Và các ngành các cấp chính quyền địa phương, những người hoạt động trong ngành du lịch tại những điểm tham quan này cũng luôn cố gắng mang đến cho du khách có được sự thỏa mãn cao nhất v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
===o0o===
ĐÀO VĂN CHIÊU
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
===o0o===
ĐÀO VĂN CHIÊU
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
Mã số chuyên ngành : 60220113 Hướng dẫn Khoa học : PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng
LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân
Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn về cách thu thập số liệu, xử lý số liệu Sau khi khảo sát thực tế và bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của bản thân hơn mười năm hoạt động trong ngành du lịch để có được các số liệu thì việc xử lý để viết hoàn chỉnh được luận văn lại là một vấn đề khó khăn hơn nữa Nhưng được sự chỉ dạy nhiệt tình, không tiếc công sức của PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng tác giả đã hoàn thiện được luận văn như hôm nay Chính vì vậy tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Người thầy đáng kính của mình là PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này Sau đó tác giả xin cảm ơn phòng Văn hóa Thông tin thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đã tận tình cung cấp những thông tin và tài liệu bổ ích Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô, cán bộ làm việc tại viện đào tạo sau đại học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã mở ngành Việt Nam Học, tận tình giảng dậy và tạo các điều kiện để tác giả được theo học và có kết quả nghiên cứu như hôm nay
Trân trọng cảm ơn
Đào Văn Chiêu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 5
8 Bố cục luận văn 6
CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Du lịch, văn hóa và du lịch văn hóa 7
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 7
1.1.2 Chức năng của du lịch 8
1.1.3 Vai trò kinh tế - xã hội của du lịch 10
1.1.4 Phân loại du lịch 11
1.2 Văn hoá 12
1.2.1 Một số khái niệm về văn hóa 12
1.2.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa 14
1.2.3 Phân loại văn hóa 15
1.2.4 Vai trò của văn hoá với du lịch 21
1.3 Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch 22
1.4 Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu 26
1.4.1 Lịch sử hình thành 27
1.4.2 Vị trí địa lý, địa hình 29
1.4.3 Diện tích - Dân cư và thành phần dân tộc 30
1.4.4 Các đơn vị hành chính 30
1.4.5 Về kinh tế 31
1.4.6 Về văn hóa giáo dục 32
1.4.7 Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 32
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TẠI 36
ĐÔNG TRIỀU QUẢNG NINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA 36
2.1 Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đối với hoạt động du lịch văn hóa 36
Trang 62.1.1 Di tích kiến trúc - nghệ thuật 36
2 1 2 Di tích kiến trúc lịch sử - văn hóa 53
2.1.3 Di tích danh lam thắng cảnh 55
2.2 Tình hình hoạt động du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử văn hóa tại Đông Triều Quảng Ninh 58
2.2.1 Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 58
2.2.2 Cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan du lịch 61
2.2.3 Về tổ chức quản lý 65
2.2.4 Về chất lượng và sản phẩm du lịch 68
2.2.5 Về hiệu quả kinh doanh du lịch 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU THỈNH QUẢNG NINH 78
THÔNG QUA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 78
3.1 Đánh giá chung 78
3.1.1 Những thành tựu 78
3.1.2 Những hạn chế 80
3.1.3 Phân tích SWOT về phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh 83
3.2 Quan điểm, định hướng phát triển 83
3.2.1 Phát triển du lịch văn hóa phải trên cở sở xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa 83
3.2.2 Mối quan hệ hữu cơ và tương tác giữa phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa 84
3.2.3 Hoạt động du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững 87
3.3 Các giải pháp phát triển và kiến nghị: 90
3.3.1 Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa dựa trên tài nguyên di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh 92
3.3.2 Yêu cầu đạt ra để thực hiện được các giải pháp phát triển trên 98
3.3.3 Các kiến nghị 99
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao không chỉ về vật chất mà nhu cầu về tinh thần cũng phát triển theo sự vận động đi lên của xã hội Ngày nay khi phần lớn nhu cầu của con người về ăn, mặc, ở… đã tương đối đầy đủ, công việc hàng ngày chiếm phần lớn thời gian của họ, áp lực cuộc sống ngày càng nhiều thì nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cũng được quan tâm
và đòi hỏi chất lượng phải cao hơn Chính vì vậy những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng
để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, giúp giải tỏa áp lực của cuộc sống, tận hưởng, khám phá những điều điều mới lạ… đã trở thành một hoạt động tinh thần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của con người
Sự phát triển của xã hội kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ không chỉ ở những thành phố lớn của đất nước như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… mà quá trình đô thị hóa đã lan tỏa đến các thành phố vệ tinh như: Hạ Long, Vũng Tàu, Ninh Bình, Hải Dương…làm cho sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành giới thiệu và tổ chức cho du khách cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hiện đại như: Tour du lịch thường gắn với các điểm tham quan mang nặng tính vui chơi, mới lạ với các trò chơi cảm giác mạnh, nghỉ dưỡng tại những khách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi, các bữa ăn với thực đơn tuy phong phú hấp dẫn nhưng lại không có những món ăn mang dấu ấn của ẩm thực địa phương… Những sản phẩm du lịch hiện đại này trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là không thể thiếu để góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế, xã hội, giúp Việt Nam hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới
Nhưng Việt Nam là đất nước có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải dài trên mảnh đất hình chữ S là một tiềm năng phát triển du lịch vô cùng
to lớn không chỉ đến từ vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn từ nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng Nguồn tài nguyên đó chính là các lễ hội truyền thống,
là những phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em, là các di tích lịch sử văn hóa
Do vậy việc phát triển loại hình du lịch văn hóa đã được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm
Khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, xã hội đã hiện đại
Trang 8hóa, bên cạnh các tour du lịch mà người trong nghề thường gọi là du lịch năm sao,
du lịch cao cấp hay du lịch tận hưởng với đầy đủ tiện nghi và được phục vụ tới chân
tơ kẽ tóc thì một bộ phận lớn các du khách lại có nhu cầu trở về với những tour du lịch cội nguồn để khám phá và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống cũng đã trở thành một nhu cầu tất yếu Khi du khách tham gia vào những tour du lịch tìm về cội nguồn thì họ luôn có nhu cầu tham quan, khám phá các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề truyền thống của mỗi vùng đất họ đạt chân tới Và các ngành các cấp chính quyền địa phương, những người hoạt động trong ngành du lịch tại những điểm tham quan này cũng luôn cố gắng mang đến cho du khách có được
sự thỏa mãn cao nhất về nhu cầu hiểu biết, tìm hiểu khám phá của họ về những nét đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa qua các thời đại của vùng đất họ đang tham quan
Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử đã để lại trên đất nước chúng ta hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Những di tích lịch sử văn hóa này
đã kết tinh và tỏa sáng, góp phần làm cho đất nước ta có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Dù phân bố nơi nhiều, nơi ít nhưng ở khắp mọi miền của tổ quốc chúng ta đều có thể dễ dàng tham quan, khám phá những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh này
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi đây được nhiều người coi như một Việt Nam thu nhỏ vì trên địa bàn tỉnh có cả biển (vịnh Bắc
Bộ - biển Đông), có vùng trung du, có đồi, có núi mà chắc hẳn nhiều du khách trong
và ngoài nước đã từng ghé núi Yên Tử tại Uông Bí - Quảng Ninh để tham quan khám phá danh sơn Yên Tử, tỉnh cũng có đường biên giới dài tiếp giáp với nước bạn Trung Hoa qua nhiều cửa khẩu lớn trong đó phải kể đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái
là một trong những cửa khẩu giao thương buôn bán sầm uất của các tỉnh phía Bắc và cũng là cửa khẩu đón một lượng lớn khách du lịch bằng đường bộ Trong quy hoạch phát triển kinh của chính phủ thì Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhưng cũng lại được quy hoạch nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ Bên cạnh là tỉnh phát triển công nghiệp với ngành khai thác Than lớn nhất Việt Nam thì việc quan tâm đầu tư phát triển du lịch cũng là một thế mạnh không chỉ của riêng tỉnh với điểm nhấn là Vịnh Hạ Long - kỳ
