1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng điều dưỡng ngoại khoa

46 2,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN – TRẬT KHỚPDây chằng là các bó sợi collagen chạy song song với nhau, bao phủ quanh khớp và có nhiệm vụ giữ vững cho khớp xương, ngăn cản các vận động có hại

Trang 1

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN – TRẬT KHỚP

Dây chằng là các bó sợi collagen chạy song song với nhau, bao phủ quanh khớp và có nhiệm vụ giữ vững cho khớp xương, ngăn cản các vận động có hại cho hoạt động của khớp

Dây chằng có nhiều nhánh thần kinh, nên khi bị tổn thương còn gây rối loạn về vận mạch

Bong gân hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và vận động viên thể dục thể thao Một số khớp hay bị bong gân là: cổ chân, cổ tay, đầu gối, tiếp đến là bàn chân và ngón tay

2 PHÂN LOẠI BONG GÂN

Bong gân chia làm 3 độ:

- Bong gân độ I: Dây chằng bị giãn dài ra mà không co ngắn ngay trở lại

3 SINH LÝ BỆNH

Bong gân tiến triển qua các giai đoạn sau:

Trang 2

3.1 Giai đoạn sưng nề: Xuất hiện trong 72 giờ đầu sau chấn thương Các

histamin, serotonin, prostaglandin được phóng thích từ dưỡng bào gây thoát máu ra ngoài thành mạch, làm tăng sưng nề

3.2 Giai đoạn phục hồi: Các nguyên bào sợi được huy động đến vùng bong

gân tạo ra các sợi collagen non, chưa được định hướng

3.3 Giai đoạn tạo hình: Tiến triển xen kẽ với giai đoạn phục hồi, các sợi

collagen được định hướng song song với phương của lực kéo căng dây chằng Sau khoảng 6 tuần các sợi collagen non mới chịu được các hoạt động sinh lý

- Ấn vào vùng bong gân hoặc kéo căng diện khớp bên tổn thương thấy dấu hiệu đau chói

7.1.1 Giai đoạn sưng nề cấp tính

- Mục đích: Giảm sưng nề, ngừng chảy máu

- Phương pháp:

+ Băng ép vùng bong gân bằng băng chun, giữ ít nhất 72 giờ

+ Chườm lạnh ngoài băng chun bằng nước đá trong suốt 4 giờ đầu

Trang 3

+ Kê cao chi tổn thương.

+ Dùng thuốc giảm đau, giảm nề

+ Không: xoa bóp, chườm nóng hoặc tiêm thuốc vào vùng bong gân

7.1.2 Giai đoạn phục hồi

- Bong gân độ I: chỉ cho tập vận động sớm khi hết đau sau đó vận động nhẹ nhàng tăng dần

- Bong gân độ II: bất động vững chắc khớp bằng cách bó bột để hạn chế biến chứng và dây chằng nhanh chóng được hồi phục

+ Chi trên để bột 2 tuần

+ Chi dưới để bột 3 tuần

7.2 Bong gân độ III

- Phẫu thuật cố định điểm bám hoặc khâu nối lại sớm dây chằng và bất động vững chắc khớp để bảo vệ dây chằng mới được khâu phục hồi Sau 4 – 6 tuần cho tập vận động nhẹ dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu

- Có thể điều trị bảo tồn với những người bệnh không yêu cầu phục hồi cao, đặc biệt là những người bệnh lớn tuổi

8 CHĂM SÓC

8.1 Nhận định người bệnh

8.1.1 Tình trạng chung

- Nhận định về toàn thân người bệnh?

- Nhận định xem người bệnh có tổn thương phối hợp không?

+ Vết mổ có chảy máu hay không?

+ Băng vết mổ, có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ không?

+ Có dấu hiệu tổn thương mạch máu, thần kinh không?

+ Khớp xương đã được bất động vững chắc chưa?

