Giáo án về an toàn giao thông lớp 3 mới nhất. Được soạn đầy đủ theo 6 chủ đề. Bám sát nội dung sách. Nội dung đơn giản, gần gũi, thiết thực để giảng dạy. Giáo án được sử dụng cho lớp 3 ở các tỉnh Nam bộ. Góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về ý thức khi tham gia giao thông.
Trang 1TUẦN 7
AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 1: TÌM HIÊU ĐƯỜNG BỘ I)Mục tiêu:
- Học sinh hiểu trong hệ thống giao thông đường bộ có đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn ( làng, ấp, bản)
- Người tham gia giao thông phải chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông khi đi trên đường tỉnh, đường huyện, đường xã; phải đảm bảo trật tự an toàn khi đi trên đường thôn ( làng, ấp, bản)
II) Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam, tranh ảnh đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các loại đường
III) Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 1 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới:
- Gv giới thiệu về môn học ATGT bài:
“ Tìm hiểu đường bộ”
- Gv ghi tựa bài
+ Hoạt động 1: Gv giới thiệu các loại
đường bộ
- Cho hs quan sát các bức tranh và nêu nội
dung của từng bức tranh?
- Gv cho học sinh nhận xét các con đường
trên
Gv kết luận: Trong hệ thống giao thông
đường bộ có đường tỉnh, đường huyện,
đường xã, đường thôn (làng, ấp, bản)
+ Hoạt động 2: Điều kiện an toàn, và chưa
an toàn của đường bộ
- Các em đã đi trên đường tỉnh, , đường
huyện, theo em điều kiện nào đảm bảo
ATGT cho những con đường đó
Gv kết luận: Những điều kiện an toàn cho
các con đường
- Đường phẳng, đủ rộng cho các xe tránh
nhau
- Có giải phân cách các làn đường chia các
làn xe chạy
- Có cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông
- Có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua
đường, có đèn chiếu sáng
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu
hỏi
- Đường tỉnh thường có vạch kẻ để làm gì?
- Lớp hát
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát trả lời:
- Tranh 1: Giới thiệu đường tỉnh
- Tranh 2: Giới thiệu đường huyện
- Tranh 3: Giới thiệu đường xã
- Tranh 4: Giới thiệu đường thôn (làng, ấp, bản)
- Hs trả lời:
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời:
Trang 2- Đường tỉnh thường được làm ở đâu?
- Đường tỉnh là đường như thế nào?
- Gọi các nhóm trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét, tuyên dương (nếu đúng)
- Gv kết luận: - Đường tỉnh là đường giao
thông riêng của một tỉnh (thành phố), nối
liền các huyện (quận) trong tỉnh (thành phố)
hoặc nối liền với các tỉnh bên cạnh
- Đường huyện so với đường tỉnh như thế
nào?
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét, tuyên dương ( nếu đúng)
- Đường huyện là đường như thế nào?
- Gv kết luận: Đường huyện là đường giao
thông riêng của một huyện nối liền các xã
trong huyện hoặc nối liền với các huyện bên
cạnh
- Em hãy quan sát các bức ảnh trong mục 3
và cho biết biểu hiện đúng- sai của những
người đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy trong mỗi
bức ảnh này như thế nào?
-Gv gọi hs trả lời:
- Gv nhận xét: Tranh 1người đi xe đạp đúng
Tranh 2, 4 người đi bộ sai
Tranh 3 người đi xe máy đúng
- Đường xã là đường như thế nào?
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét, tuyên dương ( nếu đúng)
- Gv kết luận: - Đường xã là đường giao
thông riêng của một xã, nối liền các thôn,
làng, ấp, bản trong xã hoặc nối liền các xã
bên cạnh
Em có nhận xét gì về biểu hiện của các bạn
đi xe đạp và đi bộ trong các hình ở mục 4?
- Đường thôn là đường như thế nào?
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét, tuyên dương ( nếu đúng)
- Gv kết luận: - Đường thôn ( đường làng,
ấp, bản) là đường riêng của một thôn, nối
liền các xóm trong thôn( làng, ấp, bản)
4 Củng cố dặn dò:
- Hôm nay lớp mình học bài gì?
