Trả lờicâuhỏiphần2Câu 1: Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa 2 bản của nó? Giải thích? Trả lời: - Đồ thị hình b - Theo công thức Q = CU thì quan hệ giữa Q và U là quan hệ bậc nhất, nên đồ thị có dạng đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Câu 2: Cho rằng một trong hai electron của nguyên tử Heli chuyển động tròn đều quanh hạt nhân, trên quỹ đạo có bán kính 1,18.10 – 10 m. Tính lực hút của hạt nhân lên electron này? Trả lời: - Do hạt nhân Heli có 2 hạt Proton mang điện dương +e = 1,6.10 – 19 C, nên lực hút của hạt nhân lên 1 electron là: 2 21 r qq k F = = 9.10 9 . 22 .2 r e = 9.10 9 . 210 219 )10.18,1( )10.6,1.(2 − − = 3,3.10 – 8 N Câu 3: Acquy chì có dung dịch điện phân là axit sunfuric loãng. Bằng hiểu biết của mình, hãy chỉ ra: - Bản chất của lực lạ bên trong nguồn điện ? - Tác dụng của lực lạ trong nguồn điện ? - Quá trình biến đổi năng lượng khi hai cực của Acquy được nối với bóng đèn 6V-3W Trả lời: - Bản chất của lực lạ: là lực hoá học - Bên trong nguồn điện(acquy), lực lạ có tác dụng di chuyển ion H + ngược chiều điện trường về cực dương và ion (SO 4 ) 2 – cùng chiều điện trường về cực âm => tạo ra và duy trì sự tích điện trái dấu ở 2 cực của acquy. - Khi 2 cực của acquy được nối với bóng đèn để tạo thành mạch kín, có sự biến đổi năng lượng từ điện năng thành quang năng Câu 4: Giải thích tại sao khi có sét, ta nghe thấy tiếng nổ và ánh sáng chói loà phát ra Trả lời: - Khi có sét, do mật độ hạt mang điện tăng đột ngột gây ra sự giãn nở đột ngột về áp suất tạo ra tiếng nổ; đồng thời kèm theo giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Câu 5: Khi dốc ngược chai nước, ta nghe thấy tiếng nổ ục, ục . Giải thích tại sao? Trả lời: - Khi dốc ngược chai nước, không khí lọt vào trong tạo nên các bọt khí. Khi lên đến mặt nước trong chai, các bọt khí nhanh chóng giãn nở, vỡ ra tạo lên tiếng nổ. Câu 6: Khi một kim nam châm thử ở trạng thái tự do (không đặt trong vùng có từ trường của dòng điện hay nam châm khác), thì cực hướng về Địa cực từ (phía cực Bắc) của Trái Đất là cực nào của nam châm ? giải thích? Trả lời: - Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 địa cực từ Bắc và Nam - Khi có tương tác từ giữa Trái Đất và kim nam châm thử thì cực hướng về địa cực từ Bắc là cực nam của nam châm => Trong thực tế để tiện khi sử dụng và nhiều ứng dụng khác người ta quy ước cực hướng về phía địa cực từ Bắc là cực Bắc của nam châm. Câu 7: Gải thích hiện tượng sau: Mạch điện gồm: nguồn điện, công tơ điện, công tắc điện, bóng điện 220V - 60W. Khi đóng mạch thì đĩa nhôm trong công tơ điện quay, khi ngắt mạch thì nó dừng lại ngay Trả lời: - Khi đóng mạch điện, do hiện tượng cảm ứng điện từ trong đĩa nhôm suất hiện dòng Fu-cô. Từ trường của dòng điện qua công tơ tạo ra từ trường quay theo chiều kim đồng hồ, dòng Fu-cô trong đia nhôm tạo ra lực hãm điện từ làm đĩa nhôm chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. - Khi ngắt mạch thì dòng Fu-cô bằng không => lực tương tác từ triệt tiêu lên đĩa nhôm dừng lại Câu 8: Đèn hình vô tuyến (súng electron) ứng dụng hiện tượng phóng điện nào? Trả lời: - Ứng dụng hiện tượng phóng điện (phóng electron) trong chân không từ ca-tôt (cực âm) bị đốt nóng. Câu 9: Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào? Trả lời: - Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 10: Xét hai môi trường: nước và không khí. Môi trường nào chiết quang hơn ? ánh sáng truyền trong môi trường nào với vận tốc lớn hơn ? Trả lời: - Môi trường nước có chiết suất lớn hơn lên chiết quang hơn - Do chiết suất môi trường tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền, lên vận tốc truyền ánh sáng trong không khí lớn hơn Câu 11: Tại sao vệ tinh VINASAT 1, được gọi là vệ tinh địa tĩnh ? Trả lời: - Vì vận tốc của vệ tinh trên quỹ đạo bằng vận tốc tự quay của Trái Đất, tức là vệ tinh đứng yên so với Trái Đất. Câu 12: Cầu vồng luôn xuất hiện ở cùng phía Mặt Trời hay ngược phía Mặt Trời ? Trả lời: - Trước và sau cơn mưa, trong không khí chứa rất nhiều các giọt nước hình cầu. Ánh sáng khúc xạ vào bên trong giọt nước, phản xạ ở mặt phân cách nước và không khí, rồi khúc xạ trở ra và tách thành các chùm sáng màu rời nhau. Đứng ở vị trí thích hợp mắt ta nhận được chùm sáng nhiều màu hình vòng cung. Đó là cầu vồng. Do được tạo thành như trên lên cầu vồng luôn xuất hiện ở phía ngược với Mặt Trời Câu 13: Một chiếc xe đạp có 3 tầng líp với bán kính lần lượt là R 1 > R 2 > R 3 . Hỏi khi tăng xích xe đạp lên tầng líp nào thì cùng với lực tác dụng xe đạp chuyển động với vận tốc nhỏ nhất ? Trả lời: - Do vận tốc quay tỉ lệ nghịch với bán kính, khi tăng xích lên tầng líp có bán kính R 1 thì xe đạp chuyển động với vận tốc nhỏ nhất Câu 14: Một phi hành gia đi trên Mặt Trăng để lấy mẫu vật, để lại vết giầy sâu 5cm, cho vận tốc gió là 80km/h. Hỏi sau thời gian bao lâu thì gió thổi đất lấp đầy vết giầy trên ? Trả lời: - Trên Mặt Trăng không có gió Câu 15: Tại sao khi đóng công tắc điện thì lập tức bóng đèn điện sáng lên ngay? Trả lời: - Do vận tốc lan truyền sóng điện từ bằng vận tốc ánh sáng trong chân không (3.10 8 m/s), lên ngay lập tức các electron trong dây dẫn chuyển động định hướng tạo lên dòng điện => đèn sáng Câu 16: Một người khách xin chủ quán một cốc nước đá. Sau một thời gian anh ta phàn nàn: cốc của Bác mỏng quá! nước ngấm ra ngoài chảy hết xuống bàn rồi. Người ấy nói đúng hay sai ? giải thích? Trả lời: - Sai - Do trao đổi nhiệt với nước đá, nhiệt độ xung quanh thành cốc giảm mạnh. Hơi nước trong không khí xung quanh cốc bị bão hoà và đọng lại trên thành cốc Câu 17: Ở nơi không có tủ lạnh, người ta dùng nước đá để giữ lạnh cho đồ uống. Khi đó, nước đá được xếp bên trên hay bên dưới đồ uống ? Trả lời: - Nước đá được xếp bên trên đồ uống => Do hiện tượng đối lưu khí Câu 18: Tắc-te đèn ống (đèn huỳnh quang) hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Trả lời: - Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn khi có dòng điện chạy qua Câu 19: Một học sinh nói: đồng hồ treo tường nhà em, buổi tối kêu to hơn buổi trưa. Em học sinh đó nói đúng hay sai? giải thích hiện tượng? Trả lời: - Sai - Vào buổi tối, do nhiệt độ môi trường giảm lên mật độ không khí ở gần mặt đất tăng. Do đó âm thanh do đồng hồ phát ra truyền thẳng đến tai, lên ta nghe rõ hơn. Câu 20: Hai ống dẫn nước có tiết diện S 1 > S 2 . Nước chảy trong ống nào có vận tốc lớn hơn? giải thích? Trả lời: - Do vận tốc chảy tỉ lệ nghịch với tiết diện ống, lên nước chảy trong ống 2 lớn hơn Câu 21: Tại sao trong những ngày mùa đông giá lạnh ta có thể nhìn thấy hơi thở của chính mình? Trả lời: - Vào những ngày giá lạnh, nhiệt độ không khí giảm mạnh, nên khi ta thở ra thì hơi nước trong không khí của hơi thở trở lên bão hoà và tạo thành đám sương mù. Vì thế ta nhìn thấy hơi thở của chính mình. Câu 22: Tại sao cục nước đá là thể rắn, nhưng khi thả vào cốc nước thì nổi mà không chìm? Trả lời: - Do nước đá ở 0 0 C có khối lượng riêng nhỏ nhất, lên khi thả vào cốc nước thì nổi lên trên. HẠT NHÂN: Được cấu tạo từ 2 loại hạt: mang điện và không mang điện QUANG NĂNG: Xuất hiện trong nhiều thiết bị điện vào buổi tối TRÁI ĐẤT: Là một hành tinh trong hệ Mặt Trời có bầu khí quyển . Trả lời câu hỏi phần 2 Câu 1: Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa 2 bản của nó?. electron là: 2 21 r qq k F = = 9.10 9 . 2 2 .2 r e = 9.10 9 . 21 0 21 9 )10.18,1( )10.6,1. (2 − − = 3,3.10 – 8 N Câu 3: Acquy chì có dung dịch điện phân là