Trong khi tìm hiểu khái niệm này chúng ta phải chú ý những điểm sau: + Thứ nhất: chất của sự vật là khách quan phổ biến GV giải thích: Điều này có thể hiểu là chất của sự vật tồn tại khá
Trang 1CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Trang 2- Xem xét, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không vội vàng, chủquan dẫn đến sai lầm; không bảo thủ, trì trệ.
II Tài liệu dạy và học
- Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXBChính trị quốc gia, 2011
- Tài liệu tham khảo: Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia,2006
III Phương tiện dạy học
- Bảng, phấn, máy chiếu
VI Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề
V Tổ chức hoạt động lên lớp
GV giới thiệu bài mới
Ở bài trước các em đã học và hiểu được những phạm trù cơ bản của phépbiện chứng duy vật Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu những nộidung tiếp theo trong chương II đó là các quy luật cơ bản của phép biện chứngduy vật Quy luật đầu tiên đó là quy luật từ những thay đổi về lượng thànhnhững biến đổi về chất và ngược lại hay còn gọi là quy luật lượng chất
2 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a) Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại
Trang 3GV thuyết trình: Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung cơ bản của
quy luật lượng chất chúng ta phải hiểu được chất là gì? Lượng là gì?
* Khái niệm chất, khái niệm lượng
GV thuyết trình: Trong cuộc sống chúng ta thường nhắc tới chất và
lượng như chiếc áo này có chất rất tốt hay chất lượng hàng hóa ở siêu thị nàytốt lắm nhưng không phải ai cũng có cách hiểu đúng đắn về chất và lượng
Chúng ta thấy rằng, đường là một nguyên liệu, một gia vị rất quen thuộcvới chúng ta Vậy theo các em đường có những thuộc tính nào? Và trong nhữngthuộc tính đó thì đâu là những thuộc tính cơ bản để phân biệt đường với cácchất khác như muối chẳng hạn? (màu sắc, trạng thái, vị…)
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và giảng giải: Như vậy chúng ta thấy rằng, bằng thị giác
quan sát thì ta thấy đường có màu trắng hoặc màu vàng tùy theo loại, khi chúng
ta lấy một thìa đường khuấy vào nước thì thấy đường là, một chất tan trong nước, trong trạng thái bình thường thì đường ở thể rắn Trong quan hệ với vị
giác, nếm đường chúng ta thấy có vị ngọt (vị giác của con người) Trong nhữngđặc điểm trên chúng ta thấy rằng những đặc điểm về màu sắc, trạng thái là nữngthuộc tính không cơ bản vì có nhiều chất khác cũng có những đặc điểm nhưvậy Còn đặc điểm có vị ngọt của đường là thuộc tính cơ bản Và tổng hợpnhững thuộc tính cơ bản và không cơ bản trên của đường tạo nên chất củađường
GV đàm thoại: Qua những phân tích trên về đặc điểm của đường và tìm
hiểu giáo trình các em hãy cho cô biết chất là gì?
SV suy nghĩ trả lời.
Trang 4GV nhận xét và kết luận: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biệt
chứng cho rằng:
Chất là khái niệm dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành
nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác
GV đàm thoại: Đó là cách hiểu đơn giản vầ đầy đủ nhất về khái niệm
chất Trong khi tìm hiểu khái niệm này chúng ta phải chú ý những điểm sau:
+ Thứ nhất: chất của sự vật là khách quan phổ biến
GV giải thích: Điều này có thể hiểu là chất của sự vật tồn tại khách quan
phổ biến, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con ngườikhông thể bắt nó là như vậy, nó tồn tại ở rất nhiều sự vật và hiện tượng Nếuchúng ta làm mất đi những thuộc tính của nó thì nó không còn là nó nữa
Ví dụ như: Vị ngọt, tính tan trong nước là nhứng thuộc tính cơ bản củađường, nếu mất đi vị ngọt thì đường không còn là đường nữa mà nó sẽ là mộtchất khác Con người cũng không có thể bắt đường có vị ngọt được, càng khôngthẻ lấy ý muốn chủ quan cho đường là một vị khác được
Hay chúng ta có thể thấy rằng: Muối ăn có vị mặn và tan trong nước lànhững thuộc tính quy định nó là muối, mất đi vị mặn thì nó không còn là muốinữa, con người không thể bắt nó có vị mặn được, cũng không thể vì thiếu muốihay cần muốn mà con người quy một vị mặn của một chất khác thành muốiđược Bởi vị mặn, tính tan trong nước, thể rắn là những thuộc tính cơ bản củamuối ăn
+ Thứ hai, chất của các sự vật bao gồm các thuộc tính (thuộc tính là biều hiện một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác
Trang 5động qua lại các sự vật khác Đó có thể hiểu là chất, trạng thái, yếu tố…của
sự vật): Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản, tổng hợp những thuộc tính
cơ bản tạo nên chất của sự vật, khi những thuộc tính cơ bản của sự vật thay đổi thì chất của sự vật cúng thay đổi.
GV đàm thoại: Như đã phân tích ở trên về những thuộc tính cơ bản và
không cơ bản của một chất, một em hãy lấy ví dụ về chất của sự vật và chỉ rathuộc tính cơ bản và không cơ bản?
GV đàm thoại: Một em hãy so sánh cấu trúc và phương thức lien kết của
các nguyên tử Cacbon giữa than chì và kim cương để thấy được sự khác nhaugiữa chúng?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Qua ý kiến của bạn, chúng ta thất rằng kim
cương và than chì đều là những sự vật do Cacbon tạo thành Như do phươngthức liên kết giữa các nguyên tử cacbon trong mối chất có sự khác nhau nêngiữa kim cương và than chì có sự khác nhau cơ bản Kim cương có đặc điểm rất
Trang 6cứng có thể cắt được hầu hết các kim loại, đẹp và có giá trị kinh tế rất cao.Cònthan chì cũng có cấu trúc từ các nguyên tử cacbon nhưng phương thức liên kếtkhác với kim cương nên than chì có đặc điểm là mền, không đẹp, giá trị kinh tếthì không cao bằng kim cương được.
> Như vậy có thể thấy rằng những sự vật cố yếu tố cấu thành giống
+ Đặc điểm thứ tư của chất đó là: Chất của sự vật tương đối ổn định (ít thay đổi).
Nước ở các thể rắn, lỏng, khí (là chất của nước) Nó tương đối ổn địnhkhi tang nhiệt độ từ 40 lên 50 độC thì vẫn chưa làm thay đổi chất của nước, nóvẫn giữ ở thể lỏng
Hay tương tự như Fe: với nhiệt độ từ 100 đến 1000 độ C thì chưa làmthay đổi trạng thái của sắt mà phải >1536 độ C thì Fe mới nóng chảy
Một điều quan trong không thể thiếu khi tìm hiểu vầ chất của sự vật đólà:
Trang 7+ Thứ năm, mỗi sự vật có nhều chất, nếu chúng ta đặt trong quan hệ này thì nó là chất này, còn nếu đặt trong quan hệ khác thì nó lại là chất khác.
GV giảng giải: Điều này có nghĩa là, cùng một sự vật đó, nếu chúng ta
đặt chúng trong quan hệ này thì nó là chất này, còn chúng ta đặt trong quan hệkhác nó lại thay đổi là một chất khác Điều này thể hiện cách nhìn nhận biệnchứng về chất của sự vật
GV đàm thoại: Theo các em chất của một con người biểu hiện ra là
những thuộc tính gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Có thể thấy rằng chất của một con người đó
là: con người là một động vật bậc cao, biết lao động, giao tiếp với nhau thôngqua ngôn ngữ và biết tư duy…
Đó là những chất cơ bản của một con người Trong mối quan hệ so sánhgiữa con người với các loài động vật khác thì chất của con người được thể hiện
đó là (con người biết lao động và chế tạo công cụ lao động, giao tiếp với nhaubằng ngôn ngữ và biết tư duy) Còn trong mối quan hệ giữa con người với conngười thì những đặc điểm mà chúng ta vừa nêu trên là những thuộc tính chung
Vậy trong mối quan hệ con người với con người thì chất của con người làgì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong những mối quan hệ khác nhau thì chất
cũng biểu hiện khác nhau, xét trong mối quan hệ giữa con người với con người
Trang 8thì chất được biểu hiện ra đó là hình dáng của mối người có sự khác nhau, cóthể phân biệt một người béo với một người gầy, một người cao với một ngườithấp hay giọng nói của mỗi người cũng có sự khác nhau cơ bản…
=> Như vậy qua ví dụ này chúng ta thấy rằng, mối sự vật đều có nhiềuchất khác nhau xét trong từng mối quan hệ cụ thể để thấy nhiều chất của sự vật
Ngoài ra chúng ta thấy rằng, chất của sự vật theo quan niệm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng rộng hơn đầy đủ hơn so với chất thông thường trong
đời sống Chất ở đây có nghĩa là tổng hợp các thuộc tính của sụ vật để phân biệt
sự vật này với sự vật khác
GV chuyển ý: Thông qua sự phân tích trên chúng ta đã biết được chất là
gì và những đặc trưng cơ bản về chất của sự vật Ngoài ra, mỗi sự vật ngoài tínhquy định về chất còn có những tính quy định về lượng
GV đàm thoại: Trong cuộc sống khi nói về lượng chúng ta thường nhắc
tới những nội dung gì?
SV suy nghĩa trả lời
GV nhận xét và giảng giải: Trong cuộc sống khi nói về lượng người ta
thường nghĩ tới số lượng, khối lượng, trọng lượng…v…v nhưng trong triết họckhi nhắc tới lượng của một sự vật người ta phải nói tới các yếu tố cấu thành từnhững gì? Quy mô, tốc độ, nhịp điệu ra sao? Trình độ như thế nào?
GV đàm thoại: Khi nói tới lượng dân số của mỗi quốc gia các em thường
nghĩ tới những yếu tố nào?
SV suy nghĩ trả lời
Trang 9GV nhận xét và phân tích: Khi nhắc tới lượng dân số của một quốc gia
nào đó người ta thường phải biết những yếu tố cấu thành của dân số của quốcgia đó (được hợp thành từ những dân tộc nào), quy mô tốc độ tăng dân số là baonhiêu? Trình độ dân trí của người dân thế nào? …
GV đàm thoại: Từ việc phân tích ví dụ trên, các em hãy trình bày cách
hiểu của mình về lượng?
Trong khái niệm lượng cần chú ý một số điểm sau:
+ Thứ nhất, lượng của sự vật mang tính chất khách quan phổ biến.
GV thuyết trình: Lượng của sự vật luôn mang tính khách quan, nó không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người không thể bắt sự vậthiện tượng tuân theo một lượng nào đó mà con người muốn mà con người chỉ
có thể tác động vào nó theo những hướng nhất định chứ không thể làm phá vỡcấu trúc bên trong về lượng của sự vật Đó là một trong những đặc trưng đểphân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
Trang 10GV đàm thoại: Trên cơ sở tính khách quan phổ biến về lượng của sự vật,
một em hãy nêu ví dụ làm sáng tỏ nội dung này?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Lượng của một người được thể hiện đó là
chiều cao, cân nặng, tốc độ phát triển nhanh hay chậm…Một đứa trẻ mới sinh
ra chúng ta không thể quy định lượng của bé đó là 5kg hay 7kg, chiều cao là90cm hay 1m, quá trình phát triển phải thật là nhanh…Mà lượng đó là kháchquan vốn có của mối con người Trong quá trình mang thai mỗi bà mẹ có chế
độ chăm sóc khác nhau nên lượng biểu thị bên ngoài không giống nhau
+ Thứ hai, lượng của sự vật không chỉ được xác định bằng những đại lượng chính xác mà còn biểu thị dưới dạng trừu tượng khái quát.
GV giảng giải: Lượng của sự vật không chỉ biểu hiện bằng những con số
cụ thể như chiều cao, cân nặng, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu % Đó là nhữngcon số mang tính định lượng cụ thể Nhưng thế giới các sự vật hiện tượng vôcùng đa dạng và phong phú chính vì vậy mà không phải lúc nào chúng ta cũng
có thể dùng những con số cụ thể về mặt số lượng để diễn tả mà cần phải trừutượng hóa chúng về mặt đình tính của sự vật
GV hỏi SV: Các em hãy lấy ví dụ thể hiện lượng của sự vật hiện tượng
được thể hiện dưới những dạng trừu tượng và khái quát?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong lớp học của chúng ta các bạn cố gắng
chăm chỉ học tập, tham gia nhiệt tình các phong trào của đoàn trường và đạtđược thành tích cao thì lúc này thường được khen là phong trào của lớp là đang
Trang 11lên cao hay có nhiều tiến bộ chứ không thể nói phong trào của lớp này tăng lên
1 tạ, 2 tạ hay tăng cao lên 5m hay 10m được
+ Thứ ba, lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.
GV thuyết trình: Khi tìm hiểu vầ chất chúng ta thấy rằng chất của sự vật
là mặt tương đối ổn định, nhưng lượng của sụ vật thì không giống vậy nó là yếu
tố thường xuyên biến đổi Trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể thì sụ biếnđổi về lượng của sự vật cũng không giống nhau Ví dụ như: Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội chất đó là một trường đại học, bao gồm những sinh viênthi trúng tuyển vào trường…đó là những yếu tố ổn định Còn xét về mặt lượngthì nó thường xuyên biến đổi điều này được thể hiện ở chỗ về số lượng tuyểnsinh đầu vào và quy mô ngành nghề có sự thay đổi nhanh chóng và rõrệt………
GV đàm thoại: Một em hãy lấy ví dụ thể hiện lượng là mặt thường xuyên
GV giảng giải: Mối sự vật hiện tượng đều tồn tại mặt chất và mặt lượng,
mà sự phân biệt giữa chất và lượng thì không cững nhắc, trong những trườnghợp khác nhau, những mối quan hệ khác nhau thì chất và lượng của sự vật cũng
có sự thay đổi
Trang 12GV đàm thoại: Từ cách hiểu trên, các em hãy lấy ví dụ thể hiện sự phân
biệt tương đối giữa chất và lượng?
SV suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV nhận xét và phân tích: Ví dụ như khi nói tới trình độ học vẫn của
một con người có những bằng như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư tiến sĩ,giáo sư – điều này thể hiện về mặt lượng các bằng cấp của một con người.Nhưng để phân biệt trình độ học vấn của người này so với người khác thì bằng
cử nhân sẽ là chất so với bằng tốt nghiệp cấp 3, bằng Thạc sĩ sẽ là chất so vớibằng cử nhân, bằng tiến sĩ là chất so với bằng thạc sĩ…
Chất của sinh viên có sự thay đổi theo từng mối quan hệ Trong mối quan
hệ với các sinh viên khác thì bạn là một sinh viên giỏi, trong quan hệ với giađình chất của sinh viên lại là một người con ngoan…Như vậy chất chất khácnhau trong những mối quan hệ khác nhau càng có nhiều mối quan hệ thì càng
có nhiều chất Chính vì vậy mà trong cuộc sống chúng ta phải biết linh hoạt biếtmình là ai trong cuộc sống
GV chuyển ý: Phần vừa rồi các em đã hiểu được những khái niệm cơ bản
chất là gì, lượng là gì và những đặc trưng cơ bản của chúng Để đi sau tìm hiểunội dung quy luật lượng chất Cô và các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp theoquan hệ biện chứng giữa chất và lượng
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Chất và lượng là hai mặt không thể tách dời trong một sự vật Trong quátrình phát triển thì chất và lượng của sự vật luôn không đứng im, chúng luônvận động nhưng không phải biệt lập với nhau mà luôn tác động qua lại theonhững quy luật nhất định đó là mối quan hệ biện chứng Điều này được thể hiện
Trang 13đó là những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại sự thayđổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng.
- Những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
+ Mỗi sự vật hiện tượng đều thống nhất giữa hai mặt chất và lượng (chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy)
Điều này thể hiện tính thống nhất vật chất của các sự vật hiện tượngtrong thế giới Bất kì sự vật hiện tượng nào khi mới hình thành cũng đã tồn tạihai mặt chất và lượng Ví dụ như sự thống nhất giữa chất và lượng trong phân
tử NaCl chất đó chính là sự thống nhất các thuộc tính khách quan vốn có của sựNaCl: màu trắng, vị mặn, tan trong nước Còn lượng của phân tử NaCl đượccấu tạo từ hai nguyên tử Natri và Clorua
GV hỏi: Các em hãy nêu ví dụ thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng
trong cùng một sự vật?
SV trả lời câu hỏi
GV nhận xét và phân tích: Chất của cái bảng đó là một phương tiện hỗ
trợ trong quá trình dạy học, làm bằng gỗ trơn có thể viết phấn lên…còn lượngcủa cái bảng đó là chiều dài và chiều rộng của cái bảng, chu vi, diện tích của cáibảng
GV chuyển ý: trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
thì trong bản thân chúng đều có những thay đổi nhất định, sự thay đổi đó thểhiện quá trình phát triển của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng không phải sự biến đổi nào cũng tạonên sự biến đổi về chất Cụ thể đó là:
Trang 14GV yêu cầu SV quan sát sơ đồ sự biến đổi trạng thái của nước dưới tác
động biến thiên nhiệt độ từ môi trường
SV quan sát
GV giảng giải:
Trong khoảng nhiệt độ từ 0 độ C đến dưới 100 độ xét về cấu tạo chất thìchất của nước vẫn không thay đổi Tương tự như vậy trong khoảng nhiệt độ nhỏhơn 0 độ C nước vẫn ở trạng thái rắn và trên 100 độ C nước vẫn ở trạng tháihơi Những sự thay đổi này chưa làm biến đổi về chất của sự vật đó được gọi là
độ Vậy theo các em độ là gì?
SV trả lời câu hỏi
GV nhận xét và kết luận:
+ Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong
đó những thay đổi về chất chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.