1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Mô hình hóa”, “Hệ thống thông tin địa lý”, và “Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường

60 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 453,56 KB

Nội dung

“Mô hình hóa”, “Hệ thống thông tin địa lý”, và “Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường” là ba phương pháp / công cụ quan trọng được sử dụng trong Quy hoạch Môi trường. Các chị/anh hãy trình bày về những nội dung này, bao gồm tổng quan, khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, cách thức xây dựng, thực tế và kinh nghiệm áp dụng những phương pháp / công cụ này vào Quy hoạch Môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam.

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

- -QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ: “MÔ HÌNH HÓA”, “HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐịA LÝ”, VÀ “NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG”

Nhóm 6 : Lưu văn Tùng 91201105

Lương Quý Toàn 91201098 Nguyễn Hoàng Ân 91201129 Nguyễn Thị Mai Nương 91402071 Nguyễn Lê Danh Nhật Thanh 91402139 Huỳnh Duy Phát 91401016

GVHD : Phạm Hồng Nhật

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017.

Trang 2

Tên đề tài nhóm 6

“Mô hình hóa”, “Hệ thống thông tin địa lý”, và “Nhóm các phương pháp

đánh giá tác động môi trường” là ba phương pháp / công cụ quan trọng

được sử dụng trong Quy hoạch Môi trường Các chị/anh hãy trình bày về những nội dung này, bao gồm tổng quan, khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, cách thức xây dựng, thực tế và kinh nghiệm áp dụng những phương pháp / công cụ này vào Quy hoạch Môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam.

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

A Giới thiệu chung.

Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trên con đường công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốtcác

chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước takhông

ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, dẫn đến các nhucầu

về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng ngày một tăngcao.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế -

xã hội trong những năm qua cũng đã gây ra những tác động nhất định ảnh hưởngđến tài nguyên môi trường Chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đặt ra những vấn đề môi trườngcấp bách, những thách thức to lớn đối với việc quy hoạch môi trường một cáchhợp lý và hiệu quả

Từ đó, nhóm đã nghiên cứu các phương pháp / công cụ “Mô hình hóa”, “Hệthống thông tin địa lý”, và “Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môitrường”, là ba phương pháp / công cụ quan trọng được sử dụng trong Quy hoạchMôi trường

B Mục tiêu của đề tài.

- Giới thiệuvề ba phương pháp / công cụ cụ “Mô hình hóa”, “Hệ thống thông tinđịa lý”, và “Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường”, ba phươngpháp / công cụ quan trọng trong Quy hoạch Môi trường

- Thực tế và kinh nghiệm áp dụng những phương pháp / công cụ này vào Quyhoạch Môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam

Trang 5

C Nội cung đề tài.

Khái quát về Quy hoạch Môi trường

Tìm kiếm, thu thập các khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, cách thức xâydựng của ba phương pháp / công cụ “Mô hình hóa”, “Hệ thống thông tin địa lý”,

và “Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường”

Vai trò và mục đích của từng phương pháp / công cụ trong Quy hoạch Môitrường

Thực tế và kinh nghiệm áp dụng của ba phương pháp / công cụ trên thế giới,trong khu vực và ở Việt Nam

D Phương pháp thực hiện.

Thu thập tài liệu thứ cấp Trình bày các khái niệm, lịch sử hình thành và pháttriển, cách thứ xây dựng của ba phương pháp

Phương pháp thảo luận

Phương pháp phân tích Nêu vai trò và mục đích của ba phương pháp / công cụtrong Quy hoạch Môi trường

Phương pháp kế thừa Sử dụng để làm phần thực tế và kinh nhiệm áp dụng của

ba phương pháp / công cụ

Phương pháp tham khảo ý kiến của thầy(cô)

CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP “MÔ HÌNH HÓA”

1.1. Giới thiệu về phương pháp “Mô Hình Hóa”

Phương pháp mô hình là được sử nhiều trong thời gian gần đây và là phươngpháp quan trọng trong quy hoạch Nó có thể dược sử dụng trong hoạt động

Trang 6

dự báo, 104 đánh giá, quy hoạch và quản lý Các công cụ chính của phươngpháp mô hình là các mô hình toán học, mô hình vật lý, mô hình dựa trên ýkiến chuyên gia, v.v.

1.2. Các mô hình vật lí trong dự báo

-Các mô hình vật lý là những mô hình vật thể ba chiều của đối tượng xâydựng mô hình

Ví dụ điển hình có hàng thế kỷ, đó là các mô hình kiến trúc về một toà nhà

dự kiến; Mô hình trung tâm thành phố San Francisco Sử dụng các phươngtiện máy ảnh đặc biệt có thể thấy rõ ảnh hưởng của một toà nhà dự kiến xâydựng đến cảnh quan khi người ta đi qua các đường phố khác nhau của thànhphố Cũng có thể dự báo mức độ che bóng của tòa nhà tới các đường phố -Trong nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xả lũ hồ Hoà Bình đến động lựcxói ngang và xói sâu vùng hạ lưu đập, các nhà khoa học của viện nghiên cứukhoa học thủy lợi cũng đã sử dụng các mô hình vật lý

1.3. Dự báo bằng các mô hình toán học

-Mô hình toán học được sử dụng khá nhiều trong dự báo Các mô hình nàythường là sự tổ hợp của đại số hoặc các phương trình vi phân, được xây dựngtrên cơ sở các định luật khoa học hay phân tích thống kê hoặc cả hai Định luật

về bảo toàn khối lượng là cơ sở cho hầu hết các mô hình sử dụng trong dự báotác động đến chất lượng nước và không khí

1.3.1 Mô hình dự báo Tiếng ồn từ đường cao tốc Các mô hình đơn giản nhất giả thiết đường cao tốc như là một nguồn tuyến dài vô tận, phát ra tiếng ồn ở mức không đổi

-Như Lyons (1973) đã chứng minh, áp lực âm thanh giảm đi 3dBA ở khoảngcách xa hơn bằng hai lần

Ví dụ tiếng ồn ở khoảng cách 50ft là 70 dBA, thì ở khoảng cách 100 ft, tiếng ồn

sẽ là 67 dBA Các mô hình toán học xây dựng trên cơ sở thực nghiệm và lýthuyết thường được sử dụng nhiều hơn

1.3.2 Mô hình thống kê dự báo nồng độ CO

Mô hình thống kê dự báo nồng độ CO tại một điểm giám sát nào đó cách đườngcao tốc San Diego (nam california) Việc xây dựng mô hình dưạ theo các nghiêncứu thử nghiệm xác định các biến số ảnh hưởng đến CO trong môi trường không

Trang 7

khí Tiao và Hillmer xác định được hai biến số chính là mật độ giao thông và tốc

độ gió

1.3.3 Mô hình đánh giá ô nhiễm không khí ở quy mô vùng

-Kỹ thuật đánh giá ô nhiễm không khí ở quy mô vùng đã phát triển khá tốt Môhình mô phỏng do Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne là tiêu biểu cho kỹ thuậthiện đại trong dự báo và đánh giá ô nhiễm không khí

-Mô hình định lượng sử dụng kỹ thuật máy tính này được xây dựng dựa trên cácthông số tăng trưởng dân số và phân bố theo không gian các nguồn phát thải chomột loạt các tác nhân gây ô nhiễm (CO; SO, NO, HC và hạt bụi)

1.3.4 Mô hình chất lượng nước

Một mô hình dự báo nồng độ coliform hạ lưu một nguồn thải đô thị Trong trạngthái tĩnh, số lượng coliform trong một đơn vị khối lượng nước thải là không thayđổi Các nghiên cứu thực nghiệm cho thất sự biến đổi này tuân theo một quy luậtphổ biến, có thể biểu diễn dưới dạng toán học

1.4. Dự báo trên cơ sở ý kiến chuyên gia

Một cách tiếp cận phổ biến trong dự báo tác động là dựa vào ý kiến chuyên gia

-đó là những người có kiến thức tốt trong lĩnh vực cần dự báo

-ý kiến chuyên gia được sử dụng rộng trong dự báo tác động đối với các hệ sinhthái, việc sử dụng đất, các tác động xã hội, v.v.Các chuyên gia thực hiện dự báodựa trên cách làm việc cá nhân hay theo những nhóm nhỏ

-Ưu điểm của làm việc theo nhóm là có thể tạo ra những dự báo có ích hơn trên

cơ sở trao đổi và tổng hợp ý kiến Khó khăn của phương pháp là ở chỗ một vài

cá nhân có thể lấn át hoặc một vài chuyên gia cảm thấy không thoải mái khi bộc

lộ quan điểm của mình

- Phương pháp "Delphi" là một trong những quy trình giúp nâng cao hiệu quảcủa các chuyên gia như là một nhóm trong dự báo Các ý kiến chuyên gia đượcthu thập từ việc gửi phiếu điều tra đến các chuyên gia

Các ý kiến chuyên gia được thu thập từ việc gửi phiếu điều tra đến các chuyêngia Nhiều vòng điều tra được thực hiện nhằm giúp các chuyên gia có thể xem

Trang 8

xét lại ý kiến của mình trên cơ sở xem xét ý kiến của các chuyên gia khác ý kiếncuối cùng được đưa ra nhờ xử lý thống kê các ý kiến từ nhiều vòng điều tra.

1.5. Mô hình hóa trong đánh giá,quy hoạch và quản lý môi trường

-Trong quy hoạch, mô hình hoá là một công cụ rất tốt, tuy nhiên thường đòi hỏiphải có các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đó Bên cạnh đó còn cần có cácchuyên gia liên ngành cùng tham gia, đặc biệt trong quá trình giải quyết các bàitoán phức tạp – những bài toán môi trường, vì vậy thường đòi hỏi nhiều thờigian và cũng khá tốn kém

-Các yếu tố môi trường tác động lên hệ thống sẽ làm cho trạng thái của nó bịbiến đổi và thông qua các chỉ thị của hệ thống ta có thể nhận biết được Việc tiếnngành nghiên cứu hệ thống theo một quy trình hợp lý cho phép ta có sự hiểu biếtcặn kẽ hệ thống qua đó xây dựng được các mô hình của nó

-Một hệ thống thực được mô hình hoá, thường thì bằng các công cụ toán học, thì

ta có thể sử dụng nó trong quá trình dự báo, đánh giá, quy hoạch và quản lý hệthống Môi trường dù là ở mức nào thường là những hệ thống rất phức tạp Cácbài toán quy hoạch môi trường là những bài toán tổng hợp Điển hình chophương pháp mô hình trong đánh giá, quy hoạch và quản lý là phương phápĐánh giá, quản lý môi trường thích ứng (AEAM) do Holling đề xuất năm 1987.Phương pháp được sử dụng để ĐGTĐMT cho nhiều dự án ở quy mô lớn Theoquy trình ĐGTĐMT do Holling đề nghị, bước thứ nhất là thành lập tập thể nhómnghiên cứu bao gồm các nhà sinh học, kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và chuyên giaquản lý

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP “HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ”

2.1 Khái niệm

Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng, Hệthông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là một tập hợp có tổchức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và conngười, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phântích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý

Trang 9

2.1.1 Thành phần của hệ thống.

Các thành phần của GIS:

• Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi

• Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thểchia làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trịbản đồ và nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian)

• Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính(dữ liệu phi không gian) Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đốitượng trên bề mặt Trái đất Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liênquan đến đối tượng, các thông tin này có thể được định lượng hay địnhtính

• Phương pháp: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và

có hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng

• Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọngnhất bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việcxây dựng cơ sở dữ liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu …) Có 2 nhómngười quan trọng là người sử dụng và người quản lý GIS

2.1.2 Tính tiềm năng của hệ thống

Hệ thống thông tin địa lý có tiềm năng rất lớn

Ứng dụng của hệ thông tin địa lý GIS

Môi trường: Ở mức đơn giản nhất là có thể dùng hệ thông tin địa lý GIS để

đánh giá môi trường dựa vào vị trí và thuộc tính Ứng dụng cao cấp hơn là chúng

ta có thể sử dụng GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất cũng như sự ônhiễm môi trường dựa vào khả năng phân tích của GIS

Khí tượng thủy văn: Hệ thông tin địa lý GIS có thể nhanh chóng đáp ứng phục

vụ cho các công tác dự báo thiên tai lũ lụt cũng như các công tác dự báo vị trícủa bão và các dòng chảy…

Nông nghiệp: GIS có thể phục vụ cho các công tác quản lý sử dụng đất, nghiên

cứu về đất trồng, có thể kiểm tra được nguồn nước

Dịch vụ tài chính:GIS được ứng dụng trong việc xác định các chi nhánh mới

của ngân hàng

Trang 10

Y tế: GIS có thể dẫn đường nó có thể đưa ra được lộ trình giữa xe cấp cứu và

bện nhân cần cấp cứu qua đó giúp xe cấp cứu có thể nhanh nhất đến với vị trícủa bệnh nhân làm tăng cơ hội sống sót của người bện, ngoài ra nó còn đượcdùng trong nghiên cứu các dịch bệnh nó có thể phân tích nguyên nhân bùng phát

và lan truyền của bệnh dịch

Giao thông: Hệ thông tin địa lý GIS có thể được ứng dụng trong định vị trong

vận tải hàng hóa, cũng như việc xác định lộ trình đường đi ngắn nhất, cũng nhưviệc quy hoạch giao thông

Lợi ích của việc sử dụng GIS

• Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu

• Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật một cách dễ dàng

• Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt

• Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích

và tạo ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới

• Chi phí của việc mua sắm và lắp đặt thiết bị và phần mềm GIS khá cao

• Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chính thu lại thấp

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) đượchình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây.GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xãhội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới GIS có khả năng trợ giúp các

cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giáđược hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thôngqua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin

Trang 11

được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữliệu đầu vào.

Tóm tắt quá trình phát triển của GIS

• Đầu thập niên 60: hệ thống thông tin địa lý ra đời và được sử dụng trongcác cơ quan địa chính của Canada (Roger Tomlinson)

• Hai thập niên 60-70: GIS chỉ được một vài cơ quan chính quyền khu vựcBắc Mỹ quan tâm nghiên cứu

• Đầu thập niên 80: GIS ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh trên

cơ sở:

o Sự phát triển mạnh của phần cứng máy tính với những tính năngcao, giá thành rẻ

o Kết quả của các thuật toán nhận dạng, xử lý ảnh

o Sự phát triển nhanh về lý thuyết và ứng dụng cơ sở dữ liệu

o Nhu cầu cần thiết về thông tin

• Cuối thế kỷ 20, trên thế giới hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu GIS vớiquy mô lớn

2.3 Vai trò, mục đích của phương pháp trong Quy hoạch Môi trường.

Phân tích GIS giúp trong việc đánh giá dữ liệu lớn ở các cấp độ, dễ dàng và giúpcác nhà s

Sự xuất hiện của GIS trong năm 1970 và sự phát triển đồng thời trong quy hoạchsinh thái và môi trường với số lượng lớn các dữ liệu môi trường mà cần phảibiên dịch để phân tích phù hợp hiểu quả, GIS đã đươc sử dụng như công cụ hiệuquả cho tổ chức, lưu trữ, phân tích, hiển thị và các báo cáo các thông tin khônggian GIS cho phép tạo và thay đổi các phân tích mà làm cho việc sử dụng dữliệu tốt nhất có sẵn GIS cũng được hỗ trợ các phương pháp áp dụng các hướngdẫn và tiêu chuẩn cho địa phương

Quá trình quy hoạch:

Dự liệu: Xây đựng cơ sở dữ liệu GIS

Thông tin:

o Quản lý dữ liệu quy hoạch

o Quản lý thực hiện quy hoạch

Tri thức: Hỗ trợ hoạch định, lập đồ án quy hoạch

Trang 12

2.4 Thực tế và kinh nghiệp áp dụng của phương pháp vào Quy hoạch Mọi trường.

Kinh nghiệm ứng dụng GIS trên thế giới

Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực.Những năm 70, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin khuvực, thông tin đô thị, hệ thống thông tin về sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng kỹthuật đô thị Những năm 80, triển khai ứng dụng vào công tác quản lý tại địaphương (quy hoạch, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đô thị…), nghiên cứu nâng cao

và chuyên sâu vào hệ thống thông tin đô thị Những năm 90, áp dụng vào đangành, liên ngành (nông nghiệp, khảo cổ, khoa học trái đất, giao thông, quyhoạch xây dựng, quản lý đất đai, giáo dục) Nhật Bản đã ứng dụng GIS trongcông tác quản lý và quy hoạch xây dựng từ cấp Chính phủ đến các bộ ngành liênquan và công tác đào tạo quy hoạch trong các trường đại học

Tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ & Canada), Mỹ là một trong những nước đi đầu về côngnghệ GIS, hệ thống dữ liệu quốc gia được xây dựng rất hoàn chỉnh dựa trên hệthống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh vựcliên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học,địa chất học, khí tượng thuỷ văn,…); hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản

lý rủi ro, an ninh,…); kinh tế (nông nghiệp, khoáng sản, dầu mỏ, kinh doanhthương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện,…); đa ngành liên ngành(trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, thuế bất độngsản…) Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ được lập và sử dụng tại nhiều nướctrên Thế giới như: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm GIS của Mỹchiếm thị phần lớn nhất trên thế giới

Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS như: Dịch vụ công (quy hoạchlãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phương, dân số học, hạ tầng xã hội,giáo dục, quốc phòng,…), tiếp vận (hàng không, tối ưu hóa hành trình tuyếnđường…); môi trường/tài nguyên (nông nghiệp, địa chất, quản lý đất,…); bấtđộng sản (kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật (cấp thoátnước, cấp điện, quản lý mạng lưới, gas, thông tin lien lạc…); thị trường (bảohiểm, ngân hàng, thương mại…); xã hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế, du lịch)

Trong quy hoạch phát triển đô thị, GIS được áp dụng thành công trong quyhoạch lãnh thổ quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị do có nền tảng dữ

Trang 13

liệu Quốc gia phong phú, nền chuẩn Quốc gia – địa hình, địa chính, bản đồkhông ảnh, số liệu thống kê và nhiều chuyên ngành khác.

Tại Hàn Quốc, GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước HànQuốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia chia thành 03 giai đoạn:

1995 – 2000, 2001 – 2005 và 2006 – 2010 với tổng mức đầu khoảng 2 tỷ USDnhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa hình toànquốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian(khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ GIS, xây dựngtiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây dựng hệ thống ứngdụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống quản lý thông tinquy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát triển hệ thốngnâng cao (thành phố thông minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao, hệ thỗng

hỗ trợ quyết sách quy hoạch…)

Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng

dụng GIS và các sản phẩm khoa học CNTT và TT với với những cơ sở dữ liệuđầu vào về dân số, kinh tế – xã hội, cơ cấu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; phầnmềm GIS xây dựng các kịch bản phát triển đô thị liên quan như: môi trường,định cư, mạng lưới giao thông; cuối cùng thông qua các kịch bản đó đưa ra cácquyết định lựa chọn

Trang 14

Việc ứng dụng GIS trong phát triển đô thị tại một số đô thị trên khắp cả nướcthời gian qua cũng như: TP HCM TP Nam Định, TP Cần Thơ chứng minh làmang lại nhiều lợi ích, kèm theo đó là những khả năng mới, giải quyết các bàitóan phức tạp trong quản lý địa chính, đền bù, cây xanh, hạ tầng, chiếu sáng đôthị Đơn cử chính quyền Quận Gò Vấp TP HCM áp dụng GIS trong quản lý nhà

và hộ gia đình nhờ đó tính toán chính xác được diện tích cần giải tỏa và số tiềncần đền bù một cách nhanh chóng TP Nam Định cũng đã ứng dụng GIS trongxây dựng bản đồ đánh giá đất theo loại dạng, bản đồ quản lý số nhà, sử dụngthông tin nhà đất (LIS) để bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, cung cấp thông tinnhà đất và quy hoạch, quản lý hồ sơ sử dụng đất Tại Hà Nội, Dự án VIE/95/050

đã thiết lập hệ thống MIS nhằm hỗ trợ công tác quản lý các dự án đầu tư của TP

Hà Nội cho phép Quản lý thông tin các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội

Trang 15

Ngoài ra, nhiều địa phương khác cũng đã xây dựng Dự án GIS tổng thể nhưĐồng Nai, Hà Nội, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Quảng Nam… làm địnhhướng cho các ứng dụng GIS phục vụ phát triển KT – XH Một số đô thị đã vàđang trong quá trình phát triển hệ thống GIS tích hợp phục vụ công tác quyhoạch và quản lý đô thị như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Nam Định, Huế,Thái Nguyên, Phủ Lý… Một số địa phương đã thành lập trung tâm GIS như ĐàLạt và TP Hồ Chí Minh trực thuộc UBND thành phố Ví dụ, Trung tâm Ứngdụng GIS trực thuộc Sở KHCN TP Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2004 và

đã có khá nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng GIS Năm 2009, Trung tâmỨng dụng GIS đã triển khai đề án “Ứng dụng công nghệ GIS phục vụ quyhoạch, quản lý đô thị và đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố” với mụctiêu nhằm giải quyết những nhu cầu thiết thực trong công tác quy hoạch và quản

lý đô thị

Trang 16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP “NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG”

3.1 Khái niệm chung nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường:

Đánh giá tác động môi trường không chỉ giới hạn trong việc phân tích để chỉ racác tác động tích cực và tiêu cực của dự án tới tài nguyên và môi trường khuvực, mà còn dự báo, dùng các phương pháp kỹ thuật để đánh giá một cách địnhtính hoặc định lượng các tác động đó

Những phương pháp đánh giá tác động môi trường hiện nay đều coi môi trường

là hệ thống động, bao gồm các nhóm yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường

xã hội Những tác động môi trường diễn ra theo không gian và thời gian Một sốtác động xảy ra tức thì, một số khác lại diễn ra từ từ Một số tác động diễn ra như

là kết quả trực tiếp của một hoạt động, một số tác động khác lại xảy ra như là tácđộng bậc 2, bậc 3 hoặc cao hơn

Nhóm các phương pháp đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Phương pháp lập bảng kiểm tra

- Phương pháp ma trận

- Phương pháp sơ đồ mạng lưới

- Phương pháp mô hình

- Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

- Phương pháp đánh giá nhanh

- Kĩ thuật viễm thám và ứng dụng hệ thống thông tin địa lỹ GIS

3.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Đánh giá tác động môi trường ĐTM, đã bắt đầu vào những năm 1960, như mộtphần của nâng cao nhận thức môi trường Báo cáo đánh giá tác động môi trường(báo cáo ĐTM) liên quan đến một đánh giá kỹ thuật nhằm mục đích góp phầnvào việc ra quyết định một cách khách quan hơn.Tại Hoa Kỳ, đánh giá tác động môi trường ĐTM được định hình chính thức từnhững năm 1969, với việc ban hành Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia.Những báo cáo đánh giá tác động môi trườn ĐTM đã được sử dụng ngày càngtrên thế giới Số lượng của các “Đánh giá môi trường” đệ trình hàng năm đã vượtqua rất nhiều so với số lượng của các báo cáo đánh giá tác động môi trường toàn

Trang 17

diện vốn yêu cầu khắt khe hơn (cần hiểu rõ: Đánh giá một môi trường là mộtphần nhỏ của báo cáo đánh giá tác động môi trường toàn diện, được thiết kế đểcung cấp đủ thông tin cho phép cơ quan ra quyết định xem việc chuẩn bị mộtBáo cáo tác động môi trường toàn diện (EIS) là cần thiết và là một hoạt độngthực hiện để tìm hiểu tác động mà đã được thực hiện trước khi sự phát triển sẽxảy ra.

3.3 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường:

3.3.1 Phương pháp lập bảng kiểm tra:

2. Danh mục câu hỏi:

Danh mục các câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu thông tin về dự án,vị trí dựán., nhằm giúp việc đánh giá tác động của công trình/dự án ảnh hưởng đếnmôi trường một cách hiệu quả và chính xác hơn

3. Danh mục đánh giá sơ bộ mức độ tác động:

VD: Bảng kiểm tra đánh giá khả năng tác động tiêu cực đến MT của các loạihình công nghiệp trong một khu vực:

Trang 18

-Phương pháp chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá

-Phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, cáccấp, điểm số quy định cho từng thông số

-Hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh cácphương án khác nhau

-Các danh mục hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ

3.3.2 Phương pháp ma trận:

3.3.2.1 Khái quát về phương pháp:

Bảng Ma trận môi trường là sự phát triển ứng dụng của bảng kiểm tra

Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từngthông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân

và hậu quả Khái quát nội dung của bảng ma trận như sau:

- Trục tung là các nhân tố môi trường

-Trục hoành là các hoạt động DA

Trang 19

-Ô nằm giữa hàng và cột trong ma trận sẽ được dùng để chỉ khả năng tácđộng

Tùy thuôc vào cách sử dụng ô này mà ta có thể chia ma trận MT thành một sốloại như sau:

- Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng

Trang 20

yếu tố môi trường bị tác động ở mức sơ cấp (tác động trực tiếp) và thứ cấp(tác động gián tiếp)

- Phương pháp này có mục đích phân tích các tác động song song và nối tiếp

do các hoạt động gây ra

- Sử dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trước hết phải liệt kê toàn bộ các hànhđộng trong hoạt động và xác định mối quan hệ nhân quả giữa những hành động

đó

- Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới

- Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp

VD: Sơ đồ lưới cho thấy các hậu quả môi trường của một dự án nạo vét lòngsông

- Dùng phương pháp này để xem xét các biện pháp phòng tránh, hoặc hạn chếcác tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường

- Vận dụng PP rộng rãi vào việc phát triển các vùng ven biển nhằm giải quyếtmâu thuẫn giữa các yêu cầu sử dụng giữa các ngành kinh tế khác nhau và ngănchặn xu thế thoái hóa tài nguyên tại các vùng này

Trang 21

3.3.3.2 Ưu/Nhược điểm:

+ Ưu điểm:

-Cho biết nguyên nhân và con đường dẫn tới những hậu quả tiêu cực tới môitrường, từ đó có thể đề xuất những biện pháp phòng tránh ngay khâu quy hoạch,thiết kế hoạt động phát triển

-Thích hợp cho phân tích tác động sinh thái

-Phương pháp sơ đồ mạng lưới thường được dùng để đánh giá tác động môitrường của một đề án cụ thể

+ Nhược điểm:

-Các sơ đồ mạng lưới chỉ chú ý phân tích các khía cạnh tiêu cực

-Trên mạng lưới cũng không thể phân biệt được tác động trước mắt và tác độnglâu dài

-Phương pháp này chưa thể dùng để phân tích các tác động xã hội, các vấn đề vềthẩm mỹ

-Không thích hợp với các chương trình hoặc kế hoạch khai thác tài nguyên trênmột địa phương

3.3.4 Phương pháp mô hình:

3.3.4.1 Khái miệm:

-Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chấtlượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khảnăng tác động đến môi trường

-Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn nhất trong quản lý môi trường, dự báo cáctác động môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

-Trong quá trình ĐTM, chúng ta có thể sử dụng các mô hình để đánh giá khảnăng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị các thông số chiphí, lợi ích, … Trong phần lớn các báo cáo ĐTM đều trình bày phương phápnày, cũng như kết quả tính toán định lượng

Trang 22

- Mô hình thông dụng nhất: mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí vànước, mô hình tính toán chi phí lợi ích mở rộng cùng với hiệu quả kinh tế của dựán

3.3.4.2 Đối tượng của mô hình hóa:

- Mọi yếu tố, quá trình, hiện tượng có thể xác định một cách định tính thì đều cóthể định lượng hóa và mô hình hóa

-Nếu như kết luận định tính chỉ nêu được mức độ rộng, hẹp, cao, thấp, to ,nhỏ,

… của các đối tượng thì sử dụng mô hình hóa có thể ước lượng giá trị củachúng

-Đối tượng của MHH rất đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng đơn giản, song có khilại khá phức tạp với sự phụ thuộc lẫn nhau của rất nhiều yếu tố

Các bước xây dựng triển khai mô hình hoá môi trường:

Trang 24

3.3.5 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí:

3.3.6 Phương pháp đánh giá nhanh:

3.3.6.1 Khái quát:

-Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ônhiễm

-Phương pháp đanh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ

ô nhiễm đối với các DA công nghiệp, nghiệp, đô thị, giao thông Từ đó có thể dựbáo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm

-Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo nhanh tải lượng cho cơ sở phátsinh chất ô nhiễm

- Khả năng nguồn nhân lực vừu phải

- Chi phí không quá đắt

- Có thể ước tính dễ dàng hiệu quả của các công nghệ kiểm soát ô nhiễm vàkhả năng giảm tải lượng ô nhiễm

Trang 25

- Không thấy được các tác động sơ cấp và thứ cấp.

- Người đọc phải tự phân tích, đánh giá và suy luận kết quả tính tóan

- Phương pháp không cho thấy được diễn biến theo thời gian của các tác nhângây ô nhiễm

3.3.7 Kĩ thuật viễm thám và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS

3.3.7.2 Ưu/Nhược điểm:

+ Ưu điểm: Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xemxét thể hiện trực tiếp bằng hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương

án sử dụng đất

Trang 26

+ Nhược điểm:

- Thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại

- Độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát

- Đánh giá mức độ cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quancủa người đánh giá

3.4 Vai trò, mục đích của phương pháp trong Quy hoạch môi trường

Một nguyên tắc quan trọng của phát triển bền vững là sự tích hợp của các vấn đềkinh tế, xã hội và môi trường Nguyên tắc này là trung tâm của điều ước quốc tế

và chính sách, chiến lược phát triển của các quốc gia khác nhau ĐTM và nhữngcông cụ đánh giá môi trường khác là những công cụ được sử dụng để đảm bảorằng các quyết định phát triển phải tính đến và giảm thiểu đến mức có thể các tácđộng tiêu cực đến môi trường Tiếp cận theo nguyên tắc này và những kinhnghiệm quốc tế, công tác ĐMC, ĐTM của Việt Nam trong thời gian qua đã đạtđược những thành tựu quan trọng

Nội dung và chất lượng của báo cáo ĐTM, ngày càng rõ ràng, khoa học hơn vàchi tiết hơn (gần đây Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đã có những tiến bộ đángkể) Thông qua kết quả ĐTM, việc giám sát công tác BVMT đối với các dự ántrọng điểm, đặc biệt là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án sắtThạch Khê, Hà Tĩnh, đã được tiến hành một cách chặt chẽ Nhiều dự án có tácđộng nhạy cảm đến môi trường được dư luận đặc biệt quan tâm như dự án CảngLạch Huyện đã được thẩm định, phê duyệt; dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

đã được Tổng cục Môi trường tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các Bộ,ngành, địa phương và chuyên gia và Bộ TN&MT đã có văn bản báo cáo Thủtướng Chính phủ về việc thẩm định báo cáo ĐTM của 02 dự án này Đặc biệt,cũng thông qua công cụ ĐTM, đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tớimôi trường sinh thái của các dự án thuỷ điện, thông báo và yêu cầu các địaphương phải có giải pháp khắc phục kịp thời Theo thống kê từ 2005 đến nay,hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc bị

từ chối vì lý do không đảm bảo các yêu cầu về BVMT

Nhiều dự án trước khi đi vào vận hành chính thức đã được xác nhận việc thựchiện các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệtbáo cáo ĐTM Điều này làm cho ĐTM được thiết thực hơn và gắn trách nhiệm

Trang 27

Các nhà khoa học, các cơ quan truyền thông và toàn xã hội ngày càng quan tâmhơn đến công tác ĐTM Điều này góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ môitrường.

3.5 Thực tế và kinh nghiệm áp dụng của phương pháp vào Quy hoạch môi trường.

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM Từ năm 1969, việc phảitiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mô lớn đã quy định trong Đạo luật vềchính sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act) Tiếp

đó, hệ thống này đã được giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á, ví dụnhư Úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981)

về ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét (1991); Nghị định thư vềBVMT đối với vùng Nam cực (1991); Hiệp ước về đa dạng sinh học (1992);Hiệp định khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1992)…

– Nhóm thứ 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như nghịquyết, khuyến nghị (recommendations) và bản tuyên bố (declarations) của các tổchức quốc tế;

– Nhóm thứ 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển Các tàiliệu này được phát triển bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như Chương trìnhmôi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD), Liên hiệp các nước châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới; Tổ chức hợptác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC)…– Nhóm thứ 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài

Theo kinh nghiệm chung của quốc tế, ĐTM là một quá trình chính thức được sửdụng để dự báo những hệ quả về môi trường (tích cực hay tiêu cực) của một kếhoạch, chính sách, chương trình, dự án trước khi quyết định thực hiện, đồng thời

đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức chấp nhận hoặc để nghiêncứu giải pháp công nghệ mới Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới được thể

Trang 28

hiện tại Hình 1 Mặc dù việc đánh giá có thể dẫn đến các quyết định kinh tế khókhăn hoặc mối quan tâm/lo ngại về chính trị và xã hội nhưng ĐTM sẽ luôn bảo

vệ môi trường bằng cách cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiệuquả và bền vững

Đặc điểm hệ thống ĐTM Nhật Bản là:

Số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn chế: ít hơn nhiều so với yêu cầu của ViệtNam Chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM (đường bộ, chỉnh trị sông, đườngsắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụngđất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phốmới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổchức chuyên dụng) Mỗi loại hình có một số kiểu dự án và được chia thành 2 loại(class) dự án: dự án loại 1 (class -1) và dự án loại 2 (class-2), theo quy mô hoặcdiện tích Mỗi loại có yêu cầu riêng về mức độ ĐTM Tuy nhiên, số loại hình dự

án cần ĐTM ít như vậy có thể không phù hợp với nước ta trong giai đoạn hiệnnay

(ii) ĐTM được thực hiện rất thận trọng cả khâu nghiên cứu lập báo cáo và khâuthẩm định: Một báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm (không rõ thời gian chờthẩm định là bao lâu?) từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định (ởViệt Nam thường chỉ mất 0,6-2,0 năm đối với dự án quy mô lớn cấp Bộ TN-MTthẩm định (kể cả thời gian chờ) và chỉ 3 - 9 tháng đối với dự án nhỏ do các SởTN-MT thẩm định, nhưng bị nhiều bộ, ngành, nhà đầu tư than phiền) Chính sựthận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức thấp nhất các tácđộng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, sự kéo dài quá trìnhĐTM gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý môitrường, do vậy đã có một số đề xuất “hợp lý hóa/đơn giản hóa (streamlining) quytrình ĐTM” với một số loại hình dự án đặc thù (xem phần 2)

(iii) Mặc dầu ĐTM Nhật Bản là tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, tuynhiên chính các nhà nghiên cứu môi trường nước này cũng cho rằng, vẫn còn lạc

Trang 29

hậu so với một số quốc gia phương Tây Trong bài báo “Nhật Bản cần học gì vềđánh giá môi trường của Canada”, tác giả Akane Otaka đã nêu một số ý sau:

- Ở Canada, đánh giá môi trường đã được đề xuất từ 1973 và Luật Đánh giá môitrường (Canadian Environmental Assessment Act - CEAA) đã được ban hành từ

1992 (giáo trình đầu tiên tác giả bài viết này học về ĐTM từ năm 1987 ở Delft làgiáo trình của Canada)

- Nhằm khắc phục các điểm yếu về đánh giá môi trường, tăng hiệu quả của hệthống đánh giá môi trường CEAA được sửa đổi vào năm 2012 với bổ sung cácquy định:

+ Có hình phạt với các chủ đầu tư không lập báo cáo đánh giá môi trường;

+ Cấp kinh phí cho công tác tham vấn cộng đồng và thực hiện chương trình giámsát sau thẩm định (follow - up program);

+ Hợp tác và công bố thông tin tác động môi trường với dân chúng

Theo tác giả, các quy định trên của hệ thống đánh giá môi trường của Canada làtiên tiến hơn Nhật Bản, do vậy Nhật Bản cần học tập

Ở Trung Quốc

ĐTM và ĐMC đã được quy định và thực hiện tại Hồng Kồng - Trung Quốctrước cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hiện nay, hệ thống ĐTM, ĐMC củaHong Kong đã hài hòa với các quốc gia tiên tiến: không chỉ xem xét các tác độngđến môi trường vật lý, môi trường sinh học mà còn đến tác động xã hội, chútrọng sự tham gia cộng đồng và công khai thông tin minh bạch nên được đánhgiá thuộc loại tốt nhất châu Á và Hồng Kông hiện nay được đánh giá là mộttrong các nước/vùng lãnh thổ có năng lực cạnh tranh tốt nhất, mức tham nhũngvào loại thấptrên thế giới (tốt hơn nhiều so với CHND Trung Hoa)

Trong khi đó, theo Triệu Tiểu Hồng (Zhao Xiaohong), Bộ Bảo vệ môi trườngTrung Quốc, mặc dù đã ban hành Luật ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến 30.000

dự án lập ĐTM và ĐMC (thực chất là “ĐTM cho quy hoạch: Plan - EIA” đãđược thực hiện cho các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương, ngànhlĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển… nhưng nhiềuhọc giả Trung Quốc tự đánh giá: chất lượng ĐTM/ĐMC ở nước này vẫn cònnhiều vấn đề:

(i) Khi so sánh với hệ thống ĐTM của Trung Quốc với Hàn Quốc, Từ HưởngLan (Xu Xianglan), GS Trung Quốc giảng dạy ở Đại học Nam Seoul cho rằng

Trang 30

các quy định và hiệu quả về ĐTM của Trung Quốc còn lạc hậu: nếu ở Hàn Quốc,ĐTM đã được đưa vào Luật từ 1981 và được bổ sung năm 1993 thì Trung Quốcmới có quy định về ĐTM từ 1990 trong Luật BVMT sau đó trong Luật ĐTM

2003 Hệ thống ĐTM của Hàn Quốc là tổng hợp và hiệu quả hơn, trong khi đóĐTM ở Trung Quốc chú trọng “phòng ngừa là chính”, nặng hình thức, ít thựcchất so với Hàn Quốc và với các nước tiên tiến trên thế giới

(ii) Cũng tự đánh giá về chất lượng của hệ thống ĐTM/ĐMC của Trung Quốc

Từ Hòa (Xu He) và Vương Huy Chí (Wang Huizhi), Trung tâm Nghiên cứuĐMC - Đại học Nam Khai (Thiên Tân) cho rằng, hiện nay ĐMC ở Trung Quốcchỉ có hiệu quả ở mức tương đối tốt ĐMC còn thiếu tính định lượng Để ĐMC

có giá trị dự báo cao hơn, cần phải giải quyết 2 vấn đề quan trọng:

- Xác định và xây dựng các chỉ thị (indicators) để đánh giá

- Tìm các phương pháp định lượng và có thể đo lường được tác động và diễnbiến môi trường do thực hiện quy hoạch

(Đây cũng là các vấn đề mà Việt Nam cũng đang mắc phải, cần được nghiên cứutrong thời gian tới để báo cáo ĐMC không phải là tài liệu chung chung, minhhọa cho ý đồ của C/Q/K, kém đặc thù và ít tính dự báo)

(iii) Thách thức trong ĐMC ở Trung Quốc: ĐMC ở Trung Quốc (được phát triển

từ ĐTM cho quy hoạch) đã được đưa vào Luật ĐTM từ 2003 thể hiện cam kếtcủa lãnh đạo đất nước về phát triển bền vững Tuy nhiên, theo tác giả Lam Ken-che (Viện ĐTM Hong Kong), phần lớn các nỗ lực trong trong 10 năm qua chỉ làxây dựng quy trình và làm hoàn thiện các kỹ thuật, phương pháp đánh giá Tuynhiên về bản chất, các phương pháp sử dụng cho ĐMC (thực ra là ĐTM quyhoạch) là chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của quy hoạch, sự tư nhânhóa các công ty nhà nước và thay đổi chính sách, chưa kể tác động do biến đổikhí hậu

Tại Hàn Quốc

Dựa theo các thông tin từ Hội nghị này và Hội nghị ĐTM/ĐMC năm 2012 tạiJeju, cũng như qua khảo sát của chúng tôi tại Hiệp hội ĐTM Hàn Quốc (năm2010) hiện nay ĐTM và ĐMC của Hàn Quốc là tiên tiến: cơ sở pháp lý vềĐTM/ĐMC rõ ràng, các phương pháp, quy trình đã được xây dựng hoàn chỉnh

và ĐTM/ĐMC đã đi vào chi tiết, có nghiên cứu khoa học Do vậy, ĐTM/ĐMCđang là công cụ tốt cho định hướng “Tăng trưởng xanh” với tham vọng đến 2020Hàn Quốc trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về Kinh tế xanh

Ngày đăng: 01/03/2017, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w