Trang 4

8.2 Chẩn đoán chăm sóc

- Người bệnh đau và sưng nề vùng khớp do dây chằng bị tổn thương

- Nguy cơ tổn thương dây chằng tái phát do bất động sau mổ không tốt

- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ

- Nguy cơ cứng khớp do bất động khớp quá lâu

8.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

8.3.1 Giảm đau, giảm sưng nề cho người bệnh:

- Băng ép vùng bong gân, giữ ít nhất 72 giờ

- Chườm lạnh ngoài băng chun bằng nước đá, cứ 20 – 30 phút chườm một lần trong suốt 4 giờ đầu tiên

- Kê cao chi bị tổn thương

- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm nề cho người bệnh

8.3.2 Giảm nguy cơ tổn thương dây chằng tái phát:

- Đặt nẹp hoặc máng bột cố định khớp vững chắc theo đúng tư thế

- Khi chăm sóc vết mổ cần tháo lắp nẹp nhẹ nhàng, tránh động tác thô bạo làm tổn thương dây chằng mới được khâu phục hồi

8.3.3 Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cho người bệnh:

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng

- Thay băng vết mổ đúng quy trình kỹ thuật, theo dõi phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng tại vết mổ

- Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc kháng sinh

8.3.4 Giảm nguy cơ cứng khớp cho người bệnh:

- Cho người bệnh tập vận động sớm khi hết đau sau đó vận động nhẹ nhàng tăng dần đối với bong gân độ I

- Bất động vững chắc khớp bằng bột đối với bong gân độ II Chi trên để bột 2 tuần, chi dưới để bột 3 tuần sau đó cho người bệnh tập vận động nhẹ nhàng không gây đau

8.4 Đánh giá: Người bệnh bị bong gân được đánh giá là chăm sóc tốt khi:

người bệnh được giảm đau, giảm nề nhanh, nẹp bất động đúng quy cách

Trang 5

TRẬT KHỚP

1 ĐỊNH NGHĨA

Trật khớp là sự di lệch đột ngột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các mặt khớp với nhau do một tác nhân tác động gián tiếp lên khớp ở các chi bị chấn thương hoặc do động tác sai tư thế của khớp

Các khớp lần lượt hay bị trật là khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng rồi đến khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay

2 PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP

2.1 Theo thời gian

- Nhóm cấp cứu: trong vòng 48 giờ đầu

- Nhóm đến sớm: 2 ngày đến 3 tuần

- Nhóm đến muộn: trên 4 tuần

2.2 Theo giải phẫu

- Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch hoàn toàn

- Trật khớp hoàn toàn

- Gãy kèm theo trật khớp

Bán trật khớp

Trật khớp hoàn toàn Gãy kèm theo trật khớp

Hình 2.1 Phân loại trật khớp theo giải phẫu 2.3 Theo mức độ tái phát

- Trật khớp lần đầu

- Trật khớp tái diễn

- Trật khớp liên tục

Trang 6

2.4 Theo lâm sàng

- Trật khớp kín

- Trật khớp hở: tổn thương da và cơ quanh khớp làm hở diện khớp

- Trật khớp kèm theo biến chứng: mạch máu và thần kinh cũng có thể bị tổn thương kèm theo rôi loạn vận mạch

- Trật khớp khóa: không nắn được do mảnh xương, bao khớp chèn vào giữa 2 mặt khớp

3 TRIỆU CHỨNG

3.1 Triệu chứng cơ năng

- Đau xảy ra ngay sau khi chấn thương, bất động vẫn đau

- Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng

Trang 7

+ Ra sau, xuống dưới: háng khép, xoay trong, gối gấp nhiều.

+ Ra trước, lên trên: háng dạng, xoay ngoài, gối gấp ít

+ Ra trước, xuống dưới: háng dạng, xoay ngoài, gối gấp nhiều

3.2.2 Ổ khớp rỗng, sờ thấy đầu xương ở vị trí bất thường

- Khớp vai: sờ thấy chỏm xương cánh tay ở rãnh Delta – ngực ngay dưới mỏm cùng vai, phía sau thấy hõm khớp rỗng

- Khớp khuỷu: mỏm khuỷu ra sau và lên trên, đầu dưới xương cánh tay ở phía trước nếp gấp khuỷu

- Khớp háng: tùy theo kiểu trật khớp có thể thấy chỏm xương đùi ở phía sau hay phía trước khớp háng

