thiên tài xung quanh lý luận giá trị. Chính ông là ng¬ười đầu tiên phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hóa. Ông cũng là ng¬ười đầu tiên nêu t¬ư tư¬ởng nguyên tắc ngang giá trong trao đổi hàng hoá.

Trang 1

Chuyên đề

LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG VÀ SỰ VẬN DỤNG

VÀO XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

* * *

I VỊ TRÍ CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG

1.1 Lý luận giá trị - lao động của C.Mác là sự kế thừa có phê phán lý luận giá trị của các bậc tiền bối

Học thuyết kinh tế C.Mác nói chung, lý luận giá trị - lao động của C.Mácnói riêng thực sự là một công trình khoa học được xây dựng trên cơ sở kếthừa có phê phán lý luận giá trị của các bậc tiền bối

Như đã biết, ngay từ thời cổ đại, khi mà sản xuất hàng hoá mới còn làhình thức sơ khai cũng đã có những tư tưởng khái quát và phản ánh về nó.Khi ấy, Platon đã biết được rằng, sự phát sinh của tiền tệ và thương nghiệp làkết quả tất yếu bắt nguồn từ phân công lao động xã hội và để phục vụ phâncông lao động xã hội Aristoteles cũng đã có những tư tưởng hết sức thiên tàixung quanh lý luận giá trị Chính ông là người đầu tiên phân biệt giá trị sửdụng và giá trị trao đổi của hàng hóa Ông cũng là người đầu tiên nêu tư tư-ởng nguyên tắc ngang giá trong trao đổi hàng hoá

Bước sang thời kỳ trung cổ, cũng giống như các lĩnh vực tư tưởng khác,

do sự bao trùm của bóng đen tôn giáo, tư tưởng kinh tế của nhân loại trong đó

có những tư tưởng về giá trị không những không đạt được bước tiến nào màcòn bị thụt lùi Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ trung cổ, tức là vào thời kỳ phư-ơng thức sản xuất phong kiến suy tàn và phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa hình thành lại đánh dấu những bước phát triển mới nhảy vọt trong lýluận giá trị Những người có công lao hết sức to lớn và tiêu biểu cho thời này

là W.Petty đại biểu của trờng phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh vàF.Quesnay, đại biểu của trường phái trọng nông Pháp

Có thể nói, W.Petty là người đầu tiên nêu ra và cũng là người đặt nềnmóng cho lý luận giá trị lao động bằng việc đưa ra và giải thích ba phạm trù về

Trang 2

giá cả hàng hoá là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị Ông cũng

là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ mà nội dung của nó là: Số ượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá

l-và tốc độ chu chuyển của tiền tệ Tuy nhiên, lý luận giá trị lao động của W.Pettyvẫn còn nhiều hạn chế và chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng trong thương Ôngmới chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị củacác hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc

So với W.Petty và F Quesnay, lý thuyết giá trị của A.Smith, một trongnhững đại biểu tiêu biểu của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh cóbước tiến đáng kể Ông không những đã chỉ ra rằng mọi lao động đều tạo ra giátrị, lao động là thước đo cuối cùng của giá trị mà còn phân biệt một cách rõ rànghơn hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị và giá trị sử dụng Ông còn tiến xa hơnkhi cho rằng trong nền sản xuất hàng hoá phát triển giá trị trao đổi của hàng hoáđược biểu hiện ở tiền và lượng giá trị hàng hoá là do hao phí lao động trung bìnhcần thiết quyết định Cố nhiên, lý luận giá trị của ông cũng còn không ít khiếmkhuyết Hạn chế lớn nhất và cũng là điểm yếu chí tử trong lý luận giá trị của ông

là khi ông đưa ra định nghĩa thứ hai hoàn toàn xa rời nguyên lý giá trị lao động

về giá trị của hàng hoá Chính từ sai lầm này đã làm cho ông bế tắc trong việcluận giải nhiều vấn đề quan trọng khác của kinh tế chính trị

