Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như đánh giá thực trạng hiện nay về hệthống kiểm soát nội bộ xác định nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
BÙI QUỐC TOẢN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI VIETNAM AIRLINES KHU VỰC MIỀN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN
TP Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hưỡng dẫn khoa học: PGS.TS.Phan Đình Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàn, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày 25 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đông chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS Lê Quốc Hội
Trang 3PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp,HCM, ngày …tháng 07 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Bùi Quốc Toản Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 08-02-1979 Nơi sinh: Hải Dương
I Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
II Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam giai đoạn từ năm 214- 2015 Từ đó xây dựng thang đo, kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy của chúng Xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB Từ đó đề xuất có những chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
III Ngày giao nhiệm vụ: 13 – 06- 2016
IV Ngày hoàn thiện nhiệm vụ: 31 – 07 – 2016
V Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào
Tác giả luận văn
Bùi Quốc Toản
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa
Tp HCM, tháng 07 năm 2016
Tác giả
BÙI QUỐC TOẢN
Trang 6TÓM TẮT
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp các cấp lãnh đạo có thể biết được sự kém hiệu quả xảy ra ở những khâu cụ thể và những nguyên nhân của nó từ đó sẽ góp phần đem lại sự thành công cho đơn vị, làm cho đơn vị ngày càng phát triển và có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra Vì vậy, đã có không ít các nghiên cứu về vấn
đề này kể cả trong nước và trên thế giới Tuy nhiên, các đề tài trước đây chủ yếu xoay quanh vấn đề nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ theo phương pháp định tính còn phương pháp định lượng còn ít nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như đánh giá thực trạng hiện nay về hệthống kiểm soát nội bộ xác định những chỉ tiêu nào đo lường khi kiểm soát, nêu lên những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam Từ kết quản ghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam trong tương lai
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo chất lượng thông tin kế toán; 05 nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát đều có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam là nhân tố mạnh nhất là đánh giá rủi ro ( = 0.714), tiếp đến là nhân tố môi trường kiểm soát ( = 0.265), thông tin và truyền thông ( = 0.253), Giám sát ( = 0.221) và cuối cùng là hoạt động kiểm soát ( = 0.197)
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các nhân tố nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho tất cả các cán bộ nhân viên trong Vietnam Airlines Khu vực miền Nam, ngoài ra còn nhiều hạn chế về thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn
Trang 7chế tính tổng quát cao của đề tài Những giải pháp này có thể không chi tiết cho từng hoạt động của đơn vị nhưng có thể góp phần làm cho hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động hiệu quả hơn
Trang 8ABSTRACT
A system of strong internal controls will bring organizational benefits such as an effective management tool to help the leaders could know inefficiencies occur in specific stages and the its causes from which will contribute to the success of the unit, making the unit more and more developed and can avoid the risks that may occur So it has no studies on this issue both at home and around the world However, the main topic previously studied the issue revolves around the internal control system in accordance with qualitative methods are less quantitative methods
of research
In this study, the author's goal is to study the factors that affect the internal control system as well as evaluating the current situation of the internal control system determines the criteria to measure the test control, raised the limitations of internal control systems in Southern Region Branch of Vietnam Airlines JSC From the results of the study, proposed a number of recommendations oriented to perfect the system of internal control in Southern Region Branch of Vietnam Airlines JSC in the future
Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related directly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale of quality of accounting information; 05 factors that affect the internal control system are: control environment, risk assessment, control activities, information and communication, Monitoring have a positive impact on activity in the Internal Control and Risk in Southern Region Branch of Vietnam Airlines JSC 5 factors , the factors that most strongly influence the operation Internal Control and Risk in southern Vietnam Airlines is the most powerful factor in risk assessment ( = 0.714 ) , followed by environmental factors control ( = 0.265 ), information and communication ( = 0.253) , control = 0.221 ) and finally the operational control ( = 0.197 )
Trang 9From the study results, the authors have proposed a number of measures have a direct impact on the factors to improve the system of internal control in southern Vietnam Airlines However, this study is only done in a sample group, not represented by all the staff in Southern Region Branch of Vietnam Airlines JSC, in addition to many restrictions on the time, the small sample size limits processing high generality of the subject These solutions may not be detailed for each activity
of the unit, but may contribute to the internal control system works more effectively
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……… i
LỜI CÁM ƠN………ii
TÓM TẮT………iii
ABSTACT……… v
MỤC LỤC……… vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU………xii
DANH MỤC HÌNH VẼ xiii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của nghiên cứu 3
7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các nghiên cứu trong nước 5
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 7
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 11
2.1.1 Khái niệm về KSNB 11
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ 13
2.1.3 Các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo Coso 2013 16
2.1.3.1 Môi trường kiểm soát……… 16
2.1.3.2 Đánh giá rủi ro……… 18
Trang 112.1.3.3 Hoạt động kiểm soát ……… 19
2.1.3.4 Thông tin và Truyền thông ……… 21
2.1.3.5 Giám sát ………23
2.2 So sánh Coso 1992 và Coso 2013 24
2.2.1 Giống nhau 24
2.2.2 Khác nhau 25
2.3 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 27
2.3.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB 27
2.3.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB 28
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Phương pháp nghiên cứu 31
3.1.1 Phương pháp chung 31
3.1.2 Phương pháp cụ thể 31
3.1.3 Khung nghiên cứu của luận văn 32
3.2 Thiết kế nghiên cứu 32
3.2.1 Xây dựng thang đo 32
3.2.1.1Thang đo các yếu tố KSNB……… 35
3.2.1.2Thang đo hiệu quả kiểm soát nội bộ……… 35
3.2.2Xây dựng giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Vietnam Airlines Khu vực miền Nam………35
3.2.2.1Môi trường kiểm soát ……….35
3.2.2.2 Đánh giá rủi ro ……… 35
3.2.2.3 Hoạt động kiểm soát……… 35
3.2.2.4 Thông tin và Truyền thông……… … 37
3.2.2.5 Giám sát……… … 37
3.2.3 Môhình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB tại VietNam Airlines Khu vực miền Nam……… 37
3.2.4 Môtả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu……….38
3.2.4.1Phương pháp chọn mẫu……… 38
3.2.4.2Kích thước mẫu khảo sát………38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40
Trang 124.1 Giới thiệu chung về Vietnam Airlines Khu vực miền Nam 40
4.1.1 Tổng quan về Vietnam Airlines Khu vực miền Nam……… 40
4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam… 40
4.1.3Quá trình hình thành và phát triển………42
4.1.3.1Cơ cấu tổ chức……… 43
4.2 Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam……… 46
4.3Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam 46
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha 46
4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB……… 47
4.3.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc (KSNB)………53
4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo - phân tích nhân tố khám phá EFA 53
4.3.2.1Thang đo các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ 54
4.3.2.2Thang đo hoạt động kiểm soát nội bộ 58
4.3.3 Kiểm định tương quan 59
4.3.4 Kiểm định phương sai ANOVA 60
4.3.4.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể………60
4.3.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy……….62
4.3.5 Kiểm định các giả định mô hình hồi quy bội 62
4.3.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi………62
4.3.5.2 Kiểm định giả định các phần dư có phân phối chuẩn……… 63
4.3.6 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến) 65
4.3.7 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát nội bộ 66
CHUƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam………70
5.2.1 Giải pháp liên quan đến nhân tố rủi ro 71
Trang 135.2.2 Giải pháp liên quan đến môi trường kiểm soát 73
5.2.3 Giải pháp liên quan đến thông tin và truyền thông 75
5.2.4 Giải pháp liên quan đến giám sát 76
5.2.5 Giải pháp liên quan đến hoạt động kiểm soát 76
5.3 Kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB 77
5.3.1 Đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP và Nhà nước 77
5.3.2 Đối với Vietnam Airlines Khu vực miền Nam……….79
5.4 Các hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo 81
KẾT LUẬN CHUNG 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 14DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA :American Accounting Association – Hội kế toán Hoa kỳ
AICPA : American Institule of Certificated Public Accountant – Hiệp hội kế
toán viên công chứng Mỹ
BCTC : Báo cáo tài chính
COSO : Committed Of Sponsoring Oganization– Ủy ban Treadway về việc
chống gian lận trên báo cáo tài chính
COBIT : Control Objective for Information and Related Technology
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
EFA : Explorotory Factor Annalysis – Phân tích nhân tố khám phá
IMA : Institute of Management Accountants–Hiệp hội kế toán viên quản trị
IIA : The Institute of Internal Auditors– Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
KS : Kiểm soát
MT : Môi trường kiểm soát
QTRR : Quản trị rủi ro
QT : Quản trị
TT : Thông tin và truyền thông
SPSS : Statiscal Package for Social Sciences – Phần mềm xử lý thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội
VIF : Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai
WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
Trang 15DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 : Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát 48
Bảng 4.2 : Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro 49
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát 50
Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông` 51
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát 52
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động thu thuế 53
Bảng 4.7: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA 55
Bảng 4.8: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay 57
Bảng 4.9: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA 58
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 60
Bảng 4.11a: Bảng tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ Vietnam Airlines Khu vực miền Nam 61
Bảng 4.11b: Phân tích ANOVA – Độ tin cậy của mô hình 61
Bảng 4.12: Bảng kết quả các trọng số hồi quy 61
Bảng 4.13: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số 62
Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 67
Trang 16DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 25
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 32
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui 55
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa 56
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa 57
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Sự kiện này đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước và đặt ra nhiều thách thức cần phải vượt qua Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, Tổng công ty hàng không Việt Nam - CTCP đóng vai trò hết sức quan trọng và là nguồn lực to lớn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng đều có hai hệ thống chạy song song Hệ thống thứ nhất là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh gồm các phòng ban chức năng, quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức Tuy nhiên, bất kỳ công việc kinh doanh nào ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó Vì vậy, hệ thống thứ hai được xây dựng nhằm thiết lập các biện pháp, chính sách, thủ tục, chức năng, thẩm quyền của những người có liên quan nhằm giảm rủi ro cho hệ thống thứ nhất và đạt được mục tiêu của tổ chức Chính vì điều này, hệ thống KSNB cần được tích hợp vào hoạt động của tổ chức và được phát triển không ngừng
Thực tế cho thấy, phương pháp quản lý của nhiều DN nói chung và Vietnam Airlines Khu vực miền Nam nói riêng còn lỏng lẻo Việc phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ Hoàn thiện hệ thống KSNB được xem như là phương tiện sống còn của DN trong việc giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh, bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo tính chính xác của thông tin trên BCTC, tuân thủ các quy định, sử dụng tối ưu các nguồn lực và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Ngoài ra, Vietnam Airlines Khu vực miền Nam hoạt động trong điều kiện, môi trường và rủi ro kinh doanh luôn thay đổi nên hệ thống kiểm soát nội bộ cũng cần phải vận động biến đổi theo Những yếu tố có thể tác động đến việc kiểm soát như: Môi trường kiểm soát; Đánh giá độ rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin truyền thông và Giám sát kiểm tra Do đó, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố này
Trang 18nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với các thay đổi là một yêu cầu thiết yếu trong việc quản lý của doanh nghiệp Đây cũng chính là lý do người viết
chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam” để nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực
miền Nam
Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
+ Nêu lên những hạn chế của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
+ Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam trong thời gian tới
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận văn đặt ra ba câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng các yếu tố trong hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines khu vực miền Nam?
Câu hỏi 2:Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tốcấu thành đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam?
4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
b Phạm vi nghiên cứu
Trang 19 Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống kiểm soát nội bộ của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
Về thời gian: 2014 - 2015
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng
Phương pháp định tính:
Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp
Nghiên cứu định lượng:
Khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha
và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
6 Đóng góp của nghiên cứu:
Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như
độ tin cậy của chúng Xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB Từ đó đề xuất có những chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
7 Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trang 20Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 21CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu trong nước:
Theo luận văn của tác giả Trần Mạnh Hà (2012) “Hoàn thiện hệ thống KSNB
trong các DN nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương” cho thấy tầm quan trọng trong việc phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại các
DN vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi dựa trên Báo cáo COSO 1992
Theo luận văn các tác giả Trần Công Chính (2007) “Phát triển hệ thống KSNB tại
các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro DN” chỉ ra mối tương quan
của hệ thống KSNB và việc quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam bằng phương pháp định tính thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần: ảnh hưởng các thành tố của hệ thống KSNB và quản trị rủi ro Kết quả cho thấy, có mối tương quan giữa việc phát triển hệ thống KSNB và quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam dựa trên Báo cáo COSO 2004
Nguyễn Đình Tùng, 2006 Một số vấn đề cần chú ý trong quá trình khảo sát
thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với kiểm toán ngân sách địa phương, Tạp chí Kiểm toán, tr 37 – 38: cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng nhằm xác định phương pháp, phạm vi, nội dung kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán
Đề tài cấp bộ “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với 20 việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty bưu chính viễn thông” ( PGS.TS.Ngô Trí Tuệ và tập thể tác giả)(2004) Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty bưu chính viễn thông trên góc độ tiếp cận để phục vụ công tác quản lý tài chính Đề tài của Tác giả Trần Thị Minh Thư “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam” (Luận văn Thạc sỹ năm 2001) Nghiên cứu này có
đề cập tới hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhưng áp dụng chung cho các Tổng công ty Nhà nước
Nghiên cứu của Tác giả Bùi Duy Hùng (2007) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách sạn liên doanh do ACCOR quản lý trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” Nội dung của nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của lĩnh vực dịch vụ khách sạn
Trang 22Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) về “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng” Đề cập tới hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng
Luận án tiến sĩ của Tác giả Nguyễn Thu Hoài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam” (2011) Tác giả này đã chỉ ra được khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng và đặc biệt là đề cập tới việc kiểm soát trong điều kiện ứng dụng tin học và áp dụng hệ thống quản trị ERP, các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ mà tác giả này đưa ra gồm Môi trường kiểm soát, Hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát gắn liền với đặc điểm của doanh nghiệp ngành xi măng và trong điều kiện vận dụng tin học và mối quan hệ với quy trình đánh giá rủi ro Tác giả đã tiếp cận về hệ thống kiểm soát trên quan điểm coi
hệ thống kiểm soát gắn liền với môi trường tin học Tuy nhiên, phạm vi khảo sát còn hẹp và các yếu tố về hệ thống kiểm soát nội bộ mà tác giả đưa ra còn chưa đầy
đủ, chưa đề cập tới yếu tố về truyền thông và chưa tiếp cận đầy đủ về đánh giá rủi
ro để hoàn thiện hệ thống kiểm soát (mặc dù tác giả này có trình bày về mối quan hệ với rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ)
Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam” (2011) Tác giả này cũng trình bày nghiên cứu về hệ thống 21 kiểm soát nội bộ gắn với ngành dệt may với phạm vi khảo sát rộng, tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn và đề cập tới các thành phần kiểm soát ở là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát trên khía cạnh tiếp cận từ quan điểm về quản trị doanh nghiệp Đặc biệt, tác giả đã đề cập mở rộng hơn yếu tố hệ thống kế toán thành hệ thống thông tin so với các nghiên cứu trước và gắn hệ thống kiểm soát nội bộ với trách nhiệm xã hội
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài:
Lembi Noorvee, 2006, ‘Evaluation of the efectiveness of internal control
over finacial reporting’ – Đánh giá tính hữu hiệu của KSNB trên BCTC
Lembi Noorvee đã đưa ra bảng khảo sát dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của COSO 1992 và từ thực trạng đánh giá hệ thống KSNB tại 3 DN ở Estonia Kết quả nghiên cứu của ông đã đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phận cấu
Trang 23thành nên hệ thống KSNB, đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB cho các công ty khảo sát nói riêng cũng như đưa ra kinh nghiệm để xây dựng hệ thống KSNB ở Estonia nói chung
Amudo, A & Inanga, E L, 2009 Evaluation of Internal Control Systems: A
Case Study from Uganda International Research Journal of Finance and Economics
- Đánh giá hệ thống KSNB: trường hợp nghiên cứu tại Uganda Nghiên cứu Tạp chí
quốc tế về Kinh tế Tài chính
Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nước thành viên khu vực (RMCs) của Tổ chức Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB) tập trung vào Uganda ở Đông Phi.Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB tại Uganda và đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có đến sáu thành phần của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin Kết quả cho thấy các dự
án hầu như ít quan tâm đến thành phần giám sát và tác giả đề nghị nên tăng cường hoạt động này
Evaluating and improving Internal Control in Organizations, 2012 Published by IFAC (Iternational Federation of Accountants)
Bài báo nêu lên vai trò của hệ thống KSNB ; trình bày những tiêu chí để đánh giá và phát triển hệ thống KSNB như giúp tổ chức, đơn vị đạt được mục tiêu ; xác định vai trò của cá nhân tổ chức ; thúc đẩy phát triển văn hóa tổ chức ; đảm bảo năng lực, cách đối phó với rủi ro, truyền thông thường xuyên; giám sát và đánh giá, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Đồng thời đưa ra những hướng dẫn áp dụng những nguyên tắc trên vào tổ chức
Cott Thompson, Demand Media ; 2013 What happens When the Internal Controls Break Down in a Company ? Chron newspaper #1 in 2013
Bài báo nêu những tác động xấu và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn đơn vị khi hệ thống KSNB mất tác dụng Nêu ra những dẫn chứng cụ thể trong trường hợp
Trang 24hệ thống KSNB ảnh hưởng xấu đến mục tiêu hoạt động hiệu quả, mục tiêu BCTC
và mục tiêu tuân thủ, từ đó đưa ra một số hướng giải quyết
Theo Jovan Krstic (2012) [24] cho rằng trong hoạt động kinh doanh các DN thường xuyên tiếp xúc với rủi ro Một trong những cơ chế để giảm thiểu rủi ro là thiết lập hệ thống KSNB Ông đã phát triển mô hình mới trong KSNB – dựa trên rủi
ro kiểm soát Bằng cách thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên thang đo 7 mức
độ xoay quanh hệ thống KSNB và quản trị công ty cho người được phỏng vấn lựa chọn Trong đó, có một số câu đề nghị người được phỏng vấn điền vào Bảng câu hỏi được phát cho các nhà quản lý của hơn 2.000 công ty Kết quả cho thấy, có mối quan hệ tương hỗ giữa việc thiết lập hệ thống KSNB và rủi ro kinh doanh và các công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống KSNB sẽ quản trị rủi ro tốt hơn Theo Brown.J (2010), thì vụ bê bối xuất hiện trong cộng đồng quốc tế đã đặt ra những vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB Một số công ty có vị thế đã có những gian lận nghiêm trọng như Enron, WorldCom, Marconi, Parmalat…gây nên hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế Dựa vào việc phân tích tương quan và hồi quy để đánh giá bản chất, mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành hệ thống KSNB với việc tiếp cận với việc kiểm soát rủi ro kinh doanh căn cứ vào giả thiết: H1: Có mối quan hệ tích cực giữa hoạt động hệ thống KSNB với rủi ro kinh doanh; H2: Có mối quan tương quan giữa các thành tố cấu thành hệ thống KSNB với việc giảm thiểu rủi ro Kết quả nghiên cứu cho chỉ ra việc duy trì hệ thống KSNB vững mạnh sẽ ngăn ngừa rủi ro kinh doanh Ngoài ra, nghiên cứu trong tương lai có thể đánh giá vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng kiểm soát nội bộ như thế nào
Năm 2006 công trình nghiên cứu của Lembi Noorvee thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB được công bố chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB [26] Từ đó so sánh hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp được khảo sát trên thị trường Mỹ với nhau và đưa
ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB của các doanh nghiệp này
Nghiên cứu của Mongkolsamai, Varipin, Ussahawanitchakit, Phapruke (2012) [27] trên 120 công ty Thái Lan được niêm yết Kết quả cho thấy môi trường kiểm soát,
Trang 25đánh giá rủi ro, và thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng cần có một tác động tích cực vào chiến lược kiểm soát nội bộ
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu:
Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước liên quan tương đối đến đề tài luận văn, tác giả có một số nhận xét cơ bản:
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là Vietnam Airlines Khu vực miền Nam, qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, phân tích, nhận định
Luận văn đã kế thừa công trình nghiên cứu của Lembi Noorvee thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB và việc xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống KSNB dựa trên việc đánh giá rủi ro Đồng thời, kế thừa cách tiếp cận Báo cáo COSO 1992, 2004 và 2013 của các luận văn trước đó
Luận văn chỉ ra ảnh hưởng của hệ thống KSNB tới việc đạt được các mục tiêu chung của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam Đồng thời thông qua bảng câu hỏi khảo sát, luận văn cho thấy tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong việc giảm thiểu rủi ro kinh doanh và phát triển bền vững của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam được khảo sát
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã công bố nhưng hiện nay chủ yếu là dùng phương pháp định tính, nghiên cứu định lượng ít tác giả nghiên cứu
Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài
Kết luận chương 1
Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về các nghiên cứu khác nhau trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến những nội dung của luận văn mà tác giả thực hiện Từ đó giúp tác giả nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện các bước tiếp theo của luận văn
Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày theo hai phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các công trình
Trang 26tiêu biểu đã công bố có liên quan đến nội dung của luận văn Qua những nội dung đã trình bày trong chương này cho thấy kiểm soát nội bộ trong hoạt động của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam là cần thiết cho hướng nghiên cứu của luận văn
Trang 27CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhằm trả lời các câu hỏi ở chương 1, nội dung chương 2 của luận văn sẽ trình bày các nội dung sau:
Luận văn trình bày các khái niệm về KSNB và các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ qua đó làm tiền đề để đánh giá hệ thống KSNB thông qua việc xây dựng thang đo trong chương 3, Các yếu tố của hệ thống KSNB làm cơ sở xây dựng các giả thuyết về sự tương quan giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả của
hệ thống KSNB của Vietnam Airlines Khu vực miền Nam
Từ cơ sở các lý thuyết các nội dung trên, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã trình bày ở chương 1
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm về KSNB
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nhắc đến hệ thống KSNB Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà mỗi tổ chức có cách định nghĩa riêng
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS 400)
KSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ và quản lý có hiệu quả tài sản của đơn vị
Theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế ( IFAC)
“KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động” (Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC))
Theo quan điểm của AICPA
Kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực
hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách” (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ
(AICPA)
Theo báo cáo COSO 2013
Trang 28“KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu:
+ Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
+ Sự tin cậy của BCTC
+ Sự tuân thủ các luật lệ và quy định”
Theo khái niệm trong báo cáo COSO 2013 trên thì hệ thống KSNB có bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu
+ KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Quá trình kiểm soát giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu của mình
+ KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Chính con người đặt ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành nó Họ gồm những con người trong tổ chức như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên chứ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục…
+ KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt tới mức nào cũng chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị bởi những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống KSNB Như vậy, KSNB không đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực hiện
+ Các mục tiêu của KSNB: Để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả nhất, mỗi đơn vị phải đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chung cho toàn đơn vị và các mục tiêu cho từng bộ phận cụ thể Bao gồm:
Mục tiêu hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, mở rộng thị phần, thực hiện chiến lược kinh doanh…nghĩa là nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đơn vị
Mục tiêu về sự tuân thủ: KSNB phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành các quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị
Mục tiêu về báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC
Trang 29Như vậy, thông qua báo cáo COSO 2013, khái niệm hệ thống KSNB được chuẩn hóa phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh Nêu được các khái niệm nền tảng cho cách thức tổ chức, thiết kế và vận hành hệ thống KSNB Cung cấp nền tảng lý luận cho các ứng dụng giữa các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực, các khu vực, các quốc gia khác nhau
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
Từ khi có hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý phải luôn đề ra các biện pháp
để kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực Trong các hoạt động kinh doanh, khâu kiểm soát luôn giữ một vị trí quan trọng Thông qua các hoạt động kiểm soát, nhà quản lý đánh giá và điều chỉnh quá trình thực hiện nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra Để thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu là hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) Trải qua hơn một thế kỉ, khái niệm KSNB lúc đầu được sử dụng như là một biện pháp bảo vệ tài sản không
bị gian lận bởi các nhân viên đến việc giúp cho kiểm toán viên xác định phương pháp hiệu quả nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán đến chỗ được coi là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB trên thế giới được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
+ Giai đoạn ra đời của Báo cáo COSO (năm 1992)
+ Giai đoạn hậu COSO (từ năm 1992 tới nay)
- Giai đoạn tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
Năm 1929, công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - tiền thân của hội kiểm toán Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm về KSNB lần đầu tiên và nêu bật vai trò của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp (DN) Khái niệm KSNB lúc này được hiểu đơn giản như là một biện pháp giúp cho việc bảo vệ tiền không bị gian lận, tài sản không
bị thất thoát, ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý
Những năm thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ đã xuất bản khá nhiều báo cáo hướng dẫn và đưa ra tiêu chuẩn về hệ thống KSNB trong các cuộc kiểm toán
Trang 30Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật hành
vi hối lộ ở nước ngoài Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp Lần đầu tiên, khái niệm KSNB được đề cập trong một văn bản pháp luật
Năm 1985, sự đổ bể của các công ty cổ phần có niêm yết làm cho các nhà làm luật Hoa Kỳ quan tâm đến KSNB trong doanh nghiệp, nhiều văn bản hướng dẫn về KSNB được ban hành bởi: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1988, tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991, Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ năm 1998 Cùng lúc đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB như SAP 29 (1958), SAP 54 (1972), SAP 55 (1988)…tập trung vào các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB, phân biệt KSNB ở cấp độ quản lý và cấp độ kế toán… Các thành tố cấu thành hệ thống KSNB trở thành chủ đề tranh luận trong việc hướng tới mục tiêu hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB
- Sự ra đời của báo cáo COSO năm 1992
Trong thời gian này, sự phát triển hưng thịnh và lớn mạnh của các công ty ở Hoa Kỳ đi kèm với nó là hệ lụy của việc mở rộng cả về quy mô lẫn tốc độ của gian lận dẫn đến thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế
Nhiều ủy ban đã ra đời kịp thời để khảo sát và tìm cách khắc phục nhằm ngăn chặn các gian lận, trong đó có Ủy ban quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính Treadway Commission được thành lập vào năm 1985 Ủy ban này có nhiệm vụ là xác định các yếu tố gian lận trên Báo cáo tài chính và đưa ra những giải pháp giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của các gian lận đó đến thông tin trên báo cáo tài chính COSO là một ủy ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp được thành lập nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Treadway như: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA) Thông qua việc tìm hiểu các gian lận, COSO nhận thấy rằng KSNB có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra một khuôn mẫu chung
về KSNB được đặt ra Đây là hệ thống lý luận về KSNB đầy đủ nhất cho tới thời điểm hiện tại
Trang 31Theo báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
+ Phần 1: Bản tóm lược dành cho các nhà quản lý cấp cao về KSNB Trong phần này trình bày tổng quan về KSNB ở cấp độ cao dành riêng cho các nhà quản
lý cao cấp, giám đốc điều hành và cơ quan quản lý Nhà nước
+ Phần 2: Khuôn mẫu chung về KSNB Đây là hệ thống lý luận cơ bản nhất của báo cáo COSO, định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố cấu thành KSNB và các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB
+ Phần 3: Báo cáo cho các thành viên bên ngoài Đây là phần bổ sung hướng dẫn cách thức báo cáo những thông tin tài chính cho các đối tượng bên ngoài
+ Phần 4: Các công cụ đánh giá KSNB Ở phần này bao gồm các bảng biểu phục vụ thiết thực cho việc đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB
- Giai đoạn hậu COSO
Báo cáo COSO 1992 đã tạo một cơ sở lý luận tương đối hoàn chỉnh về KSNB Tạo tiền đề cho hàng loạt các nghiên cứu về KSNB ở nhiều lĩnh vực:
+ Phát triển theo hướng quản trị: Năm 2001 dựa trên Báo cáo COSO 1992, COSO nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp Bản dự thảo đã hình thành và công bố vào tháng 7 năm 2003
+ Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basle 1998 của Ủy ban Basle các Ngân hàng Trung ương đã đưa một công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng Báo cáo Basle 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ là sự vận dụng các lý luận cơ bản của Báo cáo COSO 1992 vào lĩnh vực ngân hàng
+ Phát triển theo hướng quốc gia: Nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB Điển hình là Báo cáo COSO
1995 (Canada) và Báo cáo Turnbull 1999 (Anh) Các báo cáo này có những quan điểm riêng nhưng về tổng thể không có sự khác biệt lớn so với Báo cáo COSO 1992 + ISACA ban hành COBIT vào năm 1996 COBIT là hệ thống KSNB có khuynh hướng phát triển trong môi trường công nghệ thông tin – CIS
+ Năm 2004 Báo cáo COSO được tái bản lần đầu tiên, bên cạnh những điểm chính đã được đề cập trong Báo cáo COSO 1992 thì nhấn mạnh đến việc quản trị rủi ro
Trang 32+ Năm 2013 khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc thông qua đó nhà quản lý sẽ thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới
Như vậy, Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan báo cáo tài chính, hoạt động
và tính tuân thủ Tuy nó chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, người viết đã chọn Báo cáo COSO 2013 làm cơ sở lý luận của đề tài
2.1.3 Các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo Coso 2013
Theo báo cáo COSO 2013 thì hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt
động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát
2.1.3.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng của các bộ phận khác của KSNB Các nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát là:
Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức
Tính chính trực và các giá trị đạo đức là tính cách, bản chất của con người thể hiện qua các hoạt động hằng ngày trong đơn vị Nó chịu sự chi phối của văn hóa tổ chức mà những nhà quản trị cấp cao giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nó
Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB phụ thuộc trực tiếp vào tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của các cá nhân liên quan đến quá trình kiểm soát Đơn vị phải xây dựng các chuẩn mực, quy định về đạo đức cho các nhân viên, nhà quản lý phải làm gương cho việc thực hiện các quy định đó Bên cạnh đó, đơn vị phải loại trừ, giảm thiểu những áp lực và cơ hội dẫn đến những hành vi thiếu trung thực của nhân viên Tính chính trực và giá trị đạo đức là yếu tố chính của môi trường kiểm soát, nó tác động đến các thành phần khác của hệ thống KSNB
Thực hiện trách nhiệm tổng thể
Trang 33Hội đồng quản trị và Ủy ban Kiểm soát là những thành viên có kinh nghiệm,
uy tín trong đơn vị Ủy ban Kiểm soát trực thuộc HĐQT, gồm những thành viên trong và ngoài HĐQT nhưng không tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp Thông qua hoạt động giám sát của mình (tuân thủ pháp luật, BCTC trung thực,
sự độc lập của kiểm toán nội bộ…) Ủy ban kiểm soát có những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Các nhân tố để đánh giá sự hữu hiệu của HĐQT và ủy ban kiểm soát là: mức độ độc lập, kinh nghiệm, uy tín, mối quan hệ với bộ phận kiểm toán nội bộ và độc lập
Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm
Sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị sẽ tác động đến việc thực hiện các mục tiêu Cơ cấu tổ chức là việc thiết lập bộ máy thực hiện mục tiêu của đơn vị và là cơ sở đảm bảo cho một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống trong việc điều hành các quyết định, lập kế hoạch triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quyết định đó Tùy vào đặc điểm và văn hóa từng đơn vị
mà nhà quản lý có thể thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp Một cơ cấu tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót
Việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của từng thành viên trong các hoạt động giúp cho mỗi thành viên hiểu nhiệm vụ, công việc cụ thể và từng hoạt động của họ có ảnh hưởng đến người khác trong việc đạt mục tiêu chung của đơn vị
Thực thi cam kết về năng lực
Năng lực phản ánh thông qua kiến thức và kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao Do đó đơn vị phải đảm bảo rằng nhân viên có được những hiểu biết, kinh nghiêm cần thiết để thực hiện công việc đồng thời phải xem xét đến sự tương xứng giữa năng lực và chi phí Bên cạnh đó, đơn vị luôn có sự giám sát, huấn luyện thường xuyên để theo dõi, bố trí công việc cho phù hợp với từng nhân viên
Việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật có ảnh hưởng đến năng lực của nhân viên Việc sở hữu một đội ngũ nhân viên có năng lực, đạo đức và đáng tin cậy giúp cho nhiều quá trình kiểm soát không cần thực hiện
mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra
Trách nhiệm giải trình
Trang 34Mỗi cá nhân trong đơn vị có trách nhiệm giải trình việc thực thi nhiệm vụ, những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bộ phận mà mình quản lý Các nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm giải trình các mục tiêu, quy tắc xuống các nhân viên Các nhân viên sẽ giải trình
2.1.3.2 Đánh giá rủi ro
Mỗi đơn vị luôn phải đối mặt với các rủi ro phát sinh từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài Đây là những yếu tố rất khó kiểm soát, vì vậy, đơn vị phải rất thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro, kể cả những rủi ro tiềm tàng Để những rủi ro được hạn chế ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được, đơn vị phải nhận dạng và phân tích rủi ro trên cơ sở các mục tiêu đã được thiết lâp từ đó mới có thể đưa ra cách thức kiểm soát các rủi ro này
Nội dung của đánh giá rủi ro bao gồm:
Các mục tiêu phù hợp và cụ thể
Báo cáo COSO 1992 không cho rằng đây là thành phần của KSNB Nhưng các thành viên trong hệ thống KSNB phải biết mục tiêu của đơn vị mình từ đó nhận dạng và đánh giá các rủi ro tác động đến việc thực hiện các mục tiêu đó Như vậy, thiết lập mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro Khi mục tiêu của đơn vị
bị đe dọa bởi bất kỳ sự kiện nào thì nó chính là rủi ro Có 3 loại mục tiêu:
+ Mục tiêu hoạt động: Thể hiện qua việc hoạt động hiệu quả của đơn vị Mục tiêu hoạt động tại mỗi đơn vị phụ thuộc vào cơ cấu và cách thức thực hiện
+ Mục tiêu BCTC: Đảm bảo độ tin cậy của những thông tin trên BCTC + Mục tiêu tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và quy chế tại đơn vị
Trong mỗi đơn vị, các mục tiêu thường tương hỗ cho nhau Nghĩa là khi xem xét đánh giá mục tiêu này ta phải đặt nó trong mối tương quan với mục tiêu khác
Xác định và phân tích rủi ro
Rủi ro tác động tới đơn vị ở mức độ toàn đơn vị hay từng hoạt động cụ thể Việc xác định và phân tích rủi ro là một quá trình diễn ra liên tục và là thành phần quan trọng trong việc hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB
+ Xác định rủi ro
Trang 35Để nhận dạng rủi ro, đơn vị có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: các phương tiện dự báo, phân tích các dữ liệu quá khứ, rà soát các hoạt động thường xuyên Việc nhận dạng rủi ro được thực hiện thông qua việc xem xét các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của đơn vị Các nhân tố bên trong như: chất lượng đội ngũ nhân viên, hệ thống xử lý thông tin, các chính sách, quản lý, đạo đức nghề nghiệp… Đây là những nhân tố phát sinh từ môi trường hoạt động của đơn vị
Các nhân tố bên ngoài như: Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước, thay đổi công nghệ, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh, thay đổi thói quen của khách hàng… Những yếu tố này là khách quan với đơn vị
+ Phân tích rủi ro
Rủi ro rất khó định lượng nên việc xem xét tầm quan trọng và khả năng xảy ra rủi ro từ đó cân nhắc tới việc đối phó để giảm thiểu tác động của chúng là rất cần thiết Phương pháp phân tích rủi ro rất đa dạng và phong phú bởi rủi ro cũng phong phú và đa dạng như vậy, nhưng chung quy chúng gồm các bước sau: Đánh giá xác suất xảy ra rủi ro; Đánh giá mức độ thiệt hại; Các biện pháp đối phó với rủi ro Rủi
ro rất đa dạng, do vậy, khi phân tích cần phải thận trọng đồng thời cần xem xét chúng trong mối quan hệ với chi phí
Đánh giá rủi ro gian lận
Thông qua các công cụ phân tích rủi ro và những thông tin có được chúng ta
có cơ sở để phân tích và đo lường mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của các
sự cố này Việc đánh giá chính xác rủi ro sẽ giúp đơn vị có quá trình kiểm soát và phòng ngừa tốt hơn Áp lực, cơ hội và lợi ích đan xen lẫn nhau, việc dung hòa các yếu tố này sẽ hạn chế bớt các gian lận có khả năng xảy ra
Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng
Khi có sự thay đổi trong các nhân tố tác động đến rủi ro như sự thay đổi về môi trường kinh doanh, công nghệ, pháp luật, nhân sự… các nhà quản lý phải chủ động kiểm soát ảnh hưởng của sự thay đổi đó nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị
Trang 362.1.3.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của người quản lý Nó đảm bảo các hành động cần thiết để kiểm soát các rủi ro mà đơn vị có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Có các loại hoạt động kiểm soát cơ bản sau:
Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát tại đơn vị thông thường được lựa chọn và phát triển thông qua việc ủy quyền đúng đắn, phân chia trách nhiệm đầy đủ Việc phát triển chúng nhằm bảo vệ tài sản vật chất và thông tin cũng như kiểm tra độc lập và rà soát lại việc thực hiện
Lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với công nghệ
Để thông tin kế toán đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ Kiểm soát chung đối với công nghệ là các chính sách, các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện sai sót trong quá trình xử lý thông tin thông qua:
+ Kiểm soát dữ liệu: Là việc cài đặt, lập trình, vận hành cũng như việc giải quyết các sự cố bất thường
+ Kiểm soát phần mềm hệ thống: Kiểm soát tính hiệu quả của việc mua, cài đặt,
Thủ tục và ứng dụng
Phân chia trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công, phân nhiệm, nghĩa là không một cá nhân hay bộ phận nào được giao thực hiện công việc từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc Thủ tục này giúp phân chia
Trang 37trách nhiệm, tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện, nhanh chóng phát hiện sai sót và giảm thiểu hành vi gian lận trong quá trình thực hiện Tuy nhiên thủ tục này có thể bị vô hiệu hóa bởi sự thông đồng giữa các nhân viên Vì vậy, nhà quản lý phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Kiểm soát ứng dụng là các thủ tục được thiết kế để kiểm soát quy trình ứng dụng nhằm đảm bảo quy trình nghiệp vụ được thực hiện đầy đủ và chính xác Có các loại kiểm soát ứng dụng sau:
+ Kiểm soát thông tin đầu vào: Là việc biến đổi các dữ liệu bằng ngôn ngữ lập trình mà máy có thể hiểu được nhằm ngăn chặn và phát hiện các sai sót trước và trong quá trình nhập liệu
+ Kiểm soát xử lý: Là việc giám sát sự chính xác của dữ liệu kế toán trong quá trình máy tính xử lý
+ Kiểm soát thông tin đầu ra: Gồm các chính sách và cách thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả xử lý Công việc này do chính nhân viên các bộ phận đọc, kiểm tra, đối chiếu để xem xét sự hợp lý của dữ liệu Sau đó, nhân viên này có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển đến người có trách nhiệm
2.1.3.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin được thu thập, xử lý và truyền đạt đến các cá nhân, bộ phận trong đơn vị để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và cung cấp cho các đối tượng bên ngoài về hoạt động, tài chính, sự tuân thủ của đơn vị Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự nắm bắt thông tin cần thiết không chỉ về lĩnh vực tài chính mà bao gồm cả lĩnh vực phi tài chính, các sự kiện xảy ra trong và ngoài đơn vị mình Thông tin và truyền thông là hai phần gắn kết chặt chẽ với nhau
Sử dụng thông tin phù hợp
Thông tin cần thiết cho mọi cấp quản lý của đơn vị, giúp đơn vị đạt được các mục tiêu kiểm soát khác nhau Thông tin được cung cấp thông qua hệ thống thông tin tại đơn vị Thông qua hệ thống thông tin được xử lý trên máy tính, hay thủ công hoặc kết hợp cả hai mà các hoạt động kiểm soát tại đơn vị có thể thực hiện kịp thời, thích hợp, cập nhật và chính xác Mọi thông tin được sử dụng trong đơn vị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
+ Hệ thống thông tin
Trang 38Thông tin được thu thập, xử lý, đó có thể là thông tin chính thức hoặc không chính thức Hệ thống thông tin thích hợp gồm các thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị về kinh tế, ngành nghề sản xuất, pháp luật… Nghĩa là, hệ thống thông tin không chỉ nhận dạng, nắm bắt các thông tin cần thiết về tài chính và phi tài chính
mà còn đánh giá và báo cáo những thông tin để phục vụ cho việc quản lý đơn vị + Chất lượng thông tin:
Ảnh hưởng đến khả năng quản lý để ra quyết định, kiểm soát hoạt động của đơn vị Chất lượng thông tin gồm: Thông tin thích hợp, đầy đủ, kịp thời, chính xác,
dễ hiểu Chất lượng của thông tin thể hiện sự đầy đủ, thích hợp của các dữ liệu trong báo cáo
+ Chiến lược thông tin
Việc thu thập và xử lý thông tin sau đó sẽ được cung cấp cho người quản lý trong việc hướng đến các mục tiêu chung của đơn vị Thông tin phải đầy đủ, thích hợp và cung cấp kịp thời đến người có trách nhiệm
Việc phát triển và nâng cấp hệ thống thông tin phải dựa vào kế hoạch chiến lược hướng tới mục tiêu ngày càng phát triển của đơn vị Muốn phát triển hệ thống thông tin thì phải có sự hỗ trợ về tài chính và nhân lực từ các nhà quản lý
Truyền thông nội bộ
Truyền thông là thuộc tính vốn có của hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin trong đơn vị (theo chiều dọc hoặc chiều ngang) và bên ngoài Thông tin trung thực, đáng tin cậy mà quá trình truyền thông lại được thực hiện chính xác, kịp thời sẽ giúp hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu
Để hoạt động của đơn vị được hiệu quả thì việc cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác từ các nhà quản lý cấp cao xuống phải được thực hiện nghiêm túc Việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm phải cụ thể Mỗi nhân viên phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình với công việc, đồng thời hiểu sự liên quan, kết nối giữa công việc cá nhân với bộ phận khác để có hướng điều chỉnh các hoạt động cho thích hợp Song song với việc truyền tin từ trên xuống là việc truyền tin từ cấp dưới lên, nhà quản lý cần biết lắng nghe các tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động đơn vị đạt hiệu quả cao nhất
Trang 39 Truyền thông bên ngoài đơn vị
Các bên độc lập thứ ba như: cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà lập pháp, nhà cung cấp… cũng cần được cung cấp những thông tin chính xác để họ biết được tình hình tài chính và tiềm năng mà đơn vị có để ra quyết định cho phù hợp
Truyền thông có thể thông qua các phương tiện như: thông báo, chỉ thị, băng hình, truyền miệng, văn bản cuộc họp, hội thảo…
2.1.3.5 Giám sát
Đây là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB trong suốt quá trình hoạt động để có những điều chỉnh và cải tiến thích hợp Nó giúp duy trì sự hữu hiệu của KSNB theo thời gian Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có trách nhiệm nhằm xác định hệ thống KSNB có vận hành đúng như thiết kế và có cần phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không
Thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt
+ Giám sát thường xuyên
Việc này diễn ra ngay trong quá trình hoạt động của đơn vị do các nhà quản lý
và nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình
+ Đánh giá định kỳ
Việc này được thực hiện thông qua chức năng kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập Qua đó, phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống và đưa ra biện pháp khắc phục Phạm vi và tần suất giám sát, đánh giá tùy thuộc vào mức độ rủi ro
Đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung
Mọi hoạt động của đơn vị luôn tiềm ẩn những thiếu sót, một trong những kênh tốt nhất để kiểm soát những thiếu sót ấy là hệ thống KSNB Nên việc đánh giá mức
độ kịp thời, chính xác của thông tin giúp nhận diện các rủi ro tiềm ẩn và có phản
Trang 40ứng thích hợp Để kết quả truyền thông được tốt, đơn vị cần thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ
Ra đời hơn 20 năm (ban hành vào năm 1992), báo cáo COSO ngày càng có sự điều chỉnh cho phù hợp với thời đại mới, không chỉ phục vụ cho việc cung cấp những thông tin tài chính và phi tài chính ở cấp độ từng bộ phận mà còn mở rộng trên phạm vi toàn đơn vị Những thay đổi mới trong COSO 2013 tập trung bởi do: + Trong tình hình thế giới biến động không ngừng, các doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với thời đại
+ Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, thế giới đang xích lại gần nhau hơn, vì vậy, việc mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh là điều phải làm
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo mật thông tin của đơn vị
+ Môi trường cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải có những hướng đi phù hợp và thực hiện việc giám sát nhằm ngăn ngừa các sai sót, gian lận có thể xảy ra để đạt hiệu quả tối ưu nhất với nguồn lực của mình
Về cơ bản, báo cáo COSO 2013 được xây dựng trên nền tảng khuôn mẫu báo cáo COSO 1992 và 2004 nhưng có bổ sung thêm một số nguyên tắc nâng tổng số thành 17 nguyên tắc với 5 thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992
2.2 So sánh Coso 1992 và Coso 2013
2.2.1 Giống nhau
Phiên bản COSO 2013 về cơ bản gồm những điểm cơ bản giống như khuôn mẫu COSO 1992, vì nó được hình thành dựa trên nền tảng của phiên bản gốc Ví như giá trị cốt lõi, tinh thần của KSNB được xây dựng thông qua định nghĩa và các thành phần cấu thành KSNB thông qua 3 mặt của khối lập phương: