1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO lợi ÍCH CỦA NÔNG dân TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN đại HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ở TỈNH bắc NINH HIỆN NAY

86 453 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 791,5 KB

Nội dung

Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay đã và đang đặt con người vào vị trí trung tâm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong hệ thống các nhân tố tạo nên động lực phát triển xã hội, lợi ích là nhân tố quyết định và xuyên suốt quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan thành động cơ, hành vi của con người và của mọi thành viên trong xã hội tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. C.Mác đã coi lợi ích là tính tất yếu của tự nhiên, là nhu cầu cơ bản của con người, là cái liên kết các thành viên trong xã hội với nhau. Việc nhận thức và giải quyết vấn đề lợi ích trong xã hội ta có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến con người nói chung và nông dân nói riêng.

Trang 1

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay đã và đang đặtcon người vào vị trí trung tâm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển kinh tế - xã hội Trong hệ thống các nhân tố tạo nên động lực pháttriển xã hội, lợi ích là nhân tố quyết định và xuyên suốt quá trình chuyểnhóa những yêu cầu khách quan thành động cơ, hành vi của con người vàcủa mọi thành viên trong xã hội tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển của

xã hội C.Mác đã coi lợi ích là tính tất yếu của tự nhiên, là nhu cầu cơ bảncủa con người, là cái liên kết các thành viên trong xã hội với nhau Việcnhận thức và giải quyết vấn đề lợi ích trong xã hội ta có tác động trực tiếpmạnh mẽ đến con người nói chung và nông dân nói riêng

Việt Nam là đất nước có một nền nông nghiệp truyền thống lâu đờivới hơn 70% dân số làm nông nghiệp, vì thế dù ờ thời kỳ nào người nôngdân luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đấtnước Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trìnhCNH, HĐH đất nước Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến lợi íchcủa người nông dân Thực tiễn hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mớitoàn diện đất nước theo định hướng XHCN, lợi ích nông dân đã đượcĐảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, từ đó cuộc sống của người nông dânngày càng được cải thiện, nông dân đã vươn lên làm chủ cuộc sống, đónggóp công, sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vớimục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại

Thực hiện lợi ích của nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực củaquá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện

Trang 2

nay Vì vậy, cần có sự nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi íchnông dân Chỉ có thực hiện tốt lợi ích nông dân mới tạo nguồn lực quantrọng cho quá trình CNH, HĐH đất nước Tuy nhiên, hiện nay lợi íchnông dân xét về mặt lý luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề phức tạp; thựchiện lợi ích nông dân của một số cấp, ngành nhận thức vẫn còn giản đơn,việc làm chưa phù hợp; đời sống của nông còn nhiều khó khăn Do đó,Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục làm sáng tỏ và giải quyết đúng đắnlợi ích cho người nông dân.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng Nhữngnăm qua, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh đạtđược nhiều thành tựu quan trọng, lợi ích nông dân trong tỉnh đang đượcthực hiện khá tốt Các cấp chính quyền trong tỉnh đã quan tâm, chăm locuộc sống của nông dân, bản thân người nông dân đã nhận thức đượcquyền lợi và trách nhiệm của mình, phát huy tiềm năng của mình, đónggóp không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn đề lợi ích nôngdân Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế như sự chỉ đạo, tổ chức thực hiệncủa các cấp thiếu đồng bộ; nông dân còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.Hiện tượng phân hoá giàu nghèo gia tăng, vấn đề thiếu việc làm, ô nhiễmmôi trường, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại ở một số địa phương trong tỉnh vẫntiếp tục diễn ra Vì vậy, việc nhận thức và thực hiện lợi ích nông dân trong CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay không chỉ là vấn đề tấtyếu khách quan mà còn là đòi hỏi bức thiết của chính sự nghiệp đổi mới toàndiện đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng

Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu về: “Lợi ích của nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.

Trang 3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH NÔNG DÂN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

1.1 Biểu hiện và vai trò lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

1.1.1 Quan niệm lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

* Một số đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh và của nông dân ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh

Về tự nhiên, Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong

vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh HưngYên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Bắc Ninh có

vị trí gần cảng hàng không Nội Bài, cảng biển Cái Lân, Hải Phòng và gần cácnguồn năng lượng lớn như thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí.Với vị trí thuận lợi được coi như ngã ba trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc vàĐông Bắc với Hà Nội đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế, mởrộng thị trường để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Với tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh Bắc Ninh là 807,6km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%,đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% Các điềukiện địa hình, địa lý đã đề cập ở trên là điều kiện thuận lợi để nông dân phát triểnsản xuất nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Về kinh tế - sản xuất, cùng với sự phát triển của cả nước, trong những

năm qua, kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể Năm 2010,tổng sản phẩm GDP trong tỉnh đạt 35.963,4 tỷ đồng tăng 17,86% so với năm

Trang 4

2009, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Bắc Ninh hiện có hệ

thống giao thông thuận tiện gồm 4 tuyến quốc lộ gồm 1A, 1B, 18 và 38 với tổng

chiều dài 135 km Đường tỉnh lộ gồm 12 tuyến, chiều dài 255 km, đường huyện

và đường đô thị dài 295 km đường, xã và đường thôn dài 3.147 km Hệ thốngđiện lưới và bưu chính viễn thông tương đối hoàn chỉnh, đó là điều kiện thuậnlợi để đẩy mạnh CNH, HĐH ở Bắc Ninh hiện nay

Về văn hóa, Bắc Ninh là tỉnh có nền văn hóa lâu đời Mật độ phân bố các di

tích lịch sử, văn hóa dày đặc, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội Đến nay có tới 427 ditích lịch sử văn hóa được cấp bằng công nhận di tích quốc gia và cấp địa phương.Trong đó có những di tích mang những giá trị lịch sử văn hóa có ý nghĩa quốc gia

và quốc tế như các di tích đền Đô, chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích, đền thờ KinhDương Vương…Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống có những nétvăn hóa đặc sắc Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 41 lễ hội lớn diễn ra trongnăm, trong đó có những lễ hội có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh và có tầm vócảnh hưởng lớn như Hội Lim, hội chùa Dâu, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho…

Về xã hội, tính đến năm 2012 trên địa bàn có 2 trường đại học, 5

trường cao đẳng và 4 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Ngoài

ra trên địa bàn huyện, thành phố thuộc tỉnh đều có trung tâm dạy nghềthuộc Sở Lao động thương binh và xã hội Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo,

y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đều khá phát triển, đáng chú ý làcác cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghềphát triển mạnh, tạo điều kiện để nông dân trong tỉnh học tập nâng caotrình độ dân trí, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Theo số liệuđiều tra đến năm 2010 “Toàn tỉnh có 1.034.691 người, trong đó dân số thànhthị tại các thành thị là 247.174 người chiếm 23,89%, nông thôn là 787.517người chiếm 76,11% Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh hiện nay là 1.257người/km2 Số người trong độ tuổi lao động là 638.523 người, chiếm 61,71%tổng dân số của toàn tỉnh” [7, tr.65] Môi trường chính trị xã hội Bắc Ninh ổn

Trang 5

định, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn vững mạnh, luôn quan tâmđến phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội của tỉnh manglại nhiều lợi thế cho sự phát triển CNH, HĐH ở địa phương và nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho người nông dân Hiện nay tỉnh đã thu hút hàng trăm dự ánvới số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD Đặc biệt, đã thu hút được các dự

án đầu tư hạ tầng của các tập đoàn lớn như VSIP Bắc Ninh (Singgapore), ORIX(Nhật Bản), IGS (Hàn Quốc), Poxconn (Đài Loan)…Đến nay, Bắc Ninh đã trởthành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển CNH, HĐH nhanh nhất miềnBắc, cả về tốc độ, phạm vi và thể hiện rõ tính vượt trước, đi tắt đón đầu, mở ratriển vọng lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bên cạnh đó, Bắc Ninhphải đối mặt với một số khó khăn, là một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế khôngđồng đều giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nông dân cònnhiều khó khăn Từ thực tế đó tất yếu đặt ra phải đẩy mạnh CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo đảm lợi ích cho người nông dân

Đặc điểm của nông dân Bắc Ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Về cơ cấu, lao động, những năm trước đây nông dân trong tỉnh chủ yếu sinh

sống bằng sản xuất nông nghiệp, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn đã làm cho cơ cấu lao động nông dân Bắc Ninh có sự biến đổi, tỷ

lệ lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp, dịch vụ vàcác ngành nghề nông thôn tăng Trong cơ cấu giai cấp - xã hội của tỉnh, nông dânchiếm một tỷ lệ lớn, năm 2009 dân số sống ở nông thôn chiếm 82,5% số dân vàchiếm 70,5% tổng số lao động trong toàn tỉnh Cơ cấu hộ nông dân đa dạng, cónông dân cá thể, nông dân trong các hợp tác xã, các làng nghề, trang trại, các ngànhsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dưới nhiều hình thức và trình độ khác nhau Thực tế

ở các thôn, xã đã xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp như côngnghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, nhất là ở những xã có các ngành nghề truyền thốngtốc độ biến đổi cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nghiệp nhanh hơn

Trang 6

Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn làm thay đổi hình thức tổchức sản xuất khác nhau như Hộ gia đình nông dân, tổ sản xuất, nông dân hợp tác

xã, kinh tế trang trại, kinh tế làng nghề, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanhnghiệp tư nhân, công ty cổ phần Hiện nay, “Toàn tỉnh có 854 hợp tác xã, 2liên hợp tác xã, trong đó 70% số hợp tác xã tổ chức khá các khâu dịch vụ,hình thành mô hình hợp tác xã dịch vụ toàn diện, và liên hợp tác xã chăn nuôi

có hiệu quả; Với 15 khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp vừa và

nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề” [9, tr.7] Sự đa dạng và phong phú về hình

thức tổ chức kinh tế, sản xuất trong nông dân Bắc Ninh là một xu hướng tíchcực, nó tạo động lực cho phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn, phát triểnnông nghiệp và nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của nông dân

Về đặc điểm cư trú, nông dân trong tỉnh chủ yếu cư trú ở các vùng nông

thôn, với trình độ sản xuất thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn Hiện nay địabàn cư trú của nông dân cũng ngày càng đô thị hóa, với nhiều thị trấn, thị tứ, xã,phường được nâng cấp, nông dân đã chuyển dần lên các trung tâm các huyện, thị.Tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 6 huyện, toàn tỉnh

có 26 phường thị trấn và 100 xã Chủ chương của tỉnh: “Tiếp tục điều chỉnh quyhoạch chung và xây dựng cơ sở hạ tầng để thành phố Bắc Ninh cơ bản đạt tiêu chí

đô thị loại 2; thị xã Từ Sơn lên đô thị loại 3, các đô thị Phố Mới, thị trấn Hồ, thịtrấn Chờ lên loại 4; nâng cấp một số thị tứ lên đô thị loại 5, thành lập thêm một sốphường ở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn Tiếp tục, quy hoạch định hướngphát triển đô thị ven sông Đuống, phát triển các khu công nghiệp - đô thị, khu dân

cư mới, hình thành các trung tâm thương mại, du lịch, làng đại học” [9, tr.4]

Về sản xuất, Bắc Ninh là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông

dân chủ yếu sinh sống bằng trồng lúa và trồng các cây lương thực Hiện nay nôngdân tỉnh Bắc Ninh không còn sản xuất thuần nông, mà kết hợp các ngành nghềnghề sản xuất phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống, dịch vụ

Trang 7

nông nghiệp, thương nghiệp Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm,phần lớn chuyển sang lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, trở thành côngnhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Bên cạnh đó nông dân đã tiếp thunhanh những thành tựu khoa học - công nghệ, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,cung cấp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm trực tiếp cho các khu côngnghiệp Từ đó đời sống của nông dân được cải thiện, vấn đề việc làm được giảiquyết tại địa phương, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng lên

Về văn hóa, tâm lý, lối sống, Bắc Ninh là vùng đất có bề dày lịch sử lâu

đời, cho nên nông dân Bắc Ninh vừa mang trong mình bản sắc chung của dântộc Việt Nam, vừa mang những nét riêng truyền thống của vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng Là những người dân của quê hương Kinh Bắc sống trọnnghĩa, vẹn tình, cần cù, bền bỉ trong lao động, say mê sáng tạo trong học tập,kiên cường tài trí trong đấu tranh, chất phác giản dị trong cuộc sống, bao dung,nghĩa khí trong ứng xử Nông dân Bắc Ninh đoàn kết trong tình làng nghĩa xóm,tộc họ, yêu thương quê hương đất nước để xây dựng và giữ gìn cuộc sống

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh những truyền thống và đức tính đóngày càng được phát huy, nhất là trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn hiện nay Nông dân Bắc Ninh ngày càng được phát huy tính cốkết cộng đồng tối lửa tắt đèn có nhau với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lànhđùm lá rách”, từng bước khắc phục tâm lý của người tiểu nông làm ăn manh mún,nhỏ lẻ, dần dần đổi mới nếp nghĩ, cách nhìn, mạnh dạn sáng tạo, linh hoạt, nhanhnhạy, cởi mở trong sản xuất, chăn nuôi, làm giàu cho bản thân và quê hương

Những đặc điểm của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay đã phản ánh

cả thuận lợi và khó khăn nên việc chăm lo lợi ích cho họ là rất cần thiếttrong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bên cạnhnhững giá trị được thụ hưởng do CNH, HĐH tạo ra thì người nông dân Bắc Ninhcòn phải đối mặt với những tác động tiêu cực của quá trình này; vấn đề việc làm,

Trang 8

thu nhập, trình độ dân trí của nông dân còn hạn chế Từ thực tế đó, tất yếu đặt raphải đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao chấtlượng mọi mặt của đời sống người nông dân Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh BắcNinh lần thứ 18 khẳng định: “Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) vềnông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng nhanh tỷ lệ đầu tư xây dựng hạ tầng nôngthôn (tăng đầu tư 15,8%/năm), giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích theo hướng: lấycông nghiệp tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn.Đầu tư và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, phát triển tiểu thủ côngnghiệp, các loại hình dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng

cuộc sống của nông dân” [9, tr.33-34]

* Quan niệm về lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Quan niệm về lợi ích, trong Từ điển triết học nêu rõ: Lợi ích là khái niệm

nói lên đặc điểm của cái có ý nghĩa khách quan, cần thiết cho cá nhân, gia đình,tập thể giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung Trong Từ điển tiếng Việt viết: “Lợiích là điều có ích, có lợi cho một tập thể người nhất định hay cho một cá nhântrong đó, trong mối quan hệ với tập thể người ấy (nói khái quát) đặt lợi ích dântộc lên trên, quan hệ lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích cá nhân lợi ích vậtchất, bàn bạc để thấy rõ lợi ích công việc đang làm” [46, tr.556]

Trong mọi chế độ xã hội lợi ích có liên quan, tác động đến các thành viêntrong công đồng Sự tác động của nó biểu hiện cũng rất phong phú và đa dạng trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Lợi ích là yếu tố cơ bản và là nguyên nhân thúc đẩy

hoạt động xã hội của cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp Trong tác phẩm, “Vấn đề nhà ở” Ph.Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó

biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích” [1, tr.376] Còn V.I.Lênin xác định: “Tìmnguồn gốc của những hiện tượng xã hội trong những quan hệ sản xuất, và phải quynhững hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định” [24, tr.670]

Trang 9

Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề lợi ích dưới góc độ tiếpcận khác nhau Trong cuốn sách xây dựng CNXH ở Việt Nam - vấn đề nguồn gốc

và động lực” tác giả Lê Hữu Tầng trình bày khá sâu sắc về vấn đề lợi ích, theoông lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu, là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhucầu Nhu cầu quyết định cái đối với chủ thể là lợi ích, do đó nó là cơ sở củalợi ích: “Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của cácnhóm xã hội khác nhau, hay của toàn xã hội muốn có điều kiện tồn tại để pháttriển Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lại của hoàn cảnh bên ngoàivới trạng thái riêng của từng chủ thể, trong đó hoàn cảnh bên ngoài đóng vaitrò quan trọng và trong phần lớn các trường hợp là quyết định” [39, tr.38].Tác giả Nguyễn Linh Khiếu quan niệm, lợi ích là biểu hiện mối quan hệ tấtyếu của con người: “Lợi ích là một sự vật hay một hiện tượng khách quanbiểu hiện những mối quan hệ tất yếu của con người và dùng để thoả mãnnhững nhu cầu cấp bách của họ trong một hoàn cảnh sinh sống nhất định”

[22, tr.50] Còn tác giả Đinh Quang Tuấn cho rằng: “Lợi ích là các giá trị về

vật chất và tinh thần, nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người trong điều

kiện kinh tế - xã hội nhất định” [44, tr.18] Như vậy có thể quan niệm, lợi ích

là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội con người, gắn với một chủ thể, trong một điều kiện kinh tế, xã hội nhất định; là cái có lợi, hữu ích thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của con người, là nguồn gốc

và động lực hoạt động của mỗi con người và cộng đồng xã hội.

Lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội, làđộng cơ khách quan trong hoạt động sống của con người, là nguyên nhân sâu

xa của sự vận động, phát triển xã hội Lợi ích chỉ tồn tại trong xã hội có giaicấp và đấu tranh giai cấp, lợi ích luôn gắn với một chủ thể nhất định, chủ thể

đó có thể là cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp hay toàn xã hội Cơ sở để hìnhthành lợi ích là nhu cầu của cuộc sống con người, hoạt động của con người luôn

Trang 10

có những mục đích nhất định và thông qua nhu cầu của mình để đạt được mụcđích lợi ích của mình Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân,nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội, nhu cầu nảy sinh, phát triển là độnglực quan trọng thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình vàkhi nhu cầu được thoả mãn là lợi ích của mình đã đạt được Lợi ích con ngườiphong phú đa dạng do tính phong phú của nhu cầu quy định

Về lợi ích nông dân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nông

dân hay những người “tiểu nông” là “một khối quần chúng đông đảo mà tất

cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau nhưng lại khôngnằm trong mối quan hệ nhiều mặt đối với nhau “Phương thức sản xuất của

họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau”[30, tr.264] V.I.Lênin cho rằng “Đặc điểm thể hiện bản chất của giai cấpnông dân: một mặt họ là những người lao động (đây là mặt cơ bản); mặtkhác, họ là những người tư hữu nhỏ” [25, tr.175] V.I.Lênin khẳng định:

“Người tiểu nông tức là những dân cày, ít ruộng, có riêng hay lĩnh canhđược những mảnh đất nhỏ, khiến khi họ cày cấy để cung cấp cho nhu cầugia đình và nhu cầu sản xuất của họ, họ không phải thuê nhân công bênngoài” [28, tr.209] Hiện nay có nhiều quan điểm về giai cấp nông dân,

trong Từ điển “Chủ nghĩa xã hội khoa học” đã viết “Nông dân là một giai

cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở hữu tưnhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằnglao động của chính mình” [45, tr.227] Tiến sĩ Ngô Thị Phương Lan thìcho rằng: “Nông dân là những người kiếm sống chủ yếu bằng hình thứccanh tác nông nghiệp, có sự tham gia trực tiếp của lao động gia đình trongquá trình sản xuất và tham gia một phần hay hoàn toàn vào sản xuất thịtrường” [23, tr.65] Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn quan niệm: “Giai cấp nông dânViệt Nam là cộng đồng những người lao động, mà hoạt động của họ gắn

Trang 11

liền với sản xuất nông nghiệp ở trình độ sản xuất nhỏ là phổ biến dưới hìnhthức hộ gia đình, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, hoặc sở hữu hợp tác xã về

tư liệu sản xuất” [38, tr.25]

Từ những phân tích trên có thể quan niệm giai cấp nông dân Việt

Nam hiện nay, là một giai cấp lao động cơ bản trong xã hội, bao gồm những người lao động sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, với những trình

độ và quy mô khác nhau; sống chủ yếu ở nông thôn, có ít hay nhiều tư hữu với các hình thức sở hữu khác nhau và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn giai cấp nông dân có vai trò to lớn

và hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội cũng như trong cuộc đấutranh cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo Trong tác phẩm: “Vấn đề nôngdân ở Pháp và Đức”, C.Mác và Ăngghen đã khẳng định: “Từ Aidơlen đến Xixin,

từ Anđaludia đến Nga và Bungari, người nông dân đều là một nhân tố rất cơ bảncủa dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [32, tr.715] Phát triển

tư tưởng của cả C.Mác và Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định ý nghĩa chiến lượccủa vấn đề nông dân Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa xã hội và nông dân”, Người chỉrõ: “Thu hút quần chúng nông dân về phía mình, làm tê liệt tính giao động của giaicấp tư sản và đánh đổ chế độ chuyên chế” [26, tr.355-356] Như vậy giai cấpnông dân không chỉ quan trọng ở giai đoạn giành chính quyền mà còn có ýnghĩa to lớn trong quá trình giữ chính quyền, xây dựng xã hội mới Ngay saukhi nội chiến kết thúc V.I.Lênin đã thực hiện chính sách Kinh tế mới, trong đóchọn giải pháp “bắt đầu từ nông dân”, khôi phục nông nghiệp, cải thiện đời sống

nông dân để ổn định tình hình đất nước Lợi ích nông dân là vấn đề cốt tử của

cách mạng vô sản Điều này đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lêninkhẳng định Trong tác phẩm, “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trongcách mạng dân chủ” V.I.Lênin đã luận chứng một cách toàn diện vai trò của

Trang 12

lợi ích nông dân, Người dạy rằng, “Những lợi ích căn bản của nông dân làmcho họ trở thành người kiên quyết và hoàn toàn ủng hộ giai cấp vô sản trongcách mạng dân chủ” [27, tr.112].

Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà kinh điển, thông qua hoạt độngthực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy khả năng to lớn của nông dân “Nềntảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân” [35, tr.15] Nông dân ViệtNam rất yêu nước, họ là lực lượng đông đảo, hùng hậu của dân tộc chống đế quốc,chống phong kiến, là bạn đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân trong đấutranh cách mạng Trong xây dựng CNXH nông dân là người trực tiếp thực hiện và

cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào xâydựng cơ sở vật chất cho xã hội mới Người chỉ rõ: “Nông dân giàu thì nước ta giàu

Nông dân thịnh thì nước ta thịnh” [33, tr.215] Cho nên việc nghiên cứu và chăm lo lợi ích nông dân là vấn đề cơ bản, quan trọng, tạo ra động lực quyết định hành

động và phát huy vai trò tích cực của nông dân trong lao động sản xuất, phát triểnkinh tế và ổn định xã hội Kế thừa các quan điểm trên có thể quan niệm lợi ích

nông dân trong CNH, HĐH là kết quả được hưởng thụ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm những nhu cầu được thỏa mãn như việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, môi trường, an sinh xã hội và những thành quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại; là nhân tố cơ bản, động lực chủ yếu quyết định hành động và phát huy vai trò tích cực của nông dân trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội và cuộc sống.

Lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH là một bộ phận trong cơcấu lợi ích của xã hội, hình thành trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội củađất nước Là kết quả được hưởng thụ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,như việc làm, thu nhập, môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội, đời sống vậtchất và tinh thần… Trong CNH, HĐH hiện nay, lợi ích nông dân luôn thốngnhất với lợi ích giai cấp công nhân và lợi ích của toàn dân tộc có vai trò rất

Trang 13

quan trọng C.Mác đã khẳng định, “Người ta phải sống mới làm ra lịch sử Nhưngmuốn sống được thì trước hết con người phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo,

và một số thứ khác nữa” [31, tr.40] Hiện nay đất nước đang trong quá trình

CNH, HĐH lợi ích nông dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn, luôn có sự kếthợp hài hòa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, là điều kiện để nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho nông dân Trong nghị quyết Bộ Chính trị về đổimới quản lý kinh tế nông nghiệp ngày 5/4/1988 cũng nhấn mạnh: “Bảo đảm lợi íchchính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa, không ngừng

cải thiện đời sống nhân dân lao động” [12, tr.4]

Từ những phân tích trên tác giả quan niệm, lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là các giá trị đem lại cho người nông dân về vật chất và tinh thần; nhằm thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của nông dân tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục đích thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa nông dân, bảo đảm mọi người dân đều có việc làm, thu nhập ổn định, cócuộc sống ấm no, hạnh phúc, có môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh; xâydựng lòng tin của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

và bản chất chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng; tạo lên sự gắn kết bềnchặt khối liên minh chiến lược giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

và đội ngũ trí thức, là cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xâydựng tỉnh Bắc Ninh vững mạnh toàn diện

Nội dung thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là đáp ứng những nhu cầu mọi mặt của đời sốngngười nông dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn, trong đó kết hợp hài hòa giữalợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, lợi ích trực tiếp trước mắt và lợiích cơ bản lâu dài thống nhất chặt chẽ với lợi ích của nhân dân và lợi ích dân tộc;

Trang 14

hạn chế các tác động tiêu cực đến việc thỏa mãn các nhu cầu của nông dân trongquá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh, tạo động lực để giai cấp nông dân pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng anninh, góp phần to lớn vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, sựnghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Về chủ thể thực hiện lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là trách nhiệm của nhiều lực lượng xãhội, của cả HTCT trị từ trung ương đến địa phương và của chính người nông dân.Điều kiện bảo đảm lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn trước hết phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiệnđồng bộ cơ chế chính sách và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Phát huy quyền làm chủ của nhân dânlao động, trong đó giai cấp nông dân là chủ yếu, phát triển nguồn lực con người thựchiện thắng lợi chương trình, mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thônmới Lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninhhiện nay, không hề trìu tượng chung chung mà được thể hiện cụ thể

1.1.2 Biểu hiện lợi ích của nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Một là, nông dân có cơ hội được đào tạo nghề, kiếm được việc làm và có thu nhập ngày càng cao.

Đây là nội dung biểu hiện cơ bản, hàng đầu về lợi ích của nông dân

trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện

nay CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn xóa bỏ thế độc canh của nềnsản xuất tiểu nông để phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướnghiện đại và toàn diện, với nhiều ngành nghề mới, gắn kết công nghiệpvới nông nghiệp hơn, với kỹ thuật sản xuất, thâm canh ngày càng cao Vìvậy, người nông dân không thể chỉ áp dụng lối sản xuất truyền thống,

Trang 15

nhỏ lẻ mà phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và áp dụng khoa họccông nghệ hiện đại vào sản xuất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽtạo ra cơ hội cho nông dân được đào tạo nghề và khi có nghề ổn định,chuyên sâu họ sẽ kiếm được việc làm, sẽ có thu nhập ổn định và ngàycàng cao Mặt khác, với kết cấu hạ tầng ngày càng tốt, đầu tư vốn được

ưu tiên, cơ cấu sản xuất đa dạng và những thành tựu khoa học, côngnghệ tiên tiến được vận dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm nông sản đadạng, phong phú nông dân sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao thu nhập,

ổn định cuộc sống của mình

Đối với Bắc Ninh cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước và đẩymạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm cho cơ cấu kinh tế nôngnghiệp thay đổi toàn diện, thế độc canh cây lúa không còn thay vào đó là nềnnông nghiệp đa dạng, hiện đại với kỹ thuật sản xuất, thâm canh ngày càng cao.Nhiều ngành nghề mới ra đời, nông dân không chỉ sản suất thuần nông mà đãchuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, phát triển kinh

tế làng nghề, kinh tế trang trại Quá trình CNH, HĐH ở Bắc Ninh đang diễn ravới tốc độ cao so với một số địa phương khác trên cả nước, đã thu hút được các

dự án đầu tư sản xuất, hạ tầng của các tập đoàn lớn trên thế giới Nhiều khu côngnghiệp, khu đô thị được xây dựng, nhà máy, xí nghiệp được đầu tư đi vào hoạt

động, nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ phát triển Thực tế những năm gần

đây tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra cơ hội cho người nông dân trong tỉnh có nhiều việclàm, được đào tạo nghề và thu nhập ngày càng cao so với trước đây rất nhiều

Hai là, trình độ dân trí, trình độ học vấn của nông dân ngày càng được nâng cao

Đây là một nội dung biểu hiện quan trọng của lợi ích nông dântrong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay Nội dungcốt lõi của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là làm cuộc cách mạng về cơ sở

Trang 16

kỹ thuật, công cụ sản xuất, phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại và thayđổi toàn diện bộ mặt nông thôn, hạ tầng nông thôn được xây dựng, nông dân cónhiều điều kiện hơn để nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn thông quainternet, báo, đài, mạng Đồng thời CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đặt

ra cho người nông dân phải biết vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuậthiện đại, làm chủ thị trường…với những yêu cầu trên không còn con đường nàokhác là người nông dân phải tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độdân trí cho mình

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh hiện naycòn đang trong quá trình thực hiện nhưng đã tạo điều kiện để nông dân nâng caotrình độ học vấn, trình độ dân trí của mình, với hệ thống giáo dục tương đối hoànchỉnh về hệ thống trường lớp, giáo viên, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vàtruyền thống của vùng quê hiếu học Bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu cao đối vớingười nông dân phải nâng cao trình độ về mọi mặt thì mới phát triển sản xuất,tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản tạo ra thì mới có thu nhập cao.Mặt khác, hệ thống trường học, kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp tạo điềukiện để con, em nông dân được hưởng lợi do CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônmang lại mà những thời kỳ trước chưa thực hiện được

Ba là, nông dân được hưởng lợi về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, được chăm lo tốt hơn về mặt xã hội

Bản chất của an sinh xã hội là vấn đề con người, bảo đảm quyền conngười cho mọi người An sinh xã hội hướng tới những điều cao đẹp trongcuộc sống, hòa đồng mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo và thànhphần dân tộc An sinh xã hội là tổng hòa các hình thức bảo hiểm xã hội, bảotrợ xã hội, trợ giúp xã hội và các khoản trợ cấp được tài trợ chủ yếu từ ngânsách Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội nhằm ổn định đời sống nhândân lao động và giữ vững ổn định chính trị - xã hội của một chế độ xã hội

Trang 17

nhất định Yếu tố quyết định bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội,tăng phúc lợi xã hội, xích dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn vàthành thị và xóa đói giảm nghèo là phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.

Cùng với sự nghiệp CNH, HĐH, những năm qua kinh tế của Bắc Ninhluôn tăng trưởng khá cao hơn mặt bằng chung của cả nước, thu nhập bình quânđầu người hàng năm luôn tăng Đây chính là cơ sở vật chất để tỉnh thực hiệncác chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Thực tế trên địa bàn tỉnh hiệnnay các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, trợ giúp

xã hội đối với nông dân; chính sách với những người có công, người nghèo, trẻ

em cơ nhỡ, người khuyết tật…được thực hiện khá tốt Mặt khác, yếu tố quyếtđịnh bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội, tăng phức lợi xã hội, xíchdần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và xóa đói giảm nghèotrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế Mà Bắc Ninhvẫn là tỉnh có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp còn cao, muốn tăng hiệu quảkinh tế tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Có nhưvậy tỉnh mới tăng nguồn thu nhập, đầu tư cho an sinh xã hội, chính sách xãhội, chăm lo nâng cao đời sống cho nông dân

Bốn là, nông dân được sống trong môi trường sinh thái tốt hơn, xóa

bỏ dần những hủ tục lạc hậu.

Đặc điểm nổi bật của nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ là nền sản xuấtcòn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vào may rủi Cùng với tàn dư xã hội cũ

để lại, người nông dân còn duy trì một số hủ tục, tập quán lạc hậu như tổ chức

ma chay, cưới xin linh đình nhiều ngày, cúng lễ tốn kém, đốt vàng mã nhiều Do

cơ sở vật chất, phương tiện thông tin truyền thông còn hạn chế, tiếp cận khoahọc kỹ thuật hiện đại chưa nhiều, dân trí thấp, điều đó là mảnh đất màu mỡ để

mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu tồn tại dai dẳng trong cư dân nông thôn NhưngCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra sâu rộng, ngày càng phát huy hiệu

Trang 18

quả trên thực tế, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện sẽ là cơ

sỏ để nông dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn ở tỉnh hiện nay sẽ góp phần xây dựng nhiều gia đình văn hóa, khu dân

cư văn hóa, tổ dân phố văn hóa trong cư dân nông thôn ở các làng, xã nông dân Đồng thời, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ có điều kiện thựchiện quy hoạch, các công trình được thiết kế cơ bản, hiện đại nên tạo ra chonông dân được sống trong môi trường sinh thái được bảo vệ tốt hơn, cảnhquan đẹp hơn Thực tế chứng minh, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn ở Bắc Ninh đã tạo ra một kết cấu hạ tầng đầu tư, quy mô, cơ cấu sản xuất,nhà ở có quy hoạch khoa học, vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch sẽ, bảo đảmcho cuộc sống của nông dân ngày càng tốt hơn Những thành tựu khoa học, côngnghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm nông sản được kiểm soát vềchất lượng, đồng thời ý thức, tập quán, thói quen tùy tiện mất vệ sinh trong sinhhoạt và sản xuất của nông dân được xóa dần Vì thế, CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn sẽ tạo ra cho nông dân được sống trong môi trường sinh thái có kiểmsoát và được quản lý tốt hơn

Năm là, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tỉnh Bắc Ninh trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay ngày càng cao

Đây là nội dung biểu hiện cơ bản, quan trọng về lợi ích của nông dântrong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay Bởi lợiích của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninhhiện nay không phải là phạm trù trìu tượng mà nó được thể hiện ở những giátrị cụ thể mà người nông dân được hưởng lợi về vật chất và tinh thần Cở sởnâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân do hoạt động sản xuất, dophát triển lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất và năng lực sáng tạo củaquảng đại quần chúng gắn với quá trình CNH, HĐH của đất nước tạo nên.Trong đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trực tiếp

Trang 19

tác động đến giai cấp nông dân và cư dân nông thôn với mục tiêu khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Bắc Ninh hiện nay chính làtổng hòa các nhu cầu được thỏa mãn về ruộng đất, cơ sở hạ tầng, việc làm,nâng cao thu nhập; nâng cao chất lượng văn hoá - xã hội, xây dựng môitrường dân chủ XHCN, nâng cao dân trí cho nông dân Khi những nhu cầunày được thực hiện thì cũng có nghĩa là lợi ích của nông dân được bảođảm, đời sống về vật chất, tinh thần của nông dân Bắc Ninh trong CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nâng cao

1.1.3 Vai trò lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Thứ nhất, phát huy địa vị làm chủ xã hội của người nông dân, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống quê hương Kinh Bắc và của dân tộc

Quan điểm nhất quán của Đảng ta trong phát triển kinh tế là thực hiện chínhsách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước XHCN Nhờ có đổi mới về kinh tế mà các thành phần kinh tếtrong nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với nềnkinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có vai trò kinh tế của hộ nông dân Từ đó tạo

ra sự chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầutiêu dùng và xuất khẩu, tạo ra nguồn của cải lớn đóng góp vào sự phát triểnnhanh và bền vững của tỉnh, thông qua đó địa vị, vai trò của người nông dânngày càng được nâng cao, địa vị làm chủ xã hội của người nông dân ngàycàng được tăng cường

Với bản sắc văn hóa, truyền thống ngàn đời của quê hương Kinh Bắc,trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay nông dân Bắc Ninh đã vàđang phát huy truyền thống văn hóa của mình đóng góp vào sự phát triển chungcủa của tỉnh Trong cơ chế mới, người nông dân Bắc Ninh với ý chí vươn lên, bản

Trang 20

chất cần cù, đoàn kết, sáng tạo, hăng say lao động sản xuất trong lĩnh vực nôngnghiệp, tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diệnmạo nông thôn trong tỉnh văn minh, tiến bộ Điều đó sẽ không chỉ làm cho đời sốngvật chất, tinh thần nông dân được cải thiện mà còn là điều kiện vật chất trong giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống quê hương Kinh Bắc và của dân tộc.Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, đời sống văn hóa lành mạnh,dân cư nông thôn được sống trong bầu không khí dân chủ, công bằng cởi mở, đầm

đà tình làng nghĩa xóm, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng làng xã được pháthuy, môi trường văn hóa lành mạnh

Thứ hai, khích lệ nhu cầu, động lực của nông dân phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giầu, tỉnh mạnh góp phần phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015

Lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh BắcNinh hiện nay được thể hiện, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân đượcnâng cao; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; chútrọng đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho nông dân; tạo điều kiện đểnông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH, HĐHđất nước Thông qua các nội dung trên sẽ khích lệ nhu cầu, động lực của nôngdân phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêudân giầu, tỉnh mạnh và góp phần phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 theo như mục tiêu phấn đấu của Đảng

bộ và nhân dân trong tỉnh

Trong cơ chế mới, nông dân Bắc Ninh dần dần xoá bỏ thói quen, an phận,trông chờ, ỷ lại chuyển sang năng động, nhạy bén tìm hướng đi cho mình Tích cựcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hànghoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sảnphẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị

Trang 21

sản phẩm và lao động nông nghiệp trong tỉnh Tăng cường việc ứng dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ và sản xuất, máy móc, thiết bị trong nông nghiệpđược nông dân đầu tư, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ caođược áp dụng Cùng với đó kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, cơ sở vậtchất kỹ thuật bảo đảm cho nông dân sản xuất, kinh doanh được đầu tư xâydựng, hệ thống trường học, trạm y tế, bưu điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trườngđược đầu tư theo hướng hiện đại Điều đó sẽ làm cho đời sống kinh tế - xã hội củanông dân được cải thiện, nông dân sẽ đóng góp công, sức, trí tuệ của mình để pháttriển toàn diện nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại

Thứ ba, củng cố khối liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân

và trí thức, xây dựng khối đoàn kết toàn dân nhằm chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch

Nông dân là lực lượng quan trọng trong khối liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo củaĐảng Chính nông dân đã cung cấp một đội ngũ lao động trẻ, có trình độchính trị, văn hoá, kỹ thuật và sức khoẻ, kỷ luật bổ xung cho giai cấp côngnhân và đội ngũ trí thức nền tảng vững chắc cho chế độ xã hội mới Vì vậy,khi lợi ích nông dân được bảo đảm về vật chất và tinh thần trong quá trìnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, một mặt tạo môi trường gắn kết giai cấpcông nhân với nông dân và đội ngũ trí thức Mặt khác nâng cao chất lượngliên minh giai cấp công nhân với nông nông dân và đội ngũ trí thức, xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc lên một bước mới Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đấtnước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân với nôngdân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể

và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế,của toàn xã hội” [15, tr.86]

Trang 22

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang tìm mọicách để chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạoloạn lật đổ Chúng tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn về vấn đề dân tộc, tôn giáo,lợi dụng những hạn chế, yếu kém của đất nước để chống phá Đảng và Nhà nước,xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và những thành quả củacông cuộc đổi mới Vì vậy, tập hợp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vữngmạnh chống lại âm mưu diễn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hiện nay có vai trò hết sức quan trọng.Bản thân người nông dân là một nhân tố có vai trò quan trọng trong tăngcường đoàn kết, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cốvững chắc quốc phòng an ninh ở địa phương Vì vậy, khi lợi ích của nôngdân được thực hiện sẽ vận động nông dân tham gia xây dựng HTCT ở cơ sởtrong sạch, vững mạnh có ý nghĩa to lớn ngăn ngừa được âm mưu phá hoạicủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm chia rẽ giữa nhân dânvới Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực tế ở Bắc Ninh nhữngnăm gần đây một số phần tử cực đoan trong các tổ chức tôn giáo đã có âmmưu kích động giáo dân biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội Nhưng

do có sự phát hiện kịp thời của chính quyền địa phương, sự cảnh giác cáchmạng của người dân trong tỉnh nên đã vô hiêu hóa những âm mưu, thủ đoạnđen tối của các thế lực thù địch

Thứ tư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội của nông dân, nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải thích, tất cả nhữngbiểu hiện, hiện tượng tinh thần của xã hội bằng những biến động của đời sốngvật chất Lợi ích tinh thần cũng vậy, thường xuyên chịu sự chi phối của lợi íchvật chất Vì vậy, khi lợi ích nông dân được thực hiện, tức là đời sống văn hóatinh thần cũng được nâng cao Đối với Bắc Ninh hiện nay, thực hiện đường lối

Trang 23

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đời sống vật chất được nâng lên rõ rệt, kéotheo đời sống văn hóa tinh thần của nông dân trong tỉnh cũng được cải thiện.Các giá trị, truyền thống văn hoá được đề cao, các lễ hội truyền thống được phụchồi, các di sản văn hoá vật chất được khôi phục và tôn tạo, những hoạt độngthông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, trình độ dân trí, sự hiểu biết của nôngdân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được nâng lên.

Lợi ích nông dân được thực hiện góp phần tích cực vào nâng cao đờisống văn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội của nông dân, nông thôn vàđẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Bắc Ninhhiện nay Nông dân tích cực xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hóa, xã vănhoá, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, thực hiện nếpsống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phòng, chống các tệ nạn xãhội, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan trong nông thôn và nông dân Bảo đảm an toàn

vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn Từ đó, góp phần nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội của nông dân, nông thôn Nông dântham gia góp tiền, công sức, trí tuệ vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, họ tựđầu tư, tăng thu nhập trong các hoạt động kinh tế gia đình; giữ gìn nếp sống văn hóa,gọn nhà, sạch ngõ, đến việc đóng góp, tham gia vào các hoạt động chung của thôn,

xã qua đó đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh

Thứ năm, xây dựng niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng

Trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, lợi íchnông dân có vai trò to lớn là tác nhân kính thích tính tích cực của nông dântạo nên động lực to lớn trong cách mạng XHCN Đúng như Đảng ta đã xácđịnh: “Chúng ta thấy rõ trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, động lựcmạnh mẽ nhất thúc đẩy hoạt động tích cực, sáng tạo của nhân dân lao động

Trang 24

vẫn là lợi ích thiết thân của họ” [13, tr.36] Thực tế những năm qua, Đảng vàNhà nước ta nói chung các cấp chính quyền địa phương Bắc Ninh nói riêngđặc biệt quan tâm đến lợi ích của nông dân điều đó được cụ thể hóa bằng cácchủ chương, chính sách, việc làm cụ thể, từ đó, đời sống xã hội nông thôn vàcuộc sống của người nông dân cả vật chất và tinh thần ngày càng phát triển.Thông qua đó niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chínhquyền địa phương, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước được nângcao, họ đã tự nguyện tham gia các chủ chủ chương, chính sách, tích cực đónggóp sức người, sức của để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Mục đích tốt đẹp của chế độ XHCN là mọi người dân được ấm no,

tự do, bình đẳng, hạnh phúc, nông dân có cuộc sống đầy đủ, trỏ thànhngười làm chủ của xã hội Thực tế đã chứng minh, trong sự nghiệp đổimới toàn diện đất nước theo định hướng CNXH do Đảng ta lãnh đạo tuy

đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng bước đầu, còn có khó khăn, tháchthức, nhưng Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến nông dân, giúp đỡ, hỗ trợnông dân về mọi mặt Người nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, nhữngngười khó khăn cơ nhỡ, người có công cới các mạng, người già neo đơn…được hỗ trợ về mọi mặt thông qua các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi

xã hội, điều này sẽ không có ở các nước tư bản chủ nghĩa Thông quanhững việc làm cụ thể trên nông dân ngày càng có niềm tin của vào bảnchất chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng

1.2 Thực trạng lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó

Đánh giá thực trạng thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, là một nhiệm vụ quan trọng củaluận văn Vấn đề đặt ta là đánh giá thực trạng phải bảo đảm khách quan, toàn

Trang 25

diện, lịch sử, cụ thể và phải bám sát vào biểu hiện lợi ích nông dân trongCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh để đánh giá cho đúng vàsát, là cơ sở để đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện lợiích của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninhtrong thời gian tới tốt hơn

1.2.1 Những ưu điểm thực hiện lợi ích của nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

và nguyên nhân của ưu điểm đó

* Ưu điểm thực hiện lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Một là, nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích nông dân được nâng lên

Kết quả điều tra có 87,50% ý kiến cho rằng thực hiện lợi ích nông dân

ở Bắc Ninh trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay có vai tròquan trọng, trong đó 29,16% ý kiến được hỏi cho rằng là rất quan trọng Nhưvậy, nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về vai trò lợi ích nôngdân hiện nay khá cao và đồng đều Điều đó thể hiện nông dân đã tham giathực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tạo được nhiều việclàm, có thêm thu nhập, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh

Khi được hỏi nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợiích nông dân hiện nay, có 41,67% số người được hỏi cho rằng chăm lo lợi íchnông dân là trách nhiệm của HTCT và của chính bản thân nông dân Lợi íchnông dân là một vấn đề khó, phức tạp, những kết quả điều tra, nghiên cứutrên cho thấy nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích nôngdân hiện nay khá tốt Khi nhận thức đúng đắn về lợi ích nông dân thì nông dântrong tỉnh sẽ tích cực thảo luận, bàn bạc, đề đạt, kiến nghị các ý kiến lên các cấp

ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cấp trên trong quá trình triển

Trang 26

khai, thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm thựchiện tốt lợi ích của chính họ

Theo số liệu điều tra khi được hỏi có 37,51% ý kiến trả lời cần bổ sung

và hoàn thiện các chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn củaĐảng, Nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng, điều đó chứng tỏ nôngdân tỉnh Bắc Ninh đã không thờ ơ, mà đã nhận thức được lợi ích của mình vàtham gia tích cực vào quá trình này Chính vì vậy nông dân Bắc Ninh đã quantâm hơn đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Điều đóđược chứng minh có 87,40% ý kiến cho rằng nông dân tỉnh Bắc Ninh nhận đượccác thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng

và chính quyền, trong đó mức độ thường xuyên là 29,16%

Hai là, công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân được thực hiện khá tốt.

Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Bắc Ninhluôn quan tâm đến công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và nâng caothu nhập cho nông dân Chủ trương của Tỉnh là từng bước sắp xếp và bố trí lạilao động trong các ngành kinh tế, phát triển, mở rộng thêm các cơ sở sản xuất kinhdoanh, coi trọng đào tạo, phát triển các nghề mới và xuất khẩu lao động, nhất

là ở khu vực có đất chuyển đổi mục đích sang phát triển công nghiệp, dịch vụ,

đô thị để tạo thêm việc làm mới cho nông dân Giai đoạn 2005 - 2010 đã giảiquyết việc làm cho 111 nghìn lao động, trong đó nông dân là 35 nghìn laođộng là nông dân, chiếm gần 30% Chỉ tính riêng năm 2010 đã xuất khẩu12.053 lao động, năm 2011 là 13.145 lao động, sáu tháng đầu năm 2012 xuấtkhẩu 7434 lao động sang các thi trường truyền thống như Nhật Bản, HànQuốc, Malaixia Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn là 34%, tỷ

lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 84% Chương trình xóa đóigiảm nghèo của Tỉnh đã tổ chức cho vay vốn ưu đãi với các hộ nghèo, tập

Trang 27

trung chủ yếu đầu tư trọng điểm vào các xã khó khăn Hiện nay 100% nông dânđược được hỗ trợ, vay vốn phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo Năm 2006

số hộ được vay vốn để xóa đói, giảm nghèo là 15.327 hộ, với tổng số tiền là27.093 tỷ đồng; năm 2008 số hộ vay là 11.836 hộ, với số tiền là 29.010 tỷ đồng;năm 2010 số hộ vay là 12.132 hộ, với số tiền là 31.247 tỷ đồng [Phụ lục 4].Đến nay, số hộ nghèo theo tiêu chí mới (thành thị là 260.000 đồng/người/tháng; nông thôn là 200.000 đồng/ người/ tháng) Tính đến năm 2000toàn tỉnh còn 15.706 hộ nghèo, chiếm 7,1% tổng số hộ dân toàn tỉnh; năm

620 ngìn đồng/tháng, năm 2008 là 943 nghìn đồng/tháng, đến năm 2010 là hơn1.6 triệu đồng/tháng cao hơn mặt bằng chung của cả nước Theo báo cáo kết quảtổng điều tra của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tích lũy của nông dân: “Năm

2006 các hộ nông dân đã đầu tư vào SXKD, xây dựng nhà ở và mua sắm tài sảnlâu bền 2608,5 tỷ đồng Bình quân mỗi hộ đầu tư 12,2 triệu đồng, trong đó đầu

tư phát triển SXKD là 39,2% đầu tư khác là 60,8% Vốn tích lũy bình quân 1 hộ:thương mại là 20,2 triệu đồng, hộ vận tải là 19,7 triệu đồng, hộ dịch vụ khác là16,2 triệu đồng, hộ công nghiệp là 15,3 triệu đồng, hộ thủy sản là 6,9 triệu đồng,

hộ nông nghiệp là 6,2 triệu đồng, hộ xây dựng là 4,7 triệu đồng” [4, tr.43]

Cùng với đó, các cấp chính quyền trong tỉnh luôn nhận thức và thực hiện tốtgiảm dần sự phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư,trong bản thân người nông dân nên đã tạo sự đồng thuận xã hội Khoảng cáchchênh lệch giữa những người thu nhập cao nhất và người thu nhập thấp nhất

Trang 28

đã từng bước được rút ngắn So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất và20% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch năm 2001 là 9,5lần, năm 2005 là 7,32 lần, năm 2010 là 5,1 lần Nhờ có sự phát triển kinh tế

mà cuộc sống của nông dân được nâng cao góp phần thực hiện có hiệu quảchương trình xóa đói giảm nghèo, làm cho đời sống của nông dân xích lại gầnhơn với các thành phần cư dân khác

Ba là, trình độ dân trí của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay ngày càng được nâng cao hơn trước.

Là một tỉnh nông nghiệp nên phần lớn nông dân có trình độ dân tríthấp, đây là một rào cản to lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện lợi ích nông dântrong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương hiện nay Ý thứcđược vấn đề trên, những năm qua các cấp chính quyền trong tỉnh đã thườngxuyên tổ chức, phổ biến những tiến bộ khoa học, kỹ thuật; tổ chức hướngnghiệp, đào tạo nghề, nâng cao trình độ dân trí cho nông dân thông qua các khóađào tạo ngắn hạn, dài hạn; mở các lớp phổ biến nghiệp vụ và đưa cán bộ chuyêntrách nông nghiệp về hướng dẫn nông dân Nhờ đó, trình độ dân trí của nông dânđược nâng lên, nông dân đã biết nhìn nhận đánh giá các vấn đề kinh tế, xã hội củađất nước, biết làm chủ khoa học kĩ thuật, biết cách làm ăn vươn lên làm giàu

Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm, thực hiện chínhsách giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ dân trí cho con em nông dân Ưutiên đầu tư kinh phí cho giáo dục, giai đoạn 2005 - 2010 ngân sách của tỉnhchi cho giáo dục - đào tạo khá cao, như năm 2005 là 135,7 tỷ đồng chiếm37% trong cơ cấu ngân sách; năm 2008 là 157,9 tỷ đồng chiếm 39%; năm

2010 là 187,7 tỷ đồng chiếm 42,% Toàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề, trong đó

có 2 trường cao đẳng nghề, chất lượng học sinh tốt nghiệp trường dạy nghềtừng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động [Phụ lục 7] Công tác giáo dục

đã được chuẩn hóa, 100% số các cháu đến độ tuổi đều được đến trường, đẩy

Trang 29

mạnh chương trình phổ cập ở tất cả các cấp học, xây dựng trường chuẩn quốcgia Các xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, chất lượng giáodục được nâng lên Đây chính là cơ sở để con em nông dân có điều kiện họctập, nâng cao trình độ dân trí vươn lên thoát nghèo và hướng tới làm giàu

Bốn là, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đối với nông dân được thực hiện khá tốt

Là một tỉnh thuần nông, nông dân vẫn chủ yếu làm nông nghiệp, cuộcsống còn nhiều khó khăn nên chủ chương của tỉnh là tập trung thực hiện chínhsách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đối với nông dân Với những quyết tâm củatoàn tỉnh dành cho nông dân đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệthống điện, đường, trường học, trạm y tế, điểm bưu điện, nước sinh hoạt đến tậnthôn, xã để phục vụ người dân Nhiều công trình phúc lợi công cộng như côngviên, bệnh viện, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá Kinh Bắc, bảo tàng, thư viện,nhà thi đấu đa năng được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, nông dân đã yêntâm sinh sống và hưởng lợi từ những chính sách xã hội trên

Phong trào đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Namanh hùng, gia đình có công với nước, người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ mồ côi,

cơ nhỡ, người khuyết tật luôn được chính quyền các cấp của tỉnh hết sức quantâm và thực hiện Đến nay đã hoàn thành chương trình xây dựng nhà ở cho hộnghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nạn nhân chất độc dacam đioxin có nhà dột nát, đẩy mạnh xây dựng trung tâm dưỡng lão theophương thức xã hội hoá, mở rộng trung tâm giáo dục - dạy nghề hướng thiện.Trong năm từ 2005 đến 2010 tỉnh đã vận động ủng hộ được 9,8 tỷ đồng vàoquỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, 18,8 tỷ đồng vào quỹ “vì người nghèo”, xây dựngđược trên 500 nhà tình nghĩa và 1.483 nhà Đại đoàn kết Ngân sách địaphương đã dành gần 1,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyêncho hơn 920.000 người có công

Trang 30

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt được nhiều thành tựuquan trọng, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên nhất là các bệnh việntuyến huyện, trung tâm y tế tuyến xã Đến nay: “100% xã, phường, thị trấn có bác

sỹ và đạt chuẩn quốc gia y tế xã; tuổi thọ bình quân đạt 73 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 18%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủngđầy đủ đạt trên 98%, tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 20,5; duy trì mức giảm tỷ

lệ sinh 0,2 - 0,3‰/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 11‰” [9, tr.6] Tiếp tục thựchiện chính sách bảo hiểm xã hội và chăm lo sức khỏe cho người nông dân, đã thiếtlập một hệ thống đồng bộ và đa dạng về bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội Triểnkhai hình thức bảo hiểm thất nghiệp và có chính sách khuyến khích mở rộnghình thức bảo hiểm tự nguyện cho nông dân

Năm là, nông dân được sống trong môi trường sinh thái tốt hơn, những vấn đề bức xúc được giải quyết

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững (phát triển bền vững trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, sử dụng tàinguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường), tỉnh đã có nhiều chủ chương, chínhsách cụ thể để sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trườngsống của nông dân Chương trình nước sạch nông thôn được quan tâm đầu tưxây dựng: “Năm 2009 tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt87,3%, ước năm 2010 ở nông thôn đạt 90,2%” [9, tr.13] Cải tạo, di dời và xử lýcác cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nông thôn: “Đến nay 100% sốthôn có bãi thu gom rác thải sinh hoạt, 70% số xã có tổ hợp tác, hợp tác xã hoạtđộng trong lĩnh vực môi trường, xử lý cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường củanông dân ở nông thôn 100% các xã trong tỉnh đều có các đội thu dọn vệ sinh,100% nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật do đó sản phẩmnông sản của nông dân được kiểm soát về chất lượng” [7, tr.223-224]

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nôngdân được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng luật Các cấp giải quyết đơn

Trang 31

thư khiếu nại, tố cáo đạt trên 96% Nhiều vụ việc phức tạp như giá đền

bù đất cho nông dân, tranh chấp đất đai nông dân với doanh nghiệp đãđược giải quyết dứt điểm Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu, chè,trộm cắp, mại dâm ở nhiều khu dân cư đã giảm hẳn Tỉnh đã t hực hiệntốt chính sách tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân,kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để tuyên

truyền tà đạo ở nông thôn, nông dân

Sáu là, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay ngày được cải thiện từng bước nâng cao.

Chủ chương của tỉnh Bắc Ninh hiện nay là: “Tăng trưởng kinh tế gắn liềnvới phát triền văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân” [8, tr.24] Thực hiện chủ chương đó và bằng những chính sách cụthể nên đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay ngàycàng cao Theo Niên giám thống kê năm 2010 tổng sản phẩm GDP tính theogiá trị thực tế năm 2008 là 22.080,0 tỷ đồng, năm 2009 là 28.030,4 tỷ đồngđến năm 2010 là 34.502,8 tỷ đồng, như vậy GDP hàng năm trong tỉnh đều

tăng Thu nhập và mức sống dân cư tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2005 - 2010 đều

tăng, năm 2005 GDP bình quân/người là 2.889; Chỉ số mức sống 0,56, đếnnăm 2010 GDP bình quân/người là 4.214; Chỉ số mức sống 0,62 [Phụ lục 3].Như vậy thông qua các chỉ tiêu trên chứng tỏ đời sống vật chất của nông dântrong tỉnh ngày càng được nâng cao

Đất đai là nguồn lực - tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân, là nhân tố cơbản bảo đảm đời sống vật chất của nông dân trong tỉnh Nhận thức được vấn đề đó,nên hàng năm chính quyền các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo và tổ chức làm tốt công tác

rà soát quy hoạch sử dụng đất, kiên quyết đấu tranh với những trường hợpđầu cơ, tích trữ đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích để giao lại cho nôngdân Tích cực, chủ động triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 32

đất và đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa cho nông dân ở nông thôn.Trong 5 năm từ 2005 - 2010, tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 51

dự án trong khu công nghiệp và 5 dự án ngoài khu công nghiệp, thu hồi đấtcủa 47 dự án đầu tư không đúng mục đích giao lại cho nông dân, từ đó nôngdân yên tâm canh tác, sản xuất và sinh sống trên ruộng đất của mình

Để nông dân yên tâm sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chấtcủa mình, nên chủ chương của tỉnh là tập trung đầu tư cho xây dựng hệ thốngkết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại và hợp lý Vì thế, giao thôngnông thôn đã được đầu tư nâng cấp, phong trào làm đường giao thông nôngthôn tiếp tục được đẩy mạnh Tính đến năm 2010 đã được rải nhựa, bê tông

và cứng hóa được 56 tuyến đường, 45 cây cầu với chiều dài 1500 km, Hệthống đê điều và thủy lợi cũng được củng cố và tăng cường Theo báo cáo từnăm 2005 đến 2010 tỉnh đã đầu tư trên 500 tỷ đồng xây dựng và nâng cấp trên

20 trạm bơm, công trình thuỷ lợi, trên 400 tỷ đồng cho kiên cố hoá kênhmương chú ý là các trạm bơm lớn như Tân Chi, Văn Thai A, Kim Đôi 2 Hệthống điện đã được cải tạo xây dựng, sản lượng điện thương phẩm tăngnhanh, hiện nay Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên hoàn thành việc bàn giao lưới điệntrung, hạ áp nông thôn Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được hiện đại hóa,đến nay đã đầu tư thêm 2 tổng đài, 19 trạm truyền dẫn cáp quang, 56 điểm bưuđiện văn hóa xã, 156 điểm bưu điện văn hóa thôn, rút ngắn khoảng cách bán kíchphục vụ xuống dưới 1km/điểm phục vụ Bắc Ninh là tỉnh được xếp thứ 10/63tỉnh, thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (năm2009) Với kết cấu hạ tầng nông thôn thuận lợi, đã tạo điều kiện cho nông dântrong tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời vật chất của mình

Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nông dân trong tỉnh

ngày càng được nâng lên, hoạt động văn hoá, truyền thông, văn học, nghệ

thuật tiếp tục đổi mới đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hoá của nông dân trongtỉnh Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh và truyền hình đã tăng kỳ, tăng trang, tăng

Trang 33

chương trình và thời lượng kịp thời phục vụ cho nông dân Cơ sở vật chất vănhoá, thể thao từ tỉnh đến huyện, xã, thôn được quan tâm đầu tư xây dựng năm

2010 là hơn 260 tỷ đồng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhoá được triển khai rộng khắp Đến năm 2010 ước có 85% số hộ được côngnhận gia đình văn hoá, 65% số thôn, làng, khu phố được công nhận làng, khuphố văn hoá Phong trào thể dục, thể thao quần chúng có bước phát triển vớinhiều loại hình đa dạng, 28,5% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,14,5% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao

Với thế mạnh là vùng đất văn hiến, với nhiều quần thể di tích có giá trị vănhóa nên công tác bảo tồn di tích lịch sử được quan tâm đầu tư bằng cả nguồn vốnngân sách và xã hội hoá Đây là điều kiện để nông dân Bắc Ninh nâng cao đờisống văn hóa tinh thần của mình Hiện nay, toàn tỉnh “Đã quy hoạch tổng thể vềbảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá tiêu biểu, xếp hạng trên 400 di tích.Trong 5 năm tu bổ được 138 di tích với tổng số vốn đầu tư của nhà nước trên

620 tỷ đồng, tôn tạo quần thể di tích nhà Lý và các công trình tiêu biểu Sựkiện văn hoá quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh:UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hoá phi vật thểđại diện của nhân loại và ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệkhẩn cấp; Festival Bắc Ninh, nhiều lễ hội văn hoá, thể thao kỷ niệm 1000 năm

Thăng Long - Hà Nội được tổ chức thành công” [9, tr.5-6]

Hiện nay có 85% số thôn, làng khu dân cư ở Bắc Ninh đã xây dựng xongqui ước hương ước thôn, xóm, khu dân cư văn hoá Phong trào toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được triển khai rộng khắp đã góp phầntích cực cải thiện môi trường văn hoá nông thôn, làm lành mạnh các mối quan hệ

xã hội trong nông dân Đến năm 2010 ước có 85% số hộ nông dân được côngnhận gia đình văn hoá, 65% số thôn, làng, khu phố được công nhận làng, khuphố văn hoá, Nghị quyết lần thứ 4 (khóa XVII) Về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc

Trang 34

Ninh giai đoạn 2010 - 2020 nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng phong trào toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình vănhóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa Tiếp tục củng cố, hoàn thiện các thiết chế vănhóa ở cơ sở và các quy ước làng văn hóa” [43, tr.5] Thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang, lễ hội có chuyển biến Hầu hết thôn, làng, khu phố có bảnhương ước, quy ước Việc bảo tồn và phát huy thuần phong mỹ tục được nâng cao,nhiều nghi thức mới lành mạnh được hình thành trong đời sống nông dân.

* Nguyên nhân của những ưu điểm thực hiện lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Một là, do những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới của tỉnh.

Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới CNH, HĐH đất nước nên kinh

tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ kinh tếnhiều năm liền tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sốngnhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốcphòng, an ninh được tăng cường và giữ vững Từ đó, đã tạo ra những điềukiện, nền tảng thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông dân sảnxuất, kinh doanh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củagia đình và địa phương, góp phần thực hiện tốt hơn lợi ích nông dân trongquá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh hiện nay

Hai là, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ chương, chính sách đúng đắn

bảo đảm thực hiện lợi ích của nông dân Với việc thực hiện các chính sách về đấtđai, đầu tư công, hỗ trợ nông nghiệp, chính sách bù giá nông sản, hỗ trợ vốn, tậphuấn cho nông dân về khoa học kỹ thuật đã làm cho nông dân mạnh dạn đầu tư,yên tâm sản xuất và nâng cao cuộc sống của mình, tiếp tục rà soát, bổ sung nhữngchính sách mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh của nôngdân Bên cạnh đó Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến các chính sách như: bảohiểm y tế cho nông dân, hỗ trợ, vay vốn cho con em nông dân trong giáo dục, xây

Trang 35

dựng các cơ sở văn hóa, thiết chế văn hóa ở nông thôn…đã đi vào thực tiễn hoạtđộng, đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nông dân

Ba là, do tác động cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, của nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Cùng với việc đẩy mạnh pháttriển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tỉnh đã sử dụngnhiều biện pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách,xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật cho nông dân, tạođiều kiện cho người nông dân sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao độnggóp phần thực hiện lợi ích nông dân một cách lâu dài, bền vững Hiện nay, trước

sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, ngườidân nông thôn Bắc Ninh đã có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp nhận tri thức, trong

đó có kiến thức về sản xuất, canh tác, khoa học kỹ thuật nuôi trồng để phục vụcho sản xuất, kinh doanh và nâng cao cuộc sống

Bốn là, dân chủ cơ sở mở rộng quyền làm chủ của nông dân trong

tỉnh được phát huy, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh đã thực hiệntốt quyền làm chủ của nông dân Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở vớiphương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Các chính sách vàquyết định của chính quyền các cấp ngày càng được công khai cho nông dânđược biết, những nội dung nông dân được bàn và quyết định, những nội dungnông dân kiểm tra, giám sát, từ đó đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nôngdân trong sản xuất và kinh doanh

Năm là, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát đúng của cấp ủy, chính

quyền và các ban ngành tỉnh Bắc Ninh Đảng bộ và chính quyền các cấptrong tỉnh đưa ra nhiều chủ trương đúng đắn, tạo được sự đồng thuận củanông dân trong tỉnh Ngay khi có Nghị quyết TW 7 khoá X, Tỉnh uỷ đãkịp thời ra các nghị quyết như: Nghị quyết 10 - NQ/TU về chuyển dịch cơ

Trang 36

cấu sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 04 - NQ/TƯ tháng 12/2008 củaTỉnh ủy Bắc Ninh, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để đẩy mạnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương Từ đó tạo điều kiện chonông dân yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất làm giàu cho họ và địaphương Vai trò của HĐND, UBND tỉnh được phát huy trong việc tổ chứcđẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi, xoá đỏigiảm nghèo, phát triển văn hoá - xã hội ở địa phương.

Sáu là, nhận thức về thực hiện lợi ích nông dân của một số cơ quan chức

năng và của chính đa số nông dân trong tỉnh được nâng lên Trong CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn, nông dân đã phát huy truyền thống lao động cần cù, tíchcực học tập nâng cao trình độ khoa học, cải tiến kỹ thuật, chuyển đổi giống câytrồng vật nuôi có giá trị đã góp phần nâng cao năng xuất lao động vươn lên làmgiàu và bảo đảm lợi ích cho mình Trong sản xuất, sinh hoạt đã thực hành tiết kiệmtrong tiêu dùng, tập trung vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tham gia tích cựcxây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống vật chẩt, tinh thần của giađình và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

1.2.2 Những hạn chế về thực hiện lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

và nguyên nhân của hạn chế đó

* Hạn chế về thực hiện lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Một là, nhận thức của một số cán bộ và nông dân về lợi ích của nông dân còn nhiều bất cập

Biểu hiện ở chỗ có tới 12,50% số người được hỏi cho rằng thực hiệnlợi ích nông dân ở tỉnh trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện naykhông quan trọng Như vậy, nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh

về vai trò lợi ích nông dân hiện nay không đồng đều Khi được hỏi nhận

Trang 37

thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích nông dân hiện nay, có20,82% số người được hỏi có nhận thức chưa đúng trong đó có 4,16%không rõ, những kết quả điều tra trên cho thấy nhận thức của một số cán

bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích nông dân hiện nay còn thấp Khinhận thức chưa đúng đắn về lợi ích nông dân thì nông dân ít tham gia bànbạc, thảo luận, đề đạt, kiến nghị ý kiến lên các cấp ủy, chính quyền và cơquan chức năng về các chủ chương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội củatỉnh Thậm chí ở một vài địa phương nông dân còn có nơi còn có hiện tượngbao che, dung túng cho các việc làm sai trái trong một bộ phận cán bộ, nhândân trong tỉnh Qua khảo sát có đến 16,60% người được hỏi lợi ích của nôngdân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện naychưa được thực hiện Một số nông dân đã không quan tâm hơn đến chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Điều đó được chứngminh có 12,50% ý kiến cho rằng nông dân tỉnh Bắc Ninh không nhận đượccác thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và chính quyền địa phương

Hai là, vấn đề việc làm cho nông dân còn thiếu, tình trạng đói nghèo của một số nông dân trong tỉnh còn nhiều

Hiện nay giải quyết vấn đề việc làm cho nông dân đang là vấn đề bức

xúc của tỉnh, cơ cấu đào tạo nghề cho nông dân chưa hợp lý, lao động thiếu

việc làm còn nhiều, trong khi doanh nghiệp tuyển lao động nhất là trongnông dân còn khó khăn Việc dự báo để định hướng nghề nghiệp cho nôngdân chưa sát thực, kết nối nhu cầu sử dụng lao động nông thôn của doanhnghiệp và đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu Qua số liệu thống kênăm 2010 cho thấy: “Tỷ lệ lao động thiếu việc làm của tỉnh chiếm khoảng5%, tương đương 48.595 người, trong đó lao động nông thôn là 32.025 ngườichiếm khoảng 65,6%” [6, tr.253] Con số này sẽ không dừng lại khi diện tích đất

Trang 38

canh tác nông nghiệp thu hẹp, bởi lẽ theo tính toán, 1 ha đất nông nghiệp chuyểnđổi mục đích sử dụng sẽ có 13 nông dân mất việc làm Vì vậy khi bị thu hồi đấtnông dân gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghành nghề phần lớnnông dân thất nghiệp Bên cạch đó, chính sách lao động và giải quyết việclàm cho nông dân trong tỉnh còn nhiều bất cập, một số các chương trìnhđào tạo nghề, hỗ trợ việc làm của Nhà nước, địa phương vẫn dừng lại ởchỗ cầm tay chỉ việc, động viên cho nông dân, đào tạo cho song chứkhông coi trọng tuyển dụng tạo việc làm cho nông dân gây khó khăn chonông dân trong tìm kiếm việc làm

Việc vay vốn trong chương trình xóa đói, giảm nghèo ở một số địaphương triển khai còn chậm, thủ tục thì rườm rà, chưa thực sự thu hút đượcngười nông dân Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã nhận định:

“Đời một bộ phận nhân dân còn khó khăn, kết quả giảm nghèo ở một số nơi chưabền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo” [9, tr.23] Công tác xóa đói giảm nghèocòn chưa bền vững, căn cứ vào số liệu vay vốn xóa đói giảm nghèo từ 2001 đến

2010 cho thấy: năm 2001 có 14.078 hộ, năm 2008 giảm xuống còn 11.836 hộ;năm 2010 lại tăng lên 12.132 hộ Tổng số hộ nghèo trong tỉnh năm 2009 là15.648 hộ chiếm 5,72%, như vậy số hộ nghèo trong tỉnh còn cao, công tác xóađói giảm nghèo còn chưa bền vững

Ba là, trình độ dân trí của một số nông dân trong tỉnh còn thấp.

Tỷ lệ nông dân được qua đào tạo trong tỉnh còn thấp Việc tiếp thu, ứngdụng, chuyển giao khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào nâng cao chất lượngcuộc sống, nâng cao năng xuất lao động sản xuất của người nông dân trongtỉnh gặp nhiều khó khăn Hiện nay, trình độ kỹ thuật trong sản xuất nôngnghiệp của một số nông dân còn lạc hậu, chủ yếu vẫn dùng sức người và sức kéođộng vật Năng suất lao động, cây trồng, vật nuôi của nông dân thấp Tỷ lệ nôngsản phẩm qua chế biến còn ít, khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất từ của

Trang 39

nông dân nông thôn rất hạn chế Năng suất lúa năm 2006 là 61,31 tạ/ha, nhưngđến năm 2007 chỉ còn 59,70 tạ/ha, 2008 là 59,30 tạ/ha Nhiều vùng, khu vực còntồn tại tập quán canh tác, sản xuất, lạc hậu

Công tác giáo dục, đào tạo có mặt còn hạn chế Tỷ lệ trường đạt chuẩnquốc gia ở cấp học trung học cơ sở không đạt chỉ tiêu đề ra, cơ sở vật chất kĩthuật trong dạy học, nhất là sử dụng công nghệ thông tin còn yếu Các trườngchất lượng cao học phí cao dẫn đến con em nông dân khó có thể theo học, từ

đó dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực nông dân thấp Bên cạnh đó hiệu quả

sử dụng ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo còn bất hợp lý: “Năm 2008 ngânsách địa phương chi cho GD - ĐT là 157,9 tỷ đồng, trong đó chi trả lương cán

bộ quản lý giáo dục và giáo viên là 104,5 tỷ đồng, chiếm 66,18% số ngân

sách địa phương chi cho ngành” [5, tr.17]

Bốn là, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đối với nông dân còn nhiều bất cập.

Công tác bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp cho nông dân còn thấp cóngành còn chưa thu hút được người dân tham gia, nhất là bảo hiểm y tế tựnguyện và bảo hiểm thất nghiệp Bên cạnh đó chính sách hưởng từ quỹ phúclợi xã hội ở Bắc Ninh còn tồn tại, giá trị qũy thu được từ quỹ phúc lợi xã hộicòn ít Tính đến tháng 8/2010 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệpkhoảng 68.000 người, trung bình hàng năm mới chi trả được 2653 trườnghợp chiếm tỷ lệ thấp Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế cấp cơ

sở còn yếu, giải quyết bảo hiểm y tế cho nông dân, nhất là các hộ nghèo cònchậm Giải quyết chính sách sau chiến tranh còn chậm chễ, còn để đơn thưkhiếu nại kéo dài Việc thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phụngdưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với nước, các thương,bệnh binh, đối tượng chịu hậu quả chất độc da cam, người khuyết tật nhất

là ở nông thôn một số nơi chưa được giải quyết kịp thời, còn gây khó khănphiền hà cho nông dân

Trang 40

Năm là, môi trường sống của nông dân ở một địa phương chưa được bảo đảm, các vấn đễ xã hội bức xúc chưa được giải quyết triệt để, khiếu kiện của nông dân còn kéo dài.

Việc sử dụng một số hoá chất, chất kích thích tăng trưởng, bảo quảnnông sản không khoa học và kiểm soát chặc chẽ, chất lượng an toàn vệ sinhthực phẩm một số nơi còn chưa cao, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường sốngcho nông dân: “Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ngàycàng gia tăng; việc xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa đượcđầu tư đúng mức Công tác quản lý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường chưatốt Chậm đầu tư nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; việc đầu tư bảo vệmôi trường chưa đồng bộ với phát triển kinh tế” [9, tr.23] Khu vực nông thôntrong tỉnh hiện nay còn có tới 25/100 xã chưa đạt tiêu chí các cơ sở sản xuất,kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 24/100 xã chưa đạt tiêu chí không

có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môitrường xanh, sạch, đẹp; 32/100 xã chưa đạt tiêu chí chất thải, nước thải đượcthu gom và xử lý theo quy định

Sự phát triển không theo quy hoạch ở khu vực nông thôn, trong cáclàng nghề ở tỉnh đã làm cho mức độ ô nhiễm môi trường rất cao, ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sống của nông dân Một số các cở sở xản xuất kinh doanh, chếbiến thực phẩm, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… các chất thải sản xuất đềuđược thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng tới sứckhỏe đời sống cộng đồng nông dân Theo báo cáo kết quả thanh tra diện rộng vềthực hiện Luật Bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàntỉnh Bắc Ninh năm 2010 của Sở Khoa học Công nghệ và môi trường: “Lànggiấy Dương Ổ mỗi ngày thải ra môi trường 900 - 1.000m3 nước thải, mang theomột hàm lượng chất hữu cơ, hóa chất ngâm, tẩy rất lớn gây ô nhiễm nặng nguồnnước, các chỉ tiêu CO2NH3, độ PH, COD, Coipm đã vượt quá tiêu chuẩn chophép từ 10 - 20 lần Làng sắt thép Đa Hội mỗi ngày đưa ra môi trường khoảng

Ngày đăng: 25/02/2017, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen (1873), “Vấn đề nhà ở”, C.Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nhà ở”, "C.Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển”, Tạp chí Triết học, Số 4 năm 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm cần cónhằm duy trì môi trường cho sự phát triển”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1992
4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2006), Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả tổng điều tra nôngthôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2006
5. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2008, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2008
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2008
6. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009), Niên giám thống kê năm 2009, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2009
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2009
7. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2010), Niên giám thống kê năm 2010, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2010
8. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2005 - 2010, Nxb Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng Bộ tỉnhBắc Ninh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2005 - 2010
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb Bắc Ninh
Năm: 2005
9. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015, Nxb Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh BắcNinh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb Bắc Ninh
Năm: 2010
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết Bộ Chính trị về quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Bộ Chính trị về quản lý kinhtế nông nghiệp
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1988
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 8
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1990
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 9
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
22. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích - động lực phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi ích - động lực phát triển xã hội
Tác giả: Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 1999
24. V.I.Lênin (1895), “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy”, V.I.Lênin toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy”, "V.I.Lênintoàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ Mátxcơva

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w