Kế thừa và phát triển lý luận giá trị lao động của A.smith, Đ.ricarđo đã

có những phát triển mới Trước hết, ông đã gạt bỏ những chỗ thừa, mâu thuẫntrong lý luận giá trị của A.smith; đồng thời, Ông đã có những hiểu biết mangtính phân biệt rõ hơn về hai thuộc tính của hàng hóa Ông khẳng định, giá trị

là do lao động quyết định kể cả trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn giátrị sử dụng chỉ là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải làthước đo của nó Theo đó, Đ.Ricardo đã có sự phân tích gần đúng về cấu tạogiá trị của hàng hoá Ông đã biết được giá trị hàng hoá gồm c1 + v + m Tuyvậy, lý luận giá trị lao động của Đ.ricardo cũng còn không ít hạn chế mà ôngkhông thể khắc phục do những giới hạn khách quan về điều kiện lịch sử, địa

vị giai cấp và khả năng thực tế của ông

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa có phê phán các nhân tố khoa

Trang 3

học trong lý luận giá trị của các trường phái trước đó mà trực tiếp là trườngphái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh C.Mác, Ph.Ăng ghen đã thực hiệnmột cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị nói chung, lý luận giá trị nóiriêng, và đưa nó lên tới đỉnh cao khoa học Lần đầu tiên lý luận giá trị đượcxây dựng và kết cấu chặt chẽ thành một hệ thống hoàn chỉnh.

1.2 Lý luận giá trị - lao động là cơ sở nền tảng của toàn bộ học thuyết kinh tế Mác

Học thuyết kinh tế Mác là một công trình khoa học đồ sộ, được kết cấurất chặt chẽ, hệ thống và lôgíc từ đầu đến cuối mà lý luận giá trị - lao động là

cơ sở, nền tảng Chính dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học của lýluận giá trị - lao động đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để giải quyết mâuthuẫn của công thức chung của tư bản, phân tich rõ cơ sở ra đời và thực chấtcủa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Cả về mặt lôgíc và lịch sử, muốn phân tích bản chất của phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa, trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu lý luận giá trị

- lao động, tức hàng hóa và tiền tệ C.Mác viết: “Trong những xã hội do

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ, còn từng hàng hóa một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy Vì vậy, công cuộc nghiên cứu của chúng ta bắt đầu

Chính dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học của lý luận giá trị lao động như: tìm ra thực thể của giá trị; nguồn gốc, bản chất và chức năngcủa tiền tệ; mà đặc biệt với việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao độngsản xuất hàng hoá đã giúp C.Mác không chỉ tìm ra chìa khoá để giải quyếtmâu thuẫn của công thức chung của tư bản, phân tích rõ thực chất sản xuất tưbản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư, mà còn chỉ rõ trong phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ có lao động làm thuê của người công nhân mới

-là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản Đồng thời, từnhững nguyên lý đã rút ra ở lý luận giá trị đã giúp C.Mác có cơ sở khoa học

để phân tích làm rõ nguồn gốc, bản chất của các phạm trù: Lợi nhuận, lợi

1 C.Mác & Ph.Ăngghen, To n t àn t ập, Tập 23, Tr 61.

Trang 4

nhuận bình quân; lợi nhuận thương nghiệp; lợi tức cho vay và địa tô tư bảnchủ nghĩa.

Thực tế cũng đã chứng minh rằng, nếu không nghiên cứu lý luận giá trịlao động thì không thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư nói riêng và họcthuyết kinh tế C.Mác nói chung Chẳng hạn, nếu chúng ta không nắm đượcnguyên lý lao động là nguồn gốc duy nhất của giá trị thì chắc chắn chúng ta sẽkhông thể lý giải được vì sao thông qua lưu thông tư bản chủ nghĩa giá trị lạităng lên và cũng không thể phân tích được nguồn gốc của giá trị thặng dư, lợinhuận, lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa, cũng như nguồn gốc sự giàu có củagiai cấp tư sản; đồng thời cũng sẽ không thể lý giải được căn nguyên kinh tếcủa những mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Lý luận giá trị - lao động được trình bày trong phần I, quyển I, Bộ Tưbản, tức là tập 23, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, từ trang 61 đến 229; gồm 3chương: Chương I - Hàng hóa; Chương II - Quá trình trao đổi; Chương III -Tiền hay lưu thông hàng hóa

II TÓM LƯỢC LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC

2.1 Hàng hóa, hai nhân tố (hay hai thuộc tính) của hàng hóa: Giá trị

sử dụng và giá trị.

2.1.1 Hàng hóa

Người nào sản xuất ra một vật phẩm cho nhu cầu trực tiếp của mình đểchính mình tiêu dùng vật phẩm ấy thì người đó làm ra sản phẩm chứ khôngphải một hàng hóa

Hàng hóa trước hết phải là một vật có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đócủa con người, nhưng là nhu cầu của người khác (hay nhu cầu xã hội) chứkhông phải nhu cầu của bản thân người sản xuất ra nó, do đó hàng hóa phải làmột vật mà người ta đem trao đổi lấy một vật khác

Chính tính chất có ích hay công dụng của vật đó khiến cho nó có thể đáp

ứng được một nhu cầu nhất định và làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng.

Còn tỷ lệ trao đổi một giá trị sử dụng nhất định này lấy một giá trị sử dụngkhác được gọi là giá trị trao đổi

Những giá trị sử dụng khác nhau ấy được đem so sánh và trao đổi với

Trang 5

nhau trong một hệ thống quan hệ xã hội nhất định là vì chúng có một điểmchung, giống nhau ở chỗ, chúng đều là sản phẩm của lao động.

Nhưng cái giống nhau ấy không phải là lao động cụ thể của một ngànhsản xuất riêng biệt mà là lao động của con người nói chung hay là lao độngtrừu tượng của con người Điều đó có nghĩa là, để sản xuất hàng hóa, ngườisản xuất không phải tạo ra một vật phẩm thảo mãn một nhu cầu nào đó của xãhội, mà bản thân lao động của người ấy còn phải hợp thành một bộ phậnkhông thể tách rời hay một phần của tổng số lao động mà xã hội đã chi phí.Lao động của người đó phải phục tùng sự phân công trong xã hội Chínhlượng lao động xã hội đã được vật hóa, được cố định hay kết tinh lại làm chohàng hóa có giá trị Khi xác định những sản phẩm khác nhau của họ là ngangnhau trong trao đổi thì qua đó những người sản xuất đã xác định rằng nhữnglao động khác nhau của họ là ngang nhau

kỹ thuật Tính chất có ích không phụ thuộc vào việc người ta phải mật nhiềuhay ít lao động để chiếm lấy những thuộc tính có ích ấy Thí dụ: Bánh mỳ làmột thức ăn, nếu nhờ một phát minh nào đó mà lao động hao phí để sản xuấtbánh mì giảm đi 19/20, thì bánh mì vẫn cũng chỉ có tác dụng như trước Bởivậy, giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, không kể hìnhthái xã hội của của cải đó là như thế nào

Giá trị sử dụng với tư cách là giá trị sử dụng là đối tượng nghiên cứu củamôn thương phẩm học Trong lĩnh vực của khoa kinh tế chính trị thì giá trị sửdụng là cái cơ sở vật chất trong đó biểu hiện một quan hệ kinh tế nhất định, làgiá trị trao đổi, nói cách khác giá trị sử dụng đồng thời là vật mang giá trị traođổi Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, nên hànghóa phải đối diện với một nhu cầu nhất định mà nó là đối tượng thoả mãn

Trang 6

Muốn moi được tiền trong túi người chủ tiền thì giá trị sử dụng của hàng hóaphải thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của người chủ tiền đó, vì vậy phải biết rõsản xuất hàng hóa cho ai?

Lao động tạo ra giá trị sử dụng là lao động cụ thể và đặc thù, lao độngnày tùy theo hình thái và vật liệu, được chia thành những loại lao động muônmàu muôn vẻ khác nhau Trong một xã hội của những người sản xuất hànghóa thì sự khác nhau về chất đó giữa các loại lao động có ích phản ánh mặtkhác biệt và tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa Những loại laođộng này được tiến hành một cách độc lập đói với nhau với tư cách là côngviệc riêng của những người sản xuất độc lập, sẽ phát triển thành mộ hệ thốngrất nhiều ngành, thành sự phân công xã hội Sự phân công xã hội càng sâu, rộngthì các giá trị sử dụng của hàng hóa càng phong phú, càng đa dạng và lĩnh vựctrao đổi, mua bán (thương nghiệp) càng phát triển, thị trường càng mở rộng Nhưvậy, sự phân công xã hội là điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa

Một vật có thể có giá trị sử dụng mà không có giá trị nếu không phải làsản phẩm của lao động, như không khí, đất hoang chưa khai phá, đồng cỏ tựnhiên, khí quyển… Một vật là sản phẩm của lao động nhưng không có giá trị

sử dụng thì lao động trong đó cũng vô dụng, vì vậy không tạo ra giá trị nào

cả Một vật là sản phẩm của lao động và có giá trị sử dụng cho người khác,nhưng phải đến tay người khác ấy bằng con đường trao đổi hay mua bán thìmới là hàng hóa; nếu đến tay người khác bằng cách cống nộp như thóc tô màngười nông dân nộp cho lãnh chúa phong kiến thời trung cổ hay thóc thuếthập phân cho các cha cố thì không phải là hàng hóa

Tóm lại, nói theo cách nói thông thường, thì hàng hóa có hai thuộc tính

là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nhưng nói chính xác thì hàng hóa có haithuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hay hàng hóa là sự thống nhất của haimặt đối lập là giá trị sử dụng và giá trị

2.1.3 Giá trị

Với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hóa đều chỉ là những laođộng nhất định đã kết đọng lại, lượng lao động này bao gồm cả lao động quákhứ (từ giá trị nguyên liệu và công cụ chuyển sang) và lao động sống (giá trị mới

Trang 7

thêm vào) Vậy làm thế nào đo được đại lượng giá trị của hàng hóa? Đo bằng cáithực thể tạo ra giá trị, tức là bằng lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa Bảnthân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động, còn thời gian lao động lại

đo bằng những phần nhất định của thời gian như ngày, giờ, phút, giây

Song điều đó không có nghĩa là người sản xuất hàng hóa càng lười haycàng vụng về bao nhiêu thì giá trị hàng hóa của họ càng lớn bấy nhiêu Để sảnxuất ra một hàng hóa nhất định chỉ được dùng thời gian lao động trung bình

cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT).

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong điều kiện sản xuất bình thường của

xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó

Cần phải lưu ý rằng, TGLĐXHCT là một đại lượng biến đổi tùy theotrình độ phát triển của sản xuất, trong một chế độ xã hội

Thí dụ: Ở nước Anh, trước kia mọi người đều sử dụng công cụ thủ công

để dệt vải, nhưng sau khi việc dùng máy dệt chạy bằng hơi nước đã trở thànhđiều kiện sản xuất bình thường và tính theo trình độ thành thạo trung bình củacông nhân đứng máy dệt với cường độ lao động trung bình thì năng suất laođộng đã tăng gấp đôi, thời gian lao động xã hội cần thiết giảm đi chỉ còn mộtnửa so với dệt thủ công

Đại lượng giá trị của một hàng hóa sẽ không thay đổi nếu nhưTGLĐXHCT để sản xuất ra hàng hóa đó không thay đổi Nhưng thời gian laođộng này lại thay đổi theo mỗi một sự thay đổi trong sức sản xuất của laođộng Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi nhiều tình hình, trong

đó có: Trình độ khéo léo trung bình của người công nhân; mức độ phát triểncủa khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào qui trình công nghệ; sự kếthợp xã hội của quá trình sản xuất; qui mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; vàcác điều kiện tự nhiên Điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến sức sản xuất củalao động, chẳng hạn, cùng một lượng lao động như nhau, những năm điều kiệnthời tiết thuận lợi, được mùa thì biểu hiện bằng một lượng ngũ cốc lớn hơn lànhững năm thời tiết bất thường như hạn hán, lụt lội, dịch bệnh Nói chung,

Trang 8

sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động xã hội cần thiết đểsản xuất ra một vật phẩm nhất định càng ít, khối lượng lao động kết tinh trongvật phẩm đó lại càng nhỏ, giá trị của vật phẩm đó lại càng ít và ngược lại.

Như vậy, đại lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa thay đổi theo tỷ lệthuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và theo tỷ lệ nghịch với sứcsản xuất của lao động đó Bản thân sức sản xuất của con người phải phát triểnđến một mức nào đó mới có thể chi phí được dưới hình thái này hay hình tháikhác

Trong thực tiễn, trình độ phát triển của sức lao động không đồng đều,nên lao động trừu tượng cũng bao gồm nhiều trình độ, Mác chia lao động trừutượng thành 2 cấp độ: lao động giản đơn và lao động phức tạp Nhưng giá trịhàng hóa chỉ được tính theo lao động giản đơn trung bình

Mặc dù lao động giản đơn trung bình cũng thay đổi tính chất của nótrong các nước khác nhau và trong những thời kỳ văn minh khác nhau Nhưngtrong một xã hội nhất định thì nó vẫn là cái đã được xác định Còn lao độngphức tạp chỉ là lao động giản đơn nhân bội lên, được nâng lên lũy thừa, haynói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên, thành thử, một lượnglao động phức tạp luôn lơn hơn một lượng lao động giản đơn Nếu gọi lao

động giản đơn là (a) thì lao động phức tạp là (a n) Việc qui lao động phức tạpthành lao động giản đơn như vậy diễn ra một cách tự phát thường xuyên saulưng những người sản xuất hàng hóa

Khi nghiên cứu lý luận giá trị của C.Mác cần phải đặc biệt chú ý đến haivấn đề:

(1) Định nghĩa đại lượng giá trị của hàng hóa được quyết định bởi khối

lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh hay chứa đựng trong hàng hóa đó chỉ

đúng khi xét riêng quá trình sản xuất trực tiếp Khi xét quá trình tái sản xuất

xã hội thì Giá trị của mọi hàng hóa và do đó giá trị của những hàng hóa cấuthành tư bản cũng vậy, không phải là do thời gian lao động xã hội cần thiếtchứa đựng trong hàng hóa đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hộicần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định Việc tái sản xuất đó có thểtiến hành trong những điều kiện thuận lợi hơn, hoặc khó khăn hơn, không

Trang 9

giống như những điều kiện sản xuất ban đầu2.

Có thể lấy ví dụ sau đây để minh họa:

Giả dụ cuối năm 2006 sản xuất một máy vi tính tốn 1000 giờ lao động(kể cả lao động quá khứ và lao động sống) và bán được 1000 $ Đến đầu năm

2007, nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ hay cải tiến quản lý nên để sản xuấtmột máy vi tình tương tự (thậm chí tốt hơn) chỉ hao phí hết 800 giờ lao động

và bán với giá 800 $, thì chiếc máy vi tính sản xuất cuối năm 2006, dù vẫncòn nguyên trong hộp, vẫn bị mất giá 200 $ (thậm chí mất giá nhiều hơn), tức

là bị hao mòn tinh thần hay hao mòn vô hình Tuy lượng lao động kết tinh vẫn

là 1000 giờ, nhưng bây giờ điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, nên thời gian laođộng xã hội cần thiết chỉ là 800 giờ

Hay giả sử cuối năm 2006 sản xuất 1 tấn than hao phí mất 10 giờ, bánvới giá 10 $, nhưng đầu năm 2007, phái khai thác dưới hầm lò sâu hơn, nêntốn tới 12 giờ cho một tấn than, và bán với giá 12 $, thì những tấn than đượckhai thác cuối năm 2006 còn đang dự trữ trong kho hay trên bãi, cũng sẽ đượcbán với giá 12 $ Như vậy, lượng lao động kết tinh trong một tấn than đó chỉ

là 10 giờ, nhưng lại được xã hội thừa nhận là 12 giờ, vì điều kiện tái sản xuấtkhó khăn hơn trước, nên TGLĐXHCT để sản xuất 1 tấn than bây giờ là 12giờ chứ không phải 10 giờ như trước

(2) TGLĐXHCT tồn tại trong hàng hóa nói trên mới ở dưới dạng tiềmtàng, tự nó không thể trực tiếp biểu hiện ra, mà chỉ lộ ra trong quá trình traođổi hàng hóa Dưới hình thái thể hiện trực tiếp của nó hàng hóa chỉ là thờigian lao động cá nhân đã vật hóa, có một nội dung riêng biệt, chứ chưa phải làthời gian lao động chung, cho nên nó không phải trực tiếp là giá trị trao đổi

mà còn phải trở thành giá trị trao đổi đã Và nó chỉ thể hiện với tư cách là giátrị trao đổi khi nào qua sự chuyển nhượng3 Nói cách khác, chỉ khi hàng hóaqua chuyển nhượng lao động tư nhân của người sản xuất hàng hóa mới trởthành lao động xã hội, mới được xã hội thừa nhận

Như vậy, giá trị trao đổi là một giá trị tương đối và cái hàng hóa đặc thùbiểu hiện hình thái tồn tại thích hợp của giá trị trao đổi của tất cả mọi hàng

2 C.Mác v Ph àn t Ăngghen, to n t àn t ập, tập 25, phần 1, Nxb CTQG, H.1994, Tr 213.

3 C.Mác v Ph àn t Ăngghen, to n t àn t ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, Tr42.

Trang 10

hóa, được tách riêng ra, chính là tiền tệ Khi giá trị hàng hóa được biểu hiệnbằng tiền gọi là giá cả Trong hiện thực, do cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫnđến hình thành giá trị thị trường và giá cả thị trường.

Giá cả thị trường là tín hiệu của cơ chế thị trường Xã hội phân bố cácnguồn lực vào sản xuất dựa vào hệ thống giá cả Dựa vào giá cả thị trường màngười bán và người mua ra quyết định Giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiềuyếu tố: Giá trị thị trường của hàng hóa, giá trị (hay sức mua) của tiền tệ, quan

hệ cung cầu và cạnh tranh

Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hànghóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh Cạnh tranh nội bộ ngành dẫntới hình thành một giá trị xã hội trung bình Tùy thuộc vào sức sản xuất củamỗi ngành mà giá trị xã hội trung bình (tức là giá trị thị trường) có thể ứngvới một trong ba trường hợp sau đây :

Trường hợp 1: Đây là trường hợp phổ biến nhất Đại bộ phận hàng hóa của

ngành được sản xuất ra trong điều kiện trung bình, một bộ phận nhỏ được sảnxuất ra trong điều kiện kém hơn và một bộ phận nhỏ khác được sản xuất ra trongđiều kiện tốt hơn, hai điều kiện này bù trừ lẫn nhau, thì giá trị thị trường là do giátrị của hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình quyết định.Giả dụ: Trong một ngành sản xuất có 3 xí nghiệp A, B, C (xem bảng 1)

Xí nghiệp A đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới; tăng năng suất laođộng, hạ giá trị cá biệt thấp hơn giá trị thị trường (giá trị xã hội), nhờ đó khibán thu được lợi nhuận siêu ngạch (+ 15); Xí nghiệp B có giá trị cá biệt bằngđúng giá trị thị trường nên chỉ thu được lợi nhuận trung bình do bản thân xínghiệp tạo ra, không có lợi nhuận siêu ngạch; Xí nghiệp C, lạc hậu, giá trị cábiệt cao hơn giá trị thị trường, nên khi bán theo giá cả bằng với giá trị thịtrường sẽ không thu lại được đủ số lượng lao động đã hao phí, thậm chí thua lỗ

Bảng 1 (Giả định cung bằng cầu)

Giá trị thịtrường của 1hàng hóa

Tổng giátrị thịtrường

Lợi nhuậnsiêu ngạch

Trang 11

ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượnglớn trong số những sản phẩm của khu vực này4 Giá trị thị trường là cái trục

mà giả cả thị trường xoay quanh

Ngoài trường hợp phổ biến nói trên, trong những tình hình rất đặc biệt, giátrị thị trường có thể bị chi phối bởi những hàng hóa được sản xuất ra hoặc giảtrong những điều kiện bất lợi nhất, hoặc giả trong những điều kiện thuận lợinhất

Trường hợp 2: Giả định toàn bộ khối lượng hàng hóa tung ra thị trường

vẫn như trên, nhưng bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện kémhơn lại lớn hơn bộ phận hàng hóa bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trongđiều kiện trung bình và bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện tốthơn, thì giá trị thị trường là do khối lượng hàng hóa được sản xuất ra trongnhững điều kiện kém hơn điều tiết

Bảng 2 (Giả định cung bằng cầu)

Giá trị thịtrường của 1hàng hóa

Tổng giátrị thịtrường

Lợi nhuậnsiêu ngạch

4 C.Mác v Ph àn t Ăngghen, to n t àn t ập, tập 25, phần I, Nxb CTQG, H 1994, Tr 271.

Trang 12

100 360 360

Trong trường hợp 2: Giá trị thị trường cao hơn giá trị cá biệt không chỉ củanhững hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất thuận lợi mà còn caohơn cả giá trị cá biệt của các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiệntrung bình, nhưng vẫn thấp hơn giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất

ra trong điều kiện bất lợi nhất Trong trường hợp này, xí nghiệp A và B đều thulợi nhuận siêu ngạch, còn xí nghiệp C không thu lại đủ lượng lao động đã haophí Nếu cầu chỉ hơn cung một ít thôi thì giá trị cá biệt của những hàng hóa đượcsản xuất ra trong những điều kiện bất lợi nhất sẽ điều tiết giá cả thị trường

Trường hợp 3: Bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện

tốt hơn điều kiện trung bình chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với hai bộ phậnkia, thì bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện tốt nhất ấyđiều tiết giá cả thị trường

Trong trường hợp này giá cả thị trường thấp hơn giá trị của các hàng hóađược sản xuất ra trong điều kiện trung bình và xấu Nếu cầu nhỏ hơn cung thì

bộ phận hàng hóa thì bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điềukiện thuận lợi nhất, không kể khối lượng của nó to nhỏ như thế nào, sẽ chiếm

vị trí quyết định bằng cách làm cho giá cả của nó hạ xuống ngang với giá trị

cá biệt của nó Giá trị thị trường không bao giờ có thể nhất trí với giá trị cábiệt đó của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện thuận lợinhất, trừ khi số cung vượt số cầu rất nhiều

Bảng 3 (Giả định cung bằng cầu)

Giá trị thịtrường của 1hàng hóa

Tổng giátrị thịtrường

Lợi nhuậnsiêu ngạch

Ngày đăng: 02/03/2017, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w