Trang 9quan thiên nhiên thế giới mà còn có ý nghĩa to lớn trong phát triển du lịch của cà vùng Bắc Bộ
Theo khảo sát thực tế đến hết năm 2015 Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã
và 8 huyện trực thuộc tỉnh Đây là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất tại Việt Nam Tại trang: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quảng_Ninh [1] phần di tích lịch sử có nêu con số (cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật) Riêng huyện Đông Triều trước đây (sau 30/4/2015 được nâng cấp thành thị xã - xếp loại đô thị loại IV) theo số liệu của phòng văn hóa thông tin huyện [2] thì tại Đông Triều có 133
di tích, trong đó 8 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong 8 di tích cấp quốc gia thì di tích đền An Sinh và Quần Thể Lăng Mộ Các Vua Trần được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt), 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn lại 110 di tích đã được kiểm kê
và có hồ sơ lưu trữ, các khu di tích trải rộng trên địa bàn 4 xã: Thuỷ An, An Sinh, Tràng An và Bình Khê
Từ những số liệu trên, có thể thấy rằng thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có số lượng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc loại lớn nhất tỉnh Bản thân mỗi di tích này lại ẩn chứa trong nó những giá trị to lớn về mặt tâm linh, nhân văn sâu sắc, cao cả và mang ý nghĩa giáo dục văn hóa sâu sắc Chính những giá trị này là tiềm năng to lớn trong việc khai thác, phát triển để biến
nó thành sản phẩm du lịch văn hóa cho hiện tại và tương lai Tuy nhiên hoạt động du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa khai thác được hết những giá trị mà bản thân các di tích lịch sử văn hóa này mang lại
Với mục đích tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa để từ đó nêu lên những ưu điểm cần phát huy, hạn chế cần khắc phục và từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa của thị xã Đông Triều nói riêng, tỉnh Quảng Ninh và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung Tác giả luận văn quyết
định chọn và nghiên cứu đề tài “Di Tích Lịch Sử Văn Hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động Du Lịch Văn Hóa” làm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình
Trang 102 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Trước tác giả đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch và di tích tại
Quảng Ninh nói chung, Đông Triều nói riêng như: Luận văn thạc sỹ Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Tỉnh Quảng Ninh của tác giả Đồng Thị Huệ, đề tài Tìm Hiểu Các
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo hay luận văn thạc sỹ Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
Ở Quảng Ninh của tác giả Vương Minh Hoài… Các đề tài trên chủ yếu đi vào thống
kê di tích, danh lam thắng cảnh của Đông Triều - Quảng Ninh hoặc đi vào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch chung của toàn tỉnh Quảng Ninh mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh dựa vào ưu thế là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương Vì vậy có thể coi đề tài của tác giả là một công trình nghiên cứu mới, thông qua các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương làm tiền đề cho phát triển du lịch của Đông Triều - Quảng Ninh Với đề tài nghiên cứu mới sẽ có thuận lợi cho tác giả là không bị trùng ý của những nghiên cứu trước nhưng cũng có khó khăn là không được kế thừa và phát huy các nghiên cứu trước đó
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh mà tác giả coi là tiêu biểu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh gồm: (8 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia) theo phụ lục 3 của luận văn trong hoạt động du lịch văn hóa
- Nêu lên một số định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh Từ đó có những đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh, sở VH TT – DL tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều để hoạt động du lịch văn hóa của thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có từ chính thế mạnh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương
4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: 8 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia theo tiêu chí là di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, thắng cảnh và một số di tích khác mà tác giả luận văn qua khảo sát thấy có lượng du khách tham quan khá
Trang 11đông trong thời gian gần đây
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chính 8 về
di tích được xếp hạng cấp quốc gia và một số di tích xếp hạng cấp tỉnh có lượng khách tham quan du lịch tương đối lớn, những di tích còn lại đã kiểm kê có hồ sơ lưu trên toàn địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch
- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ năm 2001 đến năm
2015, là giai đoạn (Nghị quyết 08 năm 2001 của Ban Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh về đổi mới phát triển du lịch) được ban hành
6 Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành luận văn này tác giả luận văn đã tiếp cận đề tài từ góc độ nghiên cứu liên ngành Việt Nam học chủ yếu là Văn hóa học kết hợp Du lịch học,
Sử học, Xã hội học… với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
- Phương pháp phỏng vấn sâu bao gồm cả phỏng vấn chuyên gia là những
lãnh đạo một số doanh nghiệp lữ hành thường tổ chức tour du lịch cho khách tham quan tuyến Hà Nội – Đông Triều - Hạ Long hay Hà Nội - Hải Dương – Đông Triều, phỏng vấn một số hướng dẫn viên du lịch thường dẫn khách đi tham quan tuyến, điểm này
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu bằng công cụ phát mẫu phiếu điều
tra cho đối tượng khách đoàn và khách lẻ sau đó sử lý bằng SWOT phân tích theo tỷ
lệ %
7 Đóng góp của luận văn
- Thông qua luận văn tác giả thống kê, phân loại các di tích theo tiêu chí di
tích lịch sử, di tích nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh cho du khách có thể phân biệt khi tham quan
- Từ hệ thống các di tích tại Đông Triều Quảng Ninh tác giả đề xuất hình
thành tuyến điểm du lịch thích hợp trong lộ trình tham quan của du khách
- Nêu lên định hướng, chiến lược và có những đề xuất, giải pháp, kiến nghị
Trang 12với các cấp quản lý nhằm thúc đẩy du lịch của Đông Triều Quảng Ninh ngày càng phát triển
8 Bố cục luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II: Hiện trạng di tích lịch sử văn hóa tại Đông Triều - Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa
Chương III: Định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại Đông Triều - Quảng Ninh gắn với di tích lịch sử văn hóa
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Du lịch, văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hình thức sinh hoạt tương đối phổ biến của con người Tuy nó khá phổ biến nhưng để hiểu thế nào là du lịch xét từ góc độ của người đi du lịch hay chính bản thân người hoạt động trong ngành du lịch thì cho đến nay vẫn còn nhiều sự khác nhau trong quan niệm của những người nghiên cứu
và những người hoạt động trong ngành du lịch Trong luận văn của mình tác giả xin được đưa ra một số khái niệm như sau:
- Theo IUOTO – Internationnal of Official Travel Oragnization (Liên hiệp
quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
- Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
- Còn tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome – Italia từ
ngày 21/8/1963 – đến ngày 5/9/1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
- Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 tại điều 4,
Chương I có nêu: (Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định) Khác với quan
Trang 14điểm trên, các học giả biên soạn từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách nội
dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt với nhau nghĩa hiểu như sau
Từ những khái niệm trên ta thấy về cơ bản du lịch hàm chứa những nội dung tiêu
biểu như sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội;
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài cư trú thường xuyên của họ;
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình
Căn cứ vào những nội dung tiêu biểu của du lịch như đã trình bày ở trên chúng ta có thể tạm hiểu rằng du lịch có những chức năng như sau:
1.1.2 Chức năng của du lịch
Du lịch cũng như bất kỳ các hoạt động nào khác, nó luôn mang trong mình những chức năng riêng của nó Chúng ta có thể sắp xếp các chức năng cơ bản của du lịch thành bốn nhóm tương ứng với bốn chức năng như sau: Nhóm xã hội, nhóm kinh tế, nhóm sinh thái và nhóm chính trị
- Nhóm 1: Chức năng xã hội:
Chức năng xã hội của du lịch thể hiện ở vai trò giữ gìn sức khỏe, góp phần giúp con người hồi phục sức khỏe sau những chuyến đi từ đó tăng cường sức sống của toàn dân Ở mức độ nào đó có thể nói du lịch còn có tác dụng hạn chế một số bệnh tật, kéo dài tuổi thọ của con người (Theo Crirosep, Dorin, 1981) công trình nghiên cứu về y học này đã khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối
ưu, bệnh tật của cư dân trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%
Qua hoạt động du lịch, những người tham gia vào chuyến đi đó sẽ có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, học hỏi với những thành tựu văn hoá phong phú lâu đời của nơi họ đến, họ sẽ biết tiếp thu và chọn lọc những cái mới, những cái tiến bộ của nền văn hóa ngoài bản địa để từ đó góp phần thay đổi tư duy, lối sống, những nét văn
Trang 15hóa, phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu của nơi họ sinh sống, làm cho nền văn hóa của họ ngày càng tiên tiến, hòa nhập với các nền văn hóa trên thế giới nhưng vẫn giữ nét thuần phong, mỹ tục, độc đáo làm nên bản sắc riêng cho dân tộc và cộng đồng sinh sống của họ
- Nhóm 2: Chức năng kinh tế:
Theo tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả thì có rất nhiều quan điểm đưa ra về chức năng kinh tế của du lịch Nhưng tác giả tâm đắc nhất với tuyên bố Ô – Sa – Ka của hội nghị bộ trưởng du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế” Có lẽ chỉ với mấy câu ngắn gọn như trên nhưng đã đủ khái quát khá chi tiết về nhiều chức năng của du lịch
Về chức năng kinh tế của du lịch chúng ta cũng có thể thấy rõ đã được thể hiện rất rõ trong (Luật Du lịch ban hành ngày 14/06/2005 – Chương 1, Điều 5, Khoản 1) như sau: "Phát triển du lịch bền vững , bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch"
Chức năng kinh tế còn được thể hiện qua doanh thu toàn ngành du lịch và số lượng khách du lịch đến Việt Nam trong những con số cụ thể như sau: Ngày 15/01/2016, Tổng cục Du lịch tổ chức họp báo về tình hình hoạt động của ngành du lịch năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, tại buổi họp báo này Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Năm 2015 mặc
dù toàn ngành còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu của tập thể ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước tập trung cho phát triển du lịch Việt Nam đã đón ước đạt hơn 7,94 triệu lượt khách quốc tế, con số này tăng trưởng 0,9% so với cùng kỳ Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt khách Tổng doanh thu
từ du lịch trong năm 2015 đạt 338 ngàn tỷ đồng Từ kết quả của năm 2015 ngành du lịch phấn đấu năm 2016 đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa và doanh thu toàn nghành đạt 370 ngàn tỷ đồng [3], với sự tăng trưởng của ngành du lịch ngày 25/12/2016 tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc trên chuyến bay VN 1815 lãnh đạo bộ VH – TT&DL cùng đại diện chính quyền tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc đã đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu đến
Trang 16Việt Nam
Đây có thể coi là một nỗ lực to lớn của toàn ngành du lịch trong điều kiện kinh
tế đất nước còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất đầu tư cho du lịch còn nhiều hạn chế, điều kiện khách quan là các dịch bệnh như Zika đang diễn ra ở nhiều quốc gia có nguồn khách đến Việt Nam đông, vấn đề chính trị nhiều lúc còn ảnh hưởng tới hoạt động du lịch đặc biệt là lượng khách Trung Quốc, sự sụp giảm lượng khách Nga và một số thị trường trọng điểm…
- Nhóm 3: Chức năng sinh thái:
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Du lịch là hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chữa bệnh… do đó, ngành du lịch phải đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường ổn định, hài hòa nhằm tạo môi trường sống thích hợp đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và toàn xã hội Đây chính là một trong những điều kiện để tạo ra địa điểm sinh thái để nghỉ ngơi như: Vườn quốc gia, khu du lịch, khu bảo tồn, các danh lam thắng cảnh… nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
- Nhóm 4: Chức năng chính trị - văn hóa:
Tổ chức hoạt động du lịch là một hình thức quan trọng tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, du lịch làm cho con người thêm hiểu biết lẫn nhau, hiểu thêm về lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, chế độ xã hội của nơi du khách đạt chân tới Từ
đó giúp cho các con người xích lại gần nhau hơn, tạo ra các mối quan hệ hữu nghị, thân thiện, hợp tác với nhau Thông qua du lịch còn thúc đẩy củng cố hòa bình, góp phần giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống Thực tế đã chứng minh rằng một quốc gia muốn phát triển được du lịch thì quốc gia đó phải có nền hòa bình, chính trị ổn định… còn những quốc gia xảy ra chiến tranh xung đột, chính trị không
ổn định thì khó có được một ngành du lịch du lịch phát triển
1.1.3 Vai trò kinh tế - xã hội của du lịch
- Thông qua hoạt động du lịch góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, tổng thu nhập quốc dân tăng thông qua hoạt động xuất khẩu tại chỗ các dịch vụ mua sắm, ăn uống, lưu trú, các dịch vụ bổ sung, thuế và
Trang 17các chi phí khác Từ đó có nguồn vốn để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…
- Du lịch là ngành đặc thù riêng biệt, nó có khả năng xuất khẩu vô hình các
di tích lịch sử văn hóa, những danh lam thắng cảnh, những giá trị độc đáo của truyền thống của văn hóa dân tộc… làm tăng giá trị nguồn tài nguyên
- Phát triển du lịch làm tăng khả năng lao động, như các khái niệm về du lịch cũng có đề cập là du lịch góp phần phục hồi sức khỏe, đảm bảo tái sản xuất,
mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt Phát triển du lịch còn tạo ra công ăn, việc làm và tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cộng đồng nhân dân địa phương vì chính họ là người tham gia vào các dịch vụ du lịch
- Phát triển du lịch còn góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương vì khi khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ du lịch đòi hỏi đi kèm
là phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tại chỗ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
- Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng
và cảm xúc mới, thoả mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong
mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch tương lai của mình
- Phát triển du lịch còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước vì thông qua các chuyến tham quan du khách có dịp tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc mình
- Phát triển du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá lịch sử, các danh lam thắng cảnh của một dân tộc Bởi khi có doanh thu
từ hoạt động du lịch thì sẽ có nguồn để tái đầu tư cho công tác bảo tồn trùng tu, tôn tạo các di tích đó
- Thông qua hoạt động du lịch con người hiểu nhau nhiều hơn, họ xích lại gần nhau hơn trong mỗi chuyến đi, họ có điều kiện khám phá, tìm hiểu nền văn hóa nơi họ tới từ đó làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, củng cố nền hoà bình của các dân tộc trên thế giới
1.1.4 Phân loại du lịch
- Trong “Nhập môn khoa học du lịch” Trần Đức Thanh đã phân chia các
Trang 18loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản và cách phân chia này cũng được đa số các
chuyên gia về du lịch của Việt Nam đồng quan điểm như sau:
• Phân chia theo tài nguyên môi trường: Dựa vào môi trường tài nguyên mà hoạt động du lịch của con người được chia thành hai nhóm là du lịch văn hóa và du
lịch thiên nhiên
• Phân theo mục đích chuyến đi của du khách: Cách phân chia này căn cứ vào động cơ hoặc nhu cầu của du khách, có thể mục đích thuần túy là đi du lịch, cũng có khi du khách kết hợp du lịch với các mục đích khách như: Học tập, công
tác, hội nghị, tôn giáo, chữa bệnh, thăm thân…
• Phân theo lãnh thổ: Cách phân chia này thì chúng ta có du lịch theo cách gọi chuyên môn là: Du lịch nội địa – khách trong nước đi du lịch trong nước, du lịch outbound – khách đi du lịch ra ngoài lãnh thổ quốc gia, du lịch inbound – là
hoạt động đón khách du lịch nước ngoài vào lãnh thổ nước mình
1.2 Văn hoá
1.2.1 Một số khái niệm về văn hóa
- Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra gắn liền với đời sống xã hội
của con người từ thuở sơ khai và được phát triển cho tới ngày nay Chỉ hai từ “Văn hoá” thôi nhưng lại chứa đựng trong nó một nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi đời sống vật chất và tinh thần của con người Sở
dĩ có những cách hiểu khác nhau về văn hóa là do nhiều nguyên nhân như: Nhận thức của người hiểu khác nhau về trình độ văn hóa, động cơ nhận thức khác nhau hay góc độ tiếp cận của họ khác nhau Trong phạm trù văn hóa thì phương Đông và phương Tây cũng có cách hiểu khác nhau Nhưng theo nhiều tài liệu thì người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng ở thời Tây Hán (206 TCN - 25 SCN) với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa và có thể coi
là đối lập với vũ lực Còn ở phương Tây trong tiếng Nga có từ kuitura, kuitura lại xuất phát từ tiếng Latinh là chữ cultus animi mang nghĩa là trồng trọt tinh thần Vậy chúng ta có thể hiểu rằng cultus là văn hóa mang trong mình nó hai khía cạnh là: Trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để con người không còn là con vật như bản chất tự nhiên khi họ sinh ra,
và trải qua quá trình đào tạo đó họ có những phẩm chất tốt đẹp hơn
Trang 19- Mặc dù từ văn hóa đã ra đời và được sử dụng trong cả ngôn ngữ phương Đông và phương Tây từ rất sớm như đã trình bày nhưng phải đến thế kỷ thứ XVIII,
từ “Văn hoá” mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ khoa học Tuy vậy việc xác định và sử dụng các khái niệm về văn hóa không đơn giản và cho đến nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa
- Năm 1952, trong công trình văn hoá : “Tổng luận phê phán các quan niệm
và định nghĩa” hai nhà khoa học Mỹ A.L.Kroebr và A.C.Kluekhohn đã thống kê và phân tích tới 164 định nghĩa về văn hoá và đến năm 1994, trong công trình “văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới Phan Ngọc cho biết “một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm trăm định nghĩa về văn hoá khác nhau”
Ta có thể kể đến các khái niệm văn hoá tiêu biểu sau:
- Năm 2002, UNESCO đã đưa khái niệm về văn hoá: “Văn hoá nên được đề
cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”
- Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến văn hoá, Người
đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [4] Như vậy từ định nghĩa của Bác chúng ta có thể hiểu văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra
- Người học trò xuất sắc của Bác là nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng
đã nói về văn hóa như sau: “ Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[5]
Trang 20- Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Chúng ta có thể thấy từ định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh Từ những cách hiểu về văn hóa, cách định nghĩa về văn hoá như trên và nhiều định nghĩa, khái niệm chưa được trích dẫn trong luận văn này , ta có thể tạm quy văn hóa về hai loại Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử…Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau
1.2.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
- Tính hệ thống là đặc trưng đầu tiên của văn hoá Đặc trưng này cần để phân
biệt hệ thống với tập hợp Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được một trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Nó là nền tảng của xã hội
- Đặc trưng thứ hai của văn hoá là tính giá trị Văn hoá theo nghĩa đen là “trở
thành đẹp, thành có giá trị” Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị Nó là thước
đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Đặc trưng này cho phép chúng ta phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hay những hiện tượng phi văn hóa Các giá trị văn hóa, theo mục đích lại được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
- Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh (văn hóa … do con người
sáng tạo) Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm được sinh ra trong quá trình lao động sản xuất thực tiễn của con người Chính nhờ đặc trưng này giúp cho chúng ta phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn và sự tác động của con người Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang vật chất hoặc tinh thần
Trang 21Cũng do gắn liền với con người và hoạt động thực tiễn trong lao động, sản xuất của con người mà văn hóa đã tự mình trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng
- Đặc trưng thứ tư của văn hóa là tính lịch sử (văn hóa… do con người… tích
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn…) Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ
nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ Chính nhờ vào tính lịch sử đã tạo cho văn hóa có một bề dày và một chiều sâu, nó buộc văn hóa phải thường xuyên tự điều chỉnh và tiến hành phân loại, phân bố lại các giá trị Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa, truyền thống là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật… Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năng thứ tư của văn hoá Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn bằng những giá trị đang hình thành Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ đó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách Từ chức năng giáo dục, văn hoá có chức năng phát sinh
là đảm bảo tính kế tục của lịch sử
1.2.3 Phân loại văn hóa
Trong văn hóa thì Luật Di sản văn hóa lại chia thành di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể:
- Theo Luật Di sản văn hóa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, điều 4.2 có nêu Di sản văn hoá vật thể là: “Sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”
- Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nó mang dấu ấn
của một cộng đồng thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, văn hóa vật thể chính là kết quả của cả một quá trình lao động, sáng tạo để biến những chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người
- Các di tích lịch sử văn hoá là một trong số những dạng chính của văn
hoá vật thể Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách
Trang 22quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại
Mỗi di tích lịch sử văn hoá chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau Có thể chia thành các loại di tích như sau:
+ Loại di tích văn hoá khảo cổ (di chỉ khảo cổ): Có thể hiểu di chỉ khảo cổ là những gì của quá khứ còn lưu lại bao gồm các loại dấu vết, vết tích trong quá khứ của con người được giới khảo cổ học nghiên cứu Di chỉ khảo cổ bao gồm các di tích trên mặt đất như: Đền, chùa, tháp, thành lũy… các di tích dưới mặt đất như: Mộ táng… Di tích dưới mặt nước như: Các con tàu đắm… các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu những di tích khảo cổ này, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ
+ Loại hình di tích lịch sử văn hoá: Trải qua lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trên khắp đất nước chúng ta còn lưu giữ lại hàng ngàn di tích khác nhau, những di tích này chính là những nguồn sử liệu vật chất vô cùng quý giá
mà từ đó chúng ta có thể biết được một số thông tin từ hoạt động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc không có điều kiện đề cập đến “Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” + Di tích văn hóa - nghệ thuật là một loại hình của di tích lịch sử văn hoá mà
ở đó chứa đựng nhiều thông tin Do đó, các di tích văn hóa - nghệ thuật cũng là những nguồn sử liệu trực tiếp quan trọng mà các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực
có thể sử dụng Nguồn sử liệu tại các di tích văn hóa - nghệ thuật tạm thời có thể chia ra làm hai, đó là sử liệu trực tiếp từ bản thân di tích và sử liệu từ các di vật có trong di tích
+ Di tích lịch sử cách mạng – kháng chiến: Là một bộ phận cấu thành trong
hệ thống các di tích lịch sử văn hoá Tuy nhiên nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: Đó là những địa điểm
cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn …những di tích ghi lại một sự kiện quan trọng của lịch sử cách mạng địa phương, có ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào địa phương, khu vực hay cả quốc gia như: Di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, thành cổ Quảng
Trang 23Trị…
+ Các loại danh lam thắng cảnh: Theo điều 4 của Luật Di sản văn hóa thì:
“Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”
- Di sản văn hoá phi vật thể: Theo điều 4 của Luật Di sản 2013 được quốc hội thông qua trong văn bản hợp nhất 10/VBHN – VPQH 2013 định nghĩa di sản văn hóa phi vật thể là: “Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [6]
- Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng của văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa, khi chúng ta hiểu được di sản văn hóa phi vật thể của nhiều nền văn hóa khác nhau thì sẽ giúp cho quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa và thúc đẩy sự tôn trọng các cách sống khác nhau Di sản văn hóa phi vật thể không hướng tới các câu hỏi như một số tập quán chỉ thuộc về một văn hóa
cụ thể mà nó góp phần tạo ra sự gắn bó trong xã hội, nó khuyến khích ý thức về bản sắc và trách nhiệm giúp cho mọi người cảm thấy mình là một phần của một hay nhiều cộng đồng trong toàn xã hội
- Các hình thức thể hiện không phải là sự quan trọng của văn hóa phi vật thể
mà yếu tố quan trọng trong văn hóa phi vật thể nằm ở kho tàng kiến thức và kỹ năng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
- Văn hóa phi vật thể chứa đựng trong nó các đặc tính cơ bản như: Tính thể hiện, tính truyền thống đương đại và sống cùng một lúc, tính tổng quát, tính dựa trên cộng đồng…
- Di sản văn hoá phi vật thể không chỉ tồn tại một cách cụ thể dưới dạng hiện vật mà nó còn bao gồm các giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ ẩn chứa trong các ngôn từ hay trong các nghi thức như: Các phong tục tập quán, các lễ hội, các nghi lễ, nghi thức, các nghệ thuật ngôn từ như thơ ca, tục ngữ, ca dao, các kỹ thuật
về tạo hình như điêu khắc, kiến trúc hội hoạ, các nghệ thuật trình diễn như kịch múa
