1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện việt yên, tỉnh bắc giang

118 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 842,06 KB

Nội dung

Kinh tế tuy đạt tăng trưởng, song chưa đảm bảo phát triển bền vững; Phát triển sản xuất của các LNTT trên địa bàn huyện Việt Yên đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc duy trì sự phát

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Trang 2

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển làng nghề truyền thống 35

4.1 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 38 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống 38 4.1.2 Thực trạng phát triển về quy mô làng nghề truyền thống 40

Trang 3

4.3 Đánh giá chung 83

4.4 Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn

5.2.2 Đối với cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống 98

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 - 2013 27 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 -2013 30 3.3 Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện 2011 - 2013 31

4.2 Tình hình phát triển nghề mây tre đan của huyện Việt Yên trong 3 năm (2012 –

4.11 Số lượng và chất lượng lao động trong các hộ điều tra năm 2014 57 4.12 Tình hình huy động vốn bình quân của 1 hộ điều tra năm 2014 58 4.13 Số lượng, chủng loại nguyên liệu cho sản xuất mây tre đan của các hộ

4.14 Số lượng, chủng loại nguyên liệu cho sản xuất rượu ở hộ điều tra 62 4.15 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề MTĐ 2014 63 4.16 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề rượu 2014 63

4.18 Kết quả và hiệu quả sản xuất rá, rổ năm 2014 68 4.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Tăm lụa năm 2014 69 4.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thúng, nia năm 2014 70 4.21 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rượu 2014 71 4.22 Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề giai đoạn 2016-2020 75

Trang 5

4.23 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Việt yên năm 2014 76 4.24 Các đơn vị cung cấp nguyên liệu cho nghề mây tre đan trên địa bàn 78 4.25 Ý kiến của hộ về khó khăn trong vay vốn ở làng nghề 79 4.26 Công nghệ và kỹ thuật sử dụng trong làng nghề 81 4.27 Ý kiến của hộ điều tra về thị trường tiêu thụ sản phẩm 82

Trang 6

4.1 Rượu làng Vân vẫn sản xuất theo hộ là chủ yếu 47

Trang 7

Cộng sự

Cơ sở hạ tầng Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã

Khoa học – Công nghệ Làng nghề truyền thống Mây tre đan

Nghị định

Ô nhiễm môi trường Quyết định

Sản xuất Sản xuất kinh doanh Tiểu thủ công nghiệp

Ủy ban nhân dân Xuất khẩu

Trang 8

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là phát triển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn Phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn đã có nhiều bước phát triển rõ rệt Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động

Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, của tỉnh thì Việt Yên cũng không ngừng đổi mới và phát triển trở thành một huyện có tiềm lực khá về kinh tế và đời sống chính trị, xã hội ổn định và không ngừng nâng cao Về làng nghề, Việt Yên hiện có 13 làng nghề cả truyền thống và làng nghề mới phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là làng nghề mây tre đan truyền thống và Rượu làng Vân Làng nghề mây tre đan trước đây chủ yếu tồn tại ở xã Tăng Tiến, sau đó đã phát triển và

mở rộng ra các làng xã lân cận và đã có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương do vậy huyện cũng như tỉnh đã rất quan tâm, chú trọng và đặt vấn đề duy trì và phát triển làng nghề này, mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh và khu vực Rượu làng Vân vốn vẫn nổi tiếng từ xưa đến nay và vẫn luôn được người dân trong làng duy trì, mặc dù đã có thời gian nhiều hộ bỏ nghề

Trang 9

nấu rượu chuyển sang các nghề khác do xu thế phát triển hiện nay và đầu ra cho sản phẩm không được đảm bảo nhưng thời gian gần đây do được chính quyền quan tâm phát triển nên nhiều hộ đã quay lại nghề nấu rượu và cũng có các cơ sở sản xuất được mở rộng không chỉ cũng cấp trong tỉnh mà còn lan ra các nơi khác khiến Rượu làng Vân được nhiều người biết đến hơn Bên cạnh đó, các hộ nấu rượu còn có thể

sử dụng bã rượu để chăn nuôi nên đời sống người dân trong làng nghề cũng khá giả hơn trước

Tuy nhiên, tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của các làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang vẫn chưa được khai thác hiệu quả Kinh tế tuy đạt tăng trưởng, song chưa đảm bảo phát triển bền vững; Phát triển sản xuất của các LNTT trên địa bàn huyện Việt Yên đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc duy trì sự phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ, thiết bị ít được đầu tư, trình độ tay nghề của lao động cũng như năng lực quản lý của chủ cơ sở còn một số hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định…Môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ sản xuất không đồng bộ…

Trong xu thế toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, làng nghề của huyện có những cơ hội để phát triển, song cũng đứng trước không

ít khó khăn, thách thức mới Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều hàng hoá của các nước có trình độ công nghệ cao, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, giá thành hạ…Do vậy, nếu không đầu tư phát triển, biến thách thức thành cơ hội thì các LNTT của Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường

Vậy hiện nay làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên đang phát triển như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề? Thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển như thế nào? Qua đó, có các giải pháp nào để phát triển LNTT trên địa bàn huyện Việt Yên? Để trả lời những

câu hỏi trên tôi xin thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 M c tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh phát triển làng nghề trong thời gian tới

Về nội dung: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng

và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, tập trung vào nghiên cứu hai làng nghề là: Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến và làng nghề Rượu làng Vân

Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu từ 2011 đến 2014

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề quản lý, kinh tế tổ chức, cơ chế liên kết liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên Đối tượng trực tiếp

là các chủ thể tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống (các

hộ, các tổ sản xuất, HTX) trên địa bàn huyện Việt Yên

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên như thế nào?

Trang 11

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên?

- Giải pháp nào để phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên?

- Định hướng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên trong thời gian tới?

