1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu KHOA học HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về ưu đãi THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

80 754 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 129,65 KB

Nội dung

Đây là tài liệu VIP. Công trình nghiên cứu khoa học đạt giải nhất Cấp Khoa, Giải ba cấp học viện. Công trình nêu ra được những thực trạng về chính sách thuế ở Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp để Nhà nước có thể tham khảo và đưa vào áp dụng những chính sách thuế đúng đắn.

Trang 1

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi được hình thành đã có mộtvai trò quan trọng trong việc thiết lập một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vànộp thuế cho NSNN của các doanh nghiệp Tuy nhiên, do hệ thống các quy định pháp luật

về ưu đãi thuế TNDN hiện nay còn khá là dàn trải, phức tạp, thậm chí một số điểm cònchưa phù hợp với thông lệ quốc tế mà đã gây khó khăn cho các chủ thể khi thực hiện đầu

tư hay kinh doanh Tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” là một đề tài rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Những

đóng góp của đề tài sẽ là những tham khảo hữu ích cho các cơ quan chức năng cũng nhưdoanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam hiện nay

Về nội dung tóm tắt của công trình

Đề tài đã làm rõ được một số lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp cũng như pháp luật về ưu đã thuế thu nhập doanhnghiệp Đồng thời đề tài đã làm rõ được nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về ưu đãi thuếthu nhập doanh nghiệp và phân tích được các vai trò của pháp luật ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp đến đời sống kinh tế xã hội

Trên cơ sở các lý luận đưa ra, sau khi phân tích về các quy định pháp luật ưu đãi thuếthu nhập doanh nghiệp tác giả đã đưa ra các đánh giá trên hai khía canh ưu, nhược điểm.Đồng thời cũng phân tích các tác động của các quy định này với đời sống kinh tế xã hộikhi áp dụng vào thực tiễn

Đề tài đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp trên cơ sở các hạn chế còn tồn tại nhằm thiết lập một hành lang pháp

lý hoàn chỉnh nhất, là môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đâu tư tạiViệt Nam

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1 AFTA : ASEAN Free Trade Area( Khu vực Mậu dịch

7 FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếpnước ngoài)

8 GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nộiđịa)

9 IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốctế)

10 KCN : Khu công nghiệp

11 NSNN : Ngân sách nhà nước

12 OECD : Organization for Economic Co-operation andDevelopment (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

13 TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

14 WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thươngmại thế giới)

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

gHình 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà

Bảng 2 Số thu thuế TNDN theo sắc thuế và khu vực kinh tế trong

năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015

56

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM

TẮT CÔNG TRÌNH 1

DA NH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3

A PHẦN MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10

1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài 10

1.2 Định hướng nghiên cứu đề tài của tác giả 12

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 14

2.1 Một số vấn đề lí luận về thuế thu nhập doanh nghiệp 14

2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp 14

2.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 15

2.2 Một số vấn đề lí luận về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 16

2.2.1 Khái niệm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 16

2.2.2 Khái niệm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 18

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 19

2.3.1 Đường lối chính sách của Đảng Cộng sán Việt Nam 19

2.3.2 Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia hoặc kí kết 20

2.3.3 Trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước 21

2.3.4 Phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ ngành thuế và doanh nghiệp 22

2.4 Vai trò của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 23

2.4.1 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện và cơ sở pháp lí quan trọng cho việc ổn định nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước 23

2.4.2 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước 23

Trang 5

2.4.3 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ góp phần đảm bảo

sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội 24

2.4.4 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quản lí các hoạt động thu nộp thuế 25

2.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và bài học đối với Việt Nam 26

2.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 26

2.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 29

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 30

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 30

3.2 Thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 34

3.2.1 Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 34

3.2.2 Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 40

3.2.2.1 Ưu đãi về thuế suất 40

3.2.2.2 Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 44

3.2.2.3 Các trường hợp ưu đãi khác 45

3.2.3 Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 46

3.2.4 Đánh giá các quy định pháp luật ưu đãi thuế TNDN 47

3.2.4.1 Những ưu điểm của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN 47

3.2.4.2 Những bất cập còn tồn tại ở các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 48

3.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 52

3.3.1 Thành tựu đạt đạt được khi áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN trong thực tiễn 52

3.3.2 Những hạn chế trong triển khai áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 57

Trang 6

CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁPLUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT 604.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 60

4.1.1 Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải góp phần chuyển dịch cơ câu kinh tế 62 4.1.2 Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế, đáp ứng nhu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính 63

4.2 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ởViệt Nam 644.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi về thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam65

4.3.1 Giải pháp hoàn thiện những quy định pháp luật về ưu đãi thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 65 4.3.2 Giải pháp về cơ chế đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 69

C KẾT LUẬN 77DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với bất kì một quốc gia đang phát triển hay một quốc gia phát triển thì thuếTNDN đều là một khoản thu quan trọng, chiếm một tỉ trọng lớn trong thu NSNN ThuếTNDN được xem như một công cụ hữu hiệu hỗ trợ Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế

vĩ mô và thu ngân sách Đặc biệt, thông qua ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước thúc đẩy và thuhút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạocông ăn việc làm, gián tiếp làm tăng thu nhập dân cư Tuy nhiên bên cạnh những mặt tíchcực trên sẽ tồn tại những mặt hạn chế, cụ thể nếu Nhà nước ưu đãi quá nhiều thì vừakhông có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, vừa mất thu ngân sách

Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã được đưavào Luật Thuế TNDN và các văn bản pháp luật về đầu tư Qua 20 năm thực hiện, chúng

ta đã có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đa dạng và tương đối hoàn chỉnh vớicác quy định chi tiết về các điều kiện ưu đãi, các hình thức ưu đãi và mức độ ưu đãi Điềunày đã tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ thể trongnền kinh tế và ngay cả các cơ quan nhà nước trong việc thu nộp, thuế một cách minh bạch

rõ ràng, hạn chế các sai lầm trong quá trình thực hiện

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu mà pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đạt được thì nóvẫn còn bộc lộ ra nhiều hạn chế Đó là việc hệ thống các quy phạm pháp luật về ưu đãithuế TNDN ở nước ta hiện nay còn khá dàn trải và phức tạp Thêm vào đó pháp luật về

ưu đãi thuế TNDN ở nước ta còn một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế chẳnghạn như các hoạt động về xuất nhập khẩu Hay việc thực hiện pháp luật về ưu đãi thuếTNDN còn chưa thật linh hoạt cũng như phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước

Do vậy trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu được đặt ra đối với hệ thống pháp luật về ưuđãi thuế TNDN một mặt phải vừa thực hiện được mục tiêu quan trọng là quản lý, điều tiết

vĩ mô nền kinh tế; mặt khác vừa phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế Chính

vì vậy tác giả đã triển khai đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế Thu

nhập doanh nghiệp ở Việt Nam”.

Trang 8

2.Mục đích nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế Thu nhập doanh

nghiệp ở Việt Nam” nhằm:

Thứ nhất, hệ thống hoá các lí luận về thuế TNDN, ưu đãi về thuế thu nhập doanh

nghiệp cũng như các vấn đề pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ hai, trình bày thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp ở Việt Nam hiện nay bằng cách các đánh giá về ưu điểm hay hạn chế của đốitượng nghiên cứu

Thứ ba, trình bày một số các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập

doanh nghiệp ở nước ta hiện nay để hỗ trợ quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuếnói riêng cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: Phương pháp tổng hợp vàphân tích, phương pháp thống kê và xử lý số liệu, phương pháp chuyên gia cụ thể:

-Phương pháp tổng hợp và phân tích: đề tài nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhaubằng cách phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng sau đó tổng hợplại để thành một hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc

-Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hệthống pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong phạm vi cả nước

Trang 9

-Phương pháp chuyên gia: Đề tài sử dụng phương pháp này để sử dụng kinh nghiệm

trí tuệ của các chuyên gia để nghiên cứu, đánh giá, phân tích để tìm ra bản chất của đôítượng nghiên cứu và đề ra các giải pháp cụ thể

6.Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Chương II: Những vấn đề lí luận về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật

về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương III: Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.Chương IV: Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Trang 10

B.NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam kể từ thời điểm Luật thuế TNDN ra đời và có hiệu lực thi hành đã có rấtnhiều tác giả quan tâm và chú ý đến vấn đề pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp Qua đó ta có thể thấy rằng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có sựảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế và xã hội ở Việt Nam Số lượng bài nghiên cứuphong phú, mọi khía cạnh đều được các tác giả khai thác cụ thể tương đối toàn diện cácvấn đề Tuy nhiên ở từng tác phẩm của tác giả vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế làm chovấn đề nghiên cứu về pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam vẫn còn chưa thực sựhoàn chỉnh

Đầu tiên có thể kể đến tác phẩm “Chính sách ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Ái Liên Trong tác phẩm nghiên cứu của mình tác giả đã

chỉ ra một cách cụ thể và sâu sắc các vấn đề về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp ở Việt Nam trong những năm 2007- 2008 Cụ thể, tác giả đã đưa ra một nội dungtương đối hoàn chỉnh về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam vào thời điểm đó Trên cơ sở đótác giả trình bày những nghiên cứu thực tế về thực trạng thực hiện ưu đãi thuế TNDN ởquận Tân Bình và sau đó là đưa ra các đánh giá về tác dụng của chính sách ưu đãi thuếTNDN đối với một số công ty tư nhân ở Việt Nam trên hai khía cạnh là ưu điểm, nhượcđiểm Ở phần cuối của đề tài, tác giả Phạm Thị Ái Liên của đã đưa ra các kiến nghị vàgiải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam đến năm 2020 Ta

có thể thấy nếu xét tại thời điểm đó thì đề tài nghiên cứu của tác giả đã có những điểmthành công nhất định khi có thể nhận thức đầy đủ và tương đối toàn diện các vấn đề phântích Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam luôn có những biến đổi và đề tàinghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ái Liên đã bộc lộ ra một số hạn chế nhất định Thứ nhất,tác giả đã chưa chỉ ra được cách định nghĩa cụ thể về ưu đãi thuế TNDN hay pháp luật về

ưu đãi thuế TNDN Thêm vào đó những nội dung pháp luật của ưu đãi thuế TNDN cònrất nhiều hạn chế như chưa đầy đủ về thuế suất ưu đãi thuế TNDN, cách trình bày tươngđối dàn trải và phức tạp Thứ hai, khi trình bày về thực trạng của chính sách ưu đãi thuế

Trang 11

TNDN tác giả đã chọn số liệu tại quận Tân Bình Tuy tác giả đã phân tích tương đối cụthể với các số liệu rõ ràng nhưng ta có thể thấy với phạm vi địa lý về kinh tế thì rõ ràng sựnghiên cứu của tác giả vẫn còn trên phạm vi hẹp và qua đó cũng khó có thể đưa ra cácđánh giá về chính sách ưu đãi thuế TNDN trên phạm vi cả nước Và rất rõ ràng tác giả đãchỉ có những đánh giá về tác dụng của chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với một số công

ty tư nhân ở Việt Nam trên dựa trên kết quả nghiên cứu của khoa Kinh tế Trường ĐHQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Và cuối cùng khi đưa ra các giải pháp tác giả cũngkhông có sự bóc tách của giữa hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế TNDN với hoàn thiện cơchế trong công tác triển khai vì vậy mà những kiến nghị của tác giả cũng chưa thực sự rõràng nhất Tuy nhiên xét theo hoàn cảnh những năm 2007- 2008 thì đề tài nghiên cứu củatác giả Phạm Thị Ái Liên đã có những nhận thức ở một khía cạnh nào đó có thể đánh giá

là tương đối đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước

Đề tài nghiên cứu “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam”

(năm 2012) của tác giả Lưu Thị Tuyết Có thể nói đây là một trong các công trình nghiêncứu vừa có chiều toàn diện lại sâu sắc cụ thể Về mặt lí luận tác giả đã đưa ra định nghĩathế nào là pháp luật về ưu đã thuế TNDN từ đó có cách hiểu đúng đắn về đối tượngnghiên cứu Dựa trên cơ sở xác định lí luận một cách đúng đắn tác giả Lưu Thị Tuyết đãđưa một cách toàn diện cụ thể về nội dung pháp luật ưu đãi về thuế TNDN từ đó đưa ranhưng số liệu thuế một cách rõ ràng và dễ hiểu Tác giả cũng đưa ra những đánh giá việcthực hiện pháp luật ưu đãi thuế một cách toàn diện ở cả mặt tích cực và tiêu cực trênphạm vi cả nước Cuối cùng những giải pháp cho việc hoàn thiện thuế thu nhập doanhnghiệp cũng được tác giả xét ở trên cả phương diện nội dung pháp luậtvề mặt quy định vàcông tác triển khai thực hiện Như vậy có thể thấy đề tài nghiên cứu của tác giả Lưu ThịTuyết đã có cái nhìn vừa bao quát lại cụ thể từ đó có những đóng góp nhất định vào côngtác làm luật và thi hành luật của các cơ quan có thẩm quyền Tuy nhiên nhìn vào thờiđiểm năm 2012 mà tác giả nghiên cứu có thể thấy rất nhiều sự khác biệt cả về kinh tế,chính trị hay xã hội so với thời điểm hiện tại Về mặt kinh tế, cuối năm 2015, Việt Nam

đã hoàn thành việc kí kết để tham gia vào Cộng đồng kinh tế Asean ( viết tắt là AEC)cũng như Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP Về mặt pháp luật,Chính phủ và Bộ Tài Chính ban hành sửa đổi các thông tư nghị định qua các năm mà mới

Trang 12

nhất là Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 để sửa đổi và bổ sung những thông tư,nghị định được ban hành vào năm 2013, 2014 và các năm trước đó Như vậy xét về nhiềumặt những nghiên cứu của tác giả đã không còn thực sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứngđược sự thay đổi của kinh tế- xã hội.

Ngoài ra còn có rất nhiều các tác phẩm được đăng trên tạp chí tài chính có liên quanđến chủ đề ví dụ như “ Ưu đãi thuế TNDN- Một số vấn đề đặt ra” của tác giả Nguyễn VănPhụng Tác giả đã có cách phân tích và đánh giá hết sức sâu sắc về vấn đề là nguồn tàiliệu rất hữu ích để tham khảo về mặt lý luận Tuy nhiên do sự bó hẹp trong dung lượngcủa một bài báo mà tác giả chưa chỉ ra được các thực trạng với các số liệu cụ thể cho nênvẫn còn mặt hạn chế nhất định Đồng thời còn các tác phẩm trong và ngoài nước về cùngchủ đề với số lượng phong phú tuy nhiên có thể nói là tính cấp thiết với đề tài là chưa cao

1.2.Định hướng nghiên cứu đề tài của tác giả

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã tiếp tục tiếp thu mặt lí luận về phápluật ưu đãi thuế TNDN của các tác giả trước cùng những vấn đề lí luận có liên quan nhưpháp luật về thuế TNDN hay ưu đãi thuế TNDN dựa trên tinh thần khách quan về vấn đềnghiên cứu Trong phần này tác giả chủ yếu thông qua cách định nghĩa, phân tích và tổnghợp để đưa ra các khái niệm có tính bao quát nhất Tuy nhiên, không dừng lại ở việc tiếpthu, ở phần thực trạng tác giả đã phân tích các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDNhiện hành ở Việt Nam một cách cụ thể nhất theo cách nhìn nhận phù hợp với bối cảnhthời đại- sự thay đổi về kinh tế - xã hội của đất nước nói riêng và trên toàn thế giới nóichung Trên cơ sở tổng hợp các số liệu sau khi áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong thực tiễn tác giả đã đưa ra các đánh giá về ưu điểm và hạn chế củapháp luật về ưu đãi thuế TNDN trong nước hiện nay Bằng phương pháp thống kê và xử

lý sô liệu tác giả đã đưa ra một số các số liệu cụ thể về ưu đãi thuế TNDN sau khi phápluật về ưu đãi thuế TNDN được đưa vào thực hiện trên phạm vi cả nước Tác giả đưa ra 2bảng số liệu về việc thu nộp thuế TNDN vào NSNN cùng với ưu đãi thuế ở hai khoảngthời gian, đó là năm 2009- 2010 và năm 2014- 2015 Tác giả chủ định đưa ra 2 bảng sốliệu như vậy để có thể có những số liệu cụ thể để từ đó đánh giá rõ ràng về hiệu quả cũngnhư hạn chế về việc thực hiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN trên phạm vi cả nước Vớicác số liệu thực tế này chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể nhất về hệ thống các quy định pháp

Trang 13

luật về ưu đãi thuế TNDN hiện hành Nhận thức được những hạn chế còn tồn tại, tác giả

đã chủ động đề ra một số các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật về ưu đãithuế TNDN trong các quy định cũng như ở cả công tác triển khai thực hiện để thực sự phùhợp với các đường lối, quan điểm mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với hoàn cảnhkinh tế xã hội trong nước cũng như bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh

tế Việt Nam hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

2.1 Một số vấn đề lí luận về thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo từ điển Wikipedia về Thuế thu nhập thì “Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân”[33] Trong hệ thống thuế ở các quốc gia, thuế thu

nhập là loại thuế áp dụng có tính phổ biến và rất được coi trọng, đặc biệt là ở các nước cónền kinh tế thị trường phát triển Sự ra đời của thuế thu nhập bắt nguồn từ các lý do chínhsau:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm

bảo công bằng xã hội

Thứ hai, sự ra đời của thuế thu nhập còn bắt nguồn từ nhu cầu tài chính của nhà

nước, nhà nước nào cũng cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, cùng với xuthế phát triển kinh tế xã hội, khả năng mang lại thu nhập cho mỗi người ngày càng cao,nhà nước tìm thấy khả năng huy động nguồn tài chính to lớn cho mình thông qua thuế thunhập

Thứ ba, thuế thu nhập là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động

kinh tế - xã hội

Trong hệ thống luật thực định về thuế ở các nước, thuế thu nhập được phân chiathành hai loại là thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân Việc phân chia thuế thu nhậpthành hai loại thuế nêu trên là căn cứ vào đối tượng nộp thuế thu nhập

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuếdoanh nghiệp theo thuế suất được quy định và doanh nghiệp phải có trách nhiệm khaibáo, nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho nhà nước Tuy nhiên, luật các nước không có sự đồng

nhất trong việc xác định phạm vi đối tượng nộp thuế Chẳng hạn, Luật Thuế thu nhập

công ty của Thụy Điển quy định: “Các công ty, các chủ thể kinh doanh có số vốn từ50.000 Curon trở lên và có lao động làm thuê thì được coi là đối tượng nộp thuế thu nhập

Trang 15

công ty” Còn Bộ luật thuế thu nhập công ty của Thái Lan quy định: “Đối tượng nộp thuếthu nhập công ty chỉ bao gồm các công ty và các tổ chức hùn vốn có tư cách pháp nhân”.Pháp luật Mỹ, Nhật quy định: “Chủ thể kinh doanh là các tổ chức kinh tế thì phải nộpthuế thu nhập công ty” Trong khi đó pháp luật thuế TNDN của Việt Nam lại quy định đốitượng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có thu nhập Như vậy, ở ViệtNam cá nhân kinh doanh, hộ gia đình có thu nhập từ kinh doanh cũng là đối tượng nộpthuế TNDN.

Thuế TNDN ở các nước đều quy định tính thu nhập chịu thuế trong một khoảngthời gian xác định là năm tài chính Thu nhập chịu thuế được tính trên cơ sở là doanh thutrừ chi phí hợp lý cộng với các khoản thu nhập khác Đa số các nước đều áp dụng thuếsuất thuế thu nhập công ty theo tỷ lệ phần trăm cố định để đảm bảo công bằng và thuậnlợi trong công tác quản lý thu nộp thuế Đồng thời, thuế thu nhập công ty ở các nước đều

có quy định về chế độ ưu đãi thuế, miễn giảm thuế Tuy nhiên do chính sách, chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia là khác nhau mà các nước có sự quy định về

ưu đãi thuế cho ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khác nhau Ở Việt Nam, thuế TNDN cũng cóquy định về mức thuế suất ưu đãi, về các trường hợp được miễn, giảm thuế cho các đốitượng kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủtrương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

2.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh

nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời là người chịuthuế

“Thuế trực thu là thuế điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế”[35]

Là một loại thuế trực thu, thuế TNDN mang đầy đủ các đặc điểm các đặc điểm của mộtloại thuế trực thu, đó là đối tượng nộp thuế theo luật định đồng nhất với người phải chịuthuế tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế

Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

hoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉkhi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN

Trang 16

Về nguyên tắc, loại thuế này có tính đến khả năng của ngừơi nộp thuế, có nghĩa làchủ thể có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, còn chủ thể có thu nhập thấp hơnthì sẽ nộp ít hơn.

Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập mà các cá

nhân nhận được từ các hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợinhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập sau khi nộp thuế TNDN Do vậy,thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lí thu nhập cá nhân

Thuế TNDN đánh vào phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các công ty trướckhi chia cho những người góp vốn Thuế TNDN đánh vào phần thu nhập mà những ngườigóp vốn nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà họ đầu tư vào Vì vậy,thu nhập đã chịu thuế TNDN khi đem chia cho những người góp vốn sẽ được khấu trừphần thuế TNDN đã nộp khi tính thuế TNDN hoặc không chịu thuế nữa

Thứ tư, tuy là thuế thuế trực thu nhưng thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ

bằng thuế thu nhập cá nhân

2.2 Một số vấn đề lí luận về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Một trong các mục tiêu cơ bản mà hệ thống chính sách thuế các nước bắt buộc phảiđảm bảo hướng tới là đảm bảo tính cạnh tranh của hệ thống thuế trong điều kiện nền kinh

tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa Cạnh tranh về thuế là một quá trình mà ở

đó các nước ban hành các chính sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn lực, laođộng và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài vào nước mình, hoặc đồng thời để hạn chế

sự di chuyển nguồn lực từ trong nước ra nước ngoài Mặc dù, có rất nhiều quyết định ảnhhưởng đến quyết định của các nhà đầu tư tuy nhiên phải khẳng định rằng ưu đãi thuế đãchiếm giữ một vai trò không hề nhỏ trong việc tác đến quyết định của các nhà đầu tư.Chính sách ưu đãi thuế không những thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với các đốitượng nộp thuế khi họ gặp các rủi ro khách quan dẫn đến tổn thất tài sản hoặc thu nhập,thể hiện sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế mà quan trọng hơnnữa chính sách ưu đãi thuế là công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế -

xã hội

Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư theo 2 nhóm:

Trang 17

Hình 1 : Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư[24]

(Theo Tax incentives for Investment – A global Perspective: experiences in MENAand non- MENA countries –OECD)

Ưu đãi thuế là biện pháp được sử dụng một cách phổ biến giữa các quốc gia, đặcbiệt các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Mục tiêu cơbản của việc áp dụng các hình thức ưu đãi thuế là nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài; ưutiên phát triển một số ngành, vùng, lĩnh vực; khuyến khích xuất khẩu; hoặc có thể nhằmgiải quyết các khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp…

1 Sự minh bạch, đơn giản, ổn định, chắc chắn khi thực hiện các Luật thuế và quản lý thuế

2 Thuế suất

3. Các ưu đãi thuế

Các yếu tốliên quan đếnthuế

3 Trình độ lao động

4 Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng

5 Chi phí vận chuyển

6 Khả năng tiếp cận thị trường đầu

ra của sản phẩm(nhu cầu tiêu dùngcao, chí phí xuất khẩu thấp)

7 Sự ổn định chính trịCác yếu tố

ngoài thuế

Trang 18

Theo từ điển Wikipedia thì “ưu đãi thuế là các quy định về thuế của một quốc gianhằm khuyến khích, thúc đẩy một số hoạt động kinh tế đặc biệt”.[33]

Theo các nhà kinh tế thuộc quỹ tiền tệ quốc kinh tế IMF thì “ưu đãi thuế là cácbiện pháp nhằm khuyến khích các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động đầu tư”.[24] Theo từ điển Collins thì cho rằng “Ưu đãi thuế chính là việc chính phủ cho phépgiảm trừ một số tiền thuế nào đó cho một nhóm người cụ thể hoặc một tổ chức cụ thể.” Tuy nhiên, theo từ điển kinh doanh thì lại cho rằng ưu đãi thuế là việc miến haygiảm thuế cho một hoạt động nào đó như việc đầu tư mang tính chất vốn trong một giaiđoạn nhất định

Như vậy, trong tất cả các khái niệm ưu đãi thuế đều được hiểu là việc khuyếnkhích tạo điều kiện cho người nộp thuế Việc khuyến khích này có thể nhằm mục tiêucạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc có thể nhằm hỗ trợ sự phát triển cho mộthoặc một số hoạt động kinh tế nào đó trong nội địa một quốc gia Ưu đãi thuế có thể thựchiện trong một thời gian dài hoặc một giai đoạn nhất định

2.2.2 Khái niệm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặcthừa nhận được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội pháttriển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.[35]

Theo như lí luận về ưu đãi thuế TNDN thì ta có thể hiểu một các chung nhất về ưu đãithuế TNDN là các biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế TNDN cho các nhà đầu

tư, khuyến khích và thu hút đầu tư mà Nhà nước dành cho những DN hoặc những nhóm

DN nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm ) so với những đối tượng chịuthuế khác trong cùng điều kiện nhất định

Do vậy pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được hiểu là hệ thống các quy định về những biện pháp, những lợi thế về thuế do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm giảm bớt gánh nặng thuế TNDN cho các nhà đầu tư, mà Nhà nước dành cho những DN hoặc những nhóm DN nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm ) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện nhất định.

Pháp luật ưu đãi thuế TNDN được coi là một bộ phận trong chiến lược khuyếnkhích phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định Khi nói đến chiến lược của

Trang 19

một đất nước là nói về quan điểm, cách nhìn nhận chính thống của nhà nước đó về mộtlĩnh vực, một hoạt động trong một giai đoạn nhất định Các quan điểm chính thống củanhà nước thuộc phạm trù ý chí Để cụ thể hoá các quan điểm chính thống này, nhà nướcthông qua hình thức các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể

Trong mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật cũng khácnhau Do vậy, khi nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của mỗi nước cần phải xuấtphát từ những quy định cụ thể của nước đó về văn bản quy phạm pháp luât

Cũng như pháp luật về thuế TNDN, nội dung điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi thuếTNDN cũng bao hàm một cách tổng quát, đầy đủ các vấn đề có liên quan Đề cập đến đầutiên của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN là các quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi thuếTNDN; các mức thuế suất ưu đãi đối với từng đối tượng cụ thể được quy định, thời gianđược hưởng ưu đãi hay trình tự và thủ tục thực hiện…

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.1 Đường lối chính sách của Đảng Cộng sán Việt Nam

Theo điều 4 Hiến pháp 1992 có sửa đổi và bổ sung năm 2013 “Đảng Cộng sản ViệtNam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng”[34] Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh

tế - xã hội thông qua việc ban hành các đường lối, chính sách, quan điểm làm định hướngcho mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế xã hội Đường lối, chínhsách của Đảng có thể coi như kim chỉ nam cho các cơ quan chức năng của bộ máy nhànước trong việc ban hành, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để tạo ra sựthống nhất đồng bộ Do vậy, pháp luật chính là sự cụ thể hóa các đường lối chính sách củaĐảng, đặc biệt pháp luật về ưu đãi thuế TNDN chính là sự cụ thể hóa các chính sách quanđiểm của Đảng về kinh tế - xã hội Chính vì vậy, khi xem xét đến các nhân tố chi phối đếnpháp luật ưu đãi về thuế TNDN chúng ta không thể không xét đến sự ảnh hưởng của cácquan điểm, đường lối của Đảng

Trang 20

Thuế được đặt ra nhằm mục đích hình thành nguồn tài chính tập trung để sử dụngcho mục đích chi tiêu công cộng Vì vậy, việc đặt ra các loại thuế, mức thuế suất để đạtđến một tỷ lệ huy động nhất định hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nước tức cácquan điểm đường lối mà Đảng đã thông qua Cùng với một mục tiêu tối thượng là pháttriển kinh tế, xây dựng đất nước, nhưng trong nhìn nhận và đánh giá của mình, nhà nướccho rằng nên hỗ trợ ngành này, địa phương này, hạn chế ngành kia, địa phương kia để cóđược một nhịp độ phát triển và một cơ cấu kinh tế tối ưu Những nhận định và đường lốichính trị này được thể hiện thông qua các luật thuế, các quy định pháp luật về ưu đãi thuế.Các luật thuế nói chung, pháp luật ưu đãi thuế TNDN nói riêng phải thể hiện được cácquan điểm chính trị, đường lối chính sách Đảng và của nhà nước trên từng lĩnh vực, trongtừng thời kỳ để đảm bảo việc điều hành đất nước thông suốt.

2.3.2 Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia hoặc kí kết

Mối tương quan với các cam kết quốc tế về thuế và các Hiệp định về thuế chỉ phátsinh trong hệ thống thuế của một nước khi nước đó tham gia hội nhập kinh tế khu vực vàquốc tế Đây là yếu tố mới phát sinh trong hệ thống, tuy nhiên chúng có tác động lớn đến

hệ thống pháp luật thuế của nước đó Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nướcphải chấp nhận những điều khoản về thuế mà các tổ chức thương mại, tài chính chi phối

để áp dụng chung Bên cạnh đó, để tránh xung đột pháp lý trong việc áp dụng các luậtthuế đối với các công dân của các nước khác trên lãnh thổ nước mình, hoặc công dân củanước mình trên lãnh thổ nước khác, các nước tiến hành ký các Hiệp định song phương vềthuế Việc ký kết các hiệp định và cam kết về thuế buộc các nước phải điều chỉnh hệthống pháp luật thuế nội địa cho tương thích Đây chính là nguồn luật mới của hệ thốngpháp luật thuế nước sở tại Ngoại trừ một số trường hợp không thể đưa vào nội luật, cònlại nội dung các cam kết phải được thể hiện trong hệ thống pháp luật thuế để cho mọi đốitượng nộp thuế đều có thể nắm bắt và thực thi Dù cho các cam kết về thuế trong các Hiệpđịnh cũng như Cam kết quốc tế không là ý muốn của nhà nước, nhưng khi đã chấp thuậnnhững cam kết này, thì nhà nước đó đương nhiên xem đó là ý chí của mình Vì vậy, vềmặt nào đó, có thể xem hệ thống các cam kết quốc tế về thuế cũng là một bộ phận bổ trợ

Trang 21

của hệ thống pháp luật thuế nói chung và hệ thống pháp luật ưu đãi thuế nói riêng tronggiai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Các mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật đầu tư hay Luật quản lý thuế…) trong tươngquan hệ thống, các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại khăng khít với nhau Để hệthống hoạt động ổn định, các nhà nước thường quy định quy tắc ứng xử giữa các mốiquan hệ trong hệ thống Trong hệ thống pháp luật thuế, việc quy định các mối quan hệnày thường được cụ thể hoá trong Luật ứng xử hay Luật quản lý thuế Tùy theo nhận định

về hệ thống thuế mà các nội dung trong Luật ứng xử hay Luật quản lý thuế được thiết kế.Tuy nhiên, nội dung cốt lõi không thể thiếu được là quy định mối quan hệ giữa bộ máythu thuế với đối tượng nộp thuế

Các cam kết quốc tế và các Hiệp định về thuế đã áp đặt các quan điểm chính trịcủa các quốc gia khác trong khối liên kết, hoặc bên ký kết lên hệ thống chính sáchthuế(đặc biệt là các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN), buộc quốc gia tham gia hộinhập phải điều chỉnh chính sách thuế của mình theo xu hướng ưu tiên cho những cam kết

về thuế chung Các chính sách thuế quan và thuế nội địa của các nước phải sửa đổi lại chophù hợp với các cam kết quốc tế (như các cam kết gia nhập AFTA, WTO, APEC, TPP,AEC )

2.3.3 Trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Điều này thể hiện ở chỗ thuế được đánh trên phần lớn các hoạt động kinh tế, cáchoạt động tạo ra GDP hàng năm cho đất nước Do vậy, việc ban hành các quy định phápluật về thuế phải gắn liền với các điều kiện kinh tế cụ thể của từng hoạt động Do đó, kinh

tế là cơ sở của thuế Trên cơ sở kinh tế, các quy định pháp luật về thuế nói chung, phápluật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng được xây dựng mới mang tính chất khả thi cao Việcban hành các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN không gắn kết với điều kiện kinh

tế của từng hoạt động sẽ làm cho các hoạt động kinh tế hỗn loạn và làm chậm đà pháttriển Một chính sách ưu đãi thuế TNDN tốt là vừa huy động được nguồn tài chính dồidào vào NSNN nhưng cũng vừa tạo điềukiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển Những yếu tố kinh tế thường tác động đến các quy định pháp luật về ưu đãi thuếTNDN là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình

Trang 22

quân đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường, sự biến động của Ngân sách,

tỷ giá hối đoái

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với pháp luật về ưu đãi thuếTNDN để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựngcác quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa nền kinh tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ của mỗi quốcgia

2.3.4 Phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ ngành thuế và doanh nghiệp

Theo quan điểm Mác-xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồmmột hệ thống các quan điểm, quan niệm, quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội Như vậyđạo đức chính là nhu cầu tất yếu khách quan, nhưng lại là vấn đề có tính lịch sử Nó còntồn tại một cách tất yếu khách quan nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ ứng xử củacon người với nhau trong xã hội Là những cán bộ ngành thuế- đại diện cho quyền lực củaĐảng và Nhà nước chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân thì phẩm chất của họcần vững vàng và trong sáng hơn ai hết Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và mởcửa, trước sự cám dỗ của tiền và vật chất, trước những hành động chống phá của các thếlực thù đich nếu không có một phẩm chất đạo đức thực sự trong sạch thì rất có thể dẫnđến những hành vi sai lệch làm cho pháp luật về ưu đãi thuế TNDN không phát huy đượcđúng vai trò của nó, thậm chí sẽ trở thành công cụ để một số ít những cá nhân thoái hóa

kiếm lợi cho bản thân Tuy nhiên, ngược lại nếu tất cả đội ngũ cán bộ ngành thuế đều có

một phẩm chất đạo đức trong sáng kết hợp với năng lực đào tạo chuyên môn giỏi thì sẽ cónhững tác động hết sức tích cực đối với với ban hành cũng như thực hiện những quy địnhpháp luật về ưu đãi thuế TNDN

Xét về chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thuế thì doanh nghiệp cũng chính làmột nhân tố có những tác động quan trọng tới việc thực thi pháp luật về ưu đãi thuếTNDN Sự tác động này được thể hiện qua việc doanh nghiệp có tích cực chủ động tìmhiểu những quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN hay không Sự tác động này đượcthể hiện thông qua việc doanh nghiệp tham gia vào quan hệ pháp luật về thuế với thái độ

Trang 23

như thế nào tức là tích cực hay tiêu cực Nếu doanh nghiệp nhận thức đúng về các quyđịnh trong pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, tuân thủ theo đúng nghĩa vụ và hưởng đúngnhững quyền lợi mà mình được hưởng thì những quy định pháp luật về ưu đãi thuếTNDN sẽ từ văn bản mà đi vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

2.4 Vai trò của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

2.4.1 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện và cơ sở pháp

lí quan trọng cho việc ổn định nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước

Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thuthuế của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể đủ điều kiện theo quy định Điều này cónghĩa nguồn thu từ thuế chỉ có được khi các bên thực hiện đúng quy định của pháp luật ưuđãi thuế TNDN

Trước hết cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ cấu nguồn thuNSNN Nhà nước ban hành pháp luật về ưu đãi thuế TNDN và ấn định các mức thuế ưuđãi đối với các pháp nhân cụ thể Cũng như Luật nói chung, pháp luật ưu đãi thuế TNDN

có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội về thuế Mục đích chủ yếu và quan trọng nhấtcủa sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu- nộp thuế nhằm tạo quỹ NSNN Việc các chủ thểthực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đãtạo ra nguồn thu tài chính quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngânsách Như vậy, nguồn thu từ ưu đãi thuế TNDN nói riêng và nguồn thu từ thuế nói chung

đã có vị trí quyết định đến cơ cấu nguồn thu NSNN

Đối với nước ta, xuất phát từ vai trò của nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế

-xã hội nên hoạt động thu ngân sách nhà nước ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.Điều này đã một lần nữa gián tiếp khẳng định tầm quan trọng của pháp luật ưu đãi về thuếTNDN

Trang 24

2.4.2 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước

Ngoài việc huy động nguồn thu cho NSNN, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN còn cóvai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô Là một bộ phận của hệ thống phápluật Việt Nam, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đóng vai trò là công cụ để điều tiết vĩ môcủa nhà nước Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN,Nhà nước thực hiện việc thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế,điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội

Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lí, điều tiết tới mọi mặt của đời sóng kinhtế- xã hội Bằng hệ thống pháp lật về ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước thể hiện ý chí củamình đối với việc phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng

xã hội Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, các cá nhân có thể tồn tại và vận độngtheo nhu cầu và lợi ích của chính mình Điều này có thể tổn thương đến trật tự xã hộicũng như định hướng của từng nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.Giải quyết vấn đề này pháp luật thuế nói chung và pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nóiriêng có thể làm thay đổi hoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tưcủa các chủ thể nhằm đạt tới mục tiêu nhất định của nhà nước Thông qua hệ thống phápluật về ưu đãi thuế TNDN, nhà nước có thể thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế

mà không cần can thiệp hành chính Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước pháp luật về

ưu đãi thuế TNDN có những quy định khác nhau giữa nghĩa vụ nộp thuế của các đốitượng ưu tiên và các đối tượng hạn chế Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu tìmkiếm thu nhập của vực các đối tượng đầu tư, qua đó có thể làm thay đổi luồng vốn chuchuyển từ khu vực đầu tư này sang khu vực đầu tư khác Pháp luật về ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp của các quốc gia trong đó có Việt Nam đều phản ánh rõ vai trò nêutrên Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế hay không đánh thuế, các mức thuế suất ưu đãiđối với các đối tượng cụ thể khác nhau đều có thể tác động đến các ngành nghề, qua đóđảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế

Trang 25

2.4.3 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội

Hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN mói nhất được áp dụng thống nhất chungcho các ngành nghề, các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bìnhđẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi pháp nhân cũng như thểnhân Sự bình đẳng công bằng đó được thể hiện thông qua các chính sách động viên giốngnhau giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạch định giốngnhau đảm bảo công bằng xã hội

Hệ thống pháp pháp luật về ưu đãi thuế TNDN bao gồm các quy định về những biệnpháp, những lợi thế về thuế do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảmbảo thực hiện nhằm giảm bớt gánh nặng thuế TNDN cho các nhà đầu tư, mà Nhà nướcdành cho những DN hoặc những nhóm DN nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễngiảm ) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện nhất định Thông quacác quy định này các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ nhận thức được quyền vàlợi ích hợp pháp của mình để thực hiện đúng những nghĩa vụ và những quyền lợi củamình Từ đó sự bình đẳng trong xã hội được đảm bảo dưới sự điều tiết của Nhà nước

Có thể khẳng định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việcgiúp nhà nước thực hiện các chính sách xã hội của mình Nhà nước điều tiết thu nhập, hạnchế khoảng cách giàu nghèo, góp phần thực hiện công bằng bình đẳng xã hội Bằngnhững quy định của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, nhà nước phát huy trách nhiệm củamỗi cá thể với cộng đông xã hội

2.4.4 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quản lí các hoạt động thu nộp thuế

Từ phương diện quản lí Nhà nước, pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpđược xem như một công cụ hữu hiệu trong việc quản lí các hoạt động thu, nộp thuế nhằmkhai thác vai trò tích cực đồng thời hạn chế các tiêu cực của hoạt động này Xuất phát từbản chất của quan hệ thuế là một quan hệ phân phối của cải dưới hình thức giá trị nên tựbản thân nó đã là một “ mảnh đất màu mỡ” làm nảy sinh các hoạt động xã hội tiêu cực,làm phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng Bởi vậy, bằng pháp luật về ưu đãi thuế

Trang 26

TNDN nhà nước đã đưa ra các giới hạn hành lang, thiết lập các hàng rào pháp lí để cácchủ thể có thể dựa vào đó mà hoạt động đúng theo quy định của pháp luật Vượt quakhuôn khổ đó, đương nhiên họ sẽ phải chịu các chế tài theo đúng các quy định đã banhành.

Tóm lại, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng và pháp luật về thuế nói chung rađời do yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thuế Nói cách khác,pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ra đời là do đòi hỏi của chính các quan hệ thuế Đến lượtmình, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN lại tác động trở lại làm cho các quan hệ thuế phátsinh, phát triển theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn Trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc kiến tạo một môi trường chính trị, kinh tế- xã hội ổn định, tiến bộ, làm nềntảng, cơ sở vững chắc cho công cuộc hội nhập và phát triển thành công

2.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và bài học đối với Việt Nam

2.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Malaysia

Tại Malaysia, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư được quyđịnh tại Luật Thuế Thu nhập năm 1967, Luật Hải quan năm 1967, Luật Thuế hàng hoánăm 1972, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 1976, Luật Khuyến khích đầu tư năm 1986,Luật Các khu tự do năm 1990 Các Luật này quy định các hoạt động đầu tư trong các lĩnhvực: sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm cả khách sạn), dịch vụ, nghiên cứu pháttriển, giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường

Ưu đãi thuế dành cho lĩnh vực sản xuất gồm 2 loại: ưu đãi dành cho DN đi tiên phong(Pioneer Status: PS) và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư (Investment Tax Allowance: ITA).Các ưu đãi này được cấp cho DN trên cơ sở giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất, côngnghệ áp dụng, hay mức độ liên kết công nghiệp mà dự án đầu tư đem lại Các dự án đượchưởng ưu đãi được coi là các hoạt động hay sản phẩm khuyến khích đầu tư

Trang 27

DN đạt các tiêu chuẩn của DN đi tiên phong (được xác nhận thuộc ngành công nghiệpmũi nhọn) sẽ được giảm 70% thuế TNDN trong vòng 5 năm Theo đó, DN chỉ phải nộp30% số thu nhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất (Production Day), ngày mà sốlượng sản phẩm đạt ít nhất 30% công suất.

Ngoài ưu đãi dành cho DN đi tiên phong, nhà đầu tư có thể nộp đơn đăng ký đượchưởng chế độ ITA (dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ mới) Nếu được chấp thuận,

DN sẽ được hưởng mức trợ cấp 60% đối với chi phí mua sắm trang thiết bị (nhà xưởng,máy móc và các trang thiết bị cho dự án) trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu bỏ vốn đầu

tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, nhưng tối đa không quá 70% thu nhập tínhthuế trong năm

Nếu không muốn hưởng ITA, DN có thể thay thế bằng 70% thu nhập chịu thuế kể từkhi ITA có hiệu lực Các khoản hỗ trợ DN chưa hưởng có thể được chuyển sang năm tiếptheo cho đến khi sử dụng hết Phần còn lại 30% thu nhập chịu thuế sẽ được áp dụng mứcthuế tương đương mức thuế áp dụng với DN cùng ngành.Ngoài các ưu đãi cơ bản nhưtrên, DN đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù theongành như: (i) Ưu đãi dành cho việc chuyển các hoạt động sản xuất vào địa bàn ưu đãiđầu tư; (ii) Ưu đãi dành cho DN công nghệ cao; (iii) Ưu đãi dành cho các dự án chiếnlược có tầm quan trọng quốc gia; (iv) Ưu đãi cho DN vừa và nhỏ; (v) Ưu đãi đối với các

dự án có tính chất liên kết công nghiệp; (vi) Ưu đãi cho công nghiệp sản xuất máy móc vàthiết bị; (vi) Ưu đãi dành cho công nghiệp chế biến vùng cọ nguyên liệu Ngoài ra, còn cómột số ưu đãi khác dành cho lĩnh vực sản xuất như hỗ trợ tái đầu tư, hỗ trợ mua sắm trangthiết bị để duy trì chất lượng nguồn điện (nhằm giảm chi phí sản xuất cho DN do sự cốmất điện gây ra

Philippines

Tại Philippines, các DN trong nước bị đánh thuế trên thu nhập thịu thuế ròng toàncầu Các DN nước ngoài là đối tượng cư trú bị đánh thuế trên thu nhập chịu thuế ròngphát sinh từ Philippines và các DN nước ngoài không cư trú bị đánh thuế trên thu nhậpgộp phát sinh từ Philippines Các DN trong nước và nước ngoài đều chịu thuế suất 35%(trước năm 2009) và 30% (từ năm 2009) Lỗ kinh doanh ròng có thể được chuyển sang 3

Trang 28

năm sau để bù trừ các khoản thu nhập tương lai trong các năm đó Lỗ kinh doanh ròngđược định nghĩa là số chênh lệch của các khoản được trừ so với lãi gộp của cả năm tínhthuế Lỗ ròng có thể được chuyển sang các năm sau nếu lỗ phát sinh trong năm mà DNđược miễn hoặc nếu có sự thay đổi về chủ sở hữu Đối với một số trường hợp miễn thuếđặc biệt, từ năm tính thuế thứ tư sau khi DN trong nước và DN nước ngoài là đối tượng

cư trú bắt đầu hoạt động kinh doanh, các DN này phải nộp một khoản thuế TNDN tốithiểu nếu số thuế này vượt quá số thuế tính theo cách tính thuế thông thường Số thuếTNDN tối thiểu này là 2% của lãi gộp

Các DN trong nước và nước ngoài đăng ký với Ban đầu tư theo đạo luật đầu tư theonhiều hạng mục có thể được hưởng ưu đãi thuế TNDN và miễn thuế đối với một số loạithuế và thuế quan nhất định Các DN đóng tại các khu vực kinh tế đặc biệt đã đăng ký với

cơ quan quản lý vùng kinh tế Philippines hoặc các vùng kinh tế đặc biệt có thể đượchưởng ưu đãi thuế thu nhập hoặc áp dụng theo một cơ chế thuế đặc biệt, theo đó chỉ phảichịu mức thuế suất 5% tính trên thu nhập gộp thay cho tất cả các loại thuế trung ương vàđịa phương

Lợi nhuận chuyển từ một chi nhánh về trụ sở chính chịu thuế suất 15% Loại thuế nàytính trên toàn bộ lợi nhuận chuyển hoặc được ghi nhận để chuyển mà không được trừthuế Thuế này không áp dụng cho các lợi nhuận thu được từ các hoạt động đã đăng kývới Cơ quan quản lý vùng kinh tế Philippines (PEZA) Lãi cổ phần, lãi từ tiền vay, tiềnbản quyền, tiền cho thuê và các khoản thu nhập tương tự của một DN nước ngoài cónguồn từ Philippines không được coi là lợi nhuận của chi nhánh, trừ khi thực tế có liênquan đến việc tiến hành thương mại hoặc kinh doanh tại Philippines

Một số nước khác

Các nước khác trong khu vực, mặc dù có thuế suất phổ thông cao hơn nước ta nhưnglại có nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế hơn Đơn cử, Indonesia thuế suất là 30%nhưng thực hiện miễn thuế đối với DN mới thành lập thuộc một số ngành, ưu đãi thuếtheo danh mục do Tổng cục Thuế ban hành; Ưu đãi đối với vùng khó khăn nhằm khaithác nguồn lực tại địa phương hoặc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương;Đối với vùng khó khăn, cho phép giảm tối đa 5% giá trị tài sản thực tế đã đầu tư trong 6

Trang 29

năm.Tương tự như vậy, Thái Lan là nước có điều kiện đầu tư tốt hơn Việt Nam cũng đềuthực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế TNDN hơn nước ta Đó là: giảm 50% số thuếTNDN phải nộp trong 5 năm; được trừ 2 lần chi phí vận tải, điện, nước; được trừ vào thunhập chịu thuế tối đa 25% chi phí đầu tư hạ tầng trong 10 năm kể từ khi phát sinh thunhập Thuế suất thuế TNDN là 30%, các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh có thể đượcphép chuyển sang năm sau trong giai đoạn năm (05) năm, không được phép chuyển lỗ vềnăm trước Thái Lan ưu đãi thuế đối với các vùng kém phát triển, cần khuyến khích đầu

2.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc vận dụng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nướctrên thế giới, chúng ta có thể rút ra những nhận xét chung và coi đó là bài học kinhnghiệm cơ bản để có thể hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN một cách thành côngnhất:

Một là, các nước trên thế giới hầu như đều có chính sách miễn giảm thuế để khuyến

khích đầu tư và cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn đầu tư quốc tế, xây dựng dây chuyềnsản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái , nâng caonăng lực sản xuất Việt Nam cần có sự so sánh tuy nhiên sự so sánh cũng chỉ mang tínhchất ước lệ vì còn có sự khác biệt giữa các quốc gia về thuế suất ưu đãi do việc áp dụngcác phương pháp tính thuế khác nhau

Hai là, thuế là nguồn tài chính vững chắc để xây dựng cơ sở hạ tầng, là điều kiện để

phát triển kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu chi tiêu của quốc gia, nhu cầu công cộng tốithiểu của xã hội tùy theo từng điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó Tronggiai đoạn hiện nay, cạnh tranh về thuế không kém phần gay gắt so với cạnh tranh về kinh

tế Khi một quốc gia mà hệ thống pháp luật về thuế chưa thực sự đạt đến mức hoàn chỉnhthù việc giảm thuế suất thuế TNDN chính là chính sách được nhiều quốc gia theo đuổithực hiện

Ba là, phải chú trọng đến công tác tuyên truyền hướng dẫn pháp luật về ưu đãi thuế

TNDN nói riêng cũng như pháp luật về thuế nói chung nhằm nâng cao ý thức chấp hànhcủa mọi công dân Tăng cường quản lý hóa đơn, sổ sách chứng từ kế toán làm cơ sở cho

Trang 30

việc hạch toán khấu trừ thuế được chính xác, tránh tình trạng gian lận thuế Đồng thời,trong qua trình triển khai thực hiện chúng ta phải có kế hoạch chi tiết cụ thể phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của đất nước Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần chủ độngxây dựng quy trình quản lý thuế một cách khoa học trên cơ sở sử dụng các thông tin hiệnđại, tăng cường công tác đào tạo huấn luyện cán bộ để có thể thực hiện pháp luật về ưuđãi thuế TNDN một cách rõ ràng và nghiêm túc nhất.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam cóthể chia làm hai giai đoạn trong đó sự chuyển giao giữa hai giai đoạn được đánh dấu bằngmột sự kiện quan trọng, đó là việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm

2006 Việc Việt Nam tham gia vào WTO đã đòi hỏi những thay đổi trong hệ thống phápluật kinh tế để phù hợp với môi trường kinh tế mới rộng lớn, nhiều thuận lợi nhưng cũngkhông ít các thách thức Đặc biệt, với vai trò thu hút đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩynền kinh tế phát triển, pháp luật về ưu đãi TNDN càng đòi hỏi những quy định cần đượcthay đổi cho phù hợp với thực tiễn

Giai đoạn 1: Từ năm 1990 đến trước năm 2006

Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật TNDN có quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp bao gồm: quy định mức thuế suất, quy định về các trường hợp miễn giảm thuế,miễn giảm thuê cho các ngành nghế, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủtrương đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, pháp luật về ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có phạm vi khá rộng và phức tạp vớinhiều trường hợp được hưởng ưu đãi thuế, với những thòi hạn và mức độ khác nhau

Trang 31

Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất kinhdoanh gọi là lợi tức Loại thuế này chỉ áp dụng cho kinh tế ngoài quốc doanh, các doanhnghiệp quốc doanh thì áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận Kể từ sau năm 1990, Nhà nướcthực hiện cải cách căn bản hệ thống chính sách thuế và Luật thuế lợi tức mới được banhành để áp dụng thống nhất với tất cả các tổ chức, các nhân kinh danh thuộc mọi thànhphần kinh tế có thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong

đó có quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Trải qua quá trình áp dụng trongthực tiễn, Luật thuế lợi tức đã thu được nhiều kết quả hơn so với chế độ thu cũ Song bêncạnh đó, do tình hình kinh tế - xã hội luôn có những bước phát triển mới, Luật thuế lợitức đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế và gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tiếntrình phát triển của nền kinh tế nước ta Đặc biệt, trong Luật thuế lợi tức, thuế suất ápdụng còn khác biệt quá lớn giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, gây ra

sự bất bình đẳng lớn trong kinh doanh, trong cạnh tranh, không khuyến khích các nhà đầu

tư trong nước tăng tích lũy để tái đầu tư, tạo tâm lí cho các DN trong nước luôn tìm cách

để tránh thuế Việc dành quá nhiều sự ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài không nhữngkhông gây hứng thú cho họ mà làm cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư ở Việt Nam.Nhiều quy định về miễn giảm thuế lợi tức trong Luật thuế lợi tức không còn phù hợp với

sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn mới.[18]

Để khắc phục những nhược điểm cơ bản của Luật thuế lợi tức, để đảm bảo sự phùhợp với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn mới, ngày 10/05/1997Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Thuế TNDN thay thế cho Luật thuếlợi tức kể từ ngày 01/01/1999 Sau 4 năm thực hiện Luật Thuế TNDN, kết quả thu được

là khả quan, góp phần khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư

và thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua ưu đãi thuế suất và miễn giảm thuế cho các dự ánđầu tư Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thuế TNDN cũng đã bộc lộ một sốhạn chế, đặc biệt trong chính sách ưu đãi thuế Các quy định ưu đãi, miễn giảm thuế giữaLuật Thuế TNDN, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… chưathống nhất với nhau về các điều kiện được hưởng ưu đãi; mức và thời gian ưu đãi, miễngiảm thuế… điều đó đã gây ra khó khăn cho việc áp dụng, không đảm bảo tính côngbằng, bình đẳng về quyền lợi được hưởng giữa các loại hình DN Còn có quy định khác

Trang 32

biệt giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, chưa bảo đảm sự bình đẳng vềnghĩa vụ thuế và cạnh tranh trong cơ chế thị trường, không phù hợp luật pháp các nướctrong khu vực và thông lệ quốc tế Chẳng hạn, các quy định về mức thuế suất hoặc quyđịnh về thuế TNDN bổ sung đối với DN trong nước có thu nhập cao do lợi thế kháchquan đem lại hoặc quy định về thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đối với các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư tại Việt Nam khi chuyển lợi nhuận về nước họ.

Để đảm bảo tính thống nhất của các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDNtrong các văn bản pháp luật khác nhau, để thuận tiện cho việc áp dụng, bảo đảm tính côngbằng, bình đẳng về quyền lợi được hưởng giữa các loại hình DN, trên cơ sở rà soát tậphợp các quy định về ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN đã ban hành trong các văn bản quyphạm pháp luật khác vào trong Luật thuế TNDN, ngày 17/06/2003 Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Thuế TNDN năm 2003 sửa đổi để thay thế choLuật thuế TNDN năm 1997 Luật Thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2004, trong đó có quy định về các điều kiện ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN tại Điều

17, 18, 19, 20, 21

Luật Thuế TNDN năm 2003 có quy định về nội dung ưu đãi thuế TNDN baogồm:quy định về mức thuế suất ưu đãi, quy định về các trường hợp được miễn, giảm thuếcho các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủ trương phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, do chế độ ưu đãi thuế TNDN ở ViệtNam có phạm vi áp dụng khá rộng và phức tạp với nhiều trường hợp được hưởng ưu đãithuế với những thời hạn và mức độ khác nhau Chương IV Luật Thuế TNDN năm 2003

về miễn, giảm thuế TNDN quy định có 3 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 20% cùngvới nhiều mức thời gian miễn, giảm thuế (tối đa 4 năm miễn và 9 năm giảm 50%) Đểđược hưởng các ưu đãi này, Luật quy định nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vàongành nghề, lĩnh vực ưu đãi, vừa căn cứ vào địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật

về đầu tư Thực tế, qua thời gian thực hiện, những quy định về ưu đãi thuế của Luật ThuếTNDN năm 2003 bộc lộ những hạn chế, bất cập dẫn đến tình trạng ưu đãi dàn trải vàphức tạp, thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăncòn chưa đạt được

Giai đoạn 2 : Từ năm 2006 đến trước tháng 11/2015

Trang 33

Nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp luật thuế TNDN, cải thiện môi trường đầu tưtheo hướng mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ sở vững chắc choviệc bổ sung nguồn NSNN trong giai đoạn mới- Việt Nam chính thức trở thành thànhviên của WTO, ngày 03/06/2008, Quốc hội ban hành Luật Thuế TNDN mới, Luật này cóhiệu lực thi hành ngày 01/01/2009 thay thế Luật Thuế TNDN năm 2003 Luật ThuếTNDN số 14/2008/QH12 quy định về các chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN tạiChương III gồm 5 Điều (từ Điều 13 đến Điều 18) Chính phủ đã ban hành Nghị định số124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thuế TNDN; Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT-BTCngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ-CPngày 11/12/2008 của Chính phủ, Thông tư số 18/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày28/02/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tàichính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướngdẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Lụât Thuế TNDN, trong đó có các quy định hết sức cụ thể vềcác chế độ ưu đãi thuế TNDN

Mặt khác, triển khai thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ khókhăn đối với DN và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh

tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội năm 2009 và năm 2010 (Nghịquyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 11/12/2008), Chính phủ và Bộ Tài chínhban hành các Quyết định và Thông tư, gồm: Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiệnchủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khănđối với DN; Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 đối với DN kinh doanh một số ngành nghề;Thông tư số 03/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/01/2009 hướng dẫn thực hiệngiảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 củaChính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăngtrưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và Thông tư số 85/2009/TT-BTC của Bộ Tài chínhngày 28/04/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày16/04/2009

Trang 34

của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trươngkích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN.Năm 2011, triển khai Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ ngày05/6/2011, BộTài chính vừa trình Thủ tướng Chính phủ các phương án miễn, giảm thuế TNDN đối vớimột số đối tượng để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứnhất Quốc hội khoá XIII trong tháng 7 năm 2011 Đây là những giải pháp về thuế nhằmtháo gỡ khó khăn cho DN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 - 2012.

Năm 2014 và 2015, với mục tiêu hoàn thiện một cách toàn diện hệ thống pháp luật vềthuế để phù hợp với những biến chuyển kinh tế trong giai đoạn mới, Chính phủ và Bộ tàichính tiếp tục sửa đổi, ban hành và triển khai thực hiện Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướngdẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN, Bộ Tài Chính ban hànhThông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuếTNDN và Luật Thuế giá trị gia tăng ; Nghị định 218/2013/NĐ-Cp hướng dẫn thi hànhLuật Thuế TNDN;Thông tư 78/2014 TT- BTC hướng dẫn thi hành Nghị định218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp vàNghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luậtthuế TNDN; Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế TNDN tạiNghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hànhluật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều củacác nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTCngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014Thông tư số151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính trong đó có các quy định hết sức

cụ thể về các chế độ ưu đãi thuế TNDN

3.2 Thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nội dung ưu đãi thuế TNDN được quy định trong Luật Thuế TNDN số14/2008/QH1 (Chương III, từ Điều 13 đến Điều 18); Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày11/12/2008 (quy định tại Chương IV và Chương V); Thông tư số 130/2008/TT-BTCngày 26/12/2008 (quy định tại Phần H và Phần I); Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày

Trang 35

28/02/2011; Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008; Quyết định số16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009; Thông tư số12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009;Thông tư số 03/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/01/2009 và Nghị quyết số83/NQ-CP của Chính phủ ngày 05/6/2011; Nghị định 218/2013/NĐ-CP ; Thông tư số78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014; Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 Trong đóbài viết của tác giả đưa ra những quy định mới nhất về Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày18/6/2014 và có những sửa đổi bổ sung ở Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015, cụthể như sau:

3.2.1 Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

(1) Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện chế độhạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai

(2)Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanhnghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêngthu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạtđộng kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng

(3) Không áp dụng ưu đãi thuế TNDN và không áp dụng thuế suất 20% (bao gồm cảdoanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suấtt 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11Thông tư số 78/ 2014/TT-BTC)

(4) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điềukiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:

a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điềukiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và cáckhoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãiđầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưuđãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp kháccũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN

b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dođáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công

Trang 36

nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhậpphát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêutại điểm a, b, c Khoản 1.

c)Doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% được áp dụng thuế suất 20% trêntoàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 1”.(5) Về dự án đầu tư mới:

a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều

tư đang hoạt động)

Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loạihình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyểnđổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điềukiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

c) Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theodiện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu của doanh nghiệp Đối vớidoanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nhưng sự thay đổi đó không làm thayđổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệptiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mởrộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định

Trang 37

d) Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư lần đầugửi cơ quan cấp phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèm tiến độ thựchiện đầu tư, trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện được coi là dự ánthành phần của dự án đầu tư đã được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ (trừtrường hợp bất khả kháng, khó khăn do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóngmặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, do thiên tai, hỏa hoạnhoặc khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầuđược hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại của dự án đầu tư lần đầu tính từ thời điểm

dự án thành phần có thu nhập được hưởng ưu đãi

đ) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổiloại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóatheo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưađược hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng

ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi

mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễnthuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đóphải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định củaNghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn với dự ánđang hoạt động

Trang 38

Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư

mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thunhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mởrộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinhdoanh thu

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới côngnghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định củaNghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểmnày thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có)

Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mởrộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự ánđầu tư nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại

dự án đầu tư đang hoạt động

Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợpnhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự ánđầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếptục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”

Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dâychuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh,nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãithuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thìkhông được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từđầu tư mở rộng mang lại

(7) Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiềutrường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất

(8)

Trang 39

a) Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (baogồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanhnghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanhđược hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưuđãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quanthuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo Trường hợpdoanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định sốthuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy địnhb) Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế

mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại cácKhoản 7, 8 và Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhậpnghiệp doanh nghiệp và quy định tại Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP thì doanhnghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông và năm đó sẽ tính trừ vào thời gian đượchưởng ưu đãi thuế của doanh nghiệp

(9) Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinhdoanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãithuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt độngchuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượngquyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoángsản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vàothu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn Phần thunhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mứcthuế suất của hoạt động còn thu nhập

(10) Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện:

- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng lưu đãi thuế so với đơn vị tự kêkhai (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai để được hưởng ưu đãi thuế) thì doanhnghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với số thuế thunhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện (bao gồm số thuế thu nhập doanh

Trang 40

nghiệp tăng thêm và số thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi thuếtheo quy định đã kê khai nhưng chưa xác định số thuế được ưu đãi).

- Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kêkhai thì doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo theo quyđịnh đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện

- Tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanhtra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định

Như vậy, có thể thấy các điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định tại cácđiều luật khá là rõ ràng, cụ thể Các điều kiện này đã bao hàm được các trường hợp cụ thểphù hợp với các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiệntại tạo ra một hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để các doanh nghiệp dựa vào đó đểthực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với pháp luật thuế nói chung và thuế TNDNnói riêng

3.2.2 Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

3.2.2.1 Ưu đãi về thuế suất

(1) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số218/2013/NĐ-CP Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tậptrung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mụccông nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươmtạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triểncông nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định củapháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao,ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệthống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông;sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chínhphủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu

Ngày đăng: 14/02/2017, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN Khác
2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN Khác
3. Bộ Tài chính Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN Khác
5. Bộ Tài chính, Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN Khác
6. Bộ Tài chính, Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 đối với DN kinh doanh một số ngành nghề Khác
7. Bộ Tài chính, Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10 tháng 02 năm 2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN Khác
8. Bộ Tài chính, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015; hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính Khác
9. Bộ Tài chính, Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w