TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG Ở BẢN LÁC, MAI CHÂU, HÒA BÌNH 1.. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HÒA BÌNH 1..
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG Ở BẢN LÁC, MAI CHÂU, HÒA BÌNH
1 Mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch
Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương ứng với nó và phát triển theo sự phát triển sản xuất vật chất của xã hội
Dân tộc khác nhau, văn hóa xã hội khác nhau thì ăn, mặc ở, đi lại, phong tục tập quán, lễ nghi, tôn giáo tín ngưỡng, tôn sùng vật cổ đều khác nhau Đặc biệt, với nền văn hóa đa dạng trong tính thống nhất của 54 dân tộc anh em, có thể nói nền văn hóa với những phong tục, truyền thống, nghi lễ đặc sắc của Việt Nam chính là điểm thu hút du khách đến đây để tham quan, tìm hiểu và khám phá
Du lịch là hoạt đông thực tiễn xã hội của con người, nói về nghĩa rộng là một hoạt động văn hóa cao cấp Nếu như một số hoạt động như văn nghệ, thể thao,…có thể chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí thuần túy thì hoạt động du lịch ngoài việc giúp con người thư giãn còn giúp mở mang kiến thức, rèn luyện đạo đức, ứng xử cho con người
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HÒA BÌNH
1 Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình:
Hoà Bình là một tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc Có cửa ngõ thông sang Thượng Lào Huyện Mai Châu cách trung tâm tỉnh lỵ Hòa Bình 65
km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ lên vùng Tây Bắc, một huyện miền núi cực tây của tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp huyện Vân Hồ (Sơn La), phía Bắc giáp huyện Đà Bắc Đây là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số trên 52.500 người trong
đó dân tộc Thái chiếm trên 57,3%; dân tộc Mường chiếm 17,33%, dân tộc Kinh chiếm 11,96% còn lại là các dân tộc khác như Dao, Mông, Tày, Hoa, mỗi dân tộc
Trang 2mang một nét văn hóa truyền thống riêng, con người hiền hòa, mến khách …từ đó tạo nên một nền văn hóa chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển Mai Châu còn
là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc anh em
Vùng đất Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và hệ thống các hang động, thác nước tạo nên cảnh quan sinh động, khí hậu mát mẻ
- Các bản làng du lịch nằm ở thung lũng với những vạt nương định canh, những cánh đồng lúa nước hai vụ cho năng suất cao nhờ kỹ thuật điều khiển nguồn nước suối nơi chân núi làm nên một phong cảnh hữu tình của non nước
Lịch sử định cư: Bản Lác là nơi tụ cư của người Thái trắng, có nguồn gốc từ
vùng Đông Nam Trung Quốc, di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XI-XII và họ là một trong những cư dân cổ của nền văn minh Âu Lạc, là một trong những chủ nhân khai phá nền văn minh, văn hiến Đại Việt
Đời sống văn hóa: Người Thái ở tại Nhà sàn, dựng ven thung lũng Trang
phục của phụ nữ Thái trắng gồm áo sửa cỏm và váy đen bó sát người cùng với chiếc khăn piêu tạo nên vẻ thanh nhã, duyên dáng của người phụ nữ Thái Sử dụng
kỹ thuật dệt vải tạo trang phục
Người Thái ăn gạo nếp, uống rượu cần là chính Người Thái có nhiều kỹ thuật chế biến món ăn rất độc đáo, hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng
Về văn hóa cộng đồng: Xã hội phụ quyền, đề cao vai trò ngườii đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội Hôn nhân do trai gái tự nguyện Rất mến khách và có tính cộng đồng cao Các lễ hội nổi tiếng như Hội Chá chiêng, Hội xên bản xên mường, Tết cơm mới… là những sinh hoạt cộng đồng nổi bật của người Thái trắng…
2 Lịch sử hoạt động du lịch:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương
Trang 3Tham gia du lịch cộng đồng, du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao động cùng với người dân để tự khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo
Ở miền Bắc, du lịch cộng đồng đã phát triển tại một số bản làng của Mai Châu (Hòa Bình) và Sa Pa (Lào Cai) Từ những năm 1990, ở Bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình), du lịch cộng đồng đã hình thành, phát triển theo hướng tự phát Nhưng chỉ sau ba năm (1993), du lịch cộng đồng tại đây đã vào "khuôn khổ" khi ngành du lịch Hòa Bình đưa ra những định hướng phát triển cụ thể và du khách đến đây đã rất yên tâm khi sử dụng các dịch vụ homestay (nhà ở của người dân có phòng cho khách du lịch thuê) Đến thời điểm hiện tại, du lịch cộng đồng Bản Lác phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ lại Thời gian đầu làm du lịch, người dân bản Lác không thu tiền của khách Với bản tính hiếu khách, thân thiện, người dân trong bản tiếp đón nhiệt tình và chu đáo Dần dần bản Lác và sau đó là Pom Cọong thành điểm dừng chân và tham quan của khách
Về số lượng khách và doanh thu từ du lịch: theo thống kê năm 2009 - 2012 lượng khách đến Mai Châu tăng hơn 3 lần, doanh thu tăng gần 23 lần so với năm
2000 (1)
Năm
Chỉ tiêu
chú
- Số lượt khách (lượt) 12.938 8.100 42.500 207.903
+ Nội địa 5.838 3.900 31.550 135.500
- Thu nhập du lịch 850 1.800 19.500 46.000
Trang 4(triệu đồng)
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu)
6 tháng đầu năm 2014, huyện đã đón 149.340 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 39.952 lượt, khách trong nước: 109.388 lượt Với tổng doanh thu là trên
28 tỷ đồng, trong đó doanh thu khách quốc tế: 11,350 tỷ đồng, doanh thu khách nội địa: 16,750 tỷ đồng
Số lượng khách tăng qua các năm đã chứng tỏ hoạt động du lịch cộng đồng ở đây có sức hút lớn, đồng thời cũng cho thấy cách làm du lịch cộng đồng đã tạo được uy tín, làm cho Mai Châu trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn
Về loại hình du lịch: Mai Châu phát triển khá phong phú các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan như: dịch vụ đón khách lưu trú tại gia (homestay), phục vụ ăn uống, biểu diễn văn nghệ, trình diễn hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hướng dẫn khách tham quan các tuyến đi bộ trong địa bàn huyện
Về dịch vụ du lịch tại cộng đồng Bản Lác: 24/110 hộ gia đình làm nghỉ tại
gia (chiếm 21,8%) Công năng nhà nghỉ: 20-25 khách/nhà Giá dịch vụ trung bình: 40.000 đồng/người/đêm Gia đình phải đóng thuế cho chính quyền xã với mức phí
5000 đồng/người Doanh thu trung bình: 10-15 triệu đồng/gia đình/năm
Cách thức hoạt động du lịch: Mở gian trưng bày bán sản phẩm tại chính ngôi
nhà của mình (chiếm 80% các gia đình trong bản) Thành lập CLB sản xuất thổ cẩm, Cơ sở bảo trợ xã hội nhân đạo Thuận Hoà do một cá nhân đứng ra xây dựng
và phát triển Khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, có 35 hộ gia đình tham gia -Việc lấy thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu của bản thân, chưa hình thành thị trường bán - mua sản phẩm thuốc dân tộc ở bản Lác
Về ẩm thực:loại hình dịch vụ này phát triển sôi động hơn Giá dịch vụ trung
bình 50 - 80.000 đồng/bữa/người, doanh thu ước đạt 15-20 triệu đồng/tháng
Trang 5Các món ăn gồm: thịt thú rừng (hoẵng, cầy, lợn rừng…); các loại thú nuôi (cá dầm xanh, gà đồi ) và các loại rau: su su, cải mèo, khoai sọ, măng rừng; Cơm lam, sôi đồ; rượu cần, rượu Mai Hạ…
Cách thức quảng bá, hướng dẫn du lịch:
Người dân rất chủ động, linh hoạt trong công tác quảng bá bản thân thông qua nhiều hình thức như: qua người thân, qua khách du lịch, qua các phương tiện thông tin như điện thoại, fax, internet… và qua các dịch vụ môi giới với lái xe ôm, HDV du lịch…
- Bản Lác chưa có ai làm HDV du lịch mà chỉ có một số gia đình cung cấp dịch vụ chỉ đường khi khách có nhu cầu
Bản Lác – Mai Châu – Hòa Bình
3 Tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
3.1 Tác động tích cực:
- Một trong những mục tiêu hàng đầu của du lịch cộng đồng là xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân Nhờ phát triển du lịch, cuộc sống của người dân ở Mai Châu đã có nhiều thay đổi Trước hết, hoạt động du lịch giúp
Trang 6người dân khôi phục lại những ngành nghề thủ công truyền thống đã bị mai một, giải quyết vấn đề việc làm, tăng doanh thu từ việc cung cấp các loại hình dịch vụ Hiện nay, một số hộ gia đình ở các bản đã đăng ký kinh doanh nhà nghỉ (bản Lác
27 hộ, bản Pom Coọng 12, bản Văn 3) Mức thu lưu trú qua đêm 20.000 đồng/đêm đối với khách nội địa và khách nước ngoài là 50.000 đồng/đêm Mỗi nhà nghỉ trung bình chứa được 20 - 30 khách, nhà nghỉ lớn có khả năng chứa được 30 - 50 khách/đêm
- Du lịch phát triển cũng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của vùng, thúc đẩy phát triển trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách Từ đây hình thành cơ cấu sản xuất thực phẩm phục vụ du lịch
