1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cấp thiết về lý luận Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề đầu tư công, pháp luật đầu tư công và vi phạm pháp luật trong đầu tư công được nghiên cứu và tiếp cận ở dưới nhiều góc độ khác nhau như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị, khoa học hành chính, khoa học pháp lý và khoa học xã hội. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau và do các nhà nghiên cứu ở mỗi nước trên thế giới khác nhau nên các công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu được trải rộng từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn và bất cứ công trình nào cũng hướng đến tìm ra giải pháp để phòng, chống các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư công, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, hướng đến để có các công trình xây dựng cơ bản hữu ích, phục vụ cộng đồng và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở các nước trên thế giới và Việt Nam chưa thực sự tập trung vào một thực tiễn cần nghiên cứu có tính cấp bách. 1.2. Cấp thiết về thực tiễn Đó là ở Việt Namvi phạm pháp luật, tội phạm cũng ngày càng gia tăng, ở tất cả các lĩnh vực, trong đó vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là hết sức nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, tình trạng thất thoát tài sản nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đã diễn ra phổ biến, làm tiêu huỷ các nguồn lực, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, cả quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, tạo ra áp lực tài chính lớn cho việc thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội môi trường đầu tư, làm hư hỏng một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức gây bất bình trong dư luận xã hội.