3.2.3 Cử động lò xo: làm ngược với chiều biến dạng sẽ thấy chi bật về vị trí

biến dạng ban đầu

Trang 8

5.2.1 Vô cảm khi nắn: gây tê ổ khớp, gây tê vùng hoặc gây mê toàn thân tùy

từng trường hợp

5.2.2 Nắn trật khớp: nguyên tắc là nắn ngược chiều với biến dạng.

- Khớp vai: theo phương pháp Hypocrate, Kocher Cố định bằng bột Desault hoặc băng chun, thời gian bất động khoảng 2 – 3 tuần, sau đó cho tập vật lý trị liệu Tránh vận động nặng trong vòng 1 – 2 tháng đầu

- Khớp háng: theo phương pháp Boehler hoặc Kocher Sau kéo nắn, bất động trong tư thế đùi duỗi hoàn toàn, xoay trong 150, hơi dạng bằng bột chậu lưng chân, thời gian bất động khoảng 2- 4 tuần

- Khớp khuỷu: Nắn bất động khuỷu tư thế gấp 900 bằng bột cánh cẳng bàn tay, thời gian bất động khoảng 3 tuần

Hình 2.4 Nắn trật khớp vai

theo phương pháp Hypocrate

Hình 2.5 Bất động khớp vai sau kéo nắn bằng áo nẹp Desault

- Nhận định xem người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân không?

6.1.2 Tình trạng tại chỗ

- Khớp đã được bất động chưa? Trật khớp kín hay hở, vết thương sạch hay bẩn?

Trang 9

- Có tổn thương mạch máu thần kinh không? Mức độ sưng nề?

- Sau kéo nắn bó bột: bột chặt hay lỏng, bột bó có đúng quy cách không?

Có dấu hiệu thiếu máu nuôi dưỡng ngọn chi không?

- Sau mổ: Vết mổ nhiễm trùng hay không?

6.2 Chẩn đoán chăm sóc

- Nguy cơ sốc do đau

- Người bệnh đau và sưng nề nhiều tại vùng khớp tổn thương

- Người bệnh có nguy cơ rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng chi sau bó bột

- Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng viêm khớp do trật khớp hở

- Nguy cơ teo cơ, cứng khớp do bất động khớp quá lâu

6.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

6.3.1 Phòng chống sốc cho người bệnh:

- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau

- Bất động chi trong tư thế trật khớp Chi trên chỉ cần treo tay bằng khăn Chi dưới cần nẹp bất động, vận chuyển bằng cáng

- Vận chuyển người bệnh nhẹ nhàng

6.3.2 Giảm đau, giảm sưng nề cho người bệnh:

- Cố định khớp bằng nẹp hoặc bột sau kéo nắn

- Kê cao chi tổn thương để giảm đau, giảm nề

- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm nề cho người bệnh

6.3.3 Giảm nguy cơ rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng chi sau bó bột:

- Bó bột đúng nguyên tắc: không quấn bột quá chặt và phải để hở ngọn chi, sau bó cần rạch dọc toàn bộ các lớp bột

- Kê cao chi tổn thương, theo dõi: màu sắc, cảm giác, vận động ngọn chi

- Hướng dẫn người bệnh thường xuyên vận động các ngón chi

- Nếu có dấu hiệu chèn ép cần nới rộng bột theo suốt chiều dài chi thể

6.3.4 Giảm nguy cơ nhiễm trùng:

- Chuẩn bị tốt người bệnh trước khi mổ

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Trang 10

- Chăm sóc, thay băng vết mổ đảm bảo vô khuẩn.

