MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ. 2 II. PHẠM VI ÁP DỤNG. 2 III. SÁNG TẠO MỚI TRONG THIẾT VÀ CHẾ TẠO 2 III. MÔ TẢ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: 3 1. Chức năng. 3 2. Cấu tạo bàn gá. 3 IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG. 4 1. Lưu ý về an toàn: 4 2. Quy trình sử dụng mô hình. 5 V. KHAI THÁC, BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA. 6 1. Khai thác: 6 2. Bảo quản. 8 3. Sửa chữa. 9 VI. CHI PHÍ SẢN XUẤT. 9 I. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ. Trong những năm qua, các mô hình hệ thống điện phần động cơ do các công ty sản xuất thiết bị dạy học cung cấp, chỉ giới hạn với kiểu mạch và loại thiết bị đi kèm mà nhà sản xuất cung cấp. Trong thực tế các kiểu mạch và các loại thiết bị của phần điện động cơ rất đa dạng và phong phú, do đó trong quá trình giảng dạy phần điện động cơ, việc sử dụng các mô hình này để chuyển đổi các kiểu mạch và thay thế các thiết bị cùng chức năng của các hãng ô tô khác nhau không thể thực hiện được. Do vậy, tôi và các đồng nghiệp trong khoa đã suy nghĩ và thiết kế nên bàn gá đa năng phần điện động cơ. Trên bàn gá này ta có thể lắp các thiết bị như máy khởi động, máy phát điện và bộ chia điện của nhiều hãng ô tô khác nhau, với các kiểu mạch khác nhau theo từng hãng ô tô. Việc ra đời bàn gá đa năng phần điện động cơ đã giúp cho việc giảng dạy và học tập phần điện động cơ trở nên sinh động và phong phú hơn, cụ thể: Khi giảng dạy lý thuyết, giáo viên có thể giới thiệu một cách trực quan cấu tạo, chức năng của từng hệ thống điện phần động cơ ô tô cho học sinh. Giúp học sinh hiểu rõ hơn nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc và chức năng của các hệ thống này. Khi giảng dạy thực hành, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện đấu các mạch điện được học trong lý thuyết, cũng như việc đo đạc kiểm tra các chi tiết trên hệ thống, từ đó học sinh có thể nắm vững và hiểu sâu, hiểu rộng hơn lý thuyết. Ngoài ra, việc thay đổi được các thiết bị cùng chức năng của nhiều hãng ô tô khác nhau, với kiểu mạch khác nhau theo từng hãng ô tô, giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của các kiểu mạch. II. PHẠM VI ÁP DỤNG. Phục vụ công tác giảng dạy và học tập mô đun bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 1 (chương trình trung cấp công nghệ ôtô) như: Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô. Tổng quan về phần điện động cơ trên ô tô gồm các hệ thống: Hệ thống khởi động , hệ thống đánh lửa và hệ thống cung cấp. Bài 2: Bảo dưỡng điện động cơ. Bài 4: Sửa chữa hệ thống cung cấp điện. Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động. Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa. III. SÁNG TẠO MỚI TRONG THIẾT VÀ CHẾ TẠO Các bộ phận chính của các hệ thống phần điện động cơ như máy khởi động, máy phát điện và bộ chia điện có kích thước khác nhau sẽ gá lắp được trên bàn gá nhờ khả năng di động của các chân gá. Trên bàn gá tại các vị trí lắp chân gá, để chân gá di động được ta tiến hành xẻ rãnh như hình 1. Hình 1: Các vị trí xẻ rãnh trên bàn gá để lắp máy khởi động và máy phát điện. III. MÔ TẢ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT. 1. Chức năng. Thiết bị được thiết kế nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học tại trường được tốt hơn. Thiết bị thể hiện cấu tạo, mô phỏng hoạt động thực tế của từng hệ thống cũng tổng thể các hệ thống của phần điện động cơ giúp học sinh học một cách trực quan khi học các bài học về: Hệ thống khởi động, hệ thống đánh lửa, hệ thống cung cấp. Thiết bị được thiết kế mở để học sinh thực hành gá lắp, đấu dây và kiểm tra khả năng làm việc của các thiết bị trong hệ thống điện phần điện động cơ như máy khởi động, máy phát điện và bộ chia điện, sau khi bảo dưỡng và sửa chữa. Các thông số kỹ thuật của thiết bị: Điện thế sử dụng: 12V (DC) và 220V (AC). Trọng lượng tổng: khoảng 50 kg. Kích thước chiếm dụng khoảng: 1000X 500 X 1400. Thiết bị làm việc trong nhà xưởng. 2. Cấu tạo bàn gá. Bàn gá đa năng phần điện động cơ được cấu tạo từ các chi tiết: Khung bàn gá có nhiệm vụ để gá các chân gá và nâng đỡ toàn bộ các thiết bị của phần điện động cơ. Hình 2 mô tả cấu tạo của khung bàn gá. Các chân gá để lắp đặt các thiết bị của các hệ thống điện phần động cơ lên khung bàn gá như hình 3. Các thiết bị của phần điện động cơ Uoat và Toyota dùng để minh họa tính năng của bàn gá. Hình 2: Các vị trí bố trí thiết bị trên bàn gá. 1Tủ chứa dụng cụ, thiết bị; 2 Mặt bàn gá lắp máy khởi động, máy phát điện. 3 Mặt đứng gá lắp các thiết bị điện chung và hệ thống đánh lửa. Hình 3: Kết cấu của các chân gá V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG. 1. Lưu ý về an toàn: Chỉ sử dụng thiết bị khi nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động và được sự đồng ý của người quản lý. Chỉ sử dụng cầu chì đúng với thông số kỹ thuật. Nếu dùng cầu chì không đúng có thể gây hư hỏng cho thiết bị hoặc dây nguồn và làm mất an toàn. Không bao giờ dùng ngọn lửa trần gần với ắc quy. Ắc quy sản sinh ra khí hydro, khí này sẽ gây nổ khi tiếp xúc với lửa. Không đặt dụng cụ, thiết bị trên bình ắc quy, nó sẽ gây ra ngắn mạch ắc quy có thể là nguyên nhân cháy nổ, và hư hỏng thiết bị hoặc bình ắc quy. Kiểm tra domino của át tô mát với nguồn điện 220V trước khi cấp nguồn 220V cho động cơ điện xoay chiều kéo máy phát có đảm bảo an toàn không. 2. Quy trình sử dụng mô hình. Bước 1: Xác định sơ đồ mạch, thiết bị của các hệ thống sẽ gá lên bàn gá (hình 12 hoặc hình 13). Bước 2: Lắp các chân gá vào các vị trí trên bàn và gá thiết bị của các hệ thống điện phần động cơ lên. Cách điều chỉnh các chân gá và vị trí gá các thiết bị như sau: Điều chỉnh để lắp các loại máy khởi động khác nhau. Khi lắp máy khởi động của các động cơ khác nhau lên bàn gá, lúc này kích thước giữa hai bu lông bắt máy khởi động lên động cơ có thể khác nhau, để gá được máy khởi động lên bàn gá ta tiến hành điều chỉnh như sau: Nới lỏng các bu lông số 1, dịch chuyển chân gá số 3 để thay đổi kích thước giữa hai chân gá cho phù hợp với máy khởi động muốn lắp lên. Sau đó xiết chặt bu lông số 1 lại. Đưa máy khởi động lên bàn gá và bắt máy khởi động với các chân gá bằng các bu lông số 2. Hình 4: Các vị trí điều chỉnh để lắp máy khởi động trên bàn gá Sau đây là hình thực tế khi lắp máy khởi động của động cơ xe Uoat và xe Toyota trên bàn gá. Hình 5: Máy khởi động của đông cơ xe Uoat và xe Toyota khi lắp trên bàn gá Điều chỉnh để lắp các loại máy phát điện khác nhau. Tương tự như máy khởi động, các loại máy phát điện khác nhau cũng sẽ có kích thước các chân để gá lắp khác nhau. Như vậy để lắp được trên bàn gá ta phải thay đổi kích thước của các chân gá số 3 và số 4. Trong đó chân số 4 là chân dùng để tăng dây đai truyền động từ động cơ đến máy khởi động. Cách điều chỉnh các kích thước chân gá như sau: Nới lỏng các bu lông số 1 ra, và dịch chuyển các chân gá số 3 ra, sao cho kích thước phù hợp với chân đế của máy phát điện. Sau đó dịch chân gá số 4, cho phù hợp với kích thước theo bề rộng (đường kính) của máy phát , tiếp đó bắt chặt các bu lông số 1 lại và tiến hành gá máy phát điện lên bàn gá. Hình 6 mô tả máy phát điện của động cơ xe Toyota khi được lắp trên bàn gá. Hình 6: Các vị trí điều chỉnh để lắp máy phát điện trên bàn gá Điều chỉnh để lắp các loại bộ chia điện. Hình 7: Các vị trí điều chỉnh để lắp bộ chia điện trên bàn gá Cách điều chỉnh các chân gá của bàn gá để lắp các bộ chia điện khác nhau với các kích thước chân đế khác nhau như sau: Nới lỏng các bu lông số 1, dịch chuyển các chân gá số 3, sao cho phù hợp với kích thước chân đế của bộ chia điện cần gá lắp, tiếp đó xiết chặt các bu lông số 1 lại. Đưa bộ chia điện cần gá lắp lên bàn gá, đặt lên các chân gá số 3 và dùng 2 bu lông số 2 bắt chặt lại. (Như hình số 7) Hình 8: Các vị trí điều chỉnh để lắp động cơ 1 chiều dẫn động bộ chia điện Cách lắp và điều chỉnh motor DC để dẫn động bộ chia điện: Nới lỏng bu lông chân gá số 3 (H8), dịch chuyển chân gá số 1, sao cho phù hợp với kích thước của bộ chia điện, lắp motor DC vào bàn gá bằng bu lông số 2 như hình 13, sau đó lắp khớp truyền động số 4 và siết chặt bu lông số 3 lại. Một số vị trí để gá lắp các thiết bị khác. Hình 9: Các vị trí điều chỉnh để lắp hộp chuyển mạch, điện trở phụ,tiết chế của máy phát và bô bin Hình 10: Các vị trí để lắp hộp cầu chì và rơ le của các hệ thống điện Hình 11: Các vị trí để lắp bu gi của các hệ thống đánh lửa Bước 3: Tiến hành đấu dây của các hệ thống trên bàn gá và kiểm tra chạm mát. Bước 4: Kiểm tra lại domino của đông cơ điện xoay chiều kéo máy phát và cấp nguồn 220 V cho động cơ điện xoay chiều kéo máy phát điện. Bước 5: Vận hành các hệ thống trên bàn gá. Bước 6: Dừng vận hành, ngắt nguồn 220 V cung cấp cho động cơ điện xoay chiều kéo máy phát điện. Tháo các đầu bắt cực ắc quy ra khởi ắc quy. Bước 7: Vệ sinh các thiết bị, bàn gá và săp xếp các thiết bị vào tủ chứa. Đưa bàn gá về vị trí bảo quản. Các sơ đồ mạch điện tham khảo: Hình 12: Sơ đồ mạch các hệ thống phần điện động cơ của xe Uoat. Hình 13: Sơ đồ mạch các hệ thống phần điện động cơ TOYOTA. V. KHAI THÁC, BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA. 1. Khai thác: Bàn gá có thể giảng dạy mô đun bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 1 với một số bài cụ thể như sau: Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng: Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô Tháo lắp, nhận dạng được các cụm chi tiết cơ bản trong các hệ thống điện trên ô tô Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Công tác chuẩn bị: Lắp các thiết bị của hệ thống điện phần động cơ của xe Toyota hoặc Uoat lên bàn gá. Phương pháp thực hiện: + Giới thiệu sơ đồ mạch của phần điện động cơ Toyota hoặc Uoat và cách đọc sơ đồ mạch. + Giới thiệu nguyên lý cấu tạo của các hệ thống phần điện động cơ trên bàn gá đã chuẩn bị trước. + Vận hành cho học sinh tìm hiểu nguyên lý làm việc của các hệ thống điện phần động cơ. Bài 2: Bảo dưỡng điện động cơ. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng: Trình bày đặc điểm sai hỏng của hệ thống điện động cơ Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng điện động cơ Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Công tác chuẩn bị: Cà lê 13, 10; Tuốc nơ vít 4 cạnh, băng keo, các thiết bị điện phần động cơ sau khi bảo dưỡng như: máy khởi động, máy phát điện, bộ chia điện, bugi. Phương pháp thực hiện: + Gá thiết bị sau khi bảo dưỡng lên bàn gá. + Tiến hành đấu dây và kiểm tra chạm mát. + Vận hành kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị sau bảo dưỡng như: • Với hệ thống khởi động: Kiểm tra không tải máy khởi động, kiểm tra rơ le khởi động, kiểm tra ly hợp khởi động. • Với hệ thống cung cấp: Kiểm tra khả năng làm việc của máy phát sau khi bảo dưỡng. • Với hệ thống đánh lửa: Kiểm tra khả năng làm việc của bộ chia điện, đánh lửa sau khi bảo dưỡng. Bài 4: Sửa chữa hệ thống cung cấp điện. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng: Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống cung cấp Trình bày đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa Thực hành sửa chữa hệ thống cung cấp điện Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Công tác chuẩn bị: Cà lê 13, 10; Tuốc nơ vít 4 cạnh, băng keo, các thiết bị điện phần động cơ sau khi bảo dưỡng như: máy phát điện. Phương pháp thực hiện: + Gá máy phát điện sau khi bảo dưỡng lên bàn gá. + Tiến hành đấu dây và kiểm tra chạm mát. + Vận hành kiểm tra khả năng làm việc của máy phát sau khi sửa chữa. Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng: Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống khởi động Trình bày đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa Thực hành sửa chữa hệ thống khởi động Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Công tác chuẩn bị: Cà lê 13, 10; Tuốc nơ vít 4 cạnh, băng keo, các thiết bị điện phần động cơ sau khi bảo dưỡng như: máy khởi động. Phương pháp thực hiện: + Gá máy khởi động sau khi bảo dưỡng lên bàn gá. + Tiến hành đấu dây và kiểm tra chạm mát. + Vận hành kiểm tra khả năng làm việc của các thiết bị sau khi sửa chữa như sau: Kiểm tra không tải máy khởi động, kiểm tra rơ le khởi động, kiểm tra ly hợp khởi động. Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng: Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống đánh lửa Trình bày đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Công tác chuẩn bị: Cà lê 13, 10; Tuốc nơ vít 4 cạnh, băng keo, các thiết bị điện phần động cơ sau khi bảo dưỡng như: bộ chia điện, bugi. Phương pháp thực hiện: + Gá thiết bị sau khi bảo dưỡng lên bàn gá. + Tiến hành đấu dây và kiểm tra chạm mát. + Vận hành kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị sau sửa chữa như sau: Kiểm tra khả năng làm việc của bộ chia điện sau khi sửa chữa. 2. Bảo quản. Để thiết bị nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh sáng mặt trời. Sau khi sử dụng thiết bị xong phải vệ sinh thiết bị sạch sẽ. Ngắt nguồn 220V AC và tháo các đầu bắt cực ắc quy ra khỏi ắc quy. 3. Bảo dưỡng và sửa chữa. Các thiết bị khác trong quá trình sử dụng cần phải bảo dưỡng như: Động cơ điện xoay chiều, động cơ điện 1 chiều. Trong quá trình tháo lắp nhiều lần, các bu lông dùng để bắt các chân gá và chân đế của thiết bị nên có thể bị hỏng, các domino đấu dây có thể bị hỏng. Do vậy trong quá trình sử dụng các bu lông và domino bị hỏng ta phải tiến hành thay mới. Các cầu chì của các hệ thống có thể bị cháy hỏng, khi đó ta phải thay thế các cầu chì này. VI. CHI PHÍ SẢN XUẤT. TT Hạng mục Sl Đvị Đơn giá Thành tiền Ghi chú I Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài II Vật tư, thiết bị, hóa chất thí nghiệm, nguyên vật liệu. 6,204,000 1 Thép hộp 30x30X1 (mm) 3 Cây 120,000 360,000 PV Gia công 2 Tôn 100020001 mm 2 Tấm 450,000 900,000 PV Gia công 3 Bánh xe 4 Cái 40,000 160,000 PV Gia công 4 Thép tròn phi 10 2 Kg 16,000 32,000 PV Gia công 5 Thép hộp 15151 mm 5 Kg 30,000 150,000 PV Gia công 6 Thép V4 1 Cây 250,000 250,000 PV Gia công 7 Thép Tấm 5 ly 2 Kg 26,500 53,000 PV Gia công 8 Mũi khoan 16 ly 1 Cái 25,000 25,000 PV Gia công 9 Mũi khoan 14 ly 1 Cái 20,000 20,000 PV Gia công 10 Mũi khoan 10 ly 1 Cái 15,000 15,000 PV Gia công 11 Ri ve 6 Lạng 8,500 51,000 PV Gia công 12 Mũi khoan 3.5 ly 4 Cái 10,000 40,000 PV Gia công 13 V12 nhôm 3 Cây 30,000 90,000 PV Gia công 14 Đá mài 2 Viên 15,000 30,000 PV Gia công 15 Đá cắt 2 Viên 35,000 70,000 PV Gia công 16 Khóa cửa 1 Cái 30,000 30,000 PV Gia công 17 Bản lề 2 Cái 4,000 8,000 PV Gia công 18 Dũa 2 Cái 15,000 30,000 PV Gia công 19 Que hàn 2,5 mm 2 Bó 70,000 140,000 PV Gia công 20 Băng keo đánh dấu 3 Cuộn 10,000 30,000 PV Gia công 21 Sơn phủ EXPO 3 Kg 77,000 231,000 PV Gia công 22 Xăng 3 Lít 23,000 69,000 PV Gia công 23 Bảng tên thiết bị và decan 1 Bộ 100,000 100,000 PV Gia công 24 Bu lông M8 26 Bộ 6,000 156,000 PV lắp đặt, biểu diễn 25 Vòng đệm 30 Cái 1,000 30,000 PV lắp đặt, biểu diễn 26 Bu lông M6 15 Bộ 3,000 45,000 PV lắp đặt, biểu diễn 27 Băng keo điện 2 Cuộn 10,000 20,000 PV lắp đặt, biểu diễn 28 Keo nén 3 Cây 10,000 30,000 PV lắp đặt, biểu diễn 29 Động cơ điện 1 chiều 1 Cái 120,000 120,000 PV lắp đặt, biểu diễn 30 Dây cua roa A 41 1 Cái 60,000 60,000 PV lắp đặt, biểu diễn 31 Cốt ép các đầu dây 30 Cái 4,000 120,000 PV lắp đặt, biểu diễn 32 Công tắc động cơ DC 1 Cái 12,000 12,000 PV lắp đặt, biểu diễn 33 Ống đi dây 2 Ống 10,000 20,000 PV lắp đặt, biểu diễn 34 Ống gen 4 Ống 8,000 32,000 PV lắp đặt, biểu diễn 35 Dây điện 20 m 10,000 200,000 PV lắp đặt, biểu diễn 36 Cáp điện máy khởi động 2 m 80,000 160,000 PV lắp đặt, biểu diễn 37 Khóa điện 1 Cái 95,000 95,000 PV lắp đặt, biểu diễn 38 Đèn báo 2 Cái 30,000 60,000 PV lắp đặt, biểu diễn 39 Hộp cầu chì 3 Cái 15,000 45,000 PV lắp đặt, biểu diễn 40 Cầu chì 3 Cái 2,000 6,000 PV lắp đặt, biểu diễn 41 Hộp át to mát 1 Cái 15,000 15,000 PV lắp đặt, biểu diễn 42 Át to mát 1 Cái 100,000 100,000 PV lắp đặt, biểu diễn 43 Rắc 4 chân cho rơ le 2 Cái 30,000 60,000 PV lắp đặt, biểu diễn 44 Rơ le 4 chân 2 Cái 80,000 160,000 PV lắp đặt, biểu diễn 45 Dây bu gi 4 Cái 60,000 240,000 PV lắp đặt, biểu diễn 46 Đầu cực bắt ắc quy 2 Cái 15,000 30,000 PV lắp đặt, biểu diễn 47 Thiếc hàn 2 Cuộn 5,000 10,000 PV lắp đặt, biểu diễn 48 Rắc bắt vào domino 70 Cái 1,000 70,000 PV lắp đặt, biểu diễn 49 Domino 4 chân 5 Cái 5,000 25,000 PV lắp đặt, biểu diễn 50 Domino 12 chân 2 Cái 10,000 20,000 PV lắp đặt, biểu diễn 51 Động cơ điện xoay chiều 1 Cái 1,000,000 1,000,000 PV lắp đặt, biểu diễn 52 Xăng 5 Lít 23,000 115,000 Rửa PV bảo dưỡng 53 Sơn xịt(bạc+đen) 4 Chai 31,000 124,000 PV bảo dưỡng 54 Giấy nhám 5 Tờ 7,000 35,000 PV bảo dưỡng 55 Bàn trà lông mềm 2 Cái 10,000 20,000 PV bảo dưỡng 56 Mỡ 1 Kg 35,000 35,000 PV bảo dưỡng 57 Giẻ lau 3 Kg 10,000 30,000 PV bảo dưỡng 58 Chổi đánh rỉ 2 Cái 10,000 20,000 PV bảo dưỡng III Chi phí khác Tổng kinh phí 6,204,000 Đây là mô hình tự làm, sử dụng các nguyên liệu, chi tiết có sẵn trên thị trường trong nước nên rất dễ tìm, dễ sử dụng và dễ làm. Giá thành sản phẩm hợp lý. Tổng chi phí cho mô hình: 6.204.000 đ. TÁC GIẢ