- Văn hóa là bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân cư Hoạt động du lịch ở Mai Châu đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái Trong bản hiện nay, đa số các gia đình vẫn sống trong ngôi nhà sàn truyền thống rộng rãi, sạch sẽ, bậc cầu thang lên vẫn tôn trọng quy tắc số lẻ Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng Các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần vẫn được người Thái chế biến Người dân ở đây vẫn duy trì nghề trồng dâu nuôi tằm để dệt thổ cẩm với khoảng hơn 40 khung cửi Ngoài ra, còn tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất những mặt hàng lưu niệm bán cho khách
- Các giá trị văn hóa tinh thần như cưới hỏi, tang ma, văn nghệ, lối sống trong gia đình, quan hệ xã hội của người Thái về cơ bản vẫn còn được gìn giữ Các đội văn nghệ của bản vẫn thường xuyên tập luyện các làn điệu múa, dân ca truyền thống như: múa xòe; nhảy sạp, hát mo, hát đối đáp giao duyên Hiện nay, bản Lác
có 4 đội văn nghệ thường xuyên biểu diễn phục vụ khách khi có yêu cầu Bên cạnh
đó, các mối quan hệ làng bản vẫn được duy trì ổn định, các hộ gia đình ứng xử thân thiện, giúp đỡ nhau trong việc đón tiếp khách
- Cảnh quan môi trường xanh, sạch, thoáng mát, khí hậu trong lành cũng chính là một trong những yếu tố thu hút khách đến Mai Châu Hiện nay, đường đi
Trang 7trong bản đã bê tông hóa, được quét dọn sạch sẽ, thùng chứa rác đặt dọc đường đi Các gia đình đều xây dựng hệ thống nhà vệ sinh tự hoại và nhà tắm tiện nghi
3.2 Tác động tiêu cực
- Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái ở Mai Châu đã bị biến đổi khá nhiều Trong ngôi nhà truyền thống của người Thái bếp đun được đặt ở giữa nhà Nhưng hiện nay, để có diện tích sàn phục vụ khách du lịch, bếp lửa đã được chuyển hẳn sang một gian nhà khác phía sau Một số gia đình còn để bếp trên sàn nhưng chỉ là mô hình, không được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày Đa số các hộ gia đình đều xây những phòng nhỏ ở phía dưới gầm sàn, chuyển mọi hoạt động sinh hoạt xuống đây để bên trên làm nơi lưu trú cho khách Do đó, tạo cho ngôi nhà sàn có hình dáng hai tầng, bên dưới được xây bằng gạch, phía trên lại mang dáng truyền thống Thậm chí, một số gia đình ngăn sàn nhà thành những phòng nhỏ có lắp điều hòa Theo kiến trúc nhà truyền thống, phía dưới chân cầu thang phải có mó nước (dụng cụ đựng nước bằng tre, nứa) để khách rửa chân trước khi đi lên trên, hay những cột gỗ được thay thế bằng bê tông Những thay đổi này đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách nhưng đã làm phá vỡ lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của cộng đồng
- Hiện nay, khi đến Mai Châu tham quan, du khách hiếm khi nhìn thấy những
cô gái Thái mặc trang phục truyền thống Thay vào đó là những bộ trang phục mới
lạ và phổ biến của người Kinh Họ chỉ mặc trang phục truyền thống vào một số ngày lễ trong năm hay khi biểu diễn văn nghệ cho khách du lịch Điều này vô hình chung đã làm mất đi một phần giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
- Trang phục truyền thống dần bị mai một trước làn sóng Âu hoá, Kinh hoá
- Văn hoá ẩm thực có nhiều thay đổi, hướng đến phục vụ nhu cầu của khách
du lịch
- Từ các hình thức diễn xướng dân gian của cộng đồng đến các hoạt động văn hoá văn nghệ có tính thương mại phục vụ khách du lịch
Trang 8- Ngôn ngữ dân tộc và xu hướng sử dụng song ngữ và đa ngữ Tiếng Việt và tiếng Anh được người dân sử dụng thành thạo hơn,
-Du lịch phát triển nhanh, nhưng không có quy hoạch cụ thể dẫn đến phá vỡ cảnh quan, làm cho bản làng mang dáng dấp của một khu phố thị Nhiều ngôi nhà mới được xây dựng liền kề nhau làm cho không gian sống trở nên chật chội hơn,
du khách không cảm nhận được vẻ yên tĩnh, đơn sơ, bình dị vốn có của nó Bên cạnh đó, lượng rác thải ngày càng lớn và vấn đề xử lý gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương
KẾT LUẬN
1 Du lịch cộng đồng với tư cách một hình thức cung cấp dịch vụ thương mại
của người dân địa phương là một trong những loại hình du lịch mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Việt Nam và đang có nhiều tiềm năng phát triển Có thể xem đây như một hoạt động kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Trong phát triển du lịch cộng đồng, người dân địa phương được coi là trung tâm của quá trình phát triển Họ đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động
Trang 9du lịch và là yếu tố quan trọng của sự hấp dẫn trong du lịch Cộng đồng dân cư làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách Đây cũng chính là yếu
tố quan trọng nhất để phân biệt được du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch khác
2 Du lịch tham quan bản làng thực ra đã xuất hiện lần đầu tiên ở Bản Lác,
Mai Châu, Hoà Bình vào cuối những năm 1980 theo gợi ý của lãnh đạo địa phương Tuy nhiên phải đến cuối những năm 1990 thì nơi đây mới được biết đến như một địa danh du lịch lưu trú tại cộng đồng Chính người dân địa phương đã chủ động phát triển, tự tìm kiếm thị trường và liên kết với các hãng lữ hành Người dân và bộ máy quản lý địa phương đóng vai trò quan trọng trong quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch và làm dịch vụ Tại Bản Lác, tỷ lệ ngừời dân được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch cộng đồng khá cao Nguyên nhân là do nhận thức của chính ngườii dân địa phương trong việc tạo ra một cơ cấu tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ trong cung cấp dịch vụ du lịch Có thể nói mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác thể hiện tính bền vững, hiệu quả người bản địa ở bản Lác đều tham gia rất sớm và mạnh mẽ vào hoạt động du lịch thông qua việc biến nhiều di sản văn hoá thành sản phẩm du lịch Ở bản Lác, mỗi nhà sàn
là một gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm truyền thống của dân tộc; các gia đình làm nhà nghỉ homestay đều đi kèm dịch vụ ăn uống và biểu diễn văn nghệ và tần suất diễn ra khá thường xuyên Có thể nói cộng đồng ngườii Thái ở bản Lác có tính cố kết sâu sắc và chính sự cố kết cộng đồng đó đã góp phần kiểm soát được nhiều tác động của du lịch lên đời sống văn hoá tộc người mình
4 Du lịch cộng đồng xuất hiện và kéo theo nhiều tác động sâu sắc đến mọi
mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là nền văn hóa cộng đồng Ở bản Lác, hầu hết các gia đình trong bản đều có bán sản phẩm lưu niệm nhưng không để xảy ra tình trạng tranh giành, níu kéo khách du lịch Hiệu quả kinh tế từ du lịch là khá bền vững và hiệu quả Nhiều giá trị văn hoá truyền thống được duy trì, khôi phục và phát huy giá trị, đó là các điệu múa, điệu nhảy dân gian, phong cách kiến
Trang 10trúc truyền thống Ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường được nâng cao, thể hiện ở hệ thống công trình vệ sinh công cộng và nhà nghỉ đạt chuẩn, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh môi trường đảm bảo;
5 Qua những phân tích về sự phát triển du lịch và ảnh hưởng đến nền văn hóa
cộng đồng tại bản Lác, một vài khuyến nghị của tôi đề xuất nhằm góp phần phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá, đặc biệt là cộng đồng như sau:
Thứ nhất, cần đề cao vai trò của cộng đồng, của chính mỗi người dân tại địa
phương ở bản Lác, Mai Châu để họ thực sự trở thành chủ nhân của điểm du lịch
đó Các doanh nghiệp cần quan tâm chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng người Thái ở đây dưới các hình thức khác nhau và có thể tổ chức đầu tư chiều sâu hơn vào hoạt động du lịch ở cộng đồng vì đây là nơi mang lại cho họ lợi nhuận
Thứ hai, cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của chính quyền, cần đầu tư
xây dựng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch thấm đậm yếu tố văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây Đảm bảo độc đáo, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với du khách khôi phục và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, hạn chế tối đa quá trình thương mại hoá văn hoá và khai thác các giá trị văn hoá có mục đích và ý thức, gắn liền khai thác với bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc là điểm mấu chốt của phát triển du lịch bền vững
Thứ ba, đầu tư phát triển du lịch bên cạnh bảo tồn phát triển nền văn hóa cộng
đồng tại Bản Lác cần có sự hướng dẫn, tổ chức, quản lý theo các quy định thống nhất Tăng cường sự đầu tư trở lại cộng đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, các cấp chính quyền, đảm bảo sự phân đều lợi ích cho cộng đồng, bởi họ chính là chủ nhân của nền văn hoá ấy, họ phải được hươngquyền "tác giả" bản quyền văn hoá của dân tộc mình
Thứ tư, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các điểm đến, thông
qua quá trình hợp tác công bằng giữa cộng đồng với các công ty du lịch
Các giải pháp chính bao gồm: