Tên đề tài: Tăng cường sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm tăng kết quả môn Chính tả của học sinh lớp 2D Trường Tiểu học Xuân Lãnh 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mộng Tuyền Đơn vị: Trường TH Xuân Lãnh 2 I. TÓM TẮT Theo mục tiêu giáo dục, Tiểu học là bậc học nền tảng. Dạy tiểu học là trang bị cho học sinh vốn tri thức, kĩ năng sơ giản nhưng rất căn bản để học sinh có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn, đồng thời có thể áp dụng vào cuộc sống thực tiễn của mình. Qua đó, ta thấy tất cả các môn học ở bậc tiểu học đều rất quan trọng, nhưng môn Tiếng Việt là quan trọng nhất, bởi nó có một vai trò đặc biệt trong chương trình tiểu học. Đây là môn học công cụ, có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để sử dụng có hiệu quả trong học tập và trong đời sống. Mặt khác, môn học này chẳng những giúp học sinh biết sử dụng tiếng việt vào hoạt động giao tiếp mà còn góp phần phát triển tư duy, hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho các em. Vì tầm quan trọng đó mà môn Tiếng Việt ở trường tiểu học chiếm một thời lượng quá lớn so với các môn học khác, và được chia thành nhiều phân môn riêng biệt. Phân môn chính tả là một trong số đó, góp phần trực tiếp vào việc rèn luyện kĩ năng viết và góp phần gián tiếp vào việc rèn luyện kĩ năng nghe đọc của học sinh. Ngoài ra, phân môn này còn dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp (nói). Phân môn chính tả còn trang bị cho học sinh công cụ hữu hiệu để học tập và giao tiếp (ghi chép, trình bày bài học, bài làm, cân đối, thẩm mỹ….), giúp học sinh phát triển ngôn ngữ và tư duy. Phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất khác như tính cẩn thận, óc sáng tạo, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng việt, chữ Việt. Tuy nhiên so với những yêu cầu chuẩn kiến thức của bộ GD, học sinh hiện nay còn rất lúng túng, mất tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ, nghe viết chính tả từ đó dẫn đến bất cập tình trạng viết sai chính tả của phần lớn học sinh còn khá phổ biến. Chúng ta có thể bắt gặp những lỗi chính tả rất thông thường ngay xung quanh chúng ta: trên những bản quảng cáo, pa – nô, khẩu hiệu…và thực tế này còn thể hiện rõ nhất là đối với học sinh vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi có giọng phát âm đặc thù của từng địa phương, nơi mà đời sống kinh tế của đa số người dân còn khó khăn, đời sống tinh thần còn nghèo nàn lạc hậu, mặt bằng dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Trường Tiểu học Xuân Lãnh 2 là một trường thuộc vùng miền núi nghèo thuộc huyện Đồng Xuân. Qua thời gian công tác, tôi nhận thấy kĩ năng viết đúng chính tả của đa số học sinh chưa cao, thậm chí còn rất thấp so với chuẩn kiến thức mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã ban hành. Học sinh mắc nhiều lỗi chính tả rất cơ bản, rất thông thường, trong những bài nghe – viết và trong cả những bài tập chép. Tình trạng này không thể chấp nhận được, bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc học tập của các em và đến cả cuộc sống của các em sau này. Từ những yêu cầu đó, tôi nhận thấy cần tìm hiểu thực trạng viết sai chính tả của học sinh và qua đó có thể áp dụng một số giải pháp để góp phần định hướng cho việc giảng dạy chính tả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với phận môn chính tả ở lớp 2. Trên cở sở đó tôi đã đưa ra giải pháp cần phải tăng cường sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm tăng kết quả môn Chính tả của học sinh lớp 2D,Trường Tiều học Xuân Lãnh 2. Tôi đã tiến hành nghiên cứu được xây dựng trên thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động với 2 lớp tương đương (lớp 2D là lớp thực nghiệm với 13 học sinh, lớp 2E là lớp đối chứng với 13 học sinh), với khoảng cách 8 tuần. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng giải pháp mang lại có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của học sinh. Điều đó chứng tỏ tên đề tài: tăng cường sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm tăng kết quả môn Chính tả của học sinh lớp 2D, Trường Tiều học Xuân Lãnh 2 là Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng có hiệu quả. II.GIỚI THIỆU Hiện trạng: Cũng như nói, viết là hình thức thể hiện ngôn ngữ. Viết chữ và viết đúng chữ không chỉ là sự vận động của cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết. Kĩ năng chính tả bao gồm sự hoạt động phối hợp thuần thục của tất cả các bộ phận cơ thể vào quá trình viết chữ. Và yêu cầu này được giải quyết ở phân môn tập viết, phân môn chính tả và cũng được tích hợp trong các hoạt động học tập khác. Mục đích dạy chính tả là rèn cho học sinh kĩ xảo viết chính tả, tức phải hình thành cho học sinh những yếu tố tự động hóa hoạt động chữ viết. Cho nên hình thành kĩ xảo viết cho học sinh là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động, không cần phải nhớ các qui tắc, qui luật, không cần đến sự tham gia của lý trí. Làm thế nào để học sinh khi ngồi vào bàn viết thì tập trung hết trí óc vào nội dung bài viết, không cần tập trung nhiều vào hình thức thể hiện, nghĩa là chỉ quan tâm viết cái gì, chứ không cần nghĩ đến viết như thế nào. Thực tế, tôi nhận thấy đa số học sinh đều gặp rất nhiều khó khăn khi học về phân môn chính tả. Bởi vì, các em đang chuyển tiếp từ giai đoạn từ lớp 1 sang lớp 2, từ chính tả nhìn chép sang chính tả nghe viết, sự tập trung chú ý của các em chưa cao,