- Hs trả lời:
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét( bổ sung )
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét:
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét (bổ sung )
- Học sinh quan sát tranh và trả lời Tranh 1 người đi xe đạp đúng Tranh 2, 4 người đi bộ sai Tranh 3 người đi xe máy đúng
- Hs nhận xét
- Hs trả lời:
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét( bổ sung )
- Biểu hiện của các bạn đi xe đạp ở mục 1 là sai vì bạn đi trái đường
- Biểu hiện của các bạn đi xe đạp ở mục 2 là đúng vì các bạn đi đúng làn đường
- Biểu hiện của các bạn đi bộ ở mục 3
là sai vì các bạn đi dàn hàng 3 trên đường dễ sảy ra tai nạn giao thông
- Hs trả lời:
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét( bổ sung )
- Hs trả lời: Tìm hiểu giao thông
- Hs trả lời:
Trang 3Trò chơi: Ai nhanh
- Đường huyện là đường giao thông như thế
nào?
A Là đường giao thông chung của một tỉnh
B Là đường giao thông riêng của một
huyện
C Là đường giao thông chung của một số
huyện
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Về nhà chuẩn bị trước bài để tiết sau học
tốt hơn
Hs lắng nghe và thực hiện theo
===========================
AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 2: HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG.
I) Mục tiêu:
- Học sinh biết được hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và thực hiện theo hiệu lệnh đó.
- Học sinh hiểu được người điều khiển giao thông gồm cảnh sát giao thông và những người khác được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông
- Người đi trên đường giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
Tay giơ thẳng đứng là các loại xe và người đi bộ ở tất cả các hướng dừng lại
Động tác tay phải giơ về phía trước để báo hiệu:
+ Các loại xe ở phía sau và bên phải phải dừng lại;
+ Các loại xe ở phía trước được rẽ phải;
+ Các loại xe ở phía bên trái được đi tất cả các hướng
Hai tay hoặc một tay dang ngang là các loại xe ở phía trước và phía sau phải dừng lại; các loại xe ở bên phải và bên trái được đi
II ) Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh, ảnh, trong sách giáo khoa, các biển báo hiệu, …………
III) Các hoạt động dạy và học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Đường huyện so với đường tỉnh như thế nào?
- Em có nhận xét gì về biểu hiện của các bạn đi
xe đạp và đi bộ trong các hình ở mục 4?
2 Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Người điều khiển giao thông.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời các
câu hỏi
- Người điều khiển giao thông trên đường phố là
ai?
- GV nhận xét
* Kết luận: - Người điều khiển giao thông trên
đường phố chủ yếu là cảnh sát giao thông
- Học sinh trả lời:
- Nhắc lại tựa bài
- Hs quan sát tranh
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
Trang 4- Người điều khiển giao thông là ai?
- GV nhận xét
* Kết luận: - Người điều khiển giao thông có thể
là cảnh sát áo xanh (không phải cảnh sát giao
thông) được huy động khi cần thiết
- Người điều khiển giao thông trên đường phố
gồm có những ai?
- GV nhận xét
* Kết luận: - Người điều khiển giao thông trên
đường phố cũng có thể là thanh niên tình nguyện
hoặc những người khác được giao nhiệm vụ điều
khiển giao thông, có đeo băng đỏ rộng 10cm ở
khoảng giữa cánh tay phải hoặc tay trái
Hoạt động 2: Hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông
- Hs hiểu được hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông có thể được thực hiện bằng tay, cờ,
còi hay gậy chỉ huy giao thông
- Khi chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông như thế nào?
- GV nhận xét
* Kết luận: - Khi người điều khiển giao thông
giơ tay thẳng đứng thì các loại xe và người đi bộ
ở tất cả các hướng đều phải dừng lại
- Khi người điều khiển giao thông hai tay hoặc
một tay dang ngang là báo hiệu gì?
- GV nhận xét
* Kết luận: Khi người điều khiển giao thông hai
tay hoặc một tay dang ngang là các loại xe ở phía
trước và phía sau người điều khiển phải dừng lại;
các loại xe ở phía bên phải và bên trái người điều
khiển được đi tất cả các hướng
- Tay phải giơ về phía trước để làm gì?
- GV nhận xét
* Kết luận: Tay phải giơ về phía trước để:
+ Các loại xe ở phía sau và bên phải dừng lại
+ Các loại xe ở phía trước được rẽ phải
+ Các loại xe ở phía bên trái được đi tất cả các
hướng
- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị
trí ngang thắt lưng và đưa lên đưa xuống báo
hiệu gì?
- GV nhận xét
* Kết luận: Bàn tay trái hoặc phải của người
điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên đưa
xuống báo hiệu các loại xe ở bên trái hoặc bên
phải người điều khiển đi chậm lại
3 Củng cố dặn dò:
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
Trang 5- Hôm nay lớp mình học bài gì?
- Ai là người điều khiển giao thông?
A Cảnh sát giao thông, cảnh sát mặc áo xanh
B Sinh viên, thanh niên tình nguyện
C Thanh niên, tình nguyện hoặc những người
được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông
D Cả A và C
- Gọi 2,3 học sinh đọc lại ghi nhớ trên bảng
- Về nhà xem lại bài học và chuẩn bị trước bài:
Đi bộ an toàn
- Học sinh trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs đọc lại kết luận
==============================
AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 3: ĐI BỘ AN TOÀN.
I) Mục tiêu:
- Để bảo đảm an toàn, khi đi bộ trên đường em phải chú ý quan sát để tránh xe cộ, không đùa nghịch Em phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường bên phải
- Khi qua đường, em phải đi đúng nơi quy định, theo tín hiệu đèn và vạch kẻ đường; đi trên cầu vượt hoặc hầm đi bộ Em không qua đường ở nơi bị che khuất tầm nhìn; không đi gần các ô tô đang dừng đỗ
- Em hãy chọn cho mình con đường đi an toàn từ nhà đến trường: Đường thẳng, có vỉa hè hoặc lề đường, thông thoáng, có biển báo, có vạch kẻ và tín hiệu đèn để qua đường
II) Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh và các loại đường, người đi bộ,…
III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ:
- Người điều khiển giao thông trên đường phố
là ai?
- Người điều khiển giao thông trên đường phố
gồm có những ai?
- Khi chấp hành hiệu lệnh của người điều
khiển giao thông như thế nào?
- Gv nhận xét tuyên dương
2 Bài mới:
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động 1: An toàn khi đi bộ trên đường.
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các
câu hỏi:
- Khi đi bộ trên đường phố, em phải đi như
thế nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Khi đi bộ trên đường phố, em
phải đi trên hè phố bên phải
- Khi đi trên đường nông thôn em phải đi như
thế nào?
- Gv nhận xét
- Học sinh trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
Trang 6- Gv kết luận: Khi đi trên đường nông thôn
em phải đi sát mép đường
- Nếu có ao, hồ, ruộng ở hai bên đường thì em
phải làm gì?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Nếu có ao, hồ, ruộng ở hai bên
đường thì em phải chú ý tránh để không trượt
chân ngã xuống nước
- Trên đường lớn quanh co, em phải đi như
thế nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Trên đường lớn quanh co, em
phải đi sát mép đường để đảm bảo an toàn,
không đi dàn hàng ngang để tránh các xe đi
trên đường va vào rất nguy hiểm
- Chơi đùa, tụ tập ở nơi có nhiều ô tô, xe máy
đang đỗ có an toàn không? Vì sao?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Chơi đùa, tụ tập ở nơi có
nhiều ô tô, xe máy đang đỗ là không an toàn
vì bị che khuất tầm nhìn
- Vì sao em không nên đi qua đằng trước hoặc
đằng sau các xe ô tô đang dừng, đỗ?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Em không nên đi qua đằng
trước hoặc đằng sau các xe ô tô đang dừng,
đỗ vì các xe đó có thể chuyển dộng bất ngờ,
gây nguy hiểm cho em
Hoạt động 2: An toàn khi đi bộ qua đường
- Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận
nhóm Đại diện các nhóm trả lời
- Em qua đường tại nơi có vạch kẻ dành cho
người đi bộ em nên làm như thế nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Em qua đường tại nơi có vạch
kẻ dành cho người đi bộ em nên đi cùng
người lớn để đảm bảo an toàn
- Ở những nơi không có vạch kẻ đường em
phải làm gì?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Ở những nơi không có vạch kẻ
đường em phải dừng lại bên mép đường, chú
ý quan sát cả hai phía, khi thấy các xe còn xa
thì mới đi qua đường Em nên đi cùng người
lớn để đảm bảo an toàn
- Qua đường khi đèn tín hiệu dành cho người
đi bộ có màu đỏ là an toàn hay không an
toàn?
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Hs trả lời:
- Học sinh nhận xét
- Hs quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét, bổ sung
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét, bổ sung
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét, bổ sung
Trang 7- Gv nhận xét.
- Gv kết luận: Qua đường khi đèn tín hiệu
dành cho người đi bộ có màu đỏ là không an
toàn
- Nơi có cầu vượt dành cho người đi bộ, em
nên đi như thế nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Nơi có cầu vượt dành cho
người đi bộ, em nên đi qua đường trên cầu
vượt để đảm bảo an toàn
- Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu
cho học sinh biết Đây là hầm dành cho người
đi bộ qua đường Em hãy qua đường bằng
đường hầm để đảm bảo an toàn
- Trên đường quốc lộ em phải đứng như thế
nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Trên đường quốc lộ em phải
đứng sát mép đường, chờ khi các xe qua hết
mới được qua đường Tốt nhất em nên đi
cùng người lớn
Hoạt động 3: Chọn đường đi an toàn.
- Cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Đây là một trong những con đường như thế
nào?
- Gv nhận xét
- Gv kết luận: Đây là một trong những con
đường an toàn vì có vỉa hè rộng, phẳng,
không bị lấn chiếm
3 Củng cố dặn dò:
- Hôm nay lớp mình học bài gì?
- Khi đi bộ qua đường, em cần đi như thế nào
để đảm bảo an toàn?
A Đi theo vạch kẻ đường
B Ở nơi không có vạch kẻ đường cần chú ý
quan sát
C Đi cùng người lớn
D Cả ba ý trên
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét, bổ sung
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét, bổ sung
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
-Về nhà thực hiện theo yêu cầu
================================
AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 4: NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN.
I)Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được những việc nên và không nên làm khi ngồi sau xe máy, xe đạp…
II) Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh và các tài liệu có liên quan, …
Trang 8III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ:
- Khi đi bộ trên đường phố, em phải đi
như thế nào?
- Khi đi trên đường nông thôn em phải đi
như thế nào?
- Trên đường quốc lộ em phải đứng như
thế nào?
- Gv nhận xét:
2 Bài mới
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời
câu hỏi
- Người ngồi sau xe máy có được mang
vác vật cồng kềnh không? Vì sao?
- GV nhận xét kết luận: Người ngồi sau
xe máy không được mang vác đồ vật như
thế này, vì gây cản trở giao thông, rất
nguy hiểm cho mình và cho người khác
- Người ngồi sau xe máy kéo theo xe
khác có an toàn không?
- GVKL: Người ngồi sau xe máy kéo
theo xe khác vừa gây cản trở giao thông,
vừa gây nguy hiểm khi đi trên đường
- Khi đi xe máy ta đội mũ gì?
- Tại sao ta phải đội mũ bảo hiểm?
- Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào?
- Nếu phải ngồi sau xe máy, em sẽ ngồi
như thế nào?
Tại sao đội mũ bảo hiểm là cần thiết?
- GVKL: Nếu không đội mũ bảo hiểm
khi ngã sẽ bị ảnh hưởng đến đầu Đầu là
bộ phận quan trọng của cơ thể
GDHS: Thận trọng khi lên xuống xe để
đảm bảo an toàn
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận rồi trả lời
câu hỏi
- Khi ngồi sau xe máy em có được che ô
không?
- Khi ngồi sau xe đạp em có được che ô
không?
- Cho học sinh quan sát hình trong SGK
Trường hợp trong hình là đúng hay sai
GVKL: Để đảm bảo an toàn: Khi đi trên
xe máy phải đội mũ bảo hiểm Hai tay
bám chặt người ngồi trước Quan sát cẩn
- Hs trả lời:
- Hs nhắc lại tựa bài
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét
- Đại diện các nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét
Trang 9thận trước khi lên, xuống xe.
- Khi đi trên xe máy phải nhớ điều gì?
- Đi trên xe máy như thế nào để đảm bảo
an toàn ?
GVKL: Bám chặt người ngồi trước
không đùa giỡn
- Khi lên xuống xe cần chú ý gì?
GVKL: Khi đi trên xe máy phải nhớ đội
mũ bảo hiểm Bám chặt người ngồi
trước, không đùa giỡn Khi lên xuống xe
cần phải quan sát xung quanh và chờ khi
xe dừng hẳn
- GDHS: Đảm bảo an toàn khi đi xe.
3 Củng cố dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp
theo
- Đại diện các nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Học sinh trả lời: Quan sát
- Hs nhận xét
- Lắng nghe
==============================
AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 5: AN TOÀN KHI ĐI QUA ĐƯỜNG SẮT.
I ) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được nơi đường sắt cắt ngang đường bộ là nơi nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn nên ta phải chú ý đề phòng
- Phải tuân theo các quy định khi qua đường ngang giao nhau với đường sắt để đảm bảo
an toàn Không cố vượt qua đường sắt khi tàu đang tới gần hoặc khi rào chắn đã đóng,
có tín hiệu đèn, có tiếng chuông báo hiệu
- Giúp học sinh nắm được hệ thống đường sắt nước ta
II ) Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh và các tài liệu có liên quan, …
III ) Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ:
- Người ngồi sau xe máy có được mang vác vật
cồng kềnh không? Vì sao?
- Khi ngồi sau xe máy em có được che ô không?
- Gv nhận xét
2 Bài mới
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi
- Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào?
- Em hiểu thế nào là đường sắt?
- GV nhận xét, kết luận: Là loại đường dành
riêng cho tàu hỏa, có hai thanh sắt nối dài cong
gọi là đường ray
- Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
GV nhận xét, kết luận: Vì đầu tàu kéo theo các
- Hs trả lời:
- Hs nhắc lại tựa bài
- Hs trả lời: Đường sắt, đường ray
- Hs trả lời:
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời:
- Hs lắng nghe
Trang 10toa, chở nặng, chạy nhanh, các phương tiện giao
thông khác phải nhường đường cho tàu hỏa đi
qua
- Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu hỏa có dừng
lại được ngay không?
- GV nhận xét, kết luận: Không dừng được vì
tàu rất dài, chở nặng, chạy nhanh cần phải báo
trước thì mới có thời gian dừng lại được
- Mạng lưới đường sắt nước ta đi qua những tỉnh,
thành nào?
- GV nhận xét, kết luận:
Hà Nội – TPHCM
Hà Nội – Lào Cai
Hà Nội – Hải Phòng
Hà Nội – Thái Nguyên Kép – Hạ Long
Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Các em đã bao giờ thấy đường sắt cắt ngang
đường bộ chưa?
- Gv nhận xét, kết luận:
Cho học sinh quan sát tranh 1,2 và trả lời câu hỏi
- Đây là đường bộ giao nhau với đường gì?
- Có rào chắn không?
- Gv nhận xét, kết luận: Đây là đường bộ giao
nhau với đường sắt
- Hình 1 có rào chắn
- Hình 2 không có rào chắn
- Khi rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng
chúng ta phải làm gì?
- Gv nhận xét, kết luận: Khi rào chắn đang dịch
chuyển hoặc đã đóng chúng ta phải dừng lại cách
rào chắn một khoảng cách an toàn, khi rào chắn
mở hết mới được đi
- Tại nơi không có rào chắn khi đèn tín hiệu màu
đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu thì
chúng ta có nên qua đường không?
- Gv nhận xét, kết luận: Chúng ta không nên
qua đường và phải dừng lại cách đường ray gần
nhất tối thiểu 5 mét
- Khi đường sắt có rào chắn đã đóng chúng ta có
nên cố vượt qua không?
- GV nhận xét, kết luận: Không nên cố vượt qua
đường sắt khi rào chắn đã đóng
- Đi qua đường sắt khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật
sáng, báo hiệu gì?
- Gv nhận xét, kết luận: Đi qua đường sắt khi
đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, báo hiệu tàu
đang tới gần là rất nguy hiểm vì sẽ không kịp
tránh khi tàu tới
- Hs trả lời:
- Hs trả lời:
- Hs quan sát tranh
- Hs trả lời:
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời:
- Hs trả lời:
- Hs trả lời:
- Hs trả lời:
- Hs trả lời: