Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại Gv giảng giải: Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứn
Trang 1Giáo án : 02
Người hướng dẫn : Th.s Lê Văn Hùng
Người soạn : Bùi Như Quỳnh
Lớp dạy : K59TYH – P 203 - GĐNĐ
CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
IV CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Trang 2- Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, trung thực.
- Xem xét, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không vội vàng, chủ quan dẫn đến sai lầm; không bảo thủ, trì trệ
II Tài liệu dạy và học
- Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2014
- Tài liệu tham khảo: Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2013
III Phương tiện dạy học
- Bảng, phấn
IV Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề
Trang 3V Tổ chức hoạt động lên lớp
GV giới thiệu bài mới
Ở bài trước các em đã học và hiểu được các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật đó là nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu những nội dung tiếp theo trong chương II: Phép biện chứng duy vật đó là phần IV Các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật Quy luật đầu tiên đó là quy luật từ những thay đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại hay còn gọi là quy luật lượng chất.
Gv nghi bảng:
Chương II (tiếp) I.
II.
IV Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Gv đặt vấn đề: Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp các hiện tượng
như: Mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông là quy luật của tự nhiên hay Sinh, Lão, Bệnh, Tử là quy luật của cuộc đời con người Vậy quy luật là gì?
SV trả lời
GV nhận xét và kết luận
- Khái niệm: Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các
Trang 4yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Gv thuyết trình: Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật; chúng khác
nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy
- Người ta có thể phân loại quy luật theo nhiều cách khác nhau.
+ Căn cứ vào mức độ tính phổ biến chia thành : quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến
+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động chia thành : quy luật tự nhiên, quy luật xã hội
và quy luật của tư duy
1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại
Gv giảng giải: Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đó là: Quy luật lượng - chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định
Vị trí quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức
chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình
Trang 5vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy Hay nói cách khác quy luật lượng – chất cho chúng ta thấy được cách thức của sự vận động và phát triển diễn ra như thế nào, từ đó có thể rút ra được
ý nghĩa phương pháp luận ra sao?
GV thuyết trình: Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung cơ bản của
quy luật lượng chất chúng ta phải hiểu được chất là gì? Lượng là gì?
a) Khái niệm chất, lượng
GV thuyết trình: Trong cuộc sống chúng ta thường nhắc tới chất và lượng
như chiếc áo này có chất rất tốt hay chất lượng hàng hóa ở siêu thị này tốt lắm nhưng không phải ai cũng có cách hiểu đúng đắn về chất và lượng
- Khái niệm chất
GV: Hằng ngày ta thường bắt gặp sự đồng nhất chất với chất liệu làm nên
sự vật Ví dụ như: chất của cây bút là nhựa, hay chất của viên phấn là đá vôi… Đó
là cách hiểu đời thường về chất của sự vật, hiện tượng
Chúng ta thấy rằng, đường là một nguyên liệu, một gia vị rất quen thuộc với chúng ta Vậy theo các em đường có những đặc điểm nào? Và trong những đặc điểm đó thì đâu là những thuộc tính cơ bản để phân biệt đường với các chất khác như muối chẳng hạn (màu sắc, trạng thái, vị…)?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và giảng giải: Như vậy chúng ta thấy rằng, bằng thị giác quan
sát thì ta thấy đường có màu trắng hoặc màu vàng tùy theo loại, khi chúng ta lấy một thìa đường khuấy vào nước thì thấy đường là một chất tan trong nước, trong
Trang 6trạng thái bình thường thì đường ở thể rắn Trong quan hệ với vị giác con người,
nếm đường chúng ta thấy có vị ngọt
Trong những đặc điểm trên chúng ta thấy rằng những đặc điểm về màu sắc, trạng thái là những thuộc tính không cơ bản vì có nhiều chất khác cũng có những đặc điểm như vậy như muối ăn: màu trắng, tan trong nước, tồn tại thể
rắn Còn đặc điểm có vị ngọt của đường là thuộc tính cơ bản của đường Và
tổng hợp những thuộc tính cơ bản và không cơ bản trên của đường tạo nên chất của đường
GV đàm thoại: Qua những phân tích trên về đặc điểm của đường và tìm
hiểu giáo trình các em hãy cho cô biết chất là gì?
GV đàm thoại: Đó là cách hiểu đơn giản vầ đầy đủ nhất về khái niệm chất
Trong khi tìm hiểu khái niệm này chúng ta phải chú ý những điểm sau:
+ Thứ nhất: chất của sự vật là khách quan phổ biến
GV giải thích: Điều này có thể hiểu là chất của sự vật tồn tại khách quan
phổ biến, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người không thể bắt nó là như vậy, nó tồn tại ở rất nhiều sự vật và hiện tượng Nếu chúng ta làm mất đi những thuộc tính của nó thì nó không còn là nó nữa
Trang 7Ví dụ: Vị ngọt, tính tan trong nước là những thuộc tính cơ bản của đường,
nếu mất đi vị ngọt thì đường không còn là đường nữa mà nó sẽ là một chất khác Con người cũng không có thể bắt đường có vị ngọt được, càng không thể lấy ý muốn chủ quan cho đường là một vị khác được
Hay chúng ta có thể thấy rằng: Muối ăn có vị mặn và tan trong nước là những thuộc tính quy định nó là muối, mất đi vị mặn thì nó không còn là muối nữa, con người không thể bắt nó có vị mặn được, cũng không thể vì thiếu muối hay cần muốn mà con người quy một vị mặn của một chất khác thành muối được Bởi vị mặn, tính tan trong nước, thể rắn là những thuộc tính cơ bản của muối ăn
+ Thứ hai, chất của các sự vật bao gồm các thuộc tính: thuộc tính cơ bản và không cơ bản
• Thuộc tính: là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại các sự vật khác Đó có thể hiểu là chất, trạng thái, yếu tố…của sự vật.
• Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo nên chất của sự vật, khi những thuộc tính cơ bản của sự vật thay đổi thì chất của sự vật cũng thay đổi.
GV đàm thoại: Như đã phân tích ở trên về những thuộc tính cơ bản và
không cơ bản của một chất, một em hãy lấy ví dụ về chất của sự vật và chỉ ra thuộc tính cơ bản và không cơ bản?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và giảng giải ví dụ
GV dẫn dắt: Ngoài hai đặc tính trên chất của sự vật còn được xác định
bởi:
Trang 8+ Thứ ba, chất của sự vật còn được xác định bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó Do đó chất của sụ vật không chỉ thay đổi khi những yếu tố cấu thành chúng thay đổi mà còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
GV đàm thoại: Một em hãy so sánh cấu trúc và phương thức liên kết của
các nguyên tử Cacbon giữa than chì và kim cương để thấy được sự khác nhau giữa chúng?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Qua ý kiến của bạn, chúng ta thấy rằng kim
cương và than chì đều là những sự vật do Cacbon tạo thành Nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon trong mỗi chất có sự khác nhau nên giữa kim cương và than chì có sự khác nhau cơ bản Kim cương có đặc điểm rất cứng có thể cắt được hầu hết các kim loại, đẹp và có giá trị kinh tế rất cao.Còn than chì cũng có cấu trúc từ các nguyên tử cacbon nhưng phương thức liên kết khác với kim cương nên than chì có đặc điểm là mềm, không đẹp, giá trị kinh tế thì không cao bằng kim cương được
>
꞊ Như vậy có thể thấy rằng những sự vật có yếu tố cấu thành giống
nhau nhưng phương thức liên kết khác nhau thì chất của sự vật cũng khác nhau.
Hay trong cuộc sống có rất nhiều sự vật có đặc tính này như giữa hai lớp trong cùng một khoa, chúng ta thấy rằng tất cả các lớp đểu được cấu thành từ những sinh viên Nhưng giữa hai lớp có sự khác nhau Ví dụ như tập thể lớp A học rất tốt và phong trào đoàn trường rất mạnh Còn tập thể lớp B khác học tập không tốt, phòng trào hoạt động còn non yếu Ở đây chúng ta thấy rằng sự liên
Trang 9kết giữa các thành viên trong hai lớp có sự khác nhau nên vì vậy mà chất của mỗi lớp có những đặc điểm khác nhau.
+ Thứ tư, Chất của sự vật tương đối ổn định (ít thay đổi).
Nước ở các thể rắn, lỏng, khí (là chất của nước) Nó tương đối ổn định khi tang nhiệt độ từ 40 độ C lên 50 độ C thì vẫn chưa làm thay đổi chất của nước, nó vẫn giữ ở thể lỏng
Hay tương tự như Fe: với nhiệt độ từ 100 đến 1000 độ C thì chưa làm thay đổi trạng thái của sắt mà phải >1536 độ C thì Fe mới nóng chảy
Một điều quan trong không thể thiếu khi tìm hiểu về chất của sự vật đó là:
+ Thứ năm, mỗi sự vật có nhều chất, nếu chúng ta đặt trong quan hệ này thì nó là chất này, còn nếu đặt trong quan hệ khác thì nó lại là chất khác.
GV giảng giải: Điều này có nghĩa là, cùng một sự vật đó, nếu chúng ta
đặt chúng trong quan hệ này thì nó là chất này, còn chúng ta đặt trong quan hệ khác nó lại thay đổi là một chất khác Điều này thể hiện cách nhìn nhận biện chứng về chất của sự vật
GV đàm thoại: Theo các em chất của một con người biểu hiện ra là
những thuộc tính gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Có thể thấy rằng chất của một con người đó
là: con người là một động vật bậc cao, biết lao động, giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ và biết tư duy…
Trang 10Đó là những chất cơ bản của một con người Trong mối quan hệ so sánh giữa con người với các loài động vật khác thì chất của con người được thể hiện
đó là (con người biết lao động và chế tạo công cụ lao động, giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ và biết tư duy) Còn trong mối quan hệ giữa con người với con người thì những đặc điểm mà chúng ta vừa nêu trên là những thuộc tính chung
Vậy trong mối quan hệ con người với con người thì chất của con người là gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong những mối quan hệ khác nhau thì chất
cũng biểu hiện khác nhau, xét trong mối quan hệ giữa con người với con người thì chất được biểu hiện ra đó là hình dáng của mối người có sự khác nhau, có thể phân biệt một người béo với một người gầy, một người cao với một người thấp hay giọng nói của mỗi người cũng có sự khác nhau cơ bản…
=> Như vậy qua ví dụ này chúng ta thấy rằng, mỗi sự vật đều có nhiều chất khác nhau xét trong từng mối quan hệ cụ thể để thấy nhiều chất của sự vật
Ngoài ra chúng ta thấy rằng, chất của sự vật theo quan niệm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng rộng hơn đầy đủ hơn so với chất thông thường trong
đời sống Chất ở đây có nghĩa là tổng hợp các thuộc tính của sụ vật để phân biệt
sự vật này với sự vật khác
GV chuyển ý: Thông qua sự phân tích trên chúng ta đã biết được chất là
gì và những đặc trưng cơ bản về chất của sự vật Ngoài ra, mỗi sự vật ngoài tính quy định về chất còn có những tính quy định về lượng
- Khái niệm lượng
Trang 11GV đàm thoại: Trong cuộc sống khi đi kiểm tra sức khỏe chúng ta thường
có những tiêu chí gì?
SV suy nghĩa trả lời
Gv nhận xét: Khi đi khám sức khỏe chúng ta thường có các số liệu như:
chiều cao, cân nặng, huyết áp, thị lực…Trong cuộc sống khi nói về lượng người ta thường nghĩ tới số lượng, khối lượng, trọng lượng…v…v nhưng trong triết học khi nhắc tới lượng của một sự vật người ta phải nói tới các yếu tố cấu thành từ những gì? Quy mô, tốc độ, nhịp điệu ra sao? Trình độ như thế nào?
GV đàm thoại: Khi nói tới lượng sinh viên của một trường đại học các em
thường nghĩ tới những yếu tố nào?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Khi nhắc tới lượng sinh viên của một trường
đại học nào đó người ta thường phải biết những yếu tố: số lượng sinh viên, quy mô lớn hay nhỏ, kết quả học của sinh viên trong mỗi năm học
GV đàm thoại: Từ việc phân tích ví dụ trên, các em hãy trình bày cách
hiểu của mình về lượng?
Trang 12Qua khái niệm này chúng thấy rằng lượng trong triết học khái quát và rộng
hơn khái niệm lượng trong đời thường.
Trong khái niệm lượng cần chú ý một số điểm sau:
+ Thứ nhất, lượng của sự vật mang tính chất khách quan phổ biến.
GV thuyết trình: Lượng của sự vật luôn mang tính khách quan, nó không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người không thể bắt sự vật hiện tượng tuân theo một lượng nào đó mà con người muốn mà con người chỉ có thể tác động vào nó theo những hướng nhất định chứ không thể làm phá vỡ cấu trúc bên trong về lượng của sự vật Đó là một trong những đặc trưng để phân biệt
sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
GV đàm thoại: Trên cơ sở tính khách quan phổ biến về lượng của sự vật,
một em hãy nêu ví dụ làm sáng tỏ nội dung này?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Lượng của một người được thể hiện đó là chiều
cao, cân nặng, tốc độ phát triển nhanh hay chậm…Một đứa trẻ mới sinh ra chúng
ta không thể quy định lượng của bé đó là 3kg hay 4kg, chiều cao là 50cm hay 60m, quá trình phát triển phải thật là nhanh…Mà lượng đó là khách quan vốn có của mỗi con người Trong quá trình mang thai mỗi bà mẹ có chế độ ăn uống, chăm sóc khác nhau nên lượng của đứa trẻ khi sinh ra không giống nhau
+ Thứ hai, lượng của sự vật không chỉ được xác định bằng những định lượng chính xác mà còn biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát, định tính.
Trang 13GV giảng giải: Lượng của sự vật không chỉ biểu hiện bằng những con số
cụ thể như chiều cao, cân nặng, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu % Đó là những con
số mang tính định lượng cụ thể Nhưng thế giới các sự vật hiện tượng vô cùng đa dạng và phong phú chính vì vậy mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng những con số cụ thể về mặt số lượng để diễn tả mà cần phải trừu tượng hóa chúng
về mặt đình tính của sự vật
GV hỏi SV: Các em hãy lấy ví dụ thể hiện lượng của sự vật hiện tượng
được thể hiện dưới những dạng trừu tượng và khái quát?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong lớp học của chúng ta các bạn cố gắng
chăm chỉ học tập, tham gia nhiệt tình các phong trào của đoàn trường và đạt được thành tích cao thì lúc này thường được khen là phong trào của lớp là đang lên cao hay có nhiều tiến bộ chứ không thể nói phong trào của lớp này tăng lên 1 tạ, 2 tạ hay tăng cao lên 5m hay 10m được
+ Thứ ba, lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.
GV thuyết trình: Khi tìm hiểu vầ chất chúng ta thấy rằng chất của sự vật là
mặt tương đối ổn định, nhưng lượng của sụ vật thì không giống vậy nó là yếu tố thường xuyên biến đổi Trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể thì sụ biến đổi về lượng của sự vật cũng không giống nhau Ví dụ như: Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội chất đó là một trường đại học, bao gồm những sinh viên thi trúng tuyển vào trường…đó là những yếu tố ổn định Còn xét về mặt lượng thì nó thường xuyên biến đổi điều này được thể hiện ở chỗ về số lượng tuyển sinh đầu vào và quy mô ngành nghề có sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt, kết quả học tập của các khóa luôn thay đổi có thể cao hoặc thấp…