Trang 24nhạc, các tri thức dân gian như y học cổ truyền, nghệ thuật ẩm thực, những hiểu biết
về mặt thiên nhiên…
- Tính đến hết năm 2015 Việt Nam đã có 10 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh bên cạnh đó còn là 8 di sản văn hóa vật thể như:
+ Nhã nhạc cung đình Huế, được UNESCO ghi danh vào tháng 11 năm
2003 là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại Đây là thể loại nhạc được
sử dụng trong cung đình phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, loại hình nghệ thuật này thường chỉ được biểu diễn vào các dịp lễ hội của triều đình như: Lễ đăng quang, băng hà của nhà vua, các lễ hội tế trời, đất… đây cũng là loại hình văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh
+ Nghi lễ kéo co được ghi danh vào năm 2015 Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO chấp nhận vì nghi lễ kéo
co này đất nước chúng ta tham gia đệ trình cùng với Camphuchia, Hàn Quốc, Philippins
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh vào tháng 09 năm
2009
+ Ca Trù: Được UNESCO vinh danh vào ngày 01/10/2009 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất, đặc biệt tổ chức này còn đánh giá nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ sự quyến rũ, thanh tao, thể hiện chiều sâu văn hóa, chiều sâu tâm hồn của cộng đồng người Việt, trong ca trù hội tụ tinh hoa của văn hóa dân tộc, tạo nên sự độc nhất vô nhị mà không một loại hình nghệ thuật nào khác có được
+ Hội Gióng: Được UNESCO ghi danh ngày 16/11/2010 là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mô tả một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đánh giặc Ân của Thánh Gióng và nhân dân các bộ tộc nhà nước Văn Lang
+ Hát Xoan: Được UNESCO vinh danh ngày 24/11/2011 là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, diễn ra tại vùng đất tổ Hùng Vương thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay của Việt Nam
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/2012 Loại hình tín ngưỡng này được đánh giá là đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người dân
Trang 25đất Việt, thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên trong
sự nghiệp dựng nước và giữa nước
+ Đàn ca tài tử Nam Bộ: Được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/2013 Tính đến hết quý 1 năm 2016 Nam Bộ của Việt Nam mới có duy nhất loại hình Đàn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh
+ Dân ca ví – giặm Nghệ Tĩnh: Được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 27/11/2014, đây là loại hình được vinh danh với 100% số phiếu của các thành viên tham gia kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở Paris (Pháp) tán thành Loại hình nghệ thuật này ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam
+ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2015, loại hình văn hóa này diễn ra tại 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam là: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông Vùng Tây Nguyên theo nhiều nhà nghiên cứu coi là vùng văn hóa duy nhất tại Việt Nam hiện nay không bị ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn như: Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã Chủ thể của không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là các dân tộc bản địa sinh sống từ ngàn đời nay trên mảnh đất này như: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc…
- Từ 10 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam như trình bày ở trên chúng ta có thể thấy sản phẩm văn hóa phi vật thể mang trong mình nó các dạng thức chính như:
+ Các lễ hội: “Là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng "Lễ"
là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống” [7] Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, một đất nước theo tín ngưỡng “đa thần” vì vậy trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam thì hoạt động lễ hội là một nét văn hóa rất đặc trưng Có thể nói trên đất nước ta tháng nào cũng diễn ra các lễ hội với qui mô
và hình thức khác nhau, nhưng cơ bản tập trung nhiều nhất các lễ hội diễn ra vào mùa xuân và mùa thu theo âm lịch, chúng ta có thể kể đến các lễ hội lớn trên đất
Trang 26nước ta mà có ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân cả nước như: Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, lễ Vu Lan Theo như thống kê vào năm 2009 “Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).[1] Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ” [8]
+ Văn hoá nghệ thuật: Những giá trị văn hoá nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nó được hình thành trong quá trình phát triển ở mỗi quốc gia do chính các nghệ nhân xuất thân từ nhân dân sáng tạo ra và được bảo tồn qua nhiều hình thức khác nhau như: Truyền khẩu, thông qua các bài hát, các loại nhạc cụ, các hình thức biểu diễn mà có khi không cần tới ghi chép, trường lớp dạy
+ Thơ ca và văn học: Là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ để phản ánh cái hay, cái đẹp, có khi cũng phản ánh những hiện tượng đáng lên án trong xã hội, phản ánh tình yêu của con người với thiên nhiên; của con người với nhau, với quê hương đất nước và đời sống xã hội - sản xuất của con người Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của nền thơ ca, văn học của mỗi quốc gia như: Lịch sử đất nước, cảnh quan thiên nhiên…
+ Văn hoá ẩm thực: Là nét riêng văn hóa được hình thành một cách tự nhiên trong cuộc sống, văn hóa ẩm thực không chỉ không chỉ là yếu tố vật chất mà còn mang yếu tố tinh thần bởi vì có thể thông qua ẩm thực giúp cho du khách từ một nơi khác đến tìm hiểu được phong tục tập quán, trình độ văn hóa, cốt cách của nơi du khách đang thực hiện chuyến đi
+ Văn hoá ứng xử và những phong tục tập quán tốt đẹp:
Văn hoá ứng xử: Là cách ứng xử của con người với con người, của con người với thiên nhiên… thể hiện sự thân thiện, văn minh lịch sự từ đó góp phần tạo nên một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên tốt đẹp
Phong tục tập quán : Đó là những thói quen do cộng đồng dân cư tạo ra và trải qua nhiều thế hệ nó đã mặc nhiên trở thành nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc đó Các phong tục tập quán có những nét tốt đẹp cần bảo tồn và phát huy nhưng cũng có những phong tục tập quán lỗi thời, bảo thủ, cổ hủ, lạc hậu… cần
Trang 27phải thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại
1.2.4 Vai trò của văn hoá với du lịch
Văn hóa là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn trong đời sống của con người, văn hóa tác động và chi phối một phần đến hầu hết các hoạt động khác như: Kinh tế, chính trị, xã hội, có vai trò to lớn trong việc góp phần phát triển các ngành kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng Trong du lịch văn hóa có sức thu hút, lôi cuốn rất lớn đối với du khách thông qua hệ thống các di tich lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Đình, chùa, đền, miếu
là những giá trị văn hóa vật thể Những giá trị văn hóa phi vật thể như: Nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội… cũng là một tài nguyên vô cùng phong phú của riêng mỗi vùng miền và cả nước để hòa quyện chung thành một nền văn hóa tiên tiến đậm đả bản sắc Việt Nam, có tiếp biến, giao thoa, hòa nhập mà không hòa tan Từ đó làm cho dân tộc chúng ta có một nền văn hóa đặc sắc không giống với bất cứ nền văn hóa của dân tộc nào trên thế giới, có những nét hiện đại ngay trong chính giá trị tuyền thống Chính nhờ những giá trị này mà bộ phận văn hóa phi vật thể cũng trở thành nguồn tài nguyên lớn cho công tác khai thác phục vụ du lịch ngày một tốt hơn
Trong xu hướng của một xã hội ngày càng phát triển, nhiều du khách đã quá quen thuộc với các tour du lịch hiện đại, được phục vụ đầy đủ tới những chi tiết nhỏ nhất thì cũng có một bộ phận không nhỏ các du khách luôn mong muốn được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những tour du lịch mang đậm màu sắc văn hóa Bởi chỉ khi tham gia vào tour du lịch văn hóa thì du khách mới được khám phá những nét đặc thù của vùng đất họ đến: Ví dụ: Tour du lịch tham quan vùng núi phía Bắc của Việt Nam du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiều số như: Thái, Nùng Tày, Mường, được thưởng thức những món ăn đặc trưng của nơi đây như: Nếp nương Điện Biên, Heo cắp nách, thưởng thức các làn điệu dân ca dân vũ qua những bản tình ca Tây Bắc, qua các điệu múa xòe, múa sạp… mà chắc chắn nếu chọn một tour tham quan tại Hà Nội hay các tỉnh thành khác thì du khách sẽ không có dịp trải nghiệm những điều trên Đặc biệt những tour
du lịch văn hóa gần đây không chỉ trở thành xu thế lựa chọn của nhiều du khách quốc tế mà ngay cả du khách trong nước cũng lựa chọn khá đông
Trang 28Khi phát triển loại hình du lịch văn hóa tại các địa phương sẽ tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư sở tại, từ đó giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí vì khi phục vụ du khách thì người phụ vụ du lịch phải trải qua những khóa đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…du lịch văn hoá còn mang lại cho quốc gia, cho vùng, cho nhà kinh doanh du lịch rất nhiều lợi ích khác mà không phải bất kỳ loại hình du lịch nào cũng có thể mang lại, đó là việc nâng cao hiệu quả về mặt xã hội Chỉ có du lịch văn hoá mới có thể nâng cao “chất” trong du lịch, nâng cao nét đẹp, giữ gìn văn hoá đối với du khách, với nhân dân địa phương và với các nhà kinh doanh du lịch Chính vì thế, qua du lịch văn hoá, nhà nước có thể điều chỉnh, giữ gìn và phát huy một cách tốt nhất nền văn hoá của quốc gia mình
1.3 Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch
1.3.1 Du lịch văn hóa
- “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những
di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội” (ICOMOS)
- Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): "Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương"
- Luật Du lịch cho rằng: " Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống" [50, Tr.9]
- Ở nhiều nước, nhất là ở Đông Nam Á (theo SEAMEO SPAFA), về mặt lý thuyết người ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào loại hình du lịch sinh thái (Eco Tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn (Human Ecology)
Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì du lịch văn hóa cũng là một lĩnh vực
Trang 29hoạt động của du lịch, lấy việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn là mục đích
để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hóa của du khách
- Tài nguyên du lịch văn hóa
Luật du lịch có đưa ra khái niệm về tài nguyên du lịch văn hóa như sau: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [50,Tr 7]
- Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch Ở đâu có con người,
ở đó có văn hóa “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp
để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch” Sản phẩm du lịch trước hết là sản phẩm văn hóa và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Phải có cơ chế chính sách nhằm xây dựng, tổ chức, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm trong hoạt động du lịch văn hóa, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa, tổ chức,
Trang 30quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước ,
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa
+ Đối với quyền địa phương: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của cấp trên có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương: Cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu - điểm - tuyến du lịch văn hóa… đã được quy hoạch
+ Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch: Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà nước và hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đó
1.3.2 Văn hóa du lịch
- “Văn hoá du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hoá và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: Nhu cầu văn hoá và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (du khách); Nội dung và giá trị văn hoá của khách thể du lịch (là tài nguyên du lịch có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du lịch); Ý thức và tố chất văn hoá của người môi giới phục vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục vụ…) sản sinh ra” Nếu thiếu bất cứ một trong 3 yếu tố này đều không thể đơn độc tạo thành văn hoá
du lịch
Có rất nhiều cách nhìn nhận về văn hóa du lịch của các tác giả khác nhau:
- Theo Dương Văn Sáu: Văn hóa Du lịch là một khoa học mang tính đặc
trưng, nổi trội của du lịch Việt Nam, của Văn hóa Việt Nam Từ thực tế hoạt động
du lịch ở Việt Nam hiện nay cho thấy “Văn hóa Du lịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch” Văn hóa Du lịch là một khoa
Trang 31học mà đối tượng nghiên cứu của nó là văn hóa Việt Nam, mục tiêu của nó là đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau ngày càng cao về văn hóa của du khách trong và ngoài nước Văn hóa Du lịch chính là phương pháp để giải bài toán cung - cầu của du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập Do vậy, Văn hóa Du lịch chính
là sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay
- Theo Trần Diễm Thúy: “Văn hóa du lịch được hiểu theo hai nghĩa: Một
là cách ứng xử của cán bộ du lịch trong hoạt động du lịch, hai là trình độ thao tác phục vụ trong du lịch (nghĩa là tính chuyên nghiệp thông qua đào tạo)” Như vậy
Văn hóa du lịch là một khái niệm thuộc phong cách ứng xử, thái độ ứng xử và một khái niệm thuộc thao tác chuyên nghiệp, phong cách chuyên nghiệp cần phải qua quy trình đào tạo chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch [48, Tr 27]
Theo Nguyễn Văn Bốn, khoa Du lịch, Trường CĐ văn hóa Nghệ thuật và du
lịch Nha Trang trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 335 Tháng 5 - 2012, Tr 35 – 37[9,Tr.35 – 37] Ông nhìn nhận văn hóa du lịch dưới 2 góc độ: không gian và thời gian
+ Văn hóa du lịch từ góc nhìn thời gian
Văn hóa du lịch từ góc nhìn theo diễn trình lịch sử nghiên cứu, theo lịch sử
từ truyền thống đến hiện đại Nói cách khác, văn hóa du lịch từ góc nhìn lịch sử là khai thác các giá trị của lịch sử từng giai đoạn, từng thời kỳ: Ví như khi du khách tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử Việt Nam, du khách sẽ hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam qua các thời tiền sử, sơ sử, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, thời kỳ tự chủ…và các nền văn hóa tiêu biểu như văn hóa Núi Đọ, văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc sơn, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai, văn hóa Chăm, văn hóa Óc Eo, văn hóa triều Lý, văn hóa triều Trần,…
+ Văn hóa du lịch từ góc nhìn không gian
Từ góc nhìn địa - văn hóa nghiên cứu văn hóa du lịch theo chiều ngang, không gian văn hóa vùng miền, từ điều kiện tự nhiên đến cảnh quan trong hệ tương tác với con người
Việt Nam có nhiều vùng văn hóa, mỗi vùng lại có những điểm khác biệt để tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng khác nhau như: Vùng văn hóa
Trang 32Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa Bắc Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn, Nam Bộ
- Theo Bùi Thanh Thủy, Văn hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ nhau giữa 3 nội dung sau:
+ Nhu cầu văn hóa và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (du khách) + Nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (là tài nguyên du lịch có
thể thỏa mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người đi du lịch)
+ Ý thức và tố chất văn hóa của người môi giới phục vụ du lịch (hướng dẫn
viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục vụ ) sản sinh ra.)
Như vậy, Văn hóa du lịch là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch Văn hóa du lịch được sinh ra và phát triển lên cùng với hoạt động du lịch
1.4 Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu
Tác giải luận văn chọn địa bàn nghiên cứu của luận văn là thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bởi đây là một phần quê hương của mình nên tác giả có điều kiện tìm hiểu thực tế sâu sắc, hơn nữa trên địa bàn nghiên cứu tuy chỉ là một thị xã (đô thị loại IV) có phạm vi không gian tương đối nhỏ hẹp nhưng lại có độ dày đặc của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Theo thống kê của phòng văn hóa thông tin thị xã Đông Triều, trên địa bàn thị xã hiện có 133 di tích, trong đó có 8 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn lại là các di tích đã được kiểm kê và có hồ sơ lưu trữ [9] , Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để phục vụ cho phát triển du lịch như: Có quốc lộ 18A với chiều dài hơn 340km nối liền Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh tạo thành một trong những tuyến giao thông đường bộ huyết mạch không chỉ trong việc phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về an ninh, quốc phòng Tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh cũng chạy qua địa bàn Đông Triều thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa và du khách Ngoài ra trong đồng bộ về giao thông vận tải của tỉnh Quảng Ninh thì thị xã Đông Triều còn có các tuyến đường sông chảy qua địa bàn thị xã và được hưởng lợi từ các tuyến đường biển thông qua các cảng như Cái Lân, vịnh Hạ
Trang 33Long… trong việc đón du khách tham quan Trong những năm tới khi sân bay Vân Đồn được khánh thành thì việc du khách tới với Quảng Ninh nói chung và Đông Triều nói riêng ngày càng thuận tiện Bên cạnh đó là hệ thống thông tin liên lạc, y
tế, giáo dục… của Đông Triều cũng đang ngày một phát triển có tính bền vững thể hiện qua việc Đông Triều là một trong bốn huyện đầu tiên của cả nước và là huyện đầu tiên của miền Bắc đạt chuẩn nông thôn mới Đến hết năm 2014 tại Đông Triều
đã (hoàn thành được 352/361 tiêu chí cần phải thực hiện và 730/741 chỉ tiêu, đã có 15/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định, đạt 78,9% Trong đó, có 11 xã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, riêng xã Hưng Đạo được tặng thưởng công trình phúc lợi một tỷ đồng) [10] Với nguồn tài nguyên to lớn thông qua các di
tích lịch sử văn hóa, qua hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, với đường lối chính sách quan tâm chú trọng phát triển du lịch của địa phương được thể hiện ngay từ Nghị quyết 08 năm 2001 của Ban Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh
về đổi mới phát triển du lịch nhưng đến nay thực trạng phát triển du lịch của thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa” với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong việc phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch chung của địa phương
1.4.1 Lịch sử hình thành
Theo dư địa chí Quảng Ninh và nhiều tài liệu lịch sử để lại thì Đông Triều ngày nay vốn là một vùng đất cổ, ngay từ thời đất nước ta chịu cảnh 1000 năm Bắc thuộc thị xã Đông Triều ngày nay đã thuộc châu Giao Kết thúc thời kỳ lịch sử đen tối bị đô hộ 1000 năm Bắc Thuộc, sau khi Ngô Quyền đánh tan quan Nam Hán lập nên nhà Ngô, trải qua nhà Đinh, nhà Tiền Lê thì Đông Triều lại thuộc lộ Nam Sách Giang Qua thời nhà Trần Đông Triều thuộc phủ Tân Hưng, và đến thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương Vào thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp cai trị đất nước ta chúng đã cho lập ra Đạo Đông Triều vào 10/11/1890, đến 24/08/1891 thực dân Pháp đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại, tiếp tục chúng lại đưa
Đông Triều sát nhập về tỉnh Hải Dương vào 10/10/1895 Theo lịch sử (Tên gọi của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều) [11]
Trang 34Theo nhân dân địa phương thì nguồn gốc tên Đông Triều có lẽ là do vùng đất này nằm về phía Đông của triều đình nhà Trần Đông Triều xưa kia rất rộng lớn, trải qua nhiều lần sát nhập trong quá khứ, đến nay các đơn vị hành chính của thị xã Đông Triều gồm có 6 phường và 15 xã Thị xã Đông Triều ngày nay có (tổng diện tích đất tự nhiên là 39,721,55ha, dân số là 173,141 người) [12] Theo nhiều sử sách ngay cả vùng danh sơn Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí ngày nay xưa kia cũng thuộc thị xã Đông Triều Cuộc khởi nghĩa năm 39 SCN chống lại bọn đô hộ nhà Hán của nữ tướng Lê Chân quê ở vùng An Biên xưa nay là xã Thủy An, thị xã Đông Triều được sử sách ghi nhận là dấu ấn lịch sử diễn ra sớm nhất trên vùng đất này Lê Chân cùng các tướng lĩnh dưới ngọn cờ khởi nghĩa đã lập được nhiều chiến công, sau đó Bà trở thành nữ tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng
Theo tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên mảnh đất Đông Triều ngày nay còn có những tấm gương anh dũng khác như: Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai - Nguyệt Độ, tới thời nhà Trần vùng đất Đông Triều cũng góp nhiều chiến công, năm 1288 khi nhà Trần chống kháng chiến chống lại sự xâm lăng của giặc Nguyên Mông, trong trận chiến Bạch Đằng nhà Trần đã mai phục quân giặc bằng thế trận cọc địa dưới lòng sông nhờ vào hệ thống thủy triều tại vùng Yên Đức và thành phố Uông Bí ngày nay góp phần làm lên những chiến công
to lớn trong ba lần đại phá Nguyên Mông Với địa thế hiểm trở nhờ có “Cánh cung Đồng Triều” nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố : Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng và dòng Bạch Đằng Giang (hay còn gọi là sông Vân Cừ) là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên và huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng như tạo thành vòng cung khép kín công thủ toàn diện nên trong lịch sử Đông Triều đã nhiều lần được lựa chọn làm căn cứ của các khởi nghĩa như: Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344 – 1345), khởi nghĩa Trần Cao (1516 - 1527), khởi nghĩa Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ (1743) Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cũng ghi nhận những dấu ấn lịch sử của vùng đất Đông Triều với liên tiếp các cuộc khởi nghĩa diễn ra của Đốc Tít (1884 - 1889), khởi nghĩa của Lưu Kỳ (1890 - 1892), khởi nghĩa của Pha Lãnh (1892 - 1895) và khởi nghĩa của Đốc Thu (1893 - 1895) Tiếp đến là phong trào đấu tranh của công nhân vùng mỏ Mạo Khê chống lại giặc Pháp Đông Triều cũng là địa phương đầu tiên của Quảng Ninh có chi bộ Đảng được
Trang 35thành lập vào ngày 23/02/1930 Khi đọc lịch sử chúng ta có thể dễ dàng thấy cụm từ (Đệ Tứ Chiến Khu hay chiến khu Trần Hưng Đạo), đó chính là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với bao chiến công lừng lẫy một vùng
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy truyền thống anh hùng của các thế hệ cha ông đi trước, lớp lớp thanh niên con em Đông Triều luôn hăng hái tham gia nhập ngũ, không tiếc thân mình khi hy sinh trong chiến trường ác liệt để đổi lấy hòa bình cho đất nước với hơn 19.000 thanh niên nhập ngũ Đất nước hòa bình cũng là lúc lịch sử lại ghi nhận công lao to lớn của những con em sinh ra trên mảnh đất Đông Triều đã hy sinh để đổi lấy hòa bình cho hôm nay, theo số liệu của (Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam) thì Đông Triều cũng là địa phương có nhiều liệt sĩ nhất của tỉnh Quảng Ninh
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, sát nhập, thay tên nhiều lần như vậy nhưng đến nay trên mảnh đất này vẫn còn để lại nhiều dấu ấn của lịch sử văn hóa, đó chính là các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, truyền thống, phong tục tập quán của con người nơi đây… với (133 di tích, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia, và 15 di tích được xếp hạng cấp tỉnh) [13] Từ một huyện thuần nông bên cạnh đó có một số ngành tiểu thủ công nghiệp đã mai một như: Gốm sứ Đông Triều, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phát triển lạc hậu như: Khai thác than đá… Đảng bộ và nhân dân Đông Triều đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vươn lên, vượt qua bao khó khăn thử thách để biến Đông Triều thành một trong những địa phương phát triển của tỉnh Ghi nhận những nỗ lực này vào ngày 11/03/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Chủ Nghĩa Việt Nam đã quyết định thành lập thị xã Đông Triều trên cở sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều cũ
1.4.2 Vị trí địa lý, địa hình
Đông Triều là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng biên giới phía Bắc của miền Bắc Việt Nam có (toạ độ: 21°5′4″B 106°30′37″Đ) Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương, giáp với thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh về phía Đông, phía Đông Nam giáp thành phố Hải Phòng Thị xã Đông Triều cách trung tâm hành chính của
Trang 36tỉnh Quảng Ninh về phía Tây là thành phố Hạ Long khoảng 80km và cách thủ đô
Hà Nội về phía Đông khoảng 90km
Đông Triều là vùng đất vừa có trung du, vừa có đồng bằng nên địa hình dốc theo hướng Bắc Nam Phía Bắc là “cánh cung Đông Triều” nổi tiếng trong sử sách với ngọn Bảy Đèo cao trên 1.000m, phía Nam là địa hình thấp với các cánh đồng lúa trải dài, phía Đông là các dãy núi cao trên 500m như: Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan… cũng như nhiều tỉnh thành của vùng biên giới phía Bắc thì trên địa bàn Đông Triều có chung đặc điểm là có những dòng sông, suối bắt nguồn từ các dãy núi mà điển hình là sông Vàng Chua, sông Đạm Thủy, sông Kỳ Cầm, sông Tràng Bảng nhưng các sông thường nhỏ ở đầu nguồn và rộng tại vùng hạ lưu Nhờ có nhiều sông suối nên tại Đông Triều có điều kiện xây dựng những hồ đập tích chứa nước không chỉ phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp mà còn cho đời sống của nhân dân địa phương trong việc cung cấp nước sạch như: Hồ Bến Châu, hồ Khe Chè, hồ Trại Lốc Cùng với nguồn nước ngầm thì những con sông và hồ, đập này đã trở thành nguồn thủy văn dồi dào để cung cấp nước cho thị xã
1.4.3 Diện tích - Dân cư và thành phần dân tộc
Đông Triều có diện tích tự nhiên là 397,2 km² Dân số của thị xã là 173.141 người đứng thứ 3 trong toàn tỉnh và chỉ sau thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả với 9 dân tộc anh em sinh sống là: Dân tộc Kinh chiếm 97,5%, còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Hoa, Sán Dìu, Sán Chay, Nùng, Dao, Mường, Thái… Mật độ dân số khoảng trên 400 người/ km2, Các dân tộc trên mảnh đất Đông Triều ngày nay đã trải qua quá trình lịch sử sinh sống lâu dài và hòa bình với nhau bởi nơi đây được nhiều tài liệu ghi nhận là một trong những vùng đất cổ có sự sinh sống của con người từ lâu
1.4.4 Các đơn vị hành chính
Thị xã Đông Triều hiện này gồm có 6 phường là: Đông Triều, Mạo Khê, Xuân Sơn, Hưng Đạo, Kim Sơn, Đức Chính và 15 xã: Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Hồng Phong, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, An Sinh Toàn bộ các đơn vị hành chính này được xác nhập nguyên trạng từ huyện Đông Triều cũ sau khi được nâng cấo thành thị xã vào năm 2015
Trang 371.4.5 Về kinh tế
Là vùng có địa hình gồm cả trung du miền núi và đồng bằng, khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với 4 mùa quanh năm rõ rệt là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23o4c, độ ẩm 81%, lượng mưa trong năm là 1.809mm, thấp hơn nhiều địa phương trong tỉnh Vì vậy Đông Triều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản vốn đã là thế mạnh của vùng ngay từ trước những năm 1975 của thế kỷ XX Hiện nay trên địa bàn thị xã Đông Triều có nhiều cụm công nghiệp tập trung đã được hình thành và đang phát triển như: Cụm vùng nghề, cụm bến bãi thủy nội địa tại sáu phường và các xã lân
cận như xã Yên Thọ, xã Hoàng Quế với diện tích trên 250ha (Tính đến năm 2011
đã có 30 dự án đi vào sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho trên 3.150 lao động) [14], ngoài các doanh nghiệp nhà nước theo xu hướng chung của nền kinh tế
đang trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ mở rộng để nâng cao hiệu quả hoạt động thì các doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một vươn lên mạnh mẽ để đưa kinh tế của Đông Triều ngày càng phát triển có chiều sâu và mang tính bền vững Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không những được duy trì mà còn tiếp nối truyền thống để phát triển, ngày càng mở rộng về quy mô sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn phục vụ theo nhu cầu ngày càng cao của người mua Trên địa bàn đã có những công ty tạo được tiếng vang lớn không chỉ trong vùng mà còn xuất khẩu được sản phẩm đến các vùng miền trong cả nước và quốc tế, điển hình trong những năm gần đây là công ty gốm sứ Đất Việt tại xã Tràng An dù mới được thành lập từ năm 2008 nhưng đến nay sản phẩm của công ty đã có có mặt tại 63 tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ngay cả các thị trường khó tính nhất thế giới như: Mỹ, Nhật…cũng rất ưa chuộng sản phẩm gạch, ngói của công ty Đất Việt Công ty đã vươn lên và trở thành (đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại nhất Việt Nam và khu vực) [15] Ngoài ra trên địa bàn còn nhiều công ty khác như: Hoàng Quế, Quang Vinh, Thắng Lợi, Thành Tâm đang vươn mình trở thành những doanh nghiệp lớn mạnh không chỉ của riêng Đông Triều mà còn của cả tỉnh Quảng
Trang 38Ninh cũng như các tỉnh thành miền Bắc và cả nước
Tuy chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng do đặc thù và lịch sử để lại Đông Triều vốn là một vùng đất thuần nông, kết hợp với lâm nghiệp nên trong những năm qua với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, địa phương phải dành ra nhiều diện tích canh tác cho việc hình thành những khu công nghiệp, những nhà máy sản xuất nhưng lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư - nghiệp vẫn được coi là một trong những thế mạnh của tỉnh Đã hình thành nên những cánh đồng vụ đông mẫu lớn chuyên canh cây củ cải và cây cà rốt xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản tại khu vực phía Tây và phía Nam của thị xã giáp với tỉnh Hải Dương Hay như mô hình trồng Chuối xuất khẩu hơn 3ha của ông Nguyễn Văn Thu tại thôn Địa Mối phường An Sinh thu nhập hơn 3 tỷ đồng một năm chưa kể các cây trồng xen canh dưới gốc cây chuối đã trở thành một trong những tấm gương nông dân mà nhiều người dân địa phương và các tỉnh thành trong khu vực đang áp dụng học hỏi theo Tất cả các phường, xã tại Đông Triều đã tham gia vào thực hiện đề án công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2010 và hiện nay trên địa bàn Đông Triều đã tập trung hoàn thành xây dựng cánh đồng 1.219 ha với giá trị sản xuất đạt trên 40 triệu đồng/ha (số liệu dựa vào phần nông nghiệp trong báo cáo khi Đông Triều trở thành thị xã)
1.4.6 Về văn hóa giáo dục
Ngày 25/12/2007 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số: 1730/Qđ-TTg nâng cấp trường cao đẳng kỹ thuật mỏ thành trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh Đây là trường đại học đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng Thị xã Đông Triều còn có 7 trường trung học phổ thông và một trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non được phát triển đến tất cả các phường, xã với nhiều điểm trường rất thuận lợi cho con em địa phương trong hoạt động giáo dục
Đông Triều còn có bề dày về truyền thống văn hoá, giáo dục Là huyện (khi chưa được công nhận thị xã 11/03/2015 theo nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13) đầu tiên trong tỉnh xoá mù chữ và phổ cập tiểu học
1.4.7 Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Giao thông vận tải: Đông Triều có các đầu mối giao thông quan trọng xuyên
Trang 39suốt địa bàn trong đó có những tuyến đường trở thành tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh và của vùng như: Quốc Lộ 18 là tuyến đường đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm:
Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh Điểm đầu từ Hà Nội, giao cắt với quốc
lộ 2A đoạn gần đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội bài và kết thúc tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh với chiều dài gần 340km Tuyến tỉnh lộ 326 kết nối với thành phố Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả cũng rất quan trọng trong giao thương và các hoạt động vận tải khác Về đường Thủy có tuyến phà Triều có nhiệm
vụ nối liền thị xã Đông Triều với huyện Kinh Môn của tỉnh Hải Dương qua con sông nổi tiếng là sông Kinh Thầy Đông Triều còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Cảng Cái Lân chủ yếu làm nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hàng hóa từ các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh về Hà Nội thông qua các ga chính là ga: Tràng An và ga Mạo Khê
Thông tin liện lạc: Tại Đông Triều có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại, hệ thống điện thoại cố định và đường truyền Internet đã được kết nối tới tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã, mọi nhà dân đều có thể sử dụng một cách dễ dàng
Trong lĩnh vực y tế hiện nay trên địa bàn thị xã Đông Triều có 1 bệnh viện đa
khoa với hơn 135 giường bệnh (số liệu do ông Nguyễn Anh Tuấn – phó giám đốc bệnh viện Đông Triều cho biết), 1 trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc tập
đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam), 1 phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê Ngoài ra còn có nhiều phòng khám đa khoa tư nhân, các cơ sở hành nghề
y, dược 100% số xã, phường đã có trạm y tế phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương, tại Đông Triều đã hình thành nhiều chợ tạo điều kiện thuận cho giao thương buôn bán ở các khu vực trung tâm, các khu vui chơi giả trí, các công viên … cũng đã hình thành theo quy mô ngày càng lớn và chuyên nghiệp, hiện đại như: Công viên mỏ Mạo Khê, công viên Hà Lan, Khu tượng đài văn hóa Đông Triều, Công viên Kim Sơn, Công viên Cầu Đất
Trang 40Tiểu Kết
Trong xã hội hiện đại ngày nay du lịch đã trở thành ngành công nghiệp không khói, là con gà đẻ trứng vàng Mỗi vùng miền hay quốc gia đều có những chiến lược tập trung vào thế mạnh của mình để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong chiến lược phát kinh tế - xã hội nói chung Du lịch mang đến cho du khách sự khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về một vùng đất mới, qua đó giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, các nền văn hóa, các di tích lịch sử được bảo tồn
và phát huy thế mạnh của nó Du lịch cũng góp phần xua tan đi đói nghèo qua việc
nó tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, làm cho các nền văn hóa được giao lưu với nhau, đóng vai trò làm sứ giả của hòa bình Vượt lên tất cả, hoạt động du lịch ngày nay không chỉ còn gói gọn là một hoạt động kinh tế - xã hội, một hoạt động vui chơi giải trí của con người mà du lịch đã mặc nhiên trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hóa của rất nhiều người trong xã hội
Hoạt động du lịch bên cạnh việc khai thác các tài nguyên nó còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị của những tài nguyên đó Thông qua du lịch mà các
di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, hay nói tóm lại là những giá trị vật thể và phi vật thể luôn được bảo tồn, phát triển và giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến mọi miền đất nước hay xa hơn nữa vượt qua biên giới quốc gia về mặt địa lý Thông qua việc khai thác các nguồn tài nguyên cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa và đưa du lịch văn hóa đến du khách tức là đã góp phần giúp cho khách du lịch hiểu và cảm được lịch sử của vùng đất
mà họ đang tham quan Bên cạnh đó hoạt động du lịch văn hóa còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó giúp cho thế hệ trẻ hình thành nhân cách và thế giới quan trên nền tảng truyền thống đồng thời có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống
Trong xã hội hiện đại, con người đã có điều kiện tận hưởng những dịch vụ xa
xỉ, những tour du lịch cao cấp với đầy đủ tiện nghi lưu trú tại các khách sạn 5 sao,
ăn tại những nhà hàng đẳng cấp, di chuyển bằng những chuyên cơ sang trọng như thủy phi cơ, du thuyền… thì nhiều du khách đã bắt đầu tìm về với những tour du lịch văn hóa để họ tìm hiểu, khám phá lịch sử của nơi họ đặt chân tới, trải nghiệm những tour du lịch đồng quê, thưởng thức những món ăn dân tộc thuần túy, những dân ca – dân vũ từ chính những nghệ sĩ xuất thân từ nông dân mà ra… chính vì vậy