Định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chính trị xã hội. Định hướng là cái đích chúng ta hướng tới, là mục tiêu phấn đấu của chúng ta và là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới. Hiểu định hướng để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
HIỂU ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ THỰC HIỆN TỐT ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chính trị - xã hội Định hướng là cái đích chúng ta hướng tới, là mục tiêu phấn đấu của chúng ta và là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới Hiểu định hướng để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1 Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa Định hướng là một khái niệm chỉ mục tiêu, phương hướng, con đường, biện pháp thực hiện mà chúng ta hướng tới Bản thân khái niệm định hướng bao gồm cả những đề phòng bất trắc, van an toàn cho quá trình đi đến đích, tiến lên của chủ thể Nguồn gốc của thuật ngữ định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, trên các sách báo 1 của các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu, nhưng chưa được sử dụng đầy đủ như bây giờ, nó được nhắc đến và chỉ ra với tính cách là sự đối lập với chủ nghĩa tư bản, chỉ ra con đường “không tư bản” Xét về nghĩa, thì định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, con đường phát triển của cách mạng Thực tế cho thấy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù thuật từ có khác nhau, cách diễn đạt khác nhau nhưng các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội đều xây dựng mô hình, con đường hướng tới Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng từ rất sớm trong quá trình lãnh đạo cách mạng Ngay từ đại hội IV của Đảng, mặc dù chưa sử dụng khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng những nội dung thể hiện trong đường lối kinh tế, tính định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định ở mức độ nhất định Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta sử dụng lần đầu tiên trong nghị quyết trung ương 6 khóa VI năm 1989 Đến đại hội lần thứ VII, khái niệm này được Đảng ta sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đại hội Bài học đầu tiên của sự nghiệp đổi mới Đảng ta chỉ ra là: phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong suốt quá trình đổi mới Đến Đại hội lần thứ VIII, khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta sử dụng rộng rãi hơn nữa trong văn kiện Trong phát triển kinh tế, Đảng 2 ta xác định là: phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhận thức về khái niệm này, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu xã hội đã có nhiều công trình, bài báo khoa học bàn về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đều có chung nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa Định hướng xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, vừa là quá trình vận động, vừa là những biện pháp đã được hiện thực hóa, vừa là quá trình điều chỉnh, điều khiển của chủ thể sao cho xã hội đạt được những giá trị đã định Định hướng xã hội chủ nghĩa được khái niệm: là việc chủ thể xã hội xác định mục tiêu, phương hướng, các giải pháp cơ bản để phát triển các giá trị, các nhân tố xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử đất nước và thời đại, đấu tranh ngăn chặn, loại trừ những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Chủ thể xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân có ý nghĩa quyết định Trên cơ sở nắm vững các nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin đứng vững trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, lợi ích của nhân dân 3 lao động, đồng thời xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng cộng sản cùng với toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tìm tòi các phương thức, các điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa các giá trị, các nhân tố xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực sinh động trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa là nhận thức và hoạt động của chủ thể phù hợp với xu thế khách quan của sự phát triển xã hội Đây là quá trình kết hợp giữa xây và chống, vừa xác lập, hiện thực hoá các giá trị của chủ nghĩa xã hội, vừa đấu tranh với những khuynh hướng phủ nhận, chống lại hoặc đi ngược con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và điều chỉnh, uốn nắn những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong nhận thức và hành vi của quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội Hiểu đúng định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hành động của mỗi chủ thể thực hiện 2 Tính tất yếu khách quan của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều mong muốn sự phát triển đi lên và đều xây dựng cho mình một mô hình phát triển phù hợp với những đặc điểm, thế mạnh phát triển của mình Sự khác nhau giữa các quốc gia chỉ là tính chính trị, tính giai cấp Với một chế độ xã hội – xã hội chủ nghĩa như ở nước 4 ta thì phải có một định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Không có định hướng sẽ làm con đường mà chúng ta đi xuất hiện những nguy cơ chệch hướng, đi chệch sang hướng khác – đó là chủ nghĩa tư bản Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta xuất phát từ đặc điểm đa dạng, phức tạp về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Về kinh tế chúng ta còn nhiều hình thức sở hữu Về chính trị, chế độ chính trị của chúng ta là nhất nguyên Về văn hóa xã hội còn nhiều tàn dư của xã hội cũ trong quá trình xây dựng xã hội mới…đó là quá trình đan xen, vận động đa dạng, phức tạp, là quá trình thống nhất biện chứng giữa cải tạo và xây dựng, là quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong những điều kiện, nội dung và hình thức mới Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng và phức tạp, với các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, những giai cấp, những bộ phận mà lợi ích có điểm tương đồng, đồng thời cũng có sự khác biệt Cùng với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, các giai cấp và tầng lớp xã hội trong thời kỳ quá độ cũng có sự vận động, biến đổi theo hướng xích lại gần nhau, hình thành cơ cấu xã hội - giai cấp xã hội chủ nghĩa Đời sống văn hoá, tư tưởng của xã hội trong thời 5 kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng có những đặc điểm khá phức tạp, đó là sự cùng tồn tại, tác động và thâm nhập lẫn nhau của hệ tư tưởng vô sản, tàn dư tư tưởng phong kiến, ảnh hưởng tư tưởng tư sản và tâm lý, tập quán của người sản xuất nhỏ Xã hội còn tình trạng khác biệt khá rõ giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay đặc biệt là tính chất gay go quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giữa con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và con đường tư bản chủ nghĩa Các thế lực đế quốc phản động bên ngoài luôn tìm cách móc nối với các thế lực phản cách mạng bên trong chống phá công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội Những đa dạng, phức tạp đó thì đòi hỏi phải có định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan, không thể thiếu Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta xuất phát từ những tác động tiêu cực do sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực, sự suy giảm niềm tin về chủ nghĩa xã hội của một bộ phận nhân dân Trước sự sụp đổ của mô hình hiện thực là chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông âu làm xuất hiện những hoài nghi chủ nghĩa Mác – Lênin, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, coi xã hội tư bản là đỉnh cao nhất của xã hội loài người, là giá trị vĩnh viễn của nhân loại…nếu không có định hướng xã hội chủ nghĩa rất có thể xuất hiện sự chệch hướng con đường 6 mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, những thành quả đấu tranh mà nhân dân ta giành được không còn giá trị Tính tất yếu khách quan của định hướng xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từ chính thực tiễn phức tạp khó khăn của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, quá trình hoạt động thực tiễn để hiện thực hoá các giá trị của chủ nghĩa xã hội, các nhân tố xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc rất mới mẻ, không có mô hình có sẵn Thực tiễn và lý luận không trùng khít nhau, nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra lý luận chưa có lời giải đáp thỏa đáng Chúng ta vừa phải giải quyết những vấn đề trước mắt đang đặt ra, vừa phải vận dụng linh hoạt lý luận Mác - Lênin vào hoạt động thực tiễn, vừa phải nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, tổng kết tìm tòi mô hình để xây dựng chủ nghĩa xã hội Các nhà kinh điển chỉ ra những vấn đề đến nay thực tiễn khác nhiều so với lý luận Do vậy muốn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có sự định hướng chắc chắn Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được xác định toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: Trên lĩnh vực chính trị: Đó là giữ vững và tăng cường chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt 7 Nam đối với xã hội; là việc xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; ở việc đấu tranh ngăn chặn, loại trừ những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, các quan điểm cơ hội, xét lại, tàn dư tư tưởng phong kiến; ở việc tạo ra một phong trào chính trị sâu rộng của toàn dân hướng tới xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Trên lĩnh vực kinh tế là xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế cân đối, hợp lý, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; phát huy vai trò quản lý sản xuất, kinh doanh của người lao động, thực hiện phân phối theo lao động là chủ yếu; mở rộng quan hệ quốc tế, giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Trên lĩnh vực xã hội bao gồm: xây dựng một cơ cấu xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí trung tâm mà nòng cốt là liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; giải quyết hài 8 hoà các lợi ích kinh tế; khắc phục phân hoá giàu nghèo quá mức, tạo ra sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; kiểm soát được phạm vi ảnh hưởng của thành phần tư sản trong kinh tế và đời sống xã hội Nâng cao thu nhập, phát triển giáo dục và chất lượng cuộc sống về ăn, mặc, ở, đi lại, việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, hoàn thiện các thiết chế, cơ chế quản lý xã hội Trên lĩnh vực văn hoá là: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá nhân loại; phát triển hệ thống các giá trị văn hoá tốt đẹp; đảm bảo các nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá của quần chúng nhân dân; tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá, chủ động ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá tư sản, tàn dư văn hoá phong kiến Mục tiêu của định hướng ở nước ta hiện nay trước hết phải phấn đấu thực hiện cho được 8 đặc trưng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, 9 hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới Và 8 phương hướng Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn 10 thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) mà Đảng ta đã xác định 3 Điều kiện để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ, bảo đảm cho định hướng luôn đúng hướng đó là: Phải trung thành với định hướng, con đường chúng ta đã chọn Trung thành tức là không thay đổi mục tiêu, phương hướng, định hướng, có chăng chỉ thay đổi cách thức, biện pháp để thực hiện những định hướng ấy, làm cho những mục tiêu đã xác định sớm có được Trung thành trái với bảo thủ, trì trệ, thụ động, ngồi chờ Để trung thành với những định hướng ấy đòi hỏi những người cộng sản trước hết phải trung thành với lý tưởng Mác – Lênin, vận dụng lý luận ấy vào thực tiễn đất nước mình, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, làm cho mảnh đất hiện thực ngày càng có thêm sức sống 11 Phải có đường lối chính trị đúng đắn Đường lối chính trí đúng tạo nên sức mạnh to lớn để đưa cả dân tộc vững bước tới tương lai, tạo ra nền tảng vững chắc nhằm thực hiện các định hướng đã xác định Ngược lại, một đường lối sai lầm sẽ làm cho cả đất nước tới nguy nan Đảng phải nhận định đúng đắn tình hình, bối cảnh trong nước và thế giới để lãnh đạo nhân dân, có những quyết sách phù hợp phục vụ cho yêu cầu phát triển, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa Đường lối của chúng ta chỉ có thể đúng khi chúng ta xuất phát từ mảnh đất hiện thực, từ thực tiễn của đất nước Phải từng bước làm cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội có được trên thực tế Định hướng của chúng ta là nhằm làm cho các giá trị đã xác định có được trên thực tế, những giá trị có được sẽ làm tăng niềm tin vào định hướng, lý tưởng, con đường chúng ta đã chọn Nếu xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi mà dân vẫn đói, vẫn khổ thì lý tưởng mà chúng ta định hướng không có giá trị Tuy nhiên, để đạt được các giá trị của chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện một sớm, một chiều mà có ngay được mà đòi hỏi sự phát huy nỗ lực, phấn đấu không ngừng của nhân tố chủ quan từng bước đạt được các mục tiêu đã xác định Phải thận trọng trong mọi chủ trương, đường lối, cảnh giác với các thế lực thù địch, đề phòng bất trắc có thể xảy ra Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không dễ dàng, mọi sai lầm 12 về chủ trương, đường lối, sai lầm do mắc mưu kẻ thù đều dẫn tới những hậu quả khó lường Do vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng, thận trọng trong mọi vấn đề sinh tồn của chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn hiện nay, phải xây dựng công cụ bạo lực vũ trang của Đảng, bảo đảm cho Quân Đội và Công an đủ sức hoàn thành mọi nhiêm vụ, không để bị động, bất ngờ KẾT LUẬN Định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện cần và đủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bản thân nó bao hàm cả những mục tiêu, phương hướng, con đường, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện Cũng như các hiện tượng khác, định hướng xã hội chủ nghĩa mang tính khách quan, tất yếu không thể thiếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Để thực hiện tốt định hướng đã xác định, đòi hỏi phải có sự quán triệt và thực hiện nghiêm túc làm cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không chệch hướng, làm giảm các nguy cơ, tạo ra thời cơ trong quá trình tiến tới xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Nhưng để thực hiện tốt định hướng ấy, đồng thời chúng ta cũng phải thực hiện tốt những điều kiện để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 13 14 ... hướng phủ nhận, chống lại ngược đường tiến lên chủ nghĩa xã hội điều chỉnh, uốn nắn biểu chệch hướng xã hội chủ nghĩa nhận thức hành vi trình tiến lên chủ nghĩa xã hội Hiểu định hướng xã hội... đổ mơ hình thực chủ nghĩa xã hội Liên xô Đông âu làm xuất hoài nghi chủ nghĩa Mác – Lênin, hoài nghi đường lên chủ nghĩa xã hội, coi xã hội tư đỉnh cao xã hội loài người, giá trị vĩnh viễn nhân... nghĩa tính tích cực, sáng tạo nhân dân có ý nghĩa định Trên sở nắm vững nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin đứng vững lập trường cách mạng giai cấp cơng nhân, lợi ích nhân dân lao động, đồng