1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chuyên đề kinh doanh xuất bản phẩm: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh XBP trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

17 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 33,97 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh XBP trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phần 1: CƠ SỞ LÝ LU

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH

XUẤT BẢN PHẨM Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh XBP

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Kinh doanh

Theo sách Từ điển từ và ngữ VN KD được hiểu là việc tổ chức hoạt động

về kinh tế để sinh lợi.

Theo sách “Một số quan điểm và giải pháp chuyển sang KTTT định hướng XHCH ở nước ta hiện nay” của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương thì Kinh doanh là việc thực hiện một, một số, hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục tiêu sinh lời.

Theo sách Từ điển Xuất bản: Kinh doanh là việc đầu tư tiền bạc, công sức để mở rộng hoặc tổ chức sản xuất, buôn bán các XBP nhằm mục đích thu lợi nhuận Hoạt động sinh ra lợi nhuận thông qua tổ chức sản xuất, cung ứng và

phân phối hàng hóa, dịch vụ tạo dựng và phát triển thị trường Hoạt động này còn có tên gọi là thương mại

Chương 1 Điều 4 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp năm 2005 kinh doanh được

hiểu là: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

1.1.2 Xuất bản phẩm

Trong điều 4 chương I luật xuất bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (ban hành tháng 7/1993) có ghi: “Xuất bản phẩm là toàn bộ các tác phẩm về chính trị, kinh tế, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, văn

Trang 2

hóa và các tri thức khác được xuất bản, in, nhân bản bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, với những chất liệu khác nhau, bằng tiếng việt, tiếng dân tộc

và tiếng nước ngoài, không định kỳ nhằm phổ biến cho nhiều người ”

Từ định nghĩa trên cho thấy, nội dung xuất bản phẩm rất phong phú, nó chứa đựng những tri thức khác nhau Hình thức xuất bản phẩm là đa dạng, được làm nên từ nhiều chất lượng như giấy, băng từ, đĩa mềm và được phổ biến trong xã hội Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường xuất bản phẩm được sản xuất ra nhằm phổ biến thông qua trao đổi H – T, nên nó là đối tượng để kinh doanh

Xuất bản phẩm là một bộ phận thiết yếu của hoạt động văn hoá Nó trở thành phương tiện để phản ánh đời sống văn hoá tinh thần, thông qua các hoạt động phát hiện, chọn lựa, sưu tầm, đúc kết, sản xuất, để công bố dưới hình thức xuất bản phẩm ở các nhà xuất bản Hơn hẳn các phương tiện khác, xuất bản đã

có lợi thế phản ánh đầy đủ các nền văn minh của nhân loại và của mỗi quốc gia

Nó là tấm gương phản chiếu sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người qua các thời đại Với các quốc gia, nó thể hiện đặc trưng bản sắc riêng, trình độ phát triển và sự hòa nhập trong cộng đồng quốc tế Xuất bản phẩm là sản phẩm của lao động xuất bản sinh ra để thực hiện vai trò phản ánh đó Với các loại hình đa dạng và phong phú, nội dung chứa đựng trong đó là toàn bộ gia sản của xã hội loài người Cái gì xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ thì xuất bản có thể chuyển thành sách

Xuất bản phẩm được thể hiện dưới các hình thức sau:

- Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử

- Lịch các loại dưới dạng xuất bản phẩm

- Tranh ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rơi, tờ gấp

- Băng đĩa ghi âm ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách

Trang 3

Có thể nói rằng, xuất bản phẩm là hàng hóa đặc thù cho nên hoạt động kinh doanh nó là hoạt động kinh doanh đặc thù Vậy kinh doanh xuất bản phẩm là quá trình đầu tư vốn và công sức để tổ chức các hoạt động liên kết sản xuất hàng hóa xuất bản phẩm nhằm mục đích có lợi nhuận không ngừng phát triển

Công việc kinh doanh hàng hóa đặc thù này được thể hiện rất rõ ở mục đích kinh doanh Đó là lợi nhuận trong kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ là tiền

lãi thu được sau một quá trình kinh doanh mà còn là cái “lãi” của quá trình sử

dụng xuất bản phẩm trong xã hội Bởi vì, kinh doanh xuất bản phẩm vừa là hoạt động kinh tế, vừa là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội

1.2 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động xuất bản phẩm đã thay đổi cả về lượng

và chất Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã có những tác động mạnh mẽ tới mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực kinh doanh Chính

vì thế mà kinh doanh xuất bản phẩm có những đặc trưng sau:

1.2.1 Về cung – cầu hàng hóa

Đặc trưng về cung cầu hàng hóa xuất bản phẩm là đặc trưng trước tiên và lớn nhất bởi khi hiểu rõ đặc trưng này thì các nhà kinh doanh xuất bản phẩm sẽ phải tìm ra những phương án tối ưu cho mình để kinh doanh sao cho hiệu quả nhất

Trong mỗi con người đều có những nhu cầu khác nhau, biểu hiện sự mong muốn được thỏa mãn về một vấn đề nào đó Nhu cầu đó có thể là nhu cầu về vật chất hoặc về tinh thần, trong đó có xuất bản phẩm Thông thường, nhu cầu về tinh thần bao giờ cũng đứng sau nhu cầu về vật chất Nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu thuộc lĩnh vực trí tuệ, cho nên nó chỉ nảy sinh khi nào con người có

Trang 4

những kiến thức nhất định để tiếp cận được những tri thức chứa đựng trong nội dung xuất bản phẩm đó đem lại

Tuy nhiên, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về tinh thần của người dân cũng ngày một tăng cả về chất, về lượng và trở nên phức tạp, không chỉ muốn đọc một cuốn sách hay, có giá trị mà cuốn sách đó còn phải trình bày đẹp, biên tập chu đáo Tuy nhiên, nhu cầu về xuất bản phẩm khác với nhu cầu bình thường khác, không phải bất kỳ ai bất kỳ lúc nào cũng có những nhu cầu về xuất bản phẩm khác nhau Hơn nữa, nhu cầu về xuất bản phẩm còn phụ thuộc vào thị hiếu, trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế - chính trị

và môi trường sống cụ thể của khách hàng Vị trí xã hội và nghề nghiệp của khách hàng cũng là yếu tố tác động đến nhu cầu của xuất bản phẩm Xuất phát

từ vị trí xã hội của khách hàng như thế nào? Nghề nghiệp ra sao? Để có nhu cầu mua xuất bản phẩm như thế nào? Về nội dung, chủng loại xuất bản phẩm như thế nào? Mức độ thể hiện nội dung ra sao?

Dân tộc, quốc gia của khách hàng cũng tác động mạnh mẽ tới khả năng mua xuất bản phẩm Mỗi một quốc gia, một dân tộc khác nhau có những đặc trưng và sự phát triển khác nhau Vì thế đã hình thành nên những cá thể con người trong đó có khả năng khác nhau đặc biệt là mua và sử dụng xuất bản phẩm

Nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu thuộc lĩnh vực trí tuệ, cho nên nó chỉ nảy sinh khi nào con người có những kiến thức nhất định để tiếp cận được những tri thức mà xuất bản phẩm đó đem lại Tuỳ từng đối tượng, trình độ mà

họ có những nhu cầu về xuất bản phẩm khác nhau Do đó, để xuất hiện nhu cầu trên thị trường phải trải qua một quá trình hoạt động có ý thức của con người (khách hàng) và một quá trình tổ chức, vận động, tuyên truyền định hướng của người bán đối với khách hàng về những xuất bản phẩm cụ thể trong thời gian nhất định

Trang 5

Có thể thấy, theo chiều hướng nền kinh tế phát triển thì nhu cầu tri thức của con người ngày càng tăng lên thúc đẩy nhịp độ tăng của nhu cầu tri thức Do vậy, có thể nói rằng, hiện nay và trong những năm tới, nhu cầu về sách của nhân dân ta sẽ tăng lên rất cao Chính công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nay là động lực chủ yếu làm cho nhu cầu của nhân dân tăng nhanh và đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp xuất bản nói chung, phát hành xuất bản phẩm nói riêng Trong đó có việc thỏa mãn và góp phần định hướng nhu cầu, thị hiếu đọc lành mạnh

1.2.2 Về giá cả

Với bất kỳ cuốn sách nào, giá bán được in trên bìa 4 của cuốn sách (hay còn gọi là giá bìa) Việc mua, bán, tính chiết khấu đều lấy giá bìa làm cơ sở Giá của sách được xây dựng bởi các yếu tố chi phí như chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh và in cho nhà sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc tính giá xuất bản phẩm (giá bìa) và phí phát hành còn rất nan giải Nhà nước không quản lý được giá, nhiều lúc giá xuất bản phẩm trên thị trường đã tạo ra những nghịch lý hoặc giá ảo là phổ biến Hiện tượng tăng giá sách để tăng chiết khấu phát hành đã diễn ra thường xuyên Điều này không phù hợp với quy luật giá trị và làm ảnh hưởng tới nhu cầu xuất bản phẩm xã hội.Vì bán hàng bị ảnh hưởng nên lực lượng xã hội tư nhân làm giảm nhu cầu xuất bản phẩm do tự quy định giá, tự quy định chiết khấu cạnh tranh không lành mạnh

Trên thực tế cho thấy giá cả có tác động lớn tới nhu cầu mua xuất bản phẩm của xã hội: Giá tăng thì cầu giảm và giá giảm thì cầu tăng lên Vì thế để đảm bảo định hướng giáo dục, nhiều loại xuất bản phẩm được trợ giá xuất bản, vận chuyển

Trang 6

Trong nền kinh tế chỉ huy thì giá xuất bản phẩm được bán theo giá cứng của nhà nước và toàn bộ quá trình chi phí sản xuất, kinh doanh nhà nước đều tham gia bù lỗ Vì vậy, vấn đề giá cả hàng hoá xuất bản phẩm không đặt ra trong quá trình trao đổi hàng hóa xuất bản phẩm mà định giá khung cứng là 26% cho lưu thông đối với các chủng loại

Còn trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc can thiệp của nhà nước về giá

cả thì trong quá trình kinh doanh xuất bản phẩm trao đổi được tính theo sự thoả thuận giữa đôi bên người mua và người bán trên cơ sở tác động của các quy luật kinh tế thị trường Do đó các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh có thể tự do tung

ra thị trường các xuất bản phẩm theo giá hợp lý nhất

1.2.3 Về hiệu quả kinh doanh

Mục đích hướng tới của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm là phải đạt hiệu quả dưới hai góc độ đó là kinh tế và xã hội Đạt mục tiêu lợi nhuận để thực hiện mục tiêu xã hội (Đáp ứng đúng trúng nhu cầu lành mạnh của xã hội) Nhưng đồng thời cũng phải đạt mục tiêu xã hội trực tiếp thúc đẩy mục tiêu kinh

tế (nâng cao dân trí, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra thu nhập cá nhân và NSQG) Kinh doanh xuất bản phẩm là loại hàng hoá đặc thù Kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ là sản phẩm hàng hoá vật chất mà còn là sản phẩm hàng hóa tinh thần, kinh doanh xuất bản phẩm phải đảm bảo tính chất xã hội và nhằm vào mục tiêu chung của tiến bộ xã hội Điều này được thể hiện ở chỗ hoạt động trong điều kiện cơ chế thị trường nhưng đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: vừa phải phục vụ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, phổ biến sâu rộng và nâng cao dân trí cho nhân dân khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhằm phổ biến nhanh nhất, nhiều

Trang 7

nhất, sâu rộng nhất và đúng nhu cầu nhất nhằm mục đích nâng cao dân trí xã hội

Kinh doanh xuất bản phẩm đạt hiệu quả, tức là đã đáp ứng được đòi hỏi của

xã hội về việc nâng cao tầm hiểu biết của khách hàng Khi đó xuất bản phẩm trên thị trường được khách hàng thừa nhận và chấp nhận mua Đây là cơ sở để nhà kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường tiếp tục phát huy khả năng của mình làm thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng

Trong kinh doanh xuất bản phẩm nếu như đạt hiệu quả cao thì sẽ có tác động mạnh mẽ với việc sản xuất ra xuất bản phẩm làm cho quá trình sản xuất sẽ phát triển cả về lượng và về chất, bởi lẽ sản xuất ra xuất bản phẩm phải gắn với thị trường và gắn với khả năng kinh doanh đó, mặt khác xuất bản phẩm khi được sản xuất ra được bán nhanh, bán hết, bán đúng theo thời gian đã định thì sẽ có tác động tích cực làm cho sản xuất quay vòng nhanh hơn tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa và phát triển không ngừng, quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh cũng là quá trình hoàn thiện về chủng loại, mẫu mã, nội dung

Dưới góc độ Nhà Nước, kinh doanh xuất bản phẩm phải lấy mục tiêu của

xã hội làm tôn chỉ, làm định hướng cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, mục tiêu kinh tế chỉ là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu xã hội Dưới góc độ từng doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, mục tiêu kinh tế lại giữ vai trò rất quan trọng, nó thường là thước đo đánh giá trình độ kinh doanh của doanh nghiệp, nó đóng vai trò là động lực, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu Chính trị - Xã hội mà Đảng và Nhà Nước đã giao Nhưng kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ vì lợi nhuận đơn thuần, nên trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong việc tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm cần phải kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, sao cho vừa đảm bảo được nhiệm

vụ mà nhà nước giao cho vừa đảm bảo có lợi nhuận để phát triển

Trang 8

Phần 2: THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHXBP TRONG NỀN KTTT