Trang 12

Theo quan điểm của Vương Thị Ngọc (2011) thì khái niệm làng nghề bắt đầu

từ “làng xã” “Làng xã” là khái niệm xuất hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam Từ xa xưa, người dân đã sống thành những cụm nhỏ cùng sinh hoạt cùng kiếm sống, sau này khi hình thành đất nước thì những cụm nhỏ như vậy được gọi là làng xã Người dân sống trong một làng xã Việt Nam trước đây sống chủ yếu bằng săn bắn, đánh bắt, trồng trọt Sau này, do sự phát triển của loài người, cùng với sự tiến bộ trong nhận thức, sự hình thành giao thương thì ngoài trồng trọt cơ bản một số nơi đã hình thành những ngành nghề mới như đan lát, thêu thùa, dệt… Theo đó, những người dân sinh sống trong làng xã cùng chia sẻ phương thức làm để đem trao đổi buôn bán với nơi khác Mỗi nơi tùy vào điều kiện khí hậu, đất đai, tài nguyên… mà hình thành những ngành nghề khác nhau phù hợp với lợi thế của mình Từ đó người ta hình thành khái niệm “ Làng nghề”

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về “Làng nghề” cũng như các quy định khác nhau về tiêu chuẩn để công nhận “Làng nghề” giữa các địa phương trong nước Theo Vương Thị Ngọc (2011) thì “Làng nghề được hiểu là những làng ở nông thôn có một hay một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông”

Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngày nay làng nghề không

bị bó hẹp trong phạm vi một làng mà chúng lan toả ra thành nhiều làng, xã, hình thành vùng sản xuất các ngành nghề thủ công giống nhau Mặt khác ngành nghề ở

Trang 13

các làng nghề cũng được đa dạng hóa và phát triển cả về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống con người với các loại hình sản xuất kinh doanh (SXKD) chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ Các thành phần kinh tế không còn phổ biến là các hộ gia đình mà đã đa dạng các thành phần, các tổ chức kinh tế như các tổ hợp, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

Có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề Theo Trần Minh Yến (2004) thì “làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế xã hội và văn hóa”

Theo Lê Thị Minh Lý (2003) thì “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhua để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”

Có thể coi làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do

sự hình thành sự phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất phù hợp với

sự phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc

Mặt khác, làng nghề còn là những làng ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng Như ở Tỉnh Bắc Ninh quy định tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề là:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm

đề nghị công nhận

Trang 14

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước

Tuy nhiên những tiêu chí trên không phải là tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt định lượng Bởi vì ở mỗi làng nghề bao giờ cũng có sự khác nhau

về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và số người tham gia vào trong quá trình sản xuất Do vậy sự phát triển của các làng nghề thường khác nhau và có những biến động khác nhau trong từng thời kỳ

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phân công lao động đã phát triển ở mức độ cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng được mở rộng hơn, nó không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có các hộ chuyên làm nghề thủ công Điều này có thể hiểu dưới hai góc độ: Thứ nhất là, công nghệ sản xuất không hoàn toàn là công nghệ thủ công như trước đây, mà ở nhiều làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, hiện đại như cơ khí và bán cơ khí Thứ hai là, trong các làng nghề khi sản xuất phát triển ở mức độ cao hơn thì sẽ làm nảy sinh sự phát triển của nhiều nghề khác nhằm phục vụ cho nó Tương ứng với điều đó sẽ xuất hiện những người chuyên cung cấp dịch vụ phục vụ cho sản xuất trong làng nghề như cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ và cơ sở sản xuất chuyên làm nghề thủ công, từ đó hình thành và phát triển những làng nghề với mô hình kết hợp nhiều nghề hỗ trợ nhau cùng phát triển Chẳng hạn như ở Ninh Hiệp xuất hiện thêm nhiều nghề mới ngoài những nghề truyền thống và dần dần hình thành nên một mô hình kết hợp nông- công- thương - dịch vụ

Tóm lại, khái niệm làng nghề có thể được hiểu là một cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, có hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng đảm bảo đủ số nhân lực, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương để sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau được sản xuất từ hoạt động của ngành nghề đó, và trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng (những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông)

Trang 15

Làng nghề mới được hình thành trên cơ sở phát triển lan toả của nghề truyền thống, việc truyền nghề, nhận cấy nghề mới sang các làng xã khác Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với yêu cầu chuyên môn hóa hiện đại hóa thì các làng nghề cũ cũng như mới hình thành đã có những thay đổi tích cực

so với trước đâynhư đa dạng hóa hình thức sản xuất kinh doanh, chú trọng vào chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm…

Làng nghề truyền thống

Khái niệm làng nghề truyền thống được hình thành dựa trên tổ hợp của hai khái niệm “Làng nghề” và “Truyền thống” Truyền thống là thể hiện sự lâu đời, sự truyền đời của các ngành nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước không để mai một nghề của gia tộc, sự phát triển của nghề đó được công nhận trong một thời gian dài từ thời điểm hình thành cho tới hiện tại và không

bị biến đổi về bản chất

Như vậy làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, sản phẩm mang tính truyền thống và được công nhận qua nhiều thế hệ sản xuất, có uy tín trên thị trường; là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề; là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc, không để nghề của mình bị thị trường hóa chạy theo xu thế mà biến chất

Các làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT- BNN

Đối với những làng chưa đạt tối thiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh ngành nghề ổn định nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư 116/2006/TT-BNN thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống

Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống cần hội đủ các yếu tố sau:

+ Là làng nghề đã hình thành và phát triển lâu đời

Trang 16

+ Sản phẩm mang tính chất đặc trưng, riêng biệt, có giá trị kinh tế và văn hóa cao, biểu thị chiều dài lịch sử

+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề

+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định

+ Sử dụng nguyên liệu trong nước

+ Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước

Có thể phân chia các ngành nghề thủ công truyền thống thành các nhóm chính như:

1- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mü nghệ như: gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, thêu, ren, khảm, thảm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại,

2- Các ngành nghề sản xuất các, cụ sản xuất như: rèn sắt, làm cầy bừa, nông

Khái niệm về phát triển và phát triển làng nghề truyền thống

Theo Đinh Văn Hải và Lương Thu Thủy (2014) thì:

- Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về số lượng của một sự vật nhất

định Trong kinh tế tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là kết quả của mọi quá trình hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định Nếu sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia

Trang 17

- Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạch khác nhau

Sư tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là một nội dung của sự phát triển Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống

bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững: Theo quan điểm của Liên hợp Quốc thì một thế giới

phát triển bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhanh hơn khả năng tự tái tạo chúng, không sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường những chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng Như vậy phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai Một vấn đề đặt ra là những người đang hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển kinh tế ngày nay có thể sẽ làm cho các thế hệ tương lai phải chịu đựng tình cảnh tồi

tệ do môi trường sinh thái bị suy thoái quá mức Các thế hệ tương lai không chỉ kế thừa tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên của hiện tại, mà còn thừa hưởng các thành quả của lao động hiện tại dưới dạng chất lượng giáo dục, kỹ thuật và kiến thức cũng như vốn vật chất

Hội nghị thượng đỉnh về trái đất đã kế thừa những phân tích ở trên và đã đưa

ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”

Phát triển làng nghề: Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng, phát triển, tôi cho

rằng phát triển làng nghề là sự tăng lên về quy mô, số lượng và người tham gia vào sản xuất, chế biến các sản phẩm của làng nghề nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất, chế biến sản phẩm Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm trong phát triển LNTT để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài

Trang 18

Sự tăng lên về số lượng, quy mô của người tham gia vào sản xuất, chế biến các sản phẩm làng nghề có nghĩa là số lượng làng nghề được tăng lên cả về số lượng, quy mô sản xuất của họ Trong đó những nghề cũ được củng cố, nghề mới được hình thành Từ đó giá trị sản lượng không ngừng tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của một nghề Sự phát triển của một nghề phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt

kinh tế- xã hội- môi trường

2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây làng nghề truyền thống đã có nhiều đóng góp tiêu biểu trong phát triển kinh tế nông thôn Theo Lê Xuân Bá (2006) thì LNTT đã có những đóng góp sau:

- Thứ nhất, góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp và tình trạng thát

nghiệp tạm thời (thời gian nông nhàn) trong nông thôn, tạo điều kiện phân bổ lại và

sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn

Trong những năm gần đây phát triển ngành nghề nông thôn là một chủ trương đúng đắn và đã thu hút nhiều lao động tại địa phương vào các hoạt động ngành nghề, giảm thiểu thất nghiệp và tình trạng lao đông phải xa quê đi làm, tạo điều kiện cho các ngành nghề dịch vụ đi kèm cùng phát triển, qua đó đóng góp vào

sự phát triển chung

- Thứ hai, sản xuất làng nghề góp phần sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết

kiệm, tăng năng suất lao động cho xã hội, tạo thu nhập cho người dân nông thôn

Sản xuất làng nghề không cần nguồn vốn quá lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình, các sản phậm là tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để sản xuất không cần đầu tư quá nhiều công nghệ như: mây, tre, nứa, gạo, sắn, ngô Hiện nay, các làng nghề được chú trọng phát triển nên vấn đề đầu ra sản phẩm được quan tâm nhiều hơn, ví dụ như sự hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân để thu gom sản phẩm và đảm bảo đầu ra cho người dân cũng như đảm bảo thu nhập cho người dân, Sự liên kết thể hiện rõ ràng, hộ sản xuất còn các tổ chức tiêu thụ sản phẩm tìm đối tác đầu ra

- Thứ ba, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc Giá trị của nghề

truyền thống có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng có hai điểm không

Trang 19

thể bỏ qua, đó là những giá trị công nghệ bí truyền và những nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa dân tộc mà nghề truyền thống mang lại Hiện nay, phát triển làng nghề truyền thống còn đam tới sự phát triển về du lịch và các dịch vụ kèm theo Chính vì vậy việc phát triển các ngành nghề và các làng nghề truyền thống chính là việc giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta

- Thứ tư, đóng góp cho sự phát triển và tăng tiềm lực kinh tế của địa phương,

thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới

Làng nghề phát triển tác động đa dạng hoá kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển KT-XH nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tài sản và nguồn vốn kinh doanh của các thành phần kinh tế được tăng lên theo hướng hiện đại Vì vậy, làng nghề được coi là cơ sở và là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình phát triển nông thôn, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kéo theo sự ra đời của các ngành nghề khác như dịch vụ, thương mại phát triển

2.1.3 Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề truyền thống

Nội dung cơ bản của phát triển LNTT là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng LNTT, sự thay đổi về chất kéo theo sự thay đổi về lượng

- Về lượng: Theo Lê Xuân Bá (2006) thì: Lượng là số lượng LNTT được

công nhận thêm, còn tồn tại và phát triển, số người tham gia vào sản xuất, chế biến sản phẩm của nghề truyền thống đảm bảo được hiệu quả sản xuất, chế biến

Sự tăng lên về số lượng LNTT không phải là sự công nhận LNTT tràn lan

mà không quan tâm đến bản chất LNTT đó mà là sự duy trì và phát triển những LNTT vẫn đang tồn tại và sự bảo tồn phát triển những LNTT đang bị mai một suy yếu; số hộ tham gia vào sản xuất, chế biến các sản phẩm thuộc nghề truyền thống tăng lên, giá trị sản lượng sản phẩm làng nghề không ngừng được nâng lên, sự phát triển của một LNTT phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường

Trang 20

Phát triển LNTT phải đảm bảo thoả mãn yêu cầu: Sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, thị trường… phải đảm bảo hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cho người lao động, không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Về chất: Phát triển LNTT phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm

sản xuất ra, sản phẩm mà thị trường trong nước và nước ngoài thích ứng về mẫu

mã, quy cách, giá cả; đặc biệt là sản phẩm được kết hợp sản xuất công nghệ tiên tiến, kết hợp với công nghệ cổ truyền, kỹ năng kỹ sảo đặc trưng của sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong phát triển LNTT luôn luôn được gắn liền với nhau như một mắt xích hoàn hảo, sản xuất LNTT phát triển luôn gắn liền với dịch vụ phát triển như dịch vụ vật tư nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ tiêu dùng dân sinh…

Đi liền phát triển LNTT về lượng và chất thì nội dung cơ bản của phát triển làng nghề gắn liền phát triển kinh tế với xã hội và môi trường sinh thái

+ Về xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng cao mức sống dân chúng

+ Về môi trường: Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn…

Hiện nay trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế hội nhập thế giới, muốn khuyến khích các LNTT phát triển Đảng và Nhà nước đã và đang ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển Song để LNTT phát triển mạnh cần tạo điều kiện các vấn đề: Quy hoạch phát triển (kể cả lượng sản phẩm, ngành nghề, mặt bằng cho cơ sở sản xuất của LNTT đầu tư phát triển) có mặt bằng cho đầu tư phát triển thì các cơ sở sản xuất mới có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất hiện đại kết hợp vốn, công nghệ cổ truyền Có mặt bằng sản xuất mới tránh được những sản phẩm bị ô nhiễm ra khỏi dân cư của làng nghề và xử lý mô trường tập trung mới đảm bảo, có mặt bằng cho LNTT đầu tư phát triển thì quy mô sản xuất mới được

mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên, giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống của người dân ngày được nâng lên, an ninh chính trị được ổn định

Do vậy phát triển LNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng

và Nhà nước ta trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện tiến trình đưa đất nước ta cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020 như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra

Trang 21

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống

Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển các LNTT và các nhân

tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Nhưng các nhân tố chính tác động đến phát triển LNTT là:

- Chính sách: Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi chính sách phải thay

đổi và hoàn thiện hơn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp với xu thế phát triển hiện đại Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển KT - XH nói chung và các LNTT nói riêng Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động SXKD trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là các chính sách, đặc biệt

là các chính sách kinh tế Các chính sách này có vai trò trong việc hoạch định, hỗ

trợ LNTT phát triển, tạo môi trường SXKD cho sự phát triển của LNTT

- Quy hoạch phát triển: Phát triển nghề và làng nghề theo quy hoạch sẽ góp

phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, là tiền đề cần thiết cho sự phát triển cơ

sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ công: Các LNTT chỉ có thể phát triển mạnh ở

những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các LNTT giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết v.v… Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông v.v… cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các LNTT, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động, góp phần phát triển KT-XH bền vững

Trang 22

- Nguyên vật liệu: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước đây

là đặc điểm của LNTT và là nhân tố góp phần hình thành LNTT Hiện nay, do hội nhập kinh tế, CSHT giao thông, bưu chính viễn thông… thuận lợi, nguồn nguyên vật liệu khác nhau cho sản xuất các sản phẩm Vì vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, thay thế, giá rẻ phù hợp với quá trình sản xuất là nhân tố tác động đến sự phát triển của các LNTT

- Vốn cho SXKD: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình SXKD Các

LNTT muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường v.v… đều phải cần đến nhu cầu vốn Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng LNTT Ngày nay các LNTT đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên môn hoá, sản phẩm hàng loạt… thì nhu cầu về vốn là rất lớn Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh và phát triển của các LN Nguồn vốn ở đây có thể là đi vay ở các tổ chức tín dụng hoặc vốn tự có Nếu cơ chế tín dụng tốt tạo điều kiện cho hộ vay vốn đầu tư thì hộ sẽ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất hơn Còn nếu tiếp cận vốn khó, hộ sẽ không có đủ điều kiện để đầu

tư sản xuất như vậy sự phát triển sẽ kém đi

- Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, chủ cơ sở SXKD và những người thợ

thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các LNTT Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo Ngày nay việc phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH, hội nhập, thị trường cạnh tranh đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao Đó là đội ngũ các chủ cơ sở SXKD phải am hiểu nhiều mặt KT-XH, lực lượng quản lý phải tinh thông, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao v.v… để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Do vậy các LNTT cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD Trình

Trang 23

độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nó có thể quyết định sự tồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sự tồn tại và phát triển các LNTT phụ thuộc

rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những LNTT có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng Chính thị trường đã tạo định hướng cho phát triển của các LNTT Các hộ, cơ sở SXKD của các LNTT phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp Ngày nay thị trường không còn bó hẹp là thị trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các LNTT

- Điều kiện tự nhiên, truyền thống:

Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên

nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các LNTT nói riêng Các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình thành và phát triển LNTT, cũng có thể là đối tượng lao động để các LNTT khai thác

và chế biến Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường… tạo điều kiện cho các LNTT phát triển

Yếu tố truyền thống: Yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến sự

phát triển LNTT Trong các LNTT các nghệ nhân, thợ cả có tay nghề cao là những hạt nhân để bảo tồn duy trì và phát triển LNTT Những nét độc đáo của sản phẩm truyền thống gắn với đặc trưng văn hoá của từng LNTT là những giá trị vô hình tạo nên sự tồn tại phát triển của các LNTT Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán của các LNTT cũng tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng

có khi thúc đẩy LNTT và cũng có thể kìm hãm sự phát triển các LNTT Những yếu

tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu những yếu tố mới phù hợp, đặc biệt là về khoa học công nghệ, thị trường hội nhập và cạnh tranh… để các LNTT và sản phẩm của nó vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc vừa được xã hội, thị trường tiếp nhận và thúc đẩy phát triển

Trang 24

Để hỗ trợ các nghề thủ công phát triển thì chính phủ Nhật Bản đề ra một luật pháp đặc biệt để khôi phục và phát triển các nghề thủ công và pháp luật này được gọi là “Luật nghề truyền thống” Luật này có tác dụng để bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để giúp đỡ các làng nghề truyền thống vay vốn mà không cần thế chấp Trên

cơ sở các luật nghề thì các chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục và phát triển nghề truyền thống được ban hành Trên cơ sở lập kế hoạch để khôi phục hay phát triển các nghề truyền thống thì các chủ cơ sở sẽ được hỗ trợ về mọi mặt

Bằng hàng loạt những hỗ trợ như trên, nghề ở Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và hàng năm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mang lại nhiều USD cho đất nước

* Kinh nghiệm ở Ấn Độ

Theo Mai Thế Hớn (1999), Ấn Độ có nhiều nghề và làng nghề được hình thành từ rất lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay Hiện nay có hàng triệu người đang sống bằng nghề thủ công Các nghề ở Ấn Độ bao gồm chế tác kim hoàn, đồ trang sức, gốm mỹ nghệ, sản xuất tơ lụa Trong số những nghề thủ công thì nghề chế tác kim hoàn và trang sức là một trong những nghề mũi nhọn, nghề hoạt động có hiệu quả cao và thu ngoại tệ nhiều nhất Ngành công nghiệp đá quý của Ấn Độ đứng đầu trên thị trường thế giới, các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, HồngKông

Trang 25

Ấn Độ cũng rất chú trọng và có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ các nghề Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng thì chính phủ còn rất chú trọng đến việc tăng cường và bồi dưỡng nguồn nhân lực, Thợ thủ công được chính phủ quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, trong đó các nghệ nhân và thợ cả được coi như vốn quý của quốc gia Hàng năm chính phủ tổ chức cấp giải thưởng quốc gia cho thợ cả Những sự quan tâm đó đã khuyến khích, động viên những người thợ giỏi tâm huyết với nghề, góp phần vào việc duy trì và phát triển các nghề của đất nước

* Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Theo GS Phạm Vân Đình (1998), Trung Quốc là nước các nhiều nghề phát triển Từ xa xưa nó đã thực sự nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề gốm, nghề giấy, nghề đúc kim hoàn… trải qua nhiều biến đổi trong các thời kỳ lịch sử, nhiều nghề thủ công truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển Phát triển nghề được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá nông thôn Nhiều chính sách đã được ban hành và thực hiện thành công Các chính sách hỗ trợ nghề thủ công bao gồm: Chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, chính sách bảo hộ hành nội địa…

Trung Quốc đã có một thời gian, hàng của các nghề được sản xuất ra hầu hết không bán được do không đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhiều cơ sở đã bị thua lỗ, phá sản Nguyên nhân của khó khăn trên là do

kỹ thuật thủ công lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, năng suất thấp, chất lượng kém Để khắc phục những khó khăn này thì chính phủ Trung Quốc đã đề ra chương trình “Đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông thôn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế

Với chương trình “Đốm lửa” thì nghề thủ công của Trung Quốc đã dần dần ra khỏi khó khăn và tạo ra một đột phá mới trong phát triển các nghề thủ công của mình

Trang 26

* Kinh nghiệm ở Thái Lan:

Theo Mai Thế Hớn (1999), Chính phủ đã đầu tư một khoản vốn nhất định để xây dựng trung tâm dạy cho những nông dân nghèo Trung tâm dạy nghề cho thanh niên nông thôn nghèo làn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống do Hoàng Hậu đỡ đầu, hàng năm thu hút hàng trăm thanh niên nghèo ở các địa phương về học nghề Trong thời gian học tập được cấp học bổng và tạo các điều kiện học tập, không phải đóng học phí hoặc bất kỳ một khoản lệ phí nào Kết thúc khoá học họ được giới thiệu trở lại địa phương và được tạo điều kiện để hành nghề, vừa đảm bảo

có thu nhập vừa đảm bảo duy trì phát triển và bảo tồn nghề của các dân tộc

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Thực trạng phát triển làng nghề ở Việt Nam: Theo Dương Bá Phượng (2001) thì: Các ngành nghề phi nông nghiệp ở các LN, nhất là các ngành nghề tiểu thủ

công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chế biến nông sản phẩm, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phế phẩm phụ, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Thông qua quá trình đó làm tăng giá trị hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu Từ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỉ trọng ngày càng cao ở các LN;

tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tăng tương ứng lao động làm ngành nghề phi nông nghiệp Mặt khác, cũng trên cơ sở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các LN tăng lên, tạo điều kiện tăng tích luỹ và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trong vùng Tuy nhiên chất lượng sản phẩm do các làng nghề làm ra thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề vẫn chưa được xử lý

Theo Nguyễn Văn Đại và Nguyễn Văn Luận (1997) thì LNTT phát triển giúp giải quyết vẫn đề việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn Các làng nghề nước ta với nhiều ngành nghề, không đòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kỹ thuật cao, chủ yếu là tận dụng lao động và có khả năng làm việc phân tán trong từng hộ gia đình Hơn nữa, giá trị lao động sống trong giá thành sản

Trang 27

phẩm chiếm tỉ lệ cao (thường chiếm khoảng 40 - 60%) Hiện nay ở nước ta, các vùng nông thôn với 76% dân số và 70% lao động của cả nước, đất đai canh tác lại

bị hạn chế bởi giới hạn của tự nhiên - đây là một thách đố lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực

Thực trạng phát triển làng nghề ở Bắc Ninh: Thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, từ năm 2005 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tình Bắc Ninh tăng bình quận trên 27%/năm Trong đó các ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh chiếm từ 40-55% giá trị trong khu vực công nghiệp địa phương, 67-78% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ Đến nay toàn tỉnh đã có 53 xã, phường, thị trấn có làng nghề phi nông nghiệp Ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn phát triển đã góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của người lao động nông thôn

Theo Vương Thị Ngọc (2011), bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn hạn chế Khu vực công nghiệp đia phương (nhất là công nghiệp nông thôn) phát triển chưa bền vững, tiềm năng thế mạnh và lợi thế của các làng nghề nông thôn chưa được khai thác hiệu quả Chất lượng sản phẩm do các làng nghề làm ra thiếu sức cạnh tranh trên thị trường Các làng nghề phân bố không đều, mặt bằng cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thị trường nguyên liệu cho sản xuất còn thiếu ổn định, phần lớn các hộ, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, các chủ sản xuất gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục ở một số khu vực nông thôn

Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bình Định: Theo số liệu tổng hợp từ

các huyện năm 2004, trên địa bàn tỉnh có 40 làng nghề với 12 nhóm ngành nghề, bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm; diệt chiếu cói; chế biến hải sản; sản xuất

đồ gốm; đan lát; rèn – đúc – cơ kim khí; sản xuất nhang; dệt vải; thảm xơ dừa; sản xuất vật liệu xây dựng; đồ gỗ mỹ nghệ; sản xuất nón lá Khu vực sản xuất từ vùng

Trang 28

nghề, làng nghề có 5.500 cơ sở sản xuất, tổng vốn đầu tư sản xuất 37 tỉ đồng, thu hút gần 15.000 lao động, chiếm 18% tổng số lao động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tổng doanh thu của các làng nghề 215 tỉ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề chiếm tỷ trọng 10% so với giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động làng nghề xấp

xỉ 400.000 đồng Chứng tỏ ngành nghề nông thôn đã tạo ra nhiều việc làm và thu hút lực lượng lao động đáng kể, tác động chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hộ dân nông thôn rất hiệu quả

Thực tế cho thấy, ngành nghề nông thôn có vị trí rất quan trọng Khi phát triển sẽ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

Phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập

ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn Mặt khác, ngành nghề nông thôn được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu sẵn có và tận dụng có hiệu quả tiềm năng tại chỗ

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thể hiện ở các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài giá trị sử dụng thông thường còn mang giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa dân tộc được duy trì và phát triển chủ yếu ở các làng nghề truyền thống, gắn với nó là những nghệ nhân, thợ giỏi, cha truyền con nối từ đời này qua đời khác

Theo Nguyễn Văn Thắng (2005) thì ngành nghề nông thôn ở tỉnh Bình Định

có nhiều tiềm năng, nhưng quá trình phát triển vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại:

- Tổ chức sản xuất còn phân tán: Việc tổ chức sản xuất phụ thuộc vào trình

độ tay nghề của từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển

- Trình độ quản lý, tay nghề lao động kém: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các

Trang 29

hoạt động kinh tế Lao động trong các cơ sở ngành nghề nông thôn nhìn chung có trình độ văn hóa, tay nghề và trình độ thẩm mỹ không cao Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; rất ít được học qua các trường dạy nghề chính quy

- Khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế: Cơ sở ngành nghề nông thôn ít

có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng)

- Môi trường bị ô nhiễm: Từ những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số cơ sở trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (các cơ sở chế biến mì màu, chế biến hải sản, đúc kim loại…) gây ô nhiễm không khí, nguồn nước

- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh: Là một cản trở lớn cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng và phát triển nông thôn nói chung Nhìn chung, các

cơ sở ngành nghề thường khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng ngay trong nhà ở làm nhà xưởng sản xuất Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; các điều kiện hạ tầng khác còn nhiều hạn chế

- Chính sách còn bất cập: Chính sách trợ giúp ngành nghề nông thôn phát triển còn nhiều bất cập, chưa thật sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong thực tế sản xuất

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho phát triển LNTT tại huyện Việt Yên

Từ thực trạng phát triển LNTT trên thế giới và trong nước, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm phát triển LNTT ở Việt Yên như sau:

- Đặt phát triển LNTT trong quá trình CNH – HĐH nông thôn: Nước ta

đang trên con đường CNH – HĐH đất nước, các ngành công gnhieepj mới hòa nhập vào phát triển đôi khi sẽ làm lu mờ đi các giá trị truyền thống Vì vậy chúng ta cần

Trang 30

phát triển theo hướng công nghiệp hóa nhưng cũng cần chú trọng giữ gìn bản sắc truyền thống, bảo tồn và phát triển các LNTT có từ lâu đời để bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sự, cùng là tạo thêm công ăn việc làm, tạo them thu nhập cho khu vực nông thôn, không nên vì phát triển công nghiệp hóa mà bỏ quên các giá trị lâu đời

- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ phát triển các LNTT như: hỗ trợ

về vốn, kỹ thuật, các chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển… Trong các LNTT hiện nay, nguồn vốn cần được quan tâm chú trọng, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để hộ có điều kiên tiếp cận vốn đầu tư mở rộng làng nghề và tiếp cận khoa học kỹ thuật mới có như vậy thì sản phẩm làng nghề mới duy trì phát triển trên thị trường theo kịp các mặt hàng hiện đại trong nước và trên thế giới Ngoài ra, nhà nước cần quan tâm đến thị trường đầu ra cho sản phẩm LNTT, vì sản phẩm sản xuất ra nếu không bán được thì không thể mở rộng sản xuất…

- Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho LNTT, có các chính sách cho nghệ nhân có tay nghề cao, các chính sách hỗ trợ cho

người học và làm nghề truyền thống để khuyến khích họ không bỏ nghề mà tiếp tục bồi dưởng nâng cao tay nghe góp phát triển cho nghề truyền thống ở địa phương mình

- Nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá

trình phát triển LNTT để sự phát triển được bền vững, lâu dài Một số LNTT khi phát triển mở rộng quy mô sản xuất xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng khu dân cư vì vậy khi phát triển LNTT cần đi đối với việc bảo vệ môi trường sống

- Bản thân các LNTT cần nỗ lực hơn trong truyền nghề và giữ nghề đểnphát triển LNTT Những nghệ nhân, thợ cả cần khuyến khích con cháu giữ

nghề, truyền thụ những tinh hoa của nghề cho lao động trẻ ở địa phương Các cơ

sở sản xuất hướng đến liên kết sản xuất, sản xuất theo hình thức HTX, DN, đầu tư vốn công nghệ vào sản xuất

Trang 31

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Việt Yên

(a) Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ

đô Hà Nội 40 km về phía Bắc theo quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên 17.015,10

Ha Việt Yên là một trong các huyện có diện tích tự nhiên hẹp nhưng mật độ dân số lại đứng thứ ba trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính trong đó có 2 thị trấn, 17

xã So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thị xã Bắc Giang 12 km

Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên

Phía Nam giáp với thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ

Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

Phía Tây giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hòa Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội

- Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả Lý - Chùa Bổ), đường 298, đường 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất

(b) Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính: Địa

hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m - 120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn Tiên Sơn, Ninh Sơn Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m tại xã Minh Đức Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 150 (chỉ khoảng 20% diện tích

có độ dốc bình quân dưới 150)

Trang 32

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, gồm các xã: Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh và một số xã vùng giữa huyện ven đường quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 2,5 - 5m

Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn Độ cao trung bình từ 15 - 25m so với mực nước biển

Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc sang hướng Đông Nam

Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Việt Yên

(a) Đặc điểm đất đai của huyện

Đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất

Nó tác động rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là yếu tố quan trọng với công tác khuyến nông trong việc chọn lựa các vùng đất cho phù hợp với các giống cây trồng

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 17.015,10 ha và không có sự biến động Qua bảng 3.1 cho thấy, so với năm 2011 và năm 2012 thì năm 2013 bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 0,46%, đạt 0,982 ha/người giảm 0,001 ha so với năm

2009 và so với năm 2005 giảm 0,003 ha/người Nguyên nhân là do đưa đất nông nghiệp sang đất thổ cư và đất chuyên dùng xây dựng khu công nghiệp và các công trình hạ tầng Diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp năm 2013 đạt 0,176

ha tăng 0,011 ha/LĐ so với năm 2011 và tăng 0,031% Lý do tăng là trong những năm gần đây, một tỷ lệ khá lớn lao động chuyển sang làm công nhân ở các khu công nghiệp Đây cũng là một xu thế tích cực cho các lao động trong nông nghiệp tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất

Đất đai của huyện chủ yếu là đất nông nghiệp, chiếm khoảng 60,0 % tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ do quá trình

Trang 33

công nghiệp hóa, đô thị hóa Đây cũng là xu hướng phát triển chung của huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đặc trưng là huyện nông nghiệp, nên diện tích chủ yếu là trồng lúa nước Diện tích trồng lúa của huyện chiếm khoảng 95 % tổng diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm Diện tích đất rừng của huyện Việt Yên chiếm gần 10 % tổng diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện chiếm khoảng 35 % tổng diện tích đất tự nhiên Hàng năm có xu hướng tăng lên, năm 2013 huyện có 5.545,04 ha (tăng 1,12 % so với năm 2011) Trong đó đất chuyên dùng chiếm chủ yếu khoảng 60 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp Năm 2013, diện tích đất chuyên dùng của huyện khoảng 3.500 ha Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn rất lớn, khoảng gần 1.500 ha Đây chủ yếu là diện tích đất đồi, gò, đất núi cao và các đầm lầy không có khả năng canh tác Huyện cần có chính sách, quy hoạch đất đai để đưa phần diện tích này vào khai thác trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhằm hạn

chế tối đa diện tích đất bỏ không, không có khả năng sinh lời kinh tế

Trang 34

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) tích (ha) Diện Cơ cấu (%) tích (ha) Diện Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ A.Tổng diện tích đất tự nhiên 17015,10 100,00 17015,10 100,00 17015,10 100,00 100,00 100,00 100,00

I Đất sản xuất nông nghiệp 10131,28 59,54 10070,96 59,19 10038,60 59,00 99,40 99,68 99,54

1.1 Đất trồng cây hàng năm 8337,67 82,30 8278,84 82,21 8208,44 81,77 99,29 99,15 99,22 1.1.1 Đất trồng lúa 7848,75 94,14 7743,56 93,53 7683,56 93,61 98,66 99,23 98,94 1.1.2 Đất chuyên rau mầu 416,02 4,99 460,08 5,56 483,11 5,89 110,59 105,01 107,76 1.2 Đất trồng cây lâu năm 670,80 6,62 670,29 6,66 671,89 6,69 99,92 100,24 100,08 1.3 Đất Thủy sản 308,76 3,05 307,79 3,06 343,25 3,42 99,69 111,52 105,44 1.4 Đất lâm nghiệp 814,05 8,04 814,04 8,08 815,02 8,12 100,00 100,12 100,06

II Đất phi nông nghiệp 5545,07 32,59 5538,64 32,55 5545,04 32,58 99,88 100,12 100,00

2.1 Đất thổ cư 2085,90 37,62 2119,07 38,26 2125,47 38,33 101,59 100,30 100,94 2.2 Đất chuyên dung 3459,17 62,38 3419,57 61,74 3419,57 61,67 98,86 100,00 99,43

Trang 35

(b) Cơ sở hạ tầng của huyện

Sau nhiều năm tích luỹ, cộng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện

đã xây dựng được một số cơ sở vật chất đáng kể để khắc phục sản xuất và đời

sống, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Tuy nhiên số cơ sở có hiện nay còn ít

so với yêu cầu phát triển, nhiều cơ sở đã lạc hậu, hư hỏng gây cản trở cho phát

triển sản xuất

- Về giao thông vận tải: mạng lưới đường bộ gồm 32 km đường Quốc lộ, 22

km đường tỉnh lộ, 64 km đường liên xã, 166 km đường liên thôn Tất cả các xã - thị

trấn đều có đường nhựa về đến xã - thị trấn Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện

còn có tuyến đường sắt chạy qua 9,0 km và một nhà ga, góp phần giao lưu đi lại của

nhân dân trong huyện với các khu vực trong và ngoài tỉnh Trên địa bàn huyện còn

có hai tuyến đường sông: Tuyến sông Cầu có chiều dài qua huyện là 11km, tuyến

Ngòi Đa Mai có chiều dài qua huyện là 4km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng

hoá từ phía Đông của huyện lên miền thượng lưu sông Cầu và ngược lại Ngoài ra,

huyện còn có hệ thống sông nhỏ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá bằng

thuyền nhỏ phục vụ sản xuất cho một số xã trong huyện

- Về thuỷ lợi:

Huyện có 2 nguồn nước phục vụ sản xuất: Nguồn nước tự chảy và nguồn nước động lực Huyện đã xây dựng được hệ thống đê sông bao quanh phía

Đông huyện (đê Tả Cầu) dài 21 km, đã hạn chế tối đa lũ lụt do nước sông dâng lên,

nhưng vẫn phải tu bổ gia cố thêm Hiện nay có 73 trạm bơm gồm 165 máy bơm các

loại với tổng công suất 4.710 kw Cùng với hệ thống kênh chính và kênh cấp I (dài

36 km) chảy qua huyện và kênh cấp II trong huyện (dài 166 km) Ngoài ra còn có 3

hồ chứa nước nhỏ Tổng diện tích tưới được khoảng 6.000 ha và tiêu được 2.120 ha

Nhưng thực trạng các công trình hầu hết đã bị xuống cấp, hư hỏng nên khả năng

phục vụ bị hạn chế, chỉ đạt khoảng 60 - 80% công suất thiết kế Vì vậy đòi hỏi phải

được đầu tư sửa chữa nâng cấp

- Công trình phúc lợi công cộng: hệ thống công trình phúc lợi công cộng

ngày càng được cải thiện nâng cấp Hệ thống trường học đã đảm bảo cho việc phổ

cập giáo dục trên địa bàn toàn huyện Các cơ sở y tế, văn hoá phần lớn đã đáp ứng

được nhu cầu khám, chữa bệnh và cung cấp thông tin cho người dân

Trang 36

(c) Về dân số, lao động của huyện

Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất Tình hình dân số và lao động của huyện Việt Yên thể hiện qua bảng 3.2

Ta thấy trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu

hộ muốn nâng cao thu nhập Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn (xem bảng 3.2)

Trang 37

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 -2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

Trong đó: Hộ nông nghiệp Hộ 31862 75,51 31958 75,28 32758 76,22 100,30 102,50 101,40

III Tổng số lao động Lao động 8716 54,78 89040 55,25 91012 55,73 102,15 102,21 102,18

1 Lao động NN - TS Lao động 61178 70,19 59808 67,17 57025 62, 65 97,76 95,30 96,55 2.Lao động CN – TTCN Lao động 13887 15,93 16757 18,82 19775 34,67 120,70 118,10 119,30

3 Lao động TM – DV Lao động 12095 13,87 12475 14,01 14212 25,50 103,10 113,90 108,50

( Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Việt Yên, 2014)

Trang 38

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện 2011 - 2013

Chỉ tiêu

SL (tỷ.đ)

CC (%)

SL (tỷ.đ)

CC (%)

SL (tỷ.đ)

Trang 39

(d) Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện Việt Yên

Mặc dù huyện đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng qua bảng 3.3 ta thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế của huyện Mặc dù diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần so do quá trình đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp nhưng năng lực sản xuất và tiềm năng vẫn được phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất Việc đầu tư thâm canh được thực hiện nên năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng

Những năm gần đây do hình thành các khu công nghiệp mới, nên giá trị ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện Bên cạnh đó, các ngành thương mại dịch vụ cũng ngày càng được quan tâm phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của huyện

Như vậy, với các chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang có xu hướng phát triển tốt theo hướng CNH - HĐH, và ngành nông nghiệp cũng đã phát triển theo hướng hàng hoá Có được kết quả này là do việc mở rộng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi mùa vụ theo hướng tăng tỷ lệ cây con lai, tạo mô hình chuyên môn hoá cao

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

• Thu thập số liệu thứ cấp: là thu thập những số liệu trên các báo cáo tháng, báo cáo năm; số liệu của phòng thống kê; thông tin trên sách báo, internet; thông tin, số liệu từ các đơn vị liên quan…

Nghiên cứu sử dụng thông tin thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của tổng cục thống kê, niên giám thống kê huyện Việt Yên qua các năm, báo cáo đề án quy hoạch của huyện Việt Yên về các vấn đề như lao động, việc làm, ngành nghề thủ công qua một số năm

Trang 40

Sử dụng một số số liệu được công bố từ các nguồn:

- Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành về phát triển nông thôn, các ngành nghề nông thôn

- Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, tài liệu sách báo, trên Internet về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta

- Các số liệu chung về tình hình của xã thông qua các báo cáo hàng năm của UBND xã do Ban thống kê xã cung cấp từ năm 2011-2014

- Phòng thống kê, phòng công thương, báo cáo thường kỳ của huyện Việt Yên và các xã trên địa bàn huyện

• Thu thập số liệu sơ cấp: Là thu thập số liệu thông qua điều tra chọn mẫu, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn trực tiếp, những số liệu chưa qua xử lý…

Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống hoạt động trên địa bàn huyện Việt Yên; nghiên cứu các tác nhân: cán bộ quản lý nhà nước, các

hộ sản xuất, hộ gia công, hộ kiêm sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân

- Chọn mẫu điều tra

Việt Yên là một huyện Trung Du miền núi phía Bắc với nền kinh tế nông nghiệp thuần nông và mang tính tự cung tự cấp, đời sống của người dân trong huyện hết sức khó khăn Nghề trong nông thôn của huyện là một phần không nhỏ của phát triển nông thôn, nó là cơ sở tiền đề cho phát triển công nghiệp nông thôn Nghề của huyện khá đa dạng với các nghề thủ công như đan tre, nấu rượu, gốm, sản xuất chế biến thực phẩm… Nghề truyền thống của huyện tồn tại và phát triển trong các làng xã, hình thành nên các làng nghề truyền thống

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển làng nghề của huyện theo quy mô sản xuất tôi thực hiện nghiên cứu 2 ngành hàng với 2

Ngày đăng: 17/02/2017, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w