Chương 15 hiệp ước vốn basel I, basel II và luật đảm bảo khả năng thanh toán solvency II
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xem lại sự phát triển trong các quy định ngân hàng từ thập niên 1980 đến 2000 Bắtđầu từ Hiệp ước Basel 1988 (hiện được biết là Basel I), bổ sung sửa đổi vào năm
1996 Sau đó chuyển sang thảo luận về Basel II, được xem là một sự thay đổi lớntrong các quy định và được nhiều ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới trongkhoảng 2007 Cuối cùng là Luật đảm bảo khả năng thanh toán Solvency II, là mộtkhuôn khổ pháp lý mới cho các công ty bảo hiểm, dự kiến sẽ được Liên Minh Châu
Âu EU thực hiện vào năm 2016
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
1 Lý do phải đặt ra những quy định cho ngân hàng
2 Bối cảnh ra đời Basel I
3 Basel I (Basel 1988/BIS 1988)
4 Sự chật chội của Basel I và tiền đề ra đời bản Điều chỉnh 1996
5 Điều chỉnh Hiệp ước 1996 (1996 Amendment/BIS 98)
6 Basel II ra đời như thế nào?
7 Basel II – Sự thay đổi lớn
8 Luật đảm bảo khả năng thanh toán II – Solvency II
9 Tóm tắt và so sánh các phiên bản Basel I, 1996 Amendment và Basel II
10 Vietnam và Basel
11 Tham khảo thêm (phần chi tiết về 1 số đo lường không thuyết trình)
BÀI CHI TIẾT
Chương này bắt đầu bằng việc xem lại sự phát triển trong các quy định ngân hàng
từ thập niên 1980 đến 2000 Bắt đầu từ Hiệp ước Basel 1988 (hiện được biết làBasel I), rồi được bổ sung sửa đổi vào năm 1996 Sau đó chuyển sang thảo luận vềBasel II, được xem là một sự thay đổi lớn trong các quy định và được nhiều ngânhàng áp dụng trên toàn thế giới trong khoảng 2007 Cuối cùng là Luật đảm bảo khảnăng thanh toán Solvency II, là một khuôn khổ pháp lý mới cho các công ty bảohiểm, dự kiến sẽ được Liên Minh Châu Âu EU thực hiện vào năm 2016
LÝ DO PHẢI ĐẶT RA NHỮNG QUY ĐỊNH NGÂN HÀNG
Mục đích chính của những quy định ngân hàng là để đảm bảo ngân hàng có đủ vốn
để đương đầu với những rủi ro gặp phải Không thể hoàn toàn loại trừ khả năng một
Trang 3ngân hàng sụp đổ, tuy nhiên các chính phủ muốn đưa ra một xác suất vỡ nợ rất nhỏcho bất kì ngân hàng nào Bằng cách này, họ hi vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh
tế ổn định để các cá nhân và doanh nghiệp đặt niềm tin vào hệ thống ngân hàng Thật cám dỗ khi tranh luận: “Quy định ngân hàng là không cần thiết Thậm chíkhông cần quy định gì, ngân hàng cũng có thể quản lý rủi ro một cách thận trọng vàluôn phấn đấu để giữ một mức vốn tương xứng với rủi ro mà họ đang gặp phải.”Không may, lịch sử đã không ủng hộ quan điểm này Có rất ít nghi ngờ là các quyđịnh giữ vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn vốn của ngân hàng và khiến cácngân hàng ý thức hơn về những rủi ro của họ
Như đã thảo luận ở phần 2.3, các chính phủ đưa ra những chương trình bảo hiểmtiền gửi để bảo vệ cho những người gửi tiền Nếu không có bảo hiểm tiền gửi, cácngân hàng chịu rủi ro quá mức liên quan đến việc vốn nền của họ sẽ gặp khó khăn
để thu hút tiền gửi Tuy nhiên, tác động của bảo hiểm tiền gửi tạo ra một môi trườnglàm cho những người gửi tiền ít sáng suốt hơn Một ngân hàng có thể chịu rủi ro lớn
mà không làm mất nguồn tiền gửi cơ bản của mình Điều cuối cùng mà một chínhphủ muốn là tạo ra một chương trình bảo hiểm tiền gửi mà kết quả là các ngân hàng
sẽ chịu nhiều rủi ro hơn Do đó, điều cần thiết là bảo hiểm tiền gửi đi kèm theonhững quy định liên quan đến những yêu cầu về vốn
Mối quan tâm lớn của các chính phủ là hệ thống rủi ro là gì Đây là rủi ro mà sự sụp
đổ của một ngân hàng lớn sẽ kéo theo sự sụp đổ của các ngân hàng lớn khác và cả
hệ thống tài chính Cách mà điều này xảy ra được mô tả trong phần Rủi ro hệ thống
bên dưới Khi một ngân hàng hay tổ chức tài chính lớn khác vướng phải khó khăntài chính, chính phủ gặp khó khăn trong quyết định Nếu chính phủ cho phép tổchức tài chính sụp đổ, họ đang đặt cả hệ thống tài chính chịu rủi ro Còn nếu họ bảolãnh cho tổ chức tài chính, thì lại là gửi đến thị trường những tín hiệu sai Có một sựnguy hiểm là những tổ chức tài chính lớn sẽ ít thận trọng hơn trong việc kiểm soátrủi ro nếu họ biết họ “quá lớn để ngã” và chính phủ sẽ luôn giải cứu họ
Trong cuộc khủng hoảng thị trường năm 2007 và 2008, quyết định giải cứu rấtnhiều tổ chức tài chính lớn ở Mĩ và Châu Âu đã được thực hiện Tuy nhiên, LehmanBrothers được cho phá sản vào tháng 9, 2008 Có thể là, chính phủ Mĩ muốn thịtrường rõ ràng rằng gói cứu trợ cho các tổ chức tài chính lớn không phải tự động.Tuy nhiên, quyết định để Lehman Brothers phá sản đã bị chỉ trích vì làm cho cuộckhủng hoảng tín dụng tồi tệ hơn
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là rủi ro mà một sự sụp đổ của một tổ chức tài chính sẽ tạo ra một
“hiệu ứng lan truyền” dẫn đến sự sụp đổ của các tổ chức tài chính khác và đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính Có một lượng lớn giao dịch không qua quầy (trực tiếp) giữa các ngân hàng Nếu ngân hàng A sụp đổ, ngân hàng B có thể chịu
Trang 4tổn thất lớn trên các giao dịch đang có với ngân hàng A Điều này có thể khiến ngân hàng B sụp đổ theo Ngân hàng C có nhiều giao dịch chưa chi trả với cả ngân hàng A và B, có thể chịu tổn thất lớn và trải qua khó khăn tài chính nghiêm trọng,
và cứ thế.