ĐỊNH HƯỚNG XHCN 2.1 Những thuận lợi

Thực hiện đường lối đổi mới do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, nền kinh tế đất nước đã có những chuyển đổi toàn diện và sâu sắc Cơ chế thị trường khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển đã phá vỡ thế độc quyền của ngành phát hành sách thời bao cấp Từ chỗ trước kia chỉ có một thành phần quốc doanh chiếm lĩnh, làm chủ thị trường, thống nhất tổng cầu và tổng cung do Nhà Nước chỉ huy chặt chẽ Ngày nay, đã có thêm nhiều lực lượng tham gia thuộc đủ các thành phần: các nhà xuất bản, các tổ chức đoàn thể, các

cơ quan trường học, viện nghiên cứu, các lực lượng tư nhân và hàng ngàn đại lý

Trang 9

của ngành phát hành sách, các lực lượng này đều rất nhanh nhậy, năng động trong cơ chế mới Các thành phần này tồn tại và phát triển trên cơ sở của pháp luật Sự xuất hiện các lực lượng này đã tạo ra sự cung ứng hàng hóa xuất bản phẩm rất phong phú và đa dạng Từ đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh Cạnh tranh để giành lợi thế tuyệt đối trong mua và tiêu thụ hàng hóa xuất bản phẩm Sự cạnh tranh trong kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện nay làm cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, quy mô ngày một lớn với hệ thống rộng khắp, đã góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường sách trong toàn quốc (một số nhà sách lớn đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) Ví dụ như Công ty văn hóa phẩm Phương Nam với hệ thống nhà sách quy mô lớn, văn minh, hiện đại đặt tại các trung tâm văn hóa của đất nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội Đội ngũ này càng phát triển khá mạnh mẽ

và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho thị trường xuất bản phẩm sôi nổi và phức tạp Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của tư nhân chỉ ở các thành phố lớn, các trung tâm Mặt hàng của họ không phong phú lắm nhưng lại đi vào những thị hiếu, nhu cầu bức xúc của xã hội Chính vì sự phát triển đó nên lực lượng tư nhân đang là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất bản phẩm Nhà nước

và làm thay đổi hẳn về lượng, chất của lực lượng này

Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất bản phẩm mấy năm nay đã gây rối loạn thị trường sách, rối loạn thị hiếu bạn đọc Vì vậy, Nhà nước phải có công cụ đắc lực như pháp luật, tài chính để điều hành hoạt động này theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa Nhằm đảm bảo định hướng kinh doanh xuất bản phẩm

Trên cơ sở thực tiễn của hoạt động phat hành xuất bản phẩm hiện nay thì nhà nước cũng như những cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó:

Trang 10

Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm: Phấn đấu đến năm 2020: 70% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại; Mỗi quận, huyện có ít nhất 01 cơ sở phát hành xuất bản phẩm; Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm; Kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng khoảng 3,0 lần so với năm 2013 Và đến năm 2030: Toàn bộ hệ thống phát hành xuất bản phẩm phân bố đều khắp và hiện đại; Kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng khoảng 4,5 lần so với năm 2013 Lĩnh vực xuất bản: Nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản; Duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, trong đó 20 - 30% là xuất bản phẩm điện tử, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 450 triệu bản, tương đương 05 bản/người/năm và đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản, tương đương 07 bản/người/năm

Lĩnh vực in: Tiếp tục tăng cường hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020: 50

60% số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại; Đến năm 2030: 70 -80% số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại; không còn cơ sở in đặt trong khu dân cư

Mục đích cao nhất của hoạt động phát hành xuất bản phẩm là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, còn việc tổ chức sản xuất, lưu thông, phát hành là phương thức của hoạt động này Trong thời kỳ bao cấp trước đây, các nhà xuất bản ở nước ta đều hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, thực hiện việc cấp phát, giao nộp theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, phần lớn xuất bản phẩm được phân phối, lưu thông trên thị trường theo địa chỉ đã định Về giá cả mua bán là giá kế hoạch do Nhà nước ấn định Do đó, việc tổ chức sản xuất và quản lý các hoạt động xuất bản phẩm được thực hiện theo các cơ quan, đơn vị

sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước Bởi thế, nó không hoạt động theo các quy luật kinh tế, mà thuần túy là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp làm công tác văn hóa, tư tưởng Bước sang cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản dù phải hạch toán kinh doanh lỗ lãi, nhưng phải thấy rõ bản chất của xuất bản vẫn là hoạt động truyền bá văn hóa, sản phẩm sách thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần Trong

Ngày đăng: 01/03/2017, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Marketing – Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, Nhà XB Đại học Kinh tế Quốc dân (1990) Khác
2. Kinh tế thị trường – Nhà XB thống kê (1993) Khác
3. Trần Hữu Thực – Nghệ thuật kinh doanh, Nhà XB Thống kê (1994) Khác
4. PGS.TS Phạm Thị Thanh Tâm, Đại cương Phát hành XBP Khác
5. Bài giảng môn Nghiên cứu nhu cầu XBP- Khoa Xuất bản- Phát hành trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác
6. Bài giảng môn khai thác mặt hàng XBP-Khoa Xuất bản-Phát hành –Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác
7. Bài giảng Nghệ thuật tiêu thụ XBP-Khoa Xuất bản-Phát hàng trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w