- Thực hiện đầy đủ thuốc kháng sinh theo y lệnh

6.3.5 Giảm nguy cơ teo cơ, cứng khớp cho người bệnh:

- Hướng dẫn người bệnh thường xuyên vận động ngọn chi, vận cơ đẳng trường trong bột

- Sau khi bất động khớp khoảng 3 – 4 tuần, tháo bột và hướng dẫn người bệnh tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp

6.4 Đánh giá

Người bệnh trật khớp được đánh giá là chăm sóc tốt khi:

- Người bệnh được giảm đau, giảm nề nhanh

- Khớp xương được nắn trở lại sớm và bất động đủ thời gian

- Người bệnh được hướng dẫn tập phục hồi chức năng tốt, tránh được các biến chứng

Trang 11

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CÁNH TAY

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Nêu được triệu chứng, biến chứng của gãy xương cánh tay

2 Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay gặp ở mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ em

Gãy xương cánh tay thường được điều trị chỉnh hình vì dễ nắn bó xương, yêu cầu chính là thẳng trục xương còn các di lệch khác thường chấp nhận được do có sự bù trừ của khớp vai và khớp khuỷu nên không ảnh hưởng nhiều đến tầm vận động của cánh tay

2 NGUYÊN NHÂN

- Chấn thương trực tiếp: do va đập hoặc đè nặng trực tiếp lên cánh tay (bánh xe đè lên, bị đánh bằng vật cứng…), xương cánh tay thường bị gãy ngang, có thể có nhiều mảnh vỡ Ngoài gãy xương, tại chỗ có thể có vết thương phần mềm, cơ bị giập nát tạo nên gãy xương hở, có thể tổn thương bó mạch thần kinh cánh tay

- Chấn thương gián tiếp: do ngã chống tay, bàn tay tỳ xuống nền cứng thường gây gãy chéo xoắn

- Gãy xương bệnh lý: tổ chức xương bị phá hủy dễ gãy khi bị chấn thương, có thể gặp trong u xương, lao xương

- Gãy xương sơ sinh: do nội xoay thai gây sa tay, sa vai

Trang 12

3 TRIỆU CHỨNG

3.1 Cơ năng

- Đau tại ổ gãy ngay sau chấn thương, đỡ đau sau khi được bất động

- Giảm hoặc mất cơ năng của cánh tay

- Sưng nề bầm tím, đặc biệt là vùng mặt trong cánh tay

3.2.2 Gãy cổ xương cánh tay kiểu dạng: hay gặp ở người lớn

- Nhìn: khuỷu tay rời xa thân mình

- Sờ hõm nách thấy đầu xương nhọn (đầu ngoại vi)

3.2.3 Gãy cổ xương cánh tay kiểu khép: hay gặp ở trẻ em.

- Nhìn: trục thân xương cánh tay khép vào thân mình

- Có thể sờ thấy đầu ngoại vi sắc nhọn ở dưới da vùng cơ delta

3.2.4 Gãy thân xương cánh tay: rất dễ nhận biết trên lâm sàng.

- Nhìn thấy có biến dạng trục chi đặc hiệu: gập góc

- Sờ thấy điểm đau chói hoặc tiếng lạo xạo xương

Hình 3.1 Gãy xương cánh tay

Trang 13

3.2.5 Gãy trên lồi cầu xương cánh tay: thường hay gặp ở trẻ em sau ngã

chống tay, đầu ngoại vi di lệch ra sau

- Nhìn thấy trẻ dùng tay lành đỡ tay đau, khuỷu tay biến dạng, cẳng tay gấp khoảng 600, vùng trên khuỷu sưng nề to có bầm tím

- Sờ vùng nếp khuỷu phía trước thấy đầu xương chồi ở dưới da

Hình 3.2 Gãy trên lồi cầu xương cánh tay 3.3 Triệu chứng X – quang

- Chụp XQ cánh tay ở hai tư thế thẳng và nghiêng xác định mức độ di lệch giúp chẩn đoán xác định và điều trị

- Dùng thuốc giảm đau

- Vận chuyển nhẹ nhàng tránh gây đau,

chỉ vận chuyển người bệnh khi đã bất động

Hình 3.3 Áo nẹp Desault

Trang 14

5.2 Điều trị thực thụ

- Phương pháp bó bột: áp dụng trong trường hợp gãy ít di lệch

+ Gãy 1/3 trên và 1/3 giữa xương cánh tay bó bột ngực vai cánh tay Thời gian để bột từ 6- 8 tuần

+ Gãy 1/3 dưới bó bột chữ U Thời gian để bột từ 4- 6 tuần

+ Gãy trên lồi cầu bất động bằng bột cánh cẳng bàn tay, khuỷu gấp 900, cẳng tay hơi sấp, Thời gian để bột 4 tuần

- Phẫu thuật kết hợp xương: áp dụng đối với gãy phức tạp; gãy hở; có tổn thương mạch máu thần kinh; sau kéo nắn bó bột thất bại

Bột ngực vai cánh tay Bột chữ U Bột cánh cẳng bàn tay

Hình 3.4 Bó bột gãy xương cánh tay

6 CHĂM SÓC

6.1 Nhận định người bệnh

6.1.1 Tình trạng chung

- Toàn trạng, thể trạng?

- Mức độ đau, Có dấu hiệu sốc, nhiễm trùng không?

- Có tổn thương phối hợp không?

Trang 15

+ Có dấu hiệu liệt thần kinh, thiếu máu nuôi dưỡng ngọn chi, mức độ đau tăng hay giảm?

- Sau bó bột:

+ Bột chặt hay lỏng, có chèn ép lồng ngực, cọ sát mép bột, tình trạng vận động ngọn chi?

+ Mức độ đau và sưng nề tăng hay giảm, nếu có liệt thần kinh thì mức độ phục hồi như thế nào?

- Sau phẫu thuật:

+ Tình trạng vết mổ: vị trí, độ dài, mép vết mổ, mức độ nề, dịch thấm băng, sonde dẫn lưu?

+ Có biểu hiện liệt thần kinh, mức độ phục hồi cảm giác, vận động?

6.2 Chẩn đoán chăm sóc.

- Người bệnh có nguy cơ sốc do đau

- Nguy cơ liệt thần kinh quay do bất động không tốt

- Nguy cơ viêm phổi do giảm thông khí phổi khi bột tỳ đè vào lồng ngực

- Nguy cơ teo cơ cứng khớp do bất động bột lâu

- Nguy cơ nhiễm trùng, viêm xương do gãy hở

- Người bệnh lo lắng về tình trạng bệnh

6.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc.

6.3.1 Trước khi điều trị: Giảm nguy cơ sốc và liệt thần kinh quay:

+ Bất động chi bằng nẹp, áo Desault đúng nguyên tắc

+ Thực hiện y lệnh: thuốc giảm đau, truyền dịch, cho người bệnh thở oxy.+ Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

+ Theo dõi dấu hiệu tổn thương mạch máu, thần kinh Nếu có bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời

+ Khi đã bất động tốt, đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm theo y lệnh

6.3.2 Sau khi bó bột

- Giảm nguy cơ viêm phổi

Trang 16

+ Theo dõi nhịp thở, biên độ thở Nếu bột chặt phải nới bột; cắt gọt, làm nhẵn các mép bột tránh gây cọ sát, tổn thương vùng da tỳ đè.

+ Hướng dẫn người bệnh thở sâu, tư thế nằm nghỉ thích hợp

+ Cho người bệnh uống nhiều nước

- Giảm nguy cơ teo cơ cứng khớp:

+ Hướng dẫn người bệnh vận động các ngón tay và vận cơ tĩnh sau bó bột

+ Sau khi tháo bột hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng

6.3.3 Sau khi phẫu thuật

- Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng

+ Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng

+ Theo dõi tình trạng vết mổ: dịch thấm băng, sưng nề mép vết mổ

+ Chăm sóc vết mổ, dẫn lưu đảm bảo vô khuẩn Rút dẫn lưu sau 24 – 48 giờ

+ Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc kháng sinh

- Giảm lo lắng cho người bệnh:

+ Giải thích về tình trạng bệnh và hướng điều trị để người bệnh yên tâm.+ Động viên người bệnh tuân thủ chế độ chăm sóc và điều trị

6.4 Đánh giá quá trình chăm sóc.

Người bệnh gãy xương cánh tay được đánh giá chăm sóc tốt khi:

- Không để tai biến liệt thần kinh

- Được bất động chi gãy, giảm đau kịp thời

- Chuẩn bị trước phẫu thuật tốt, chăm sóc vết mổ đảm bảo quy trình

- Phát hiện kịp thời những biến chứng xẩy ra sau mổ, sau bó bột

- Giải tỏa được tâm lý lo sợ của người bệnh

- Hướng dẫn người bệnh tự phục hồi chức năng chi

Trang 17

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Nêu được triệu chứng, biến chứng của gãy hai xương cẳng tay

2 Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh gãy hai xương cẳng tay

NỘI DUNG

1 ĐẠI CƯƠNG

Cẳng tay có hai xương: trụ và quay, được khớp với nhau bởi khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới, giữa hai xương có màng liên cốt Xương trụ, xương quay và màng liên cốt tạo nên một khung sấp ngửa quay quanh một trục đi qua chỏm quay và mỏm trâm trụ Khi gãy 2 xương cẳng tay thường gãy phức tạp và di lệch nhiều

Chức năng của cẳng tay quan trọng nhất là động tác sấp ngửa, chức năng này rất cần cho nhiều động tác sinh hoạt chính xác và động tác nghề nghiệp

Vì vậy khi điều trị gãy xương, yêu cầu quan trọng nhất là giải quyết hết di lệch, đặc biệt là xương quay

Trục sấp, ngửa là đường thẳng đi qua chỏm quay và mỏm trâm trụ Động tác sấp ngửa tốt cần nhiều yếu tố, chú ý nhất là mỏm trâm quay phải thấp hơn mỏm trâm trụ khoảng 1 cm và màng liên cốt phải rộng

Gãy thân 2 xương cẳng tay là gãy đoạn thân xương có màng liên cốt bám, nghĩa là khoảng 2 cm dưới mấu nhị đầu và trên nếp gấp cổ tay 5 cm

Gãy xương ở cẳng tay, ngoài gãy thân xương còn có một số kiểu gãy đặc biệt khác như: gãy Pouteau – Colles, gãy Monteggia, gãy Galeazzi …

Trang 18

Gãy thân 2 xương Gãy Monteggia Gãy Colles Gãy Galeazzi

Hình 4.1 Một số dạng gãy xương cẳng tay

- Nắn dọc cẳng tay có điểm đau chói

- Có thể thấy tiếng lạo xạo xương gãy và cử động bất thường

- Gãy Pouteau – Colles: đầu ngoại vi bật ra sau, ngoài và lên trên, nằm trên khớp cổ tay khoảng 2cm

+ Nhìn nghiêng: đầu dưới xương quay và bàn tay di lệch ra sau, gồ lên, biến dạng hình lưng rĩa

+ Nhìn thẳng: đầu dưới xương quay và bàn tay lệch ra ngoài, trục cẳng tay

và bàn tay có biến dạng hình lưỡi lê

Trang 19

- Gãy Monteggia có kèm theo trật khớp quay trụ trên.

- Gãy Galeazzi kèm theo trật khớp trụ cổ tay

tay cho người bệnh

- Dùng thuốc giảm đau theo y

- Áp dụng: gãy hở, gãy di lệch nhiều ở người lớn, sau nắn bó thất bại

- Phương pháp: đóng đinh nội tủy, nẹp vis

Hình 4.3 Mổ nẹp vis 2 xương cẳng tay

Trang 20

- Có tổn thương phối hợp không?

- Dinh dưỡng và tiêu hóa?

- Tâm lý?

4.1.2 Tình trạng tại chỗ

- Trước khi điều trị thực thụ

+ Gãy kín hay hở, đã bất động chưa?

+ Vết thương sạch hay bẩn?

+ Có tổn thương mạch máu thần kinh?

- Sau bó bột

+ Có dấu hiệu chèn ép bột, lỏng bột?

+ Bột khô hay ướt, có gãy không, có đủ kích cỡ không?

- Sau phẫu thuật

+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu?

+ Có tổn thương mạch máu, thần kinh? (màu sắc, cảm giác, vận động)

4.2 Chẩn đoán chăm sóc

- Người bệnh đau, sưng nề nhiều do chi gãy chưa được bất động

- Nguy cơ rối loạn dinh dưỡng ngọn chi do sưng nề nhiều sau bó bột

- Nguy cơ di lệch thứ phát sau bó bột

- Nguy cơ nhiễm trùng, viêm xương do gãy hở…

4.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.3.1 Trước điều trị thực thụ: Giảm đau cho người bệnh.

+ Bất động xương gãy bằng nẹp tương ứng theo đúng nguyên tắc

+ Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh

+ Chuẩn bị người bệnh, đầy đủ xét nghiệm cho cuộc phẫu thuật (nếu có).+ Chuẩn bị tâm lý người bệnh và các phương tiện để bó bột (nếu có)

4.3.2 Sau bó bột

- Giảm nguy cơ rối loạn dinh dưỡng ngọn chi do sưng nề nhiều sau bó bột.

+ Theo dõi tuần hoàn cảm giác ngọn chi, nếu có chèn ép phải nới bột.+ Gác tay cao để giảm nề và giảm đau

Trang 21

+ Chăm sóc bột đúng nguyên tắc.

+ Dặn người bệnh khám lại bột sau 24 giờ

+ Khi bột khô, hướng dẫn người bệnh tập vận cơ đẳng trường trong bột

- Giảm nguy cơ di lệch thứ phát sau bó bột.

+ Căn dặn người bệnh giữ bột khô, tránh làm gãy bột, để bột đủ thời gian, không tự ý cắt xén ngắn bột

+ Nếu thấy bột lỏng phải đến kiểm tra và thay bột mới

4.3.3 Sau mổ: Giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, viêm xương do gãy hở…

+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng vết mổ, sonde dẫn lưu

+ Theo dõi dấu hiệu tổn thương mạch máu, thần kinh

+ Chăm sóc vết mổ, ống dẫn lưu đúng nguyên tắc

4.4 Đánh giá: Người bệnh được đánh giá là chăm sóc tốt khi:

- Người bệnh bó bột: được bó bột đúng quy cách, theo dõi và chăm sóc kịp thời, phòng tránh được các biến chứng

- Người bệnh phẫu thuật: người bệnh không bị nhiễm trùng vết mổ, có chế

độ ăn hợp lý

- Người bệnh được hướng dẫn tập phục hồi chức năng tốt

Trang 22

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY CỘT SỐNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Mô tả được cách phân loại, triệu chứng của gãy cột sống

2 Trình bày được cách sơ cứu và hướng điều trị gãy cột sống

3 Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh gãy cột sống

Các đốt sống tạo nên trục của bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở và bảo vệ cho tuỷ sống Giữa các đốt sống có các đĩa đệm làm cho đầu và thân có thể cử động được

Cột sống có 2 đoạn bản lề: đoạn cổ và đoạn thắt lưng Khi cột sống bị chấn thương gián tiếp hay gây tổn thương ở các đoạn bản lề Trong cột sống

có tuỷ sống, tuỳ từng đoạn tổn thương mà có biểu hiện triệu chứng tương ứng

Hình 5.1 Cột sống

Trang 23

1.2 Giải phẫu bệnh.

Khi cột sống bị chấn thương, thường tổn thương thân trước làm đốt sống

có hình chêm, phần sau thường bị vỡ, gãy các mỏm ngang, mỏm gai và đốt sống có xu thế trượt ra sau gây tổn thương tuỷ sống

2 PHÂN LOẠI GÃY CỘT SỐNG

2.1 Theo triệu chứng liệt

- Gãy cột sống có liệt tuỷ

- Gãy cột sống không liệt tuỷ

- Gãy các mỏm ngang, mỏm gai

Vỡ thân đốt sống Gãy cột sống mất vững Gãy cung sau

Hình 5.2 Gãy xương cột sống

3 TRIỆU CHỨNG

3.1 Đau

- Đau, mỏi vùng tổn thương; đau tăng lên khi thay đổi tư thế

- Khám ấn dọc theo cột sống ta có thể thấy điểm đau chói

3.2 Giảm cơ năng

- Co cứng cột sống, đặc biệt là ở đoạn gãy làm giảm động tác cúi, ưỡn

Ngày đăng: 02/03/2017, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w