Hệ thống tài chính còn tồn tại rất tốt sau khủng hoảng như Drexel năm 1990, Barings năm 1995, và Lehman Brothers năm 2008, nhưng các nhà quản lý tiếp tục được quan tâm Trong cuộc khủng hoảng thị trường năm 2007 và 2008, rất nhiều tổ chức tài chính lớn đã được cứu, chứ không được phép phá sản, vì chính phủ lo ngại
về rủi ro hệ thống.
BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA BASEL I
Basel I được soạn thảo năm 1982 dưới áp lực cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Latinh đầu những năm 1980 xuất phát từ tăng vọt nợ vay nước ngoài dẫn đến
nguy cơ vỡ nợ
1 Trong thập niên 1970, các nước Mỹ la tinh vay một lượng lớn vốn từ bênngoài để phát triển cơ sở hạ tầng Nợ nước ngoài tăng từ 75 tỷ đô-la vào năm
1975 lên 315 tỷ đô-la vào năm 1983, bằng 50% GDP của các nước này Phần
nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỷ đô-la, tăng từ 12 tỷ đô-lanăm 1975…
2 Ba nước là Mexico, Argentina và Brazil rơi vào nguy cơ vỡ nợ(Goodhart,2011) Các ngân hàng không cho các nước Mỹ la linh gia hạn nợhay quay vòng vốn vay… Điều này dẫn tới lo ngại rằng mức độ dự trữ vốncủa các NHTW Mỹ là không đủ Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật về nângcao tỷ lệ vốn tối thiểu đối với Ngân hàng Mỹ (International LendingSupervision Act-ILSA 1983), nhưng họ đồng thời cũng lo ngại rằng sự căngthẳng về cạnh tranh và sự xung đột về kiểm soát giữa những ngân hàng đaquốc gia có thể xảy ra Vì vậy, BCBS đã soạn thảo Basel I nhằm đưa ra một
sự thống nhất chung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên thế giới
Trước năm 1988, các nhà quản lý xác định nhu cầu vốn bằng cách xác định tỷ lệ tốithiểu vốn với tài sản hoặc tỷ lệ tối đa tài sản với vốn Vào cuối năm 1980, cả giámsát ngân hàng và bản thân ngân hàng ý thức rằng những thay đổi là cần thiết Giaodịch chứng khoán phái sinh tăng nhanh, các ngân hàng cạnh tranh trên toàn cầu vàcần tạo một sân chơi bình đẳng bằng cách làm cho các quy định trở nên thống nhấttrên toàn cầu
1 Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng
Trước năm 1988, các quy định ngân hàng trong một quốc gia có xu hướngquy định lượng vốn ngân hàng bằng cách thiết lập mức tối thiểu cho tỉ lệ vốn
Trang 5nhau ở mỗi quốc gia Một số quốc gia nghiêm túc thực hiện các quy định
của mình hơn một số khác Theo sự phát triển, các ngân hàng cạnh tranh trêntoàn cầu và một ngân hàng đang hoạt động trong một quốc gia có quy định
về vốn lỏng lẻo được xem là có lợi thế cạnh tranh hơn một ngân hàng khácđang hoạt động trong một quốc gia có các quy định về vốn được thực thi chặtchẽ hơn
Ngoài ra, những khoản vay từ những ngân hàng quốc tế lớn cho các quốc giakém phát triển hơn như Mexico, Brazil và Argentina tạo ra rủi ro lớn, cũngnhư những trò chơi kế toán thỉnh thoảng được dùng cho những rủi ro này đã
bắt đầu đưa ra các câu hỏi về mức vốn thích hợp.
2 Một vấn đề khác là các loại giao dịch ở các ngân hàng trở nên phức tạp hơn
Thị trường phái sinh phi tập trung cho các sản phẩm như hoán đổi lãi suất,hoán đổi tiền tệ, và quyền chọn ngoại hối đã và đang phát triển nhanh chóng.Những hợp đồng phái sinh làm tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải
chịu Rõ ràng là việc quy định giá trị tổng tài sản không còn là một chỉ báo
tốt cho tổng rủi ro đang chịu Một phương pháp phức tạp hơn so với đặt
ra mức tỉ lệ vốn trên tổng tài sản kế toán tối thiểu, là cần thiết.
Xem xét một ví dụ như một hợp đồng hoán đổi lãi suất Nếu đối tác tronggiao dịch hoán đổi lãi suất vỡ nợ khi hợp đồng có giá trị dương đối với ngân
hàng và có giá trị âm với đối tác, ngân hàng phải chịu mất tiền Rủi ro tiềm
năng tương lai của các phái sinh đã không được phản ánh trong tài sản được báo cáo của ngân hàng Kết quả là, không có ảnh hưởng nào đến mức tài sản được ngân hàng báo cáo và do đó không ảnh hưởng đến lượng vốn mà ngân hàng được yêu cầu giữ
Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 Ủy ban gồm đại diên từ các quốc gia(G10): Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển,Thụy Sĩ, Anh và Mĩ Ủy ban được nhóm họp thường xuyên ở Basel, Thụy Sĩ, dưới
sự bảo trợ của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) Kết quả quan trọng đầu tiên củaviệc nhóm họp này là một văn kiện tựa đề “Đồng thuận quốc tế về đo lường vốn vàtiêu chuẩn vốn” Đây được gọi là “Hiệp ước BIS 1988” hay chỉ là “Hiệp ước” Sau
nó được gọi là Basel I
HIỆP ƯỚC BIS 1988 – BASEL I
Hiệp ước BIS 1988 là nỗ lực đầu tiên để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về an toànvốn dựa trên rủi ro Nó đã chịu nhiều chỉ trích do quá đơn giản và phần nào chuyênchế Thực tế, Hiệp ước đã là một thành tựu to lớn Nó được tất cả 12 thành viên của
Ủy ban Basel kí nhận và mở đường cho những sự phát triển quan trọng trong nguồnlực ngân hàng về đo lường, hiểu biết và quản lý rủi ro
Trang 6Basel I xác định rủi ro tín dụng cho cả rủi ro trên bảng cân đối kế toán lẫn ngoạibảng Điều này liên quan đến tài sản tính theo tỷ trọng rủi ro gia quyền (tài sản córủi ro) Tài sản có rủi ro cho một khoản vay trên bảng cân đối được tính toán bằngcách nhân giá trị với tỷ trọng rủi ro cho của khách hàng Trong trường hợp các pháisinh như hoán đổi, ngân hàng trước tiên được yêu cầu tính toán khoản tín dụngtương đương Tài sản có rủi ro có được bằng cách nhân khoản tín dụng tươngđương với tỷ trọng rủi ro của khách hàng Ngân hàng được yêu cầu giữ vốn tối thiểubằng 8% tổng tài sản có rủi ro.
Basel I yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tốithiểu để có thể đối phó với những rủi ro Rủi ro, mà cụ thể ở Basel I là rủi ro tíndụng, được đo lường thông qua tỉ lệ Cooke
1 Tỷ lệ Cooke: Đổi mới quan trọng trong Hiệp ước 1988 là tỉ lệ Cooke (tỉ lệ
vốn dựa trên rủi ro)
Tỉ lệ Cooke xem xét rủi ro tín dụng trên cả bảng cân đối kế toán và ngoạibảng Tỉ lệ này dựa trên tài sản có rủi ro của ngân hàng (risk-weightedassets) Đây là một phương pháp đo lường tổng rủi ro tín dụng của ngânhàng
Đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đãđược thực thi trên hơn 100 quốc gia
Rủi ro tín dụng có thể được chia thành 3 nhóm:
(1) Nhóm phát sinh từ tài sản trên bảng cân đối kế toán (không bao gồm phái sinh).
Mỗi tài sản trên bảng cân đối kế toán được gán với một tỷ trọng rủi rophản ánh rủi ro tín dụng của tài sản đó Một mẫu chuẩn của mức rủi rotrong Hiệp ước được trình bày trong bảng 15-1 Tiền mặt và các chứngkhoán được chính phủ các quốc gia thuộc OECD phát hành được xem làhầu như không có rủi ro và một số có rủi ro bằng 0 Các khoản nợ củadoanh nghiệp có mức rủi ro 100% Khoản vay của các ngân hàng và cơquan chính phủ ở các quốc gia thuộc OECD có mức rủi ro 20% Khoảnthế chấp nhà ở không bảo hiểm có mức rủi ro 50% Tổng tài sản có rủi rocho N khoản mục trên bảng cân đối kế toán bằng nhau
Bảng 15.1: Tỷ trọng rủi ro cho những khoản mục
trên bảng cân đối kế toán
Trang 7Ngân hàng OECD và các tổ chức khu vực côngOECD như chứng khoán do các cơ quan chính phủ
Mĩ phát hành; hay chính quyền địa phương
50 Các khoản vay thế chấp nhà ở không có bảo hiểm
100
Tất cả tài sản còn lại như trái phiếu doanh nghiệp và
nợ ở các quốc gia kém phát triển; ngân hàng khôngthuộc OECD
Tổng tài sản có rủi ro cho N khoản mục trên bảng cân đối kế toán bằng:
(Trong đó, tiền vốn vay của khoản mục thứ i và là tỷ trọng rủi rocủa khoản mục đó)
Trang 8Những công cụ tài chính từ quan điểm tín dụng được xem như tương tựcác khoản vay, như chấp phiếu ngân hàng có hệ số chuyển đổi 100%.Một số khác như các thể thức phát hành tín phiếu (trong đó một ngânhàng đồng ý một doanh nghiệp có thể phát hành thương phiếu ngắn hạn
về các điều khoản trước thỏa thuận trong tương lai), có hệ số chuyển đổithấp
(3) Nhóm phát sinh từ các phái sinh phi tập trung.
Với một sản phẩm phái sinh phi tập trung như một hoán đổi lãi suất haymột hợp đồng kì hạn, tổng giá trị tín dụng tương đương được tính là
Trong đó là giá trị hiện tại của phái sinh đối với ngân hàng, là hệ số
bổ sung, và là số tiền vốn gốc Kì hạn đầu tiên trong phương trình(15.1) là rủi ro hiện tại Nếu bên đối tác vỡ nợ ngay hôm nay và dương,thì hợp đồng là một tài sản của ngân hàng và ngân hàng phải chịu tổn thấtlượng Nếu bên đối tác vỡ nợ hôm nay và âm, hợp đồng là tài sản củabên đối tác và sẽ không có lợi hay lỗ gì cho ngân hàng Do đó, rủi ro củangân hàng là Giá trị bổ sung, , là một khoản chi cho khảnăng chịu rủi ro gia tăng trong tưởng lai Ví dụ về hệ số bổ sung trìnhbày ở bảng 15-2
Bảng 15-2: Các hệ số bổ sung
như phần trăm vốn khái toán của sản phẩm phái sinh
Thời gian đáo
hạn còn lại
(năm)
Lãi suất
Tỉ giángoại tệ
và vàng
Kim loạiquý trừvàng
Vốn cổphần
Hàng hóakhác
Trang 9Giá trị tín dụng tương đương phát sinh từ cả nhóm mục thứ hai hay thứ
ba của rủi ro được nhân với mức rủi ro của đối tác để tính toán tài sản córủi ro Mức rủi ro tương tự trong bảng 15.1 ngoại trừ mức rủi ro đối vớidoanh nghiệp 0.5 chứ không phải 1.0
Ví dụ 15.3:
Xét lại lần nữa ngân hàng trong ví dụ 15.2 Nếu hoán đổi lãi suất là vớimột doanh nghiệp, tài sản có rủi ro là hay $1.25 triệu Cònnếu với một ngân hàng OECD, tài sản có rủi ro là hay $0.5
Đặt tất cả lại với nhau, tổng tài sản có rủi ro cho một ngân hàng với Nkhoản mục trên bảng cân đối và M khoản mục ngoài bảng cân đối là
(Ở đây, là vốn gốc của tài sản thứ trên bảng cân đối và là mức rủi
ro của tài sản; là tổng giá trị tín dụng tương đương cho sản phẩm pháisinh thứ hoặc khoản mục ngoài bảng khác và mức rủi ro của đối táccho khoản mục thứ )
$2.5 triệu
Trang 10(1) Vốn cấp 1 Bao gồm các khoản mục như vốn chủ sở hữu và cổ phiếu ưu
đãi không tích lũy vĩnh viễn (Lợi thế thương mại được trừ vào vốn chủ sởhữu)
(2) Vốn cấp 2 Đôi khi còn được gọi là Vốn bổ sung Gồm các công cụ như
cổ phiếu ưu đãi tích lũy vĩnh viễn, các loại trái khoán 99 năm và nợ thứcấp với kì hạn ban đầu trên 5 năm
Vốn chủ sở hữu là loại vốn quan trọng nhất vì nó hấp thu thua lỗ Nếu vốnchủ sở hữu lớn hơn thua lỗ, ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động Nếu vốnchủ sở hữu ít hơn phần thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán Trongtrường hợp sau, vốn cấp 2 trở nên thích hợp hơn Vì nó là thứ cấp đối vớingười gửi tiền, nên sẽ cung cấp một bước đệm cho người gửi tiền Nếu ngânhàng đang trong giai đoạn căng thẳng sau khi vốn cấp 1 đã sử dụng hết, thua
lỗ nên được giữ/bán khống đầu tiên ở vốn cấp 2, và chỉ khi nào không đủngười gửi tiền
Hiệp ước yêu cầu ít nhất 50% số vốn cần thiết (đó là, 4% tài sản có rủi ro) làvốn cấp 1 Hơn nữa, Hiệp ước còn yêu cầu 2% tài sản có rủi ro là cổ phiếuphổ thông (Lưu ý rằng Ủy ban Basel đã cập nhật định nghĩa công cụ tàichính có đủ điều kiện là vốn cấp 1 và định nghĩa cổ phiếu phổ thông ở BaselIII)
Các ban giám sát ngân hàng ở một số quốc gia yêu cầu ngân hàng giữ lượng vốn tối thiểu nhiều hơn quy định do Ủy ban Basel đề ra và một số ngân hàng tự đặt chỉ tiêu vốn còn cao hơn ban giám sát ngân hàng quy định.
SỰ CHẬT CHỘI CỦA BASEL I VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI BẢN ĐIỀU CHỈNH HIỆP ƯỚC 1996
1 Các đề xuất chính sách G-30
Những thị trường phái sinh sớm nhất là thị trường quyền chọn của hoa tulip ở HàLan vào thế kỷ thứ 17 và thị trường giao sau lúa gạo ở Nhật Bản trong cùng thế kỷ.Năm 1970, khi các điều kiện kinh tế và việc định giá sản phẩm phái sinh phát triển
đã tạo nền tảng cho thị trường phái sinh tăng trưởng ngoạn mục Năm 1972, sànChicago Mercantile Exchange (CME) bắt đầu giao dịch các hợp đồng giao sau vềtiền tệ Từ những năm 1980 , Giao dịch hoán đổi và sản phẩm ngoại lai bắt đầu tăngtrưởng thông qua thị trường phi tập trung
Cùng với sự phát triển của thị trường phái sinh, năm 1993, một nhóm công tác baogồm những người tiêu dùng, các dealer, viện nghiên cứu, kế toán viên và luật sưtham gia vào sản phẩm phái sinh đã công bố một báo cáo chứa 20 đề xuất quản lýcho các dealer và người tiêu dùng sản phẩm phái sinh và 4 đề xuất cho các nhà lập
Trang 11và 72 người tiêu dùng toàn thế giới Bảng khảo sát bao gồm cả bảng câu hỏi và
phỏng vấn sâu Bản báo cáo không phải là tài liệu pháp lí, nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động quản lí rủi ro
Một bản tóm tắt ngắn gọn về các đề xuất quan trọng như sau:
(1) Các chính sách của một công ty về quản trị rủi ro cần được xác định rõ ràng
và được ban quản lí cấp cao phê duyệt, nêu lên ý tưởng tại hội đồng cấp giám
đốc Các quản lí ở tất cả các cấp đều cần phải thực thi các chính sách này (2) Vị thế sản phẩm phái sinh cần phải được định giá theo giá thị trường (tức là,
định giá lại bằng cách sử dụng một mô hình phù hợp với giá thị trường) ítnhất một lần một ngày
(3) Những dealer phái sinh nên đo lường rủi ro thị trường bằng cách sử dụng
một phương pháp phù hợp như VaR (giá trị chịu rủi ro) Giới hạn chịu rủi rothị trường nên được thiết lập
(4) Các dealer phái sinh nên thực hiện các bài kiểm tra street test để xác định
khoản lỗ tiềm năng trong điều kiện thị trường khắc nghiệt
(5) Chức năng quản lí rủi ro cần phải được lập ra để nó độc lập với hoạt động
kinh doanh
(6) Rủi ro tín dụng phát sinh từ giao dịch phái sinh nên đánh giá dựa trên giá
trị thay thế hiện tại của vị thế hiện có và những chi phí tiềm năng trong tươnglai
(7) Rủi ro tín dụng đối với bên đối tác nên được tổng hợp theo cách phản ánh
các thỏa thuận thanh toán netting được thực thi
(8) Các cá nhân chịu trách nhiệm cho việc lập ra giới hạn tín dụng phải độclập
với những người tham gia giao dịch
(9) Các dealer và người tiêu dùng nên cẩn thận đánh giá cả chi phí và lợi ích của các kĩ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng như tài sản đảm bảo và downgradetrigger Đặc biệt, họ cần đánh giá năng lực của chính họ và các đối tác để đápứng yêu cầu dòng tiền của các downgrade trigger
(10) Mỗi cá nhân với những kĩ năng và kinh nghiệm thích hợp nên đượcphép có trách nhiệm trong giao dịch phái sinh, giám sát việc giao dịch, thựchiện các chức năng văn phòng liên quan đến giao dịch, và tương tự…
(11) Nên có các hệ thống thích hợp trong thu thập dữ liệu, xử lí, giải quyết
và quản lí báo cáo
(12) Các dealer và người tiêu dùng nên giải thích cho các giao dịch pháisinh được sử dụng để quản lí rủi ro để đạt đến một sự nhất quán trong xử línhận biết thu nhập giữa công cụ tài chính và rủi ro đang được quản lí
Trang 122 Netting
Hiệp ước Basel 1988 đã không đưa netting vào việc thiết lập yêu cầu về vốn Đến năm 1995, netting đã được kiểm nghiệm thành công ở tòa án nhiều quốc gia Kết quả là, Hiệp ước 1988 đã được sửa đổi cho phép các ngân hàng giảm tổng mức tín dụng tương đương của mình khi các hiệp định netting song phương được thực thi được đặt ra
Những người tham gia thị trường phái sinh phi tập trung có truyền thống kí mộthiệp định khung của ISDA (Hiệp hội giao dịch phái sinh và hoán đổi quốc tế) kiểmsoát các giao dịch phái sinh của họ Từ “netting” dùng để chỉ một điều khoản trong
hiệp định khung, trong đó nói rằng trường hợp vỡ nợ tất cả các giao dịch được xem là một giao dịch đơn lẻ Điều này nghĩa là, nếu một công ty vỡ nợ trên một
giao dịch được kiểm soát trong hiệp định khung, thì đều vỡ nợ trên tất cả các giaodịch mà hiệp định khung kiểm soát
Netting và hiệp định khung ISDA sẽ được thảo luận ở chương 18 và 20 Ở chương
này, chúng ta lưu ý rằng netting có tác dụng làm giảm đáng kể rủi ro tín dụng.
Xét một ngân hàng có 3 giao dịch hoán đổi chưa thanh toán với bên đối tác Cácgiao dịch có giá trị +$24 triệu, -$17 triệu và +$8 triệu đối với bên ngân hàng Giả sửrằng bên đối tác đang trải qua giai đoạn tài chính khó khăn và không có khả năngthực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình Đối với bên đối tác, giá trị tương ứng của 3giao dịch này là -$24 triệu, +$17 triệu và -$8 triệu Nếu không có netting, bên đốitác sẽ không thanh toán ở giao dịch đầu tiên, giữ lại giao dịch thứ hai, và khôngthanh toán ở giao dịch thứ ba Giả sử không phục hồi được, ngân hàng sẽ thua lỗ
$32 triệu (=24+8) Nếu có netting, bên đối tác bị buộc yêu cầu không thanh toánluôn giao dịch thứ hai Lúc này, ngân hàng sẽ thua lỗ $15 triệu (= 24-17+8)
Tổng quát hơn, giả sử một tổ chức tài chính có một danh mục đầu tư N sản phẩmphái sinh chưa thanh toán với một đối tác cụ thể và giá trị hiện tại của phái sinh thứ
là Nếu không có netting, rủi ro của tổ chức tài chính trong trường hợp vỡ nợhôm nay là
Nếu có netting, rủi ro sẽ là
Trang 13Nếu không có netting, rủi ro là việc thanh toán cả danh mục phái sinh Có netting,rủi ro là việc thanh toán một phái sinh trong danh mục
Hiệp ước Basel 1988 đã không đưa netting vào việc thiết lập yêu cầu về vốn Từphương trình (15.1) giá trị tín dụng tương đương của một danh mục phái sinh vớimột đối tác theo Hiệp ước là
Trong đó là hệ số bổ sung cho giao dịch thứ và là vốn gốc của giao dịch thứ
i
Năm 1995, netting đã được kiểm nghiệm thành công ở tòa án nhiều quốc gia Kếtquả là, Hiệp ước 1988 đã được sửa đổi cho phép các ngân hàng giảm tổng mức tíndụng tương đương của mình khi các hiệp định netting song phương được thực thiđược đặt ra Bước đầu tiên là tính tỉ lệ thay thế/ chuyển đổi ròng, NRR Đây là tỉ lệcủa rủi ro hiện tại khi có netting trên rủi ro hiện tại khi không có netting:
Bảng 15.3: Danh mục phái sinh với một bên đối tác cụ thể
Giao dịch Vốn gốc, Giá trị hiện
tại,
Bảng 15.2Giá trị bổ sung,
Hoán đổi lãi
Trang 14Giá trị tín dụng tương đương được sửa đổi là
Ví dụ 15.4:
Xét ví dụ trong bảng 15.3, trong đó cho thấy một danh mục 3 phái sinh ở một ngânhàng với bên đối tác cụ thể Cột thứ ba thể hiện giá trị thị trường hiện tại của cácgiao dịch và cột thứ tư là giá trị bổ sung được tính trong bảng 15.2 Rủi ro hiện tại
có netting là Rủi ro hiện tại không có netting là
Tỉ lệ thay thế ròng NRR là
Tổng gía trị bổ sung, , là Giá trị tín dụng tương đương
trị tín dụng tương đương là Giả sử bên đối tác là một ngân hàngOECD có mức rủi ro 0.2 Điều này nghĩa là tài sản có rủi ro khi có netting là
Khi không có netting là
ĐIỀU CHỈNH HIỆP ƯỚC 1996 (1996 Amendment)
Vào năm 1995, Ủy ban Basel đã đưa ra đề nghị tư vấn để sửa đổi Hiệp ước năm
1988 (The 1988 Accord) và được biết đến với tên gọi “Điều chỉnh Hiệp ước 1996”(1996 Amendment) Sau đó đôi khi còn được gọi là “BIS 98” vì điều chỉnh nàyđược thực thi vào năm 1998
Điều chỉnh liên quan đến đảm bảo duy trì vốn tối thiểu cho rủi ro thị trường (market risks) kết hợp với hoạt động kinh doanh mua bán tài sản tài chính (trading activities).
1 Rủi ro tín dụng:
Trang 15Chi phí vốn cho rủi ro tín dụng (the credit risk capital charge) theo Hiệp ước 1988tiếp tục áp dụng tại bản Điều chỉnh Hiệp ước 1996 cho tất cả các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán và ngoại bảng thuộc Sổ kinh doanh và Sổ ngân hàng, ngoại trừ các mục trong Sổ kinh doanh bao gồm (a) chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
kinh doanh và (b) hàng hóa và ngoại hối - Nhu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng được
kết hợp với netting
2 Rủi ro thị trường:
Điều chỉnh Hiệp ước 1996 đề xuất áp dụng chi phí vốn cho các rủi ro thị trường,được định nghĩa là rủi ro thua lỗ trong bảng cân đối kế toán và ngoại bảng phát sinh
từ biến động giá thị trường
Hạch toán theo giá thị trường (marking to market) là việc định giá lại(revaluing) tài sản và nợ phải trả hằng ngày sử dụng mô hình điều chỉnh theogiá thị trường hiện tại Hay cũng được gọi là kế toán giá trị hợp lý (fair value
accounting) Các ngân hàng được yêu cầu sử dụng kế toán giá trị hợp lý
cho mọi tài sản và khoản nợ được xác định cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản tài chính (trading purpose) Bao gồm hầu hết các sản phẩm phái
sinh, chứng khoán thị trường vốn, ngoại tệ và hàng hóa Những khoản mụcnày tạo thành những gì được gọi là Sổ kinh doanh của ngân hàng (the bank’strading book)
Các ngân hàng không yêu cầu phải sử dụng kế toán giá trị hợp lý cho những tài sản dự kiến nắm giữ dài hạn cho mục đích đầu tư Những tài
sản này, trong đó bao gồm những khoản vay và một số chứng khoán nợ, tạothành những gì được gọi là Sổ ngân hàng (the banking book) Cho đến khi có
lý do để tin rằng việc trả nợ gốc (repayment of the principal) sẽ không đượcthực hiện, chúng được xác định theo giá gốc (historical cost) (Xem phần2.7)
Một ngân hàng có sự linh hoạt hơn trong loại vốn sử dụng bù đắp rủi ro
thị trường Họ có thể sử dụng vốn cấp 1 hoặc cấp 2 Hay cũng có thể sử dụngvốn cấp 3 Bao gồm nợ thứ cấp ngắn hạn (sort-term subordinated debt) với
kỳ đáo hạn gốc (original maturity) tối thiểu là 2 năm, không có bảo đảo vàthanh toán đầy đủ (Vốn cấp 3 đã bị loại bỏ trong Basel III)
Bản điều chỉnh đã đưa ra chi phí vốn cho các rủi ro thị trường kết hợp vớitất cả các khoản mục trong Sổ kinh doanh
Đo lường rủi ro thị trường: Phương pháp chuẩn hóa và phương pháp mô
hình nội bộ Hầu hết những ngân hàng lớn ưu tiên sử dụng phương pháp môhình nội bộ bởi vì nó phản ánh tốt hơn những lợi ích của đa dạng hóa và dẫnđến những yêu cầu vốn thấp hơn
Trang 16 Cách tiếp cận theo phương pháp chuẩn hóa (standardized approach) ấn định vốn riêng biệt cho mỗi chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, rủi ro ngoại
hối, rủi ro hàng hóa và quyền chọn Không có tài khoản nào được đưa vàomối tương quan giữa các loại công cụ khác nhau
Các ngân hàng tinh vi hơn với chức năng quản trị rủi ro được thiết lập tốt
được phép sử dụng phương pháp mô hình nội bộ (internal model-based
approach) Điều này liên quan đến tính toán VaR và chuyển đổi nó vào yêucầu vốn
VaR được đo lường với khung thời gian 10 ngày và độ tin cậy 99% (tức là có 1%khả năng thua lỗ vượt qua khoảng thời gian 10 ngày)
Phương pháp đo lường VaR phổ biến nhất là mô phỏng lịch sử (historicalsimulation) Như đã giải thích trong Chương 12, các ngân hàng hầu như luôntính toán VaR (1 ngày, 99%) Khi xây dựng Điều chỉnh Hiệp ước 1996, điềuchỉnh quy định VaR (10 ngày, 99%) có thể được tính bằng √10 x VaR (1ngày, 99%) Điều này có nghĩa là: mc x VaRavg (10 ngày, 99%) = 3.16mc xVaRavg (1 ngày, 99%)
o Thành phần thứ hai, SRC, bao gồm những rủi ro cụ thể của công ty như biến
động giá cổ phiếu hoặc chênh lệch lãi suất
Giả sử một chứng khoán làm gia tăng SRC là một trái phiếu doanh nghiệp
Có hai thành phần rủi ro của chứng khoán này: rủi ro lãi suất và rủi ro tíndụng của công ty phát hành trái phiếu Rủi ro lãi suất được tính trong thànhphần đầu tiên của phương trình (15.3); rủi ro tín dụng được tính bởi SRC
Trang 17Điều chỉnh Hiệp ước 1996 đề xuất tiếp cận phương pháp chuẩn hóa để tínhSRC, nhưng cho phép ngân hàng sử dụng mô hình nội bộ điều chỉnh 1 lầnchấp thuận cho các mô hình đã thông dụng Mô hình nội bộ cho SRC liênquan đến đo lường VaR (10 ngày, 99%) đối với rủi ro cụ thể Điều chỉnh tínhtoán vốn bằng cách áp dụng một hệ số nhân tương tự như mc với VaR Hệ sốnhân ít nhất phải là 4 và kết quả vốn ít nhất phải là 50% vốn được đưa ra bởitiếp cận phương pháp chuẩn hóa Một phương pháp để tính SRC sẽ được đưa
ra trong phần 21.5
3 Tổng vốn tối thiểu của một ngân hàng
Tổng vốn tối thiểu của một ngân hàng là tổng của (a) vốn để bù đắp rủi ro tín dụngbằng 8% tài sản có rủi ro (RWA) và (b) vốn bù đắp rủi ro thị trường như được giảithích ở trên
Một RWA cần vốn bù đắp rủi ro thị trường được xác định bằng 12.5 (là nghịch đảocủa 8%) x yêu cầu vốn trong phương trình (15.3) Điều này có nghĩa là tổng số vốnđược yêu cầu cho rủi ro tín dụng và thị trường là:
Tổng vốn = 0.08 x (RWA rủi ro tín dụng + RWA rủi ro thị trường) (15.4)
4 Kiểm chứng mô hình (Back-Testing)
Là một phần trong văn bản Điều chỉnh Hiệp ước 1996, Back-testing là phương pháp
để kiểm tra độ chính xác của các mô hình mà ngân hàng sử dụng để đo lường rủi rothị trường Bản chất của kỹ thuật này là để so sánh kết quả kinh doanh thực tế so vớicác mô hình đo lường rủi ro
Điều chỉnh Hiệp ước 1996 yêu cầu VaR (1 ngày, 99%) mà một ngân hàng tính toán
để kiểm chứng lại trong vòng 250 ngày trước, điều này liên quan đến ngân hàng
sử dụng phương thức hiện tại để đo lường VaR cho mỗi khoảng thời gian 250 ngàygần nhất
Nếu tổn thất thực tế (actual loss) xảy ra trong một ngày lớn hơn ước lượng
VaR 1 ngày, một “ngoại lệ” được ghi lại và sử dụng để xác định mc
Nếu số lượng các trường hợp ngoại lệ trong 250 ngày trước là ít hơn 5, mc
thường được thiết lập bằng 3 Nếu số lượng các trường hợp ngoại lệ là 5, 6,
7, 8 hay 9, giá trị của mc được thiết lập tương ứng bằng 3.4, 3.5, 3.65, 3.75 và3.85
Có một số ý kiến của các giám sát ngân hàng về việc sử dụng những hệ sốnhân cao hơn Họ thường sẽ áp dụng khi các lý do cho các ngoại lệ được xácđịnh là do thiếu hụt trong sử dụng mô hình VaR Nếu những thay đổi vị thếcủa ngân hàng trong ngày dẫn đến ngoại lệ, hệ số nhân lớn hơn nên đượcxem xét, nhưng không phải được sử dụng Khi lý do duy nhất được xác định
là may mắn, không có hướng dẫn được cung cấp cho người giám sát
Trang 18 Trong trường hợp số lượng các ngoại lệ là 10 hoặc nhiều hơn, Điều chỉnhHiệp ước Basel đòi hỏi số nhân được thiết lập là 4 Vấn đề 15.18 lưu tâm đếnnhững hướng dẫn trong ngữ cảnh các bài kiểm tra thống kê mà chúng tôi đãthảo luận trong phần 12.10.
Các tính toán thường thực hiện (a) bao gồm những thay đổi được thực hiện đối vớidanh mục đầu tư vào ngày xem xét và (b) giả định rằng danh mục không thay đổivào ngày xem xét
TIỀN ĐỀ VÀ SỰ RA ĐỜI BASEL II
Basel II được dự thảo năm 1999 sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những năm 90.Khi đó, vào đầu thế kỷ 20, kinh tế Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, rất nhiềungười đầu tư vào thị trường cổ phiếu mà trong đó tiền vay chiếm một tỷ trọng rấtlớn (Tháng 8/1929, tổng số nợ vay chứng khoán lên đến 8,5 tỷ USD, lớn hơn tổnglượng tiền lưu hành trong nền kinh tế Hệ số P/E bình quân của các cổ phiếu thuộcchỉ số chứng khoán tổng hợp S&P lên đến 32,6 vào tháng 9/1929) Các ngân hàngcũng đã sử dụng một tỷ lệ lớn tiền gửi để mua cổ phiếu Khi khủng hoảng xảy ra,công chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền dẫn đến sụp đổ cả hệ thống tài chính Cuộckhủng khoảng này gắn liền với ngày thứ Năm đen tối (24/10/1929) và ngày thứ Bađen tối (29/10/1929)
Thị trường tiền tệ càng phức tạp, các công cụ phái sinh phát triển mạnh và quá trìnhtoàn cầu hóa mạnh mẽ đã dẫn tới sự phức tạp trong cả cơ cấu tài sản và cơ cấu vốncủa các NHTM Do đó, việc Basel I quy định trọng số rủi ro cụ thể cho từng danhmục đầu tư tại tất cả các ngân hàng G10 đã không còn phù hợp Ngoài ra, các rủi ro
về lãi suất, rủi ro về tỷ giá, và đặc biệt là rủi ro vận hành ngày càng lớn dẫn tới yêucầu phải có các quy định về vốn tối thiểu liên quan tới các rủi ro này
Tháng 6 năm 1999, Ủy ban Basel đề xuất quy tắc mới, đã được biết đến là Basel II.Chúng được sửa đổi vào tháng 1 năm 2001 và tháng 4 năm 2003 Một số nghiêncứu tác động định lượng (QISs) được tiến hành trước khi áp dụng các quy tắc mới
để kiểm tra bằng cách tính toán các yêu cầu vốn theo quy tắc mới Bộ quy tắc chuẩnđược sự đồng ý của tất cả thành viên Ủy ban Basel và được công bố vào tháng 6năm 2004 Sau đó được cập nhật vào tháng 11 năm 2005 Các quy tắc bắt đầu được
sử dụng từ năm 2007 sau một nghiên cứu thêm về tác động định lượng (QIS)
Các yêu cầu về vốn theo Basel II áp dụng cho các ngân hàng có “hoạt động quốctế” Tại Mỹ có nhiều ngân hàng địa phương nhỏ và các quan chức Mỹ quyết địnhrằng Basel II sẽ không áp dụng với họ (Những ngân hàng này được áp dụng theoBasel IA, tương tự Basel I) Tại Châu Âu, tất cả ngân hàng, dù lớn hay nhỏ, đềuđược điều chỉnh theo Basel II Hơn nữa, Liên minh Châu Âu (EU) còn yêu cầu ápdụng quy tắc Basel II đối với công ty chứng khoán tương tự như ngân hàng
Trang 19Basel II dựa trên ba trụ cột (pillar): (1) Yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum CapitalRequirements); (2) Rà soát giám sát (Supervisory Review); (3) Kỷ luật thị trường(Market Discipline)
1 Trụ cột 1 – Yêu cầu vốn tối thiểu
Yêu cầu chung từ Basel 1 là ngân hàng nắm giữ vốn tối thiểu bằng 8% tàisản có rủi ro (RWA) tiếp tục được giữ nguyên
Yêu cầu về vốn đối với một rủi ro cụ thể được tính trực tiếp thay vì cách thứcliên quan đến RWA, chúng được nhân với 12.5 để chuyển đổi thành RWAtương đương (RWA-equivalent) Kết quả là:
Tổng vốn = 0.08 x (RWA rủi ro tín dụng + RWA rủi ro thị trường
+ RWA rủi ro hoạt động) (15.5)
Trong đó:
Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng trong Sổ ngân hàng được tính
toán theo cách mới, phản ánh rủi ro tín dụng của các khách hàng thôngqua 3 phương pháp tiếp cận (Chuẩn hóa, IRB và IRB nâng cao)
Yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường được giữ nguyên không đổi so với
Điều chỉnh Hiệp ước 1996
Có một yêu cầu mới về vốn cho rủi ro hoạt động (operational risk) Đây
là yêu cầu trữ vốn phòng ngừa cho rủi ro mất mát xảy ra khi quy trìnhhoạt động của nhà băng chệch khỏi quỹ đạo hoặc có một sự kiện khônglường trước như một cơ sở quan trọng bị cháy
2 Trụ cột 2 - rà soát giám sát
Bao gồm cả định lượng và định tính các khía cạnh của cách thức quản lý rủi
ro trong một ngân hàng
Các kiểm soát viên được yêu cầu đảm bảo ngân hàng có quy trình tại chỗ
để duy trì được vốn tối thiểu
Các ngân hàng dự kiến sẽ duy trì vốn tối thiểu lớn hơn để đảm bảo đượccác biến động vốn và những khó khăn trong việc huy động vốn trong thờigian ngắn
Ở các nước khác nhau, bộ nguyên tắc được phép tùy chỉnh một phầntrong cách áp dụng (vì vậy mà họ có thể sử dụng tài khoản theo điều kiệnđịa phương) nhưng nhất quán chung trong việc áp dụng các quy tắc đượcyêu cầu
Trụ cột 2 chú trọng nhiều hơn về can thiệp sớm khi có vấn đề phát sinh.
Giám sát viên được yêu cầu phải làm nhiều hơn là chỉ đảm bảo mức vốn tối
Trang 20thiếu theo yêu cầu của Basel II Một phần vai trò của họ là khuyến khích cácngân hàng phát triển và sử dụng kỹ thuật quản trị rủi ro tốt hơn và đo lườngnhững kỹ thuật này Họ nên ước lượng những rủi ro không được đảm bảo bởiTrụ cột 1 (vd : rủi ro tập trung) và tham gia đàm thoại chủ động với các ngânhàng khi nhận ra thiếu hụt.
3 Trụ cột thứ ba - Kỷ luật thị trường
Kỷ luật thị trường đòi hỏi ngân hàng phải công bố nhiều thông tin về cáchthức họ phân bổ vốn và rủi ro Ý tưởng ở đây là các ngân hàng sẽ phải chịuthêm áp lực để đưa ra quyết định quản trị rủi ro khi các cổ đông hiện tại vàtiềm năng có nhiều thông tin về những quyết định đó
NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH CỦA BASEL II
TRỤ CỘT 1: YÊU CẦU VỐN THEO RỦI RO TÍN DỤNG
Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng trong Sổ ngân hàng được tính toán theocách mới, phản ánh rủi ro tín dụng của các khách hàng
Basel II quy định 3 cách tiếp cận đối với rủi ro tín dụng Tuy nhiên, Mỹ (trong đó,như đã đề cập trước đó, đã chọn chỉ áp dụng Basel II đối với ngân hàng lớn) quyếtđịnh rằng chỉ có tiếp cận IRB có thể được sử dụng
Cách tiếp cận chuẩn hóa (The Standardized Approach)
Cách tiếp cận đánh giá nội bộ cơ bản – Tiếp cận IRB cơ bản (TheFoundation Internal Ratings Based (IRB) Approach)
Cách tiếp cận đánh giá nội bộ nâng cao – Tiếp cận IRB nâng cao (TheAdvanced IRB Approach)
1 Cách tiếp cận chuẩn hóa (The Standardized Approach)
Cách tiếp cận chuẩn hóa tương tự như Basel 1 ngoại trừ việc tính toán tỷ trọng rủi
ro được cải tiến nhiều Ngân hàng xác định trọng số rủi ro cho tài sản phụ thuộc vàokết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp
Một số quy tắc mới được tóm tắt trong bảng 15.4
Trang 21Bảng 15.1: Tỷ trọng rủi ro cho những khoản mục trên bảng cân đối kế toán theo Basel 1 Mức rủi ro
0
Tiền mặt; vàng thỏi; các quốc gia OECD (Tổ chứchợp tác và phát triển kinh tế) như trái phiếu kho bạc,các khoản thế chấp nhà ở đảm bảo
20
Ngân hàng OECD và các tổ chức khu vực côngOECD như chứng khoán do các cơ quan chính phủ
Mĩ phát hành; hay chính quyền địa phương
50 Các khoản vay thế chấp nhà ở không có bảo hiểm
100
Tất cả tài sản còn lại như trái phiếu doanh nghiệp và
nợ ở các quốc gia kém phát triển; ngân hàng khôngthuộc OECD
So sánh bảng 15.4 với bảng 15.1, chúng ta thấy rằng khối OECD thì tình trạng của
ngân hàng hay quốc gia không còn được xem là quan trọng theo Basel II Trọng sốrủi ro tín dụng với một quốc gia dao động từ 0-150% và trọng số rủi ro đối với tíndụng với một ngân hàng hoặc công ty là 20-150%
Trong bảng 15.1, các ngân hàng khối OECD đã được ngầm giả định là có rủi ro tíndụng thấp hơn so với doanh nghiệp Một ngân hàng khối OECD có trọng số rủi ro là20% trong khi doanh nghiệp là 100% Bảng 15.4 điều chỉnh ngân hàng và doanhnghiệp công bằng hơn
Một quan sát thú vị từ bảng 15.4, một quốc gia, doanh nghiệp hoặc ngân hàng muốn
vay tiền thì có thể sẽ tốt hơn nếu không có xếp hạng (credit rating) nào hơn là có
một xếp hạng tồi
Giám sát viên được phép áp dụng trọng số rủi ro thấp hơn (20% thay vì 50%,
50% thay vì 100%, và 100% thay vì 150%) khi dư nợ đối với quốc gia hoặc củaNHTW nơi mà ngân hàng đó được thành lập (incorporated)
Một số trường hợp phức tạp đối với cho vay ngân hàng, cho vay dưới 3 tháng, cho vay bán lẻ, thế chấp nhà ở hay bất động sản thương mại và điều chỉnh đối với tài sản đảm bảo xem thêm trong phần Tham khảo thêm.
2 Cách tiếp cận IRB (The IRB Approach)
Trang 22Basel II đánh dấu sự ra đời của phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ IRB, giớithiệu 3 cấu phần rủi ro đối với từng hạng mục tài sản và ứng dụng của các cấu phầnnày vào công tác quản trị rủi ro tín dụng:
- PD: Xác suất khách hàng sẽ vỡ nợ trong vòng 1 năm (số thập phân)
- EAD: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (bằng dola)
- LGD: Tổn thất khi khách hàng vỡ nợ hoặc tỷ lệ tài sản có bị mất nếu khách hàng
vỡ nợ (số thập phân)
Ngân hàng có thể xây dựng mô hình để tự xếp hạng tín dụng đối với các tài sản nợcủa họ, dựa trên xác suất mất vốn của tài sản và độ phụ thuộc của ngân hàng tới cáctài sản đó
Tiếp cận IRB được thể hiện trong hình 15.1 Người quản lý căn cứ vào yêu cầu về vốn dựa trên VaR (1 năm, 99.9%) Họ nhận ra rằng, tổn thất dự kiến thường được 1
tổ chức tài chính tính bằng cách định giá sản phẩm (ví dụ, lãi suất 1 khoản vay được
ngân hàng tính để có thể khôi phục tổn thất cho vay dự kiến) Do đó, yêu cầu vốn
là VaR trừ đi tổn thất dự kiến VaR được đo lường bằng mô hình một nhân tố
Gaussian copula thời gian vỡ nợ mà chúng ta đã thảo luận trong phần 11.5 Giả sửrằng ngân hàng có một lượng lớn khoản vay và khoản vay thứ i có xác suất vỡ nợtrong vòng 1 năm bằng PDi Tương quan copula giữa mỗi cặp khoản vay là ρ (cáckhoản vay không vỡ nợ độc lập với nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô)
Như trong phần 11.5, chúng ta xác định được tỷ lệ vỡ nợ trong trường hợp xấu nhất (WCDR i ) là:
Trang 23WCDRi được xác định để ngân hàng được đảm bảo chắc chắn là 99% sẽ không bịvượt quá trong năm tới đối với khách hàng thứ i Nghiên cứu của Gordy (2003)(xem phần 11.5) cho thấy rằng, đối với một danh mục đầu tư lớn gồm nhiều công cụ(cho vay, cam kết cho vay, phái sinh v.v ) có cùng ρ, trong mô hình một nhân tố thì
VaR (1 năm, 99%) vào khoảng:
EADi là dư nợ của khách hàng thứ i tại thời điểm vỡ nợ và LGDi là những tổn thấtkhi khách hàng thứ i vỡ nợ
Biến EADi là số tiền dự kiến mà khách hàng thứ i sở hữu tại thời điểm vỡ nợtrong vòng 1 năm tới
Biến LGDi là tỷ lệ của EADi, tổn thất dự kiến trong trường hợp vỡ nợ Ví dụ,nếu ngân hàng dự kiến sẽ lấy lại được 30% số tiền nợ trong trường hợp vỡ
nợ thì LGDi=0.7 Tổn thất dự kiến từ việc khách hàng thứ i vỡ nợ là:
Yêu cầu vốn trong hình 15.1 vượt quá độ tin cậy 99.9%, tổn thất trong trường hợp
xấu nhất vượt tổn thất dự kiến Do đó yêu cầu vốn là:
Các ký hiệu:
- PD: Xác suất khách hàng sẽ vỡ nợ trong vòng 1 năm (số thập phân)
- EAD: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (bằng dola)
- LGD: Tổn thất khi khách hàng vỡ nợ hoặc tỷ lệ tài sản có bị mất nếu khách hàng
vỡ nợ (số thập phân)