Bác bảo với cụ và mọingười: "Cụ trông xe đạp cũng rất quan trọng, nếu mà trông không cẩn thận mất xe đạpcủa các cô các chú, hỏi có ai an tâm công tác không?" Một lần đến thǎm một nhà máy
Trang 1BỮA CƠM TRÊN ĐỒI THÔNGNói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn Bông Lau về việc trở lại xây dựng Ðiện Biên xong, Bác bắt nhịp cho toàn đơn vị hát bài "Giải phóng Ðiện Biên" Tiếng hát như cất lên từ hàng trăm lồng ngực, vang mãi tận lớp lớp núi đồi Hưng Hóa
Giữa lúc mọi người đang say sưa với bản đồng ca, Bác vui vẻ rời khỏi hội trường
ra thăm doanh trại Nhìn những dãy nhà thẳng tắp, đường sá lượn quanh các ngọn đồithoai thoải nối tiếp nhau, Bác rất hài lòng
Nhân lúc Bác vui, các đồng chí trong Bộ tư lệnh ngỏ ý mời Bác ở lại ăn cơm Bácchưa trả lời, Người bảo đồng chí chính ủy đưa sang thăm các đồng chí anh nuôi
Từ nhà bếp, mùi xào nấu bay ra thơm phức Từng chồng bát đĩa men trắng, lấp lánh xếpgọn trên bàn
Bác cười, bảo: "Cỗ to đấy!"
Thoáng thấy Bác, các đồng chí anh nuôi đã chạy ra đón Người vui vẻ hỏi ngay:
- Cỗ có mấy món, các chú?
- Thưa Bác, có sáu món ạ!
- Những món gì ?
- Dạ có gà quay, chim tần, chân giò hầm
Ðồng chí chính ủy hơi đỏ mặt, đưa mắt ra hiệu
Ðồng chí tiểu đội trưởng cấp dưỡng chợt hiểu ý, dừng lại, mỉm cười chữa thẹn:
- Dạ, còn món rau và canh nữa ạ!
Bác cười, rồi thân mật bảo các đồng chí anh nuôi:
- Bác cảm ơn các chú đã săn sóc Bác, nhưng vì Bác bận nhiều việc, nên để đếnkhi nào xây dựng Ðiện Biên thắng lợi, Bác sẽ tới liên hoan với các chú
Bác bắt tay đồng chí tiểu đội trưởng và vẫy chào anh em, rồi đi về phía ô-tô đang đợi.Một đồng chí anh nuôi khẩn khoản:
- Chúng cháu thức suốt đêm qua để chuẩn bị đón Bác, Bác không ở lại xơi cơmvới chúng cháu được thì xin Bác nhận cho chúng cháu một chút quà
Không đợi Bác trả lời, mấy anh em khác vội vàng mang quà đặt vào xe Bác rahiệu ngăn lại, nhưng không kịp
Nhân lúc Bác đang dặn dò thêm đồng chí chính ủy sư đoàn, đồng chí phụ trách khẽnhắc tôi:
- Ðồng chí đi trước, tìm chỗ nào "sơn thủy hữu tình" chuẩn bị ăn cơm trưa ở đó.Ngừng lại, suy nghĩ một lúc, rồi đồng chí ấy ghé sát tai tôi, nói nhỏ: Từ đây về Hà Nộichỉ độ một giờ, đồng chí cứ liệu xem Nếu không có chỗ nào thuận tiện, thì ta về thẳngnhà là tốt nhất!
Tôi lên xe
Chiếc xe nổ máy, lượn theo con đường quanh ven sườn đồi, rồi lướt nhanh quathị trấn Hưng Hóa Thị trấn Hưng Hóa lúc này, trừ dăm ba gian nhà lá mới dựng và vài
Trang 2đoạn đường nhựa, còn đều là những đống gạch vụn ngập trong rừng chuối Ngôi nhàthờ lớn đứng trơ vơ, mái sập, tường vỡ loang lổ Ðó là dấu vết tội ác mà giặc Pháp đểlại, trước khi chúng thua chạy khỏi nơi đây.
Qua bến Trung Hà, tôi bắt đầu tìm nơi "sơn thủy hữu tình" như lời đồng chí phụtrách đã dặn
Phong cảnh ở đây thật là đẹp Ven theo sông Ðà, suốt từ Trung Hà tới dãy TảnViên, núi đồi thoai thoải Dãy "Năm Voi" như một đàn voi theo nhau đủng đỉnh đi vềnúi Tản Phía sông Hồng, từ Trung Hà trở xuống, bóng tre xanh đang vươn lên trùm lấynhững mái rạ vàng, vừa được dựng lên sau chiến tranh Ven đường, gió vờn những cánhđồng ngô, lúa như những đợt sóng xanh từ chân trời xô lại
Thế nhưng, tìm cho ra một nơi "sơn thủy hữu tình" nào gần đường, mà lại bảođảm yên tĩnh để Bác nghỉ trưa thì thật là khó Chỉ còn cách Sơn Tây chừng bảy cây số
mà tôi vẫn chưa tìm ra nơi nghỉ Tôi suy tính: "Từ đây về Hà Nội, toàn đồng bằng, làngmạc, nhân dân đông đúc Thấy Bác, nhân dân sẽ đến, làm sao mà bảo đảm được trật tự,lại còn ăn cơm, nghỉ ngơi Thôi, cứ theo kế hoạch của đồng chí phụ trách về nhà là tốtnhất"
Quay lại, thấy xe Bác cách xe chúng tôi chừng bốn trăm thước Tôi quyết tâmthực hiện ý định của mình, nên bảo đồng chí lái xe:
- Về Hà Nội! Tăng tốc độ lên sáu mươi cây số giờ
Ðồng chí lái xe hiểu ý, mỉm cười, dấn ga Núi, đồi, thôn xóm đưa nhau chạy vềphía sau Mấy cô gái Sơn Tây áo trắng, chạy tạt sang bên đường cười, nhìn theo xe, lắcđầu chỉ trỏ Chắc là các cô ấy đang kêu: "Xe anh bộ đội chạy nhanh quá"
Chừng được ba cây số, tôi quay lại thì không thấy xe Bác, tôi vội hỏi đồng chí lái xe:
- Chú định tìm "sơn thủy hữu tình" ở Hà Nội hay sao?
Tôi vội đáp :
- Thưa Bác, chỗ này gần làng quá, cháu sợ không yên tĩnh - Nói xong tôi vội chạy
đi giúp đồng chí cấp dưỡng già bày thức ăn
Chúng tôi chọn khoảnh đất tương đối bằng, giữa đỉnh đồi, dưới gốc mấy cây thông, câytrám, cành lá la đà làm nơi nghỉ ăn cơm Mấy đồng chí đi nhặt gạch ở cái lô cốt cũ vỡ,xếp làm ghế ngồi
Trong lúc cùng nhau bày món ăn, đồng chí cấp dưỡng già thủ thỉ tâm sự:
- Bữa ăn của Bác thanh đạm lắm Cá kho sao cho khô đanh và thơm thịt Canhcua đồng nấu cho vừa, điểm chút rau thơm, rau ghém, quả ớt đỏ, cơm dẻo nóng sốt là
Trang 3được rồi Nếu đổi món thì rau muống luộc cho xanh, trứng luộc hơi lòng đào, thêmmấy quả cà pháo muối kiểu xứ Nghệ
Chúng tôi đang mải chuyện, chợt thấy đồng chí phụ trách lại bảo tôi:
- Bác hỏi tình hình chiến đấu ở đây trước kia, mình không hoạt động trên chiếntrường này, nên không rõ
Tôi vội đến cạnh Bác và thưa :
- Cháu cũng không còn nhớ được mấy ạ
Bác bảo:
- Ðược, chú nhớ đâu nói đấy!
Tôi lần lượt kể các trận đánh của Ðại đoàn Ðồng Bằng trong chiến dịch Trung Du, đãtiêu diệt gần một tiểu đoàn của giặc, thu cả đại bác 105 ly và hàng trăm súng các loạitrên chặng đường này Rồi chiến dịch Hòa Bình, trận phục kích trên đường 87 dướichân Ba Vì, tiểu đoàn 115, tiểu đoàn 428 thuộc sư đoàn Sông Lô đã phá hủy hai xe tăng,tiêu diệt gọn hai đại đội địch, phần lớn là hạ sĩ quan da trắng Tới trận kỳ tập điểm cao
600 trên sườn núi Ba Vì, thì tôi hứng khởi hẳn lên Trong điều kiện ta chỉ có vũ khí bộbinh, địch có pháo binh và phi cơ tới thả pháo sáng, yểm hộ, mà chỉ trong vòng gần haitiếng đồng hồ, quân ta đã dũng cảm tiêu diệt gọn hai đại đội địch
Bác gật đầu tỏ ý hài lòng và hỏi thêm:
- Chú có biết những trận chiến đấu, hoặc đấu tranh của nhân dân địa phương ởđây không?
Trước câu hỏi của Bác, tôi chưa biết trả lời ra sao, thì mâm cơm đã bày xong,đồng chí cấp dưỡng già đến mời Bác lại Trong lúc tới chỗ ăn cơm, Bác thân mật bảochúng tôi:
- Chiến sĩ cảnh vệ chẳng những làm công tác cảnh vệ, còn phải biết lịch sử chiếnđấu của nhân dân ta trong kháng chiến, lịch sử đấu tranh của cha ông mình trước kia vàhiểu được cái giàu đẹp của đất nước, thì trong công tác cảnh vệ của mình mới hứng thú
Chúng tôi vâng lời dạy bảo của Người
Tới bàn ăn (tạm gọi như vậy), Bác bảo chúng tôi cùng ngồi quây chung quanh,Người nói đùa:
- "Sơn thủy hữu tình" thế này, mà có thơ nữa thì thật là tuyệt
- Tiếc quá, anh Tố Hữu mà cùng đi, chúng cháu lại được nghe thơ
Bác mỉm cười nhìn sang đồng chí vừa thưa với Bác
Tôi nhủ thầm: Bác khéo chọn thật! Mình đã nhìn vào ngọn đồi này, nhưng khôngthấy ra Bây giờ ngồi trên đỉnh đồi mà ngắm cảnh mới thấy là đẹp: sóng lúa ở đây nhưsóng lượn ngoài khơi khi gió nhẹ Có thôn xóm, những mái trường ngồi xa trông nhưnhững chiếc phao đỏ, lập lờ bên những hòn đảo xanh Những mương máng ở chân đồi,
và các ruộng mía xếp hàng tăm tắp Dãy Tản Viên, dãy Tam Ðảo hướng về xuôi như haipháo đài khổng lồ bảo vệ đồng bằng
Cuối bữa, đồng chí cấp dưỡng già toan đặt chuối vào mâm, Bác ngăn lại:
Trang 4- Khoan chú, ta dành món chuối phần các chú ở nhà, để các chú ấy cũng đượccùng chúng mình hưởng chút quà cho vui Còn các chú ở đây, Bác thưởng mỗi ngườimột điếu thuốc lá
Chúng tôi sung sướng đón nhận phần thuốc Bác cho
Tay nhận thuốc, lòng tôi cứ nao nao Bác thương anh em mình hết chỗ nói Ở HàNội, sau những bữa tiệc, Bác cũng nghĩ tới anh em Nhiều thì ai nấy đều có phần, ít thìđồng chí cận vệ, đồng chí lái xe được hưởng Giờ đây, chút quà nhỏ vậy, Người cũngnghĩ đến các đồng chí ở nhà
Thấy một số đồng chí toan thôi, Bác bảo:
- Bác đã dặn nấu cơm cả suất của các chú rồi đấy Còn quà của đại đoàn cho,không phải "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" đâu!
Chợt như nhớ ra điều gì, Bác quay lại hỏi đồng chí đội trưởng:
- Chú có báo cho các chú ở đại đoàn là chúng ta đã mang cơm theo rồi chứ?
- Dạ, có ạ!
Ðoán được câu hỏi của Bác, một đồng chí vội đỡ lời:
- Thưa Bác, các đồng chí trong đại đoàn muốn nhân dịp Bác tới thăm, mời Bác ởlại xơi cơm, để trong khi ăn cơm, còn có thể tranh thủ xin ý kiến của Bác
Bác lắng nghe đồng chí đó, rồi chậm rãi trả lời:
- Bác hiểu, và cũng muốn thế, nhưng bây giờ mình còn phải tiết kiệm Bác đến,anh em qúy Bác, chả lẽ dọn mâm cơm thường? Nhiều anh em cũng muốn ăn cơm vớiBác cho vui, thế là có chuyện
Bác ngừng lại, mỉm cười nhìn chúng tôi một lượt rồi Người nói đùa:
- Cán bộ về xã mà không khéo giữ mình thì thành cán bộ "thịt gà lá chanh" CònBác mà không khéo giữ, thì Chủ tịch ra lệnh không được lạm sát trâu bò, nhưng Chủtịch tới đâu, bò non, lợn béo bị lạm sát tới đó!
Nói xong, Người cười rất vui, chúng tôi cũng không thể nín được cười
Những lời nói vui của Bác, đã xóa tan sự suy nghĩ giản đơn của tôi
Ăn cơm xong, chúng tôi trải vải bạt mời Bác nghỉ trưa ngay trên đồi
Bác tựa lưng vào gốc thông, lắng nghe đồng chí cán bộ văn phòng báo cáo vềchương trình xây dựng các nông trường của quân đội ta, và những thuận lợi, khó khăntrong việc thực hiện
Tôi ngồi gần đó, thoáng nghe những lời báo cáo, lòng suy nghĩ miên man Nhữnghình ảnh Ðiện Biên, Mộc Châu, Than Uyên, v.v lần lượt hiện ra trong óc, những trậnchiến đấu trong các chiến dịch Lý Thường Kiệt, Tây Bắc, Ðiện Biên cũng hiện lêntheo
Tôi đang suy nghĩ, bỗng một làn gió mạnh thổi tới Trong tiếng lá thông reo, tôinghe thấy đồng chí cán bộ văn phòng nói to hơn một chút:
- Anh em, về nhận thức đều nhất trí với Ðảng là phải xây dựng Tây Bắc Nhưngtới khi hành quân thì có hàng trăm sợi dây vô hình của đồng bằng giữ lại Có đồng chíchưa thông, nhưng vẫn lên đường Có đồng chí ra đi mà lòng đầy băn khoăn
Trang 5Có tiếng Bác:
- Rồi không lâu đâu, chính các đồng chí ấy sẽ nói: "Ðảng chủ trương rất đúng vàcòn phê bình ta chậm đặt vấn đề củng cố Tây Bắc là khác"
Tôi càng suy nghĩ, càng thấy rõ tầm quan trọng của việc Bác tới thăm sư đoàn và
ý nghĩa của việc các đồng chí mình trở lại Tây Bắc Chắc là từ nay trên tấm bản đồtrong phòng làm việc, dấu chì đỏ của Người sẽ theo sát bước đi của quân ta trên chiếntrường mới
MỘT BỮA ĂN TỐI CỦA BÁC
Tháng 4 -1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành nhữngthì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốcgia Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã Ninh Bình để xuống Phát Diệm Lúc
đó tôi là Quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Một dịp may hiếm có được đón Bác
về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồng chí Uỷ viên thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Chánh Vănphòng đến hội ý Hai đồng chí cũng cùng chung một ý nghĩ như tôi
Tôi phân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón Bác,đồng chí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việc dọn dẹp vănphòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm
Quả như tôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía Nam thị xã Ninh Bình.Nhân dân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác Bác ra khỏi xe vẫychào nhân dân Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh
Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp Uỷ ban hànhchính tỉnh Ninh Bình
Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ Vừa đi Bácvừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo Chúng tôibáo cáo với Bác về những khó khăn trong tỉnh, một số nơi nông còn bị đói
Bác căn dặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tích cực tănggia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp bình dân học vụvào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học
Chúng tôi mới Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối Thực ra bữacơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, nước luộc gànấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó khăn
Bác nói:
- Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây để ăncơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Phủ Chủ tịch Bây giờ các chú giúp Bác: mộtchú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồngbào mười phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giò Còn các chú
đi với Bác tranh thủ ăn cơm trước Nói chuyện xong, Bác ngược ra Hà Nội ngay cho kịphẹn Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác
Chúng tôi vâng lời Bác làm theo
Trang 6Nói chuyện với đồng bào Ninh Bình hôm đó, Bác nhấn mạnh:
- Đồng bào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cách chia rẽđồng bào lương giáo
- Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt
- Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm bảo
CHÚ CÒN TRẺ, CHÚ VÀO HẦM TRÚ ẨN TRƯỚC ĐI
Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đếnmời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diệnChính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp
Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác cónhiều kỷ niệm Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều điều
Bỗng tiếng còi báo động rú lên Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khácxuống hầm Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ
- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên Mời Bác vào hầmtrú ngay cho
Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú
ẩn trước
Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnhvệ
Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng
ĐẠO ĐỨC NGƯỜI ĂN CƠM
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng- có lần nóirằng: “Bác thường dạy quân dân ta “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, Bác dạyphải làm gương trước Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng Có cán bộ nghĩ rằng
“đạo đức” cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi Bản thân tôi, được gần Bác thấyngay trong khi ăn cơm Bác cũng dạy cho chúng tôi thế nào là “đạo đức”
Trang 7Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứkia Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hòabình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là “vua” có gì ngon, lạ là
có một bát mắm Nghệ hơi nhiều Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm Hai cán
bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa Bác nhìn bát mắm nói:
- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết
Hai “quan đầu tỉnh” đành phải ăn tiếp, vừa no, vừa mặn Chiều hôm đó, haiđồng chí đưa bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đãgắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết Tưởng là đã “hoàn thànhnhiệm vụ” nào ngờ Bác lại nói:
Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm Cháu cho thêm ít cơm vào bát “quẹt”cho hết
Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này,người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất Ăn xong thu xếp bátđũa gọn gàng, để đỡ vất vã cho người phục vụ
Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa,nâng bát cơm, Bác như tư lự về điều gì đó Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già,
em bé đói rách ở đâu đấy Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ ngườikiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng Hay là Bác nghĩ đến nhữnglần tù đày không có gì ăn Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá.Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lạinhớ đến Bác rồi có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạcvới Bác”
Theo cuốn: Tấm lòng của Bác
YÊU AI YÊU BẰNG CẢ TẤM LÒNG.
Lần Bác sang thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các đồng chí ở Bộ Y tế nướcbạn mời Bác đi thăm một số bệnh viện, trường Đại học Y khoa và cơ sở nghiên cứukhoa học ở Béclin
Đến một phòng học, các bác sĩ giới thiệu với Hồ Chủ tịch mô hình một ngườithủy tinh trong suốt, có đầy đủ các bộ phận cơ thể và có thể lấy ra, đặt vào phục vụ choviệc nghiên cứu bài giải phẫu
Trang 8Khi cầm que chỉ vào trái tim, đồng chí bác sĩ nước bạn nói vui:
- Trái tim này còn chứa đựng bao nhiêu tình yêu
Bác cười nói với đồng chí người Đức:
- Ở nước chúng tôi, người ta không nói yêu nhau bằng trái tim đâu Đố đồng chíbiết đấy!
Bác sĩ xin chịu
Cầm lấy que chỉ, Bác khoanh một vòng tròn vào bụng người mẫu thủy tinh, rồinói:
- Chúng tôi yêu ai yêu bằng cả tấm lòng này này
Mọi người cười rộ lên
Theo: Minh Anh
MÊNH MÔNG QUÁ.
Bác Hồ của chúng ta là Chủ tịch nước, nhưng trong cuộc sống hàng ngày Báckhông coi nhẹ, coi thường các việc nhỏ Bác thương yêu đồng bào qua từng việc nhỏ.Bác thương yêu đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài, các dân tộc anh em bị ápbức Một em bé da đen bị đói, một người con gái ở nước Pháp bị án tử hình đều làmBác xúc động
Bác không bằng lòng nhiều cán bộ “ra vẻ hăng hái”, “kiên trung”, thấy bạn bè,đồng đội, đồng bào có lầm lỗi, chưa phân tích đầy đủ nguyên nhân khách quan, chủquan, mức độ, đã “vơ đũa cả nắm”, “đánh một đòn chết tươi” Thường là, nếu cán bộ,đồng bào có điều gì không phải Bác lại nhận lỗi ấy về mình “mong được lượng thứ”
Đầu năm 1960, trong một cuộc họp cán bộ, có đồng chí “lên án” gay gắt “bệnhlười biếng”, “công thần”, đòi phải “xử lý” Bàn cãi hồi lâu, sắp hết giờ họp, Bác “xinđược phát biểu” Bác nói đại ý:
- Bể cũng là nước, giọt nước cũng là nước Trong Đảng hàng ngày là giọt nướchay là bể Nếu nói lười biếng, công thần cũng là tư tưởng tư sản thì mênh mông quá.Theo cuốn: Bác Hồ - con người và phong cách
LÀM CHO CÁC CHÁU ĂN NO, CÓ QUẦN ÁO MẶC
Tháng 8/1945, Ủy ban Cách mạng họp ở đình Tân Trào, có đại biểu khắp nơi đến
dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc Bác Hồ và các đại biểu đang ngồi họp ởđình Tân Trào thì đồng bào địa phương - đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng đến chàomừng, thăm hỏi Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng ba, bốn tuổi trong xóm ra chơitrước đình
Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít teo, lại trần truồng, lấm lem, đi chân đất Bác
Hồ trông thấy rất thương, xúc động, chỉ các cháu, Bác nói với đại biểu đến dự đại hộiTân Trào:
Trang 9- Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc.Câu nói đó của
Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người có mặt trong buổi họp và ai cũngthấy trách nhiệm thiêng liêng chăm lo đời sống trẻ em được cơm no, áo ấm
Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
ĐIỀU BÁC HỒ YÊU NHẤT, GHÉT NHẤT
Trong kháng chiến chống Pháp, một nhóm người Pháp tiến bộ, cùng với một sốhàng binh đã dứng về phía Việt Nam, chiến đấu với lá cờ giải phóng dân tộc của Chủtịch Hồ Chí Minh Họ thành lập một tờ báo lấy tên là Bạn chiến đấu, bằng tiếng Phápxuất bản tại chiến khu Việt Bắc, phát hành bí mật trong quân đội Pháp
Phóng viên Bạn chiến đấu đã có cuộc phỏng vấn Hồ Chủ tịch Báo Cứu quốc số
938, ngày 25/5/1948 - Chi nhánh số 6 in tại Liên khu X, đã đăng lại bài trả lời của Bác
- Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch ghét gì nhất?- Trả lời: Điều ác
- Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch yêu gì nhất?
- Trả lời: Điều thiện
- Hỏi: Chủ tịch cầu mong gì nhất?
- Trả lời: Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hoàn cầu
- Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch sợ cái gì nhất?
- Trả lời: Chẳng sợ gì cả Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiếtkhông được sợ gì
Theo cuốn: Bác Hồ - Con người và phong cách
THI ĐUA VỀ LÒNG YÊU NƯỚC THÌ TA THẮNG
Những bức ảnh Bác Hồ chúng ta biết được đến ngày nay, thường là không thấyBác mặc comlê, thắt càvạt Nhớ lại khoảng tháng 10/1945, khi đi thăm tỉnh Thái Bình,Bác gặp một đội viên bảo vệ chân đi giầy ghệt, thắt lưng to bản (bấy giờ gọi làxanhtuyarông) và thắt cả càvạt nữa Bác dừng lại nói:
- Chú mà cũng phải thắt cái này à?
Trong Bắc bộ phủ, thấy có một số cán bộ từ chiến khu mới về đã “xúng xính”,Bác nhẹ nhàng:
- Trông các chú ra dáng người thành phố rồi
Bác bao giờ cũng mong muốn đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được họchành Rồi Bác còn mong các cháu có áo đẹp, cụ già có khăn lụa Bác không bao giờlấy ý mình áp đặt cho người khác, không bắt ai cứ phải theo mình
Lần sang thăm một nước bạn, một cán bộ ngoại giao xin phép Bác ra phố Bácbắt cán bộ đó mặc quần áo, thắt càvạt nghiêm chỉnh rồi mới cho phép đi
Bác nói:
Trang 10- Đời sống khá hơn thì ăn mặc cũng được khá lên Nhưng phải tùy cảnh, tùy thời.
"Thời” và “cảnh” năm 1945 là đa số đồng bào ta vừa qua 80 năm bị áp bức nô lệ, quacơn đói Ất Dậu, vừa bị lụt bão, miếng cơm, củ khoai chưa đủ ăn, áo không đủ mặc Thế
mà các cán bộ - là những người đầy tớ của nhân dân, như lời Bác dạy - lại mặc nhữngquần áo sang trọng, đắt tiền, không phải lúc, thì “khó coi” Khi Bác đi thăm đồng bàonông dân, Bác đi dép, tới ruộng, Bác bỏ dép, xắn quần lội ruộng, tát nước với bà con.Trong khi đó, có anh đi giầy bóng loáng, chỉ có thể đứng trên bờ hỏi thăm
Báo Nhân dân ngày 18/5/1994, có đăng một bài, nội dung tóm tắt như sau:
Chuyện rằng vào khoảng cuối tháng 4/1946, do tình hình thực dân Pháp khôngchịu từ bỏ ý đồ xâm lược trở lại Việt Nam, để tạo điều kiện, thời gian chuẩn bị khángchiến, Bác và phái đoàn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, sang thămPháp điều đình với Chính phủ Pháp
Trước ngày ra đi, vẫn thấy Bác làm việc đúng thời gian biểu đã định, chẳng thấyBác “sắm sửa gì” Trong khi đó, một số cán bộ trong phái đoàn lo tìm hiểu “mốt” Paris,
lo may mặc những bộ comlê, sơ mi, càvạt, đóng giầy mới, và có người còn lo cả khoảnnước hoa
Việc làm ấy của các cán bộ cũng là điều tốt Nhưng có điều chắc là các “vị” đihơi xa, hay có thể hơi “ồn ào”, có vẻ như một cuộc thi đua may sắm Chuyện đó đến taiBác
Thương yêu, bình đẳng, nhưng không thể không nhắc nhở, Bác nói:
- Các chú muốn thi đua với Tổng thống, Thủ tướng nước ngoài về ăn mặc thì thua
họ thôi Bác cháu ta thi đua với họ về lòng yêu nước, thương dân thì ta mới thắng
LÀM VIỆC NƯỚC NẶNG NỀ, KHÓ KHĂN NÊN PHẢI HẾT SỨC CẨN THẬN
Hồi Bác Hồ ở Pắc Bó, để giữ bí mật, nước được đựng trong những ống dài đểtrong hang Trừ những khi ốm đau, sáng nào Bác cũng đi “kỉn” nước (Tiếng Tày “kỉn”
là lấy)
Ống nước là một ống luồng, hoặc bương (loại tre lớn) sẵn trong rừng, đục thôngcác “mắt” lấy dây thừng hay mây buộc lại đầu trên và dưới, để gánh bằng đòn Có ốngkhông cần buộc dây, để vác thẳng lên vai
Một sáng sớm, trời còn sương, mặt trời chưa lên tỏ, Bác và một đồng chí bảo vệ,mỗi người hai ống trên vai ra suối “kỉn” nước Bác đặt chân nhẹ nhàng lên các hòn đá,vục ống xuống lấy đầy nước, đựng vào một hòn đá, khỏa nước rửa chân tay Đồng chíbảo vệ tuy là người miền núi, địa phương nhưng bước đi không vững, trên vai lại ốngnước nặng, đặt ống không thăng bằng, nên vấp đá, chẳng may trượt ngã
Bác đến nâng đồng chí dậy, dạy cách đặt, cách vác ống nước, cách đi trên đá Rồi haiBác cháu ra về
Lên bờ Bác nói:
- “Làm việc nước nặng nề, khó khăn nên phải hết sức cẩn thận cháu ạ”
Trang 11BÁC HỒ ĐẾN VỚI CÁC CHÁU MỒ CÔI Ở TRẠI KIM ĐỒNG
Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu ở trại Kim Đồng Ngay từ phútđặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhứcnhối Nói với các cán bộ phụ trách giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:
- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các
cô, các chú lại rào dây thép gai như một nhà tù thế này?
Chú Thuận thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ!
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phảI tháo gỡ đám dây thép gai ngay Chế độ cũnhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu
Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui hơi Báckhen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách trại– còn thế nào, các cô, các chú biết không?
Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ
“trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có
kỷ luật, trật tự là đúng Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vuitươi, thoải mái Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non” Các cô, các chú phảI làmsao cho các cháu thấy trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ởnhà các cháu vui Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòngnghiêm ngặt với các cháu?
Bác lại hỏi:
- Những cháu kém có nhiều không?
- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ
- Nhiều là bao nhiêu?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối Bác nói ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cáihay của mỗi đứa Có như vậy thì dạy mới có kết quả tốt
Bác bảo chú Thuận đứng lên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt ve nhè nhẹ tóc em.Bác hỏI:
- Tên cháu là gì?
Trang 12- Thưa Bác tên cháu là Quốc lủi ạ!
Bác nhìn em, ái ngại:
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi?
- Thưa Bác…Cháu…Cháu hay trốn trại Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ Sao cháu không chịu ở trong trại mà lại trốn ra bên ngoài?
- Thưa Bác… ở trong trại khổ cực lắm ạ
Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác Bác thânmật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp,gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn Các em đã không cầm được nướcmắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước
ao một bộ quần áo mới để mặc Tết Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười.Bác đã phải bế em trèo trẹo bên hông đi xin sữa cho em sau ngày mẹ qua đời
Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:
- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách Thiếu nhi thì phải ngoan, phảithật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau Cáccháu ở trong tập thể với nhau càng phảI thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt Vàphải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm ngườichủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội…
Rồi Bác bảo:
- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào?
Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi Bác còn dặn thêm các em là noigương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quảtốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng Và Bác thân mật hẹn:
“Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”
Ngày hôm ấy, Bác đã để lại rất nhiều quà để chia cho các em Nhận phần quà củaBác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm
Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác EmQuốc không lủi ra ngoài trại nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm của Bác trongtrái tim
Trang 13LÍNH CANH TRỜI KỂ CHUYỆN BÁC HỒ
Trong khuôn viên nhỏ của đơn vị, một sân khấu nổi ghép bằng những tấm phảnđược bộ đội dựng lên, cùng với bộ phận âm thanh, ánh sáng tăng cường từ Lữ đoànPPK H.83, làm cho không khí của ngày hội “Lính canh trời kể chuyện Bác Hồ” củaphân đội 2 thêm sinh động
Ngay sau khi có hướng dẫn, cuộc thi tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của HồChủ tịch đã được các đơn vị trong Lữ đoàn H.83 (Quân khu 4) nhiệt tình hưởng ứng
Để cho cuộc thi đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức và sinh động trong cáchthể hiện Ban Chính trị lữ đoàn đã hướng dẫn theo hướng tập trung vào chủ đề Học tập
và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Thiếu tá Lê Hải Duy cho biết, hội thi của phân đội 2 gồm các phần: Trình bày vàbình một tác phẩm hát hoặc múa về Bác Hồ; thi trắc nghiệm về cuộc đời và sự nghiệpcủa Bác; thi kể các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong các nộidung trên, phần sân khấu hóa các mẩu chuyện về Bác được xem là nội dung khó nhất
Điều lôi cuốn được khán giả trong hội thi của phân đội 2 là thu hút được đôngđảo lực lượng đoàn viên đơn vị kết nghĩa cùng tham gia Với cơ cấu mỗi đội được mộtphần ba đơn vị kết nghĩa được tham gia đã thổi vào hội thi một luồng sinh khí mới Cácchi đoàn đã tận dụng các “tài năng” của đơn vị bạn để mang về ưu thế cho chi đội mình
Vài phút trước khi khai mạc, các nữ sinh trường THPT nội trú thành phố Vinh,đoàn viên phường Trung Nghĩa, trường THPT dân lập Nguyễn Trường Tộ, trường Tiểuhọc xã Hưng Đông xúng xính trong bộ váy hoa sen miệt mài chuốt lại những câu hát,bài múa lần cuối, bộ đội đứng quanh vỗ tay làm nhịp, sức nóng đã được hâm lên ngay
từ thời điểm đó
Trong 5 đội dự thi chi đoàn Tiểu đoàn bộ có vẻ nhỉnh hơn, bởi “khéo dùngngười”, bài hát đội lựa chọn là Những bông hoa trong vườn Bác cũng rất hợp người,hợp cảnh lại được thể hiện bởi một giọng ca thiết tha – Thùy Dung đến từ đoàn phườngTrung Nghĩa
Phần kể chuyện về Bác của chi đoàn tiểu đoàn bộ cũng có sự cầu kỳ trong trangphục, đạo cụ, nhưng còn mắc lỗi đối thoại, diễn xuất không có hồn Còn chi đoàn 4 thì
có sáng tạo trong việc thể hiện lời bình bài hát Người về thăm quê trên nền nhạc bài hát,
nhưng rất tiếc lời bình chưa sắc và chưa bình trúng nội dung cốt lõi tác phẩm
Chi đoàn 6 đã khắc phục được yếu điểm của chi đoàn 4 nhưng lại không thoát lyđược tài liệu nên chưa gây được ấn tượng cho khán giả Ngoài ra, cũng phải kể đến sựcông phu, trau chuốt trong màn hát múa của chi đoàn 5, với một dàn diễn viên trẻ trung,xinh đẹp, uyển chuyển trong múa phụ họa đã làm cho cảm xúc bài hát dâng trào
Trong hội thi này cũng đáng khen cho sự ứng biến linh hoạt của cặp MC Thu Hàđến từ Công viên Trung tâm thành phố Vinh và Đại úy Nguyễn Quốc Hiên – Chính trịviên phó tiểu đoàn
Trang 14Không chỉ đơn giản là giới thiệu, khớp nối, dẫn dắt chương trình, hai MC này đã đưa ranhững lời bình hóm hỉnh, khúc chiết, tạo được niềm hứng khởi, tự tin cho các đội dựthi
Riêng với Thu Hà, ngay sau thành công hội thi cô đã nhận được rất nhiều bó hoatươi thắm từ những người lính trẻ, Thu Hà bẽn lẽn: “Tôi thấy rất tự hào và hạnh phúckhi được tham gia vào các hoạt động của người lính”
BÁC HỒ TĂNG GIA RAU CẢI
Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng.Trụ sở cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng) Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh
đó Sau Hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3 - 1952), Chính phủ đã phát động phongtrào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc
Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác Vì hai cơ quan gầnnhau, tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch Bên Văn phòngPhủ Chủ tịch lại cử Bác là đại diện các nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn phòngTrung ương
Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi Tôi đang sức trẻ nên thay mặt anh
em đứng lên thách thức thi đua: cùng một khoảng đất như nhau 36m2, trong một thờigian nhất định, tôi xin trồng rau ăn với sản lượng cao nhất Bác cũng đứng lên: Bácnhận thách thức thi đua tăng gia với chú Thông, với mảnh đất 36m2 trong một thời gianbằng nhau, đạt sản lượng rau nhiều hơn chú Thông Mọi người vỗ tay hoan hô Một sốđồng chí xì xào: một cuộc thi đua không cân sức Bác vừa già, vừa bận nhiều việc, địchsao được với cậu Thông khỏe như voi, trồng rau đã quen Có người nêu: "Giải thưởngthi đua là một con gà trống 2kg" Mọi người lại hoan hô tán thưởng Mấy đồng chí ởVăn phòng Trung ương nói to: "Nhất định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Chủtịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều rau xanh cung cấp cho nhà bếp cơ quan"
Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì cải củ ở vùngnày củ rất to, rất nặng Tôi trao đổi với anh em công đoàn, mọi người ủng hộ, cho làsáng kiến
Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ Ngay sát mảnh đất củatôi, Bác và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn và sạch cỏ Hơn một tuầnthì Bác gieo hạt cải mào gà (cải xanh lá xoan) Anh em văn phòng Phủ Chủ tịch làm chỗ
đi tiểu gần nhà và mua một nồi hông lớn để hứng nước tiểu Phía Văn phòng Trungương tôi cũng huy động anh em làm nhà tiêu để lấy phân bón
Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp Bác lấy nước tiểu pha loãng tưới Còntôi lấy phân bắc tưới hòa ra tưới Mỗi lần tưới cả cơ quan bịt mũi
Sau một tháng, hai vạt rau tốt ngang nhau Nhiều người ủng hộ tôi cho rằng tôi sẽthắng vì củ cải lớn rất nhanh
Trang 15Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15kg Bác để lại những cây to,khỏe, mỗi cây cách nhau chừng hai gang Một số anh em lo lắng vì thấy vườn rau Bácnhổ đi xơ xác mà chỉ được có 15kg rau cải con Ba buổi chiều liền, sau giờ làm việc Bácđều ra vườn dùng chiếc dầm xới đất cho cải và tưới nước giải đều.
Sau hai tháng 10 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây đã cho nụ.Tôi nhổ và cân cho nhà bếp được 60kg Tôi vui mừng vì thắng lợi Nhưng cũng lúc đó,cây cải mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, chứ năm ngày một lần Bác tỉa tàu cân chonhà bếp khoảng 10kg Kỳ lạ thay cải mào gà càng tỉa cây càng lớn, tàu càng to và càngtrẻ lâu Sau 2 tháng rưỡi cải mới có ngồng Lúc đó Bác nhổ cả cây cho nhà bếp muốidưa Bác còn đem biếu cụ già dân tộc gần đó 2 cây rất to làm giống Cụ già sung sướngkhoe với mọi người: "Rau cải Cụ Hồ tốt thật"
Mở sổ nhà bếp ra cộng
- Cải con: 15kg
- Tàu cải canh: 14 lần x 10kg = 140kg
- Cây cải làm dưa nén: 20kg
Cộng: 175kg
Vậy tôi thua đã rõ ràng Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp con gà trốngnuôi được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch Nhờ có rau tăng gia mà cả mùađông nhà bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua Buổi tổng kết thật vui vẻ Tôi đứngdậy xin nhận thua Bác nói chuyện với anh em: khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ýbốn điều kiện: giống, cần, phân, nước Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiềulần, củ cải dễ trồng, năng suất cao, nhưng chỉ được ăn một lần thì không bằng cải mào
gà, trẻ lâu, tỉa ăn được nhiều lần Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng thời vụtrồng loại rau cho hợp khí hậu, rau mới tốt Vun xới phải đúng cách Cải mào gà khi tốt
cứ 10 ngày xới một lần cho rễ con đứt, chúng ta nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiềuphân bón, muối khoáng trong đất Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp Cải canh rấthợp nước tiểu pha loãng Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinhlắm Nước: phải tưới đều và tưới đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt
Lần ấy thua Bác, tôi hết chủ quan và rút được bài học mới về tăng gia
BÀI HỌC LỚN TỪ NHỮNG CHUYỆN NHỎ
Một sớm đầu tháng 5/1976, mươi anh em giảng viên trong tổ Văn học Việt Namhiện đại trường ĐH Sư phạm Hà Nội chúng tôi có buổi tọa đàm với ông Vũ Kỳ - ngườithư ký riêng thân cận, gắn bó với Bác trong hai mươi năm, từ những ngày đầu khángchiến chống Pháp
Nơi tọa đàm thật đặc biệt: ngay ở tầng trệt của ngôi nhà sàn nhỏ bé nơi Bác sống
12 năm, kể từ sau chuyến đi thăm hữu nghị Indonesia Cuối buổi làm việc, ông dẫnchúng tôi lên lầu, thăm phòng ngủ và phòng làm việc của Hồ Chủ tịch
Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc về cái vỏ lọ thủy tinh nhỏ vốn đựng bột penicillin,
có cắm một nửa điếu thuốc lá để trên bàn làm việc của Hồ Chủ tịch, bên cạnh cuốn
chuyên khảo Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông để mở (chắc là Người
Trang 16đang đọc dở), ông Vũ Kỳ cười và giải thích: Hồ Chủ tịch nghiện thuốc lá, đến tuổi 70,bác sĩ khuyên Người nên hút ít đi Hồ Chủ tịch nghe theo Trước kia Người hút mỗingày hàng chục điếu, nay hạn chế chỉ bốn năm lần, mỗi lần nửa điếu là dụi tắt Đượcmột, hai ngày Bác bảo tôi kiếm cho bác một cái lọ penicillin nhỏ, loại 1 cc Chưa biết ýđịnh của lãnh tụ, nhưng ông Vũ Kỳ làm ngay việc Bác giao Lúc ấy Hồ Chủ tịch vui vẻlấy trong hộp ra một điếu thuốc, bật quẹt hút rất khoan khoái Hút khoảng nửa điếu, thay
vì dụi tắt và vứt đi, Người cắm đầu đang đỏ lửa của nửa điếu thuốc còn lại vào miệng lọpenicillin Thuốc tắt Hồ Chủ tịch bảo ông Vũ Kỳ: "Chiều sẽ hút tiếp, cho đỡ phí, chúạ!"
Thấy chúng tôi đang thẫn thờ suy nghĩ, ông Vũ Kỳ lại đưa tay về phía đầu giường
- cái giường rộng khoảng 1m20, không drap, không nệm, chỉ trải một chiếc chiếu cóiđậu - cầm lên cái quạt giấy Chúng tôi lại thắc mắc, vì ở góc phòng khá xa giường cómột cái quạt máy Đã có quạt máy, còn cần quạt giấy làm gì? Ông Vũ Kỳ kể, năm 1964,Chủ tịch Mao Trạch Đông gửi tặng Bác Hồ một sản phẩm mới của ngành công nghiệpnhẹ ở Thượng Hải: chiếc quạt bàn nhãn hiệu Đông Phong Bác bảo Vũ Kỳ gọi mấy anhcảnh vệ lên, rồi cho mở quạt Mấy bác cháu vừa xem vừa bình phẩm, nhận xét về hìnhdáng, tính năng Được dăm phút, Người bảo tắt đi, để quạt vào góc phòng rồi nói: "Trêngác này thoáng mát, khi cần dùng quạt giấy cũng đủ Dùng quạt máy làm gì cho phíđiện" Từ đó đến lúc qua đời, Người không dùng đến nó và chỉ lưu giữ trân trọng nhưmột món quà kỷ niệm Ông Vũ Kỳ xòe quạt ra Một cái quạt quá độc đáo: trên mặtchiếc quạt cũ kỹ có dán khá nhiều miếng băng keo Ông Kỳ giải thích, ông đã muachiếc quạt này từ đầu mùa hè 1955 - hè đầu tiên Hồ Chủ tịch về thủ đô Dù giữ gìn cẩnthận thì sau 4 - 5 năm quạt vẫn bị sờn rách Ông định mua chiếc khác, Bác Hồ gạt đi:
"Mua làm gì cho tốn tiền Chú xin chú y sĩ cho Bác một mẩu băng keo" Người lấy băngkeo dán vào chỗ quạt rách và tiếp tục dùng một cách bình thường Và cứ như thế, chiếcquạt giấy kia thủy chung bên vị lãnh tụ của chúng ta suốt 15 mùa hè oi nồng ở miềnBắc
Trên mặt quạt, tôi không kịp đếm, nhưng chắc phải có vài mươi mẩu băng keo.Ông Vũ Kỳ còn kể, ông "nhân nhượng" Bác Hồ rất nhiều trong việc hạn chế mua sắmcác đồ dùng, nhưng đến cái vỏ áo bông rách kia thì ông không chịu được nữa, nên đãhậm hực phản ứng: "Bác là lãnh tụ tối cao của Đảng, của đất nước, mặc áo bông vá saotiện?" Hồ Chủ tịch cười, ôn tồn giải thích: "Lãnh tụ tối cao mà mặc áo bông vá càng cóphúc cho dân, cho nước chứ sao! Chú không nên băn khoăn"
Bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều ân cần nhắc nhở đến những điều cơ bản củađạo đức: Cần - Kiệm - Liêm - Chính Người không những nhắc nhở, giáo dục đồng bàođồng chí mà luôn quán triệt những yêu cầu đó trong hành động, ứng xử, nếp sống đờithường của chính mình; luôn giữ cho mình "đời tư trong sáng, tính coi khinh sự xa hoa,tinh thần yêu lao động, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người
thầy" như Người đã suy nghĩ và viết về V.I.Lenin (xem Mãi mãi đi theo con đường của Lênin - NXB Sự thật, 1970, trang 14).
Trang 17Một nhà văn, nhà thơ lớn của Cuba - Phêlích Pita Rôđrighết - sau khi đi thămngôi nhà sàn lịch sử của Hồ Chủ tịch hồi đầu tháng 5.1975 đã suy tư rất chí lý: "Đó là
sự khắc khổ ư? Không, từ này không phải, không định nghĩa đúng điều ta muốn nói.Bởi sự khắc khổ có thể là một cái gì cường điệu Đó là sự giản dị, khiêm nhường, khiêmtốn ư? Những từ này cũng không thể hiện được đúng những điều chúng ta cảm thấy Có
thể nói đó là tinh thần chí công vô tư Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết chứ không phải bất cứ cái gì cần thiết".
“Chí công vô tư Đó là tinh thần phục vụ quên mình vì tất cả mọi người Đó làviệc lãng quên đi tất cả mọi điều có thể làm trở ngại cho tinh thần phục vụ vô điều kiện
của Người" (Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Báo Văn nghệ, Hà Nội, 10.5.1975).
Trong cao trào phòng chống lãng phí và tham nhũng hiện nay của nước ta, nhắc lại mấymẩu chuyện trên, kể cũng không thừa
NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH
Một lần một người bạn nước ngoài hỏi Bác về tài sản riêng Bác vui vẻ chỉ đàn cáBác đang cho ǎn và nói: "Đây là tài sản của tôi" Bác sống trọn cuộc đời cống hiến, ra đikhông để lại chút gì riêng tư, từ nguồn vui gia đình sản phẩm tinh thần quý giá của conngười bình thường, đến tài sản vật chất
Suốt cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến giải phóng những người lao động cần lao, nghĩđến nhân dân mình, dân tộc mình Lo từ việc nhỏ bình thường đến đại sự quốc gia.Quan tâm từ miếng ǎn cho người nghèo đến sự thái bình cho dân tộc Nhớ hồi làm phụbếp bên Anh, khi rửa bát đĩa, Bác để riêng những thức ǎn thừa còn lại, gói vào một gói,khi về mang ra cho những người nghèo khổ ǎn xin ngoài đường Khi dự tiệc chiêu đãi ởPari, ra về Bác dành quả táo cho em nhỏ Khi mùa hè đến mồ hôi thấm áo, Người nghĩđến những chiến sỹ phòng không trên trận địa nóng bỏng Khi đi công tác ở nước ngoàiđược biết có loại cây lá xanh quanh nǎm không rụng lá, Bác nghĩ tới chị lao công đêmđêm vất vả quét lá nên Bác khuyên tìm cách đưa loại cây ấy về nước Khi đi thǎm hồSuối Hai thấy nhà nghỉ của Tỉnh ủy xây to đẹp, Bác bảo phải lo xây nhà cho nhân dânlao động trước Lúc đi công tác xa lâu ngày Bác nghĩ đến những người phục vụ mình ởnhà, Bác dặn những ngày Bác đi xa các chú tranh thủ về thǎm quê hương gia đình Đốivới người phục vụ, Bác quý trọng xem như những người thân thiết nhất, Bác không cógia đình riêng, họ là những người gần gũi với Bác như những người ruột thịt Đầu tháng
5 - 1948, đồng chí Lộc, người nấu ǎn cho Bác không may bị sốt rét ác tính mất Bácthương xót, và đã khóc như mất đi một người ruột thịt Đến ngày kỷ niệm sinh nhậtBác, anh em tìm một bó hoa rừng chúc mừng sinh nhật Người Trong phút giây xúcđộng, Bác rơm rớm nước mắt:
- Cảm ơn các chú, nhưng bó hoa này ta mang ra đặt lên mộ đồng chí Lộc
Và Bác kể cho mọi người nghe về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chíLộc Đồng chí vốn là Việt kiều ở Thái Lan, gặp Bác bên đó, đồng chí đã đi theo giúp
Trang 18việc Bác Hai người thường quẩy hai bồ thuốc giả làm người đi bán thuốc rong, đi đếnnơi có bà con Việt kiều để tuyên truyền cách mạng Bác sang Trung Quốc đồng chí Lộccũng theo sang, rồi cùng về nước với Bác Đồng chí lo công việc ǎn uống cho Bác Hồi
đó sinh hoạt khó khǎn, có lúc phải ǎn ngô bung, hoặc cơm độn ngô, đồng chí Lộc baogiờ cũng dành phần nhiều cơm cho Bác Bữa nào đồng chí cũng chắt lấy nước cơm đặc,nài nỉ Bác uống cho kỳ được Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí xung phong
ở lại xây dựng công binh xưởng cho cách mạng Theo Bác hoạt động cách mạng ở nướcngoài, tới khi cách mạng thành công đồng chí Lộc vẫn an tâm vui vẻ làm một công việchết sức bình thường - nấu cơm cho Bác
Phục vụ Bác có nhiều anh em dân tộc ở Cao Bằng Có đồng chí được một thờigian nhớ nhà và cũng vì hoàn cảnh gia đình nên xin Bác cho về giúp gia đình Bác rấtmuốn đồng chí cùng ở lại nhưng vì hoàn cảnh gia đình và ý nguyện của họ, Bác đồng ý.Khi có ai đi công tác lên vùng đó Bác nhờ ghé vào thǎm, nhắc nhở địa phương giúp đỡđồng chí khi gặp khó khǎn Thời gian ở Pắc Bó có lần Bác nhận được gói quà có đường
và lạc Bác cho làm kẹo và báo đồng chí Cáp mang vào trong bản phân phát cho cáccháu Mọi người rất muốn để lại cho Bác bồi dưỡng, biết ý Bác nói: "Người già nên đểkẹo cho các cháu" Trước lý lẽ của Bác, đồng chí Cáp phải mang kẹo vào cho các cháu.Hồi ở Tân Trào, đồng chí Thắng mới được cử về phục vụ Bác Đồng chí có một bộ quần
áo vải mộc Khi làm việc với Bác đồng chí cố nén không ho, nhưng vừa ra khỏi nhàđồng chí ho rũ rượi, thấy vậy Bảc bảo: "Chú Thắng ốm à" "Sao trông người chú khácthế" Nói rồi Bác đứng dậy lấy chiếc áo trấn thủ của mình đưa cho đồng chí và dặn:
"Chú mặc tạm cho đỡ lạnh, mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm" Đồng chí Thắngngần ngại không dám cầm, vì thấy Bác không có áo ấm tốt mà Bác cũng phải mặc độnnhiều áo Thấy vậy Bác giục, rồi Bác hiền từ giúp đồng chí cài từng chiếc nút áo Có lầnBác đến thǎm đồng chí Lê Trọng Tấn, gia đình làm bánh mời Bác, Bác ǎn một miếngthấy ngon, Bác xin một ít mang về cho anh em phục vụ Hồi ở Việt Bắc, kỹ sư Trần ĐạiNghĩa dồn hết trí tuệ tâm huyết để nghiên cứu vũ khí mới cho quân đội Biết kỹ sưthường làm việc ban đêm, có khi làm việc suốt sáng, lại nghiện thuốc lá Bác dành mộtphần thuốc của mình đến biếu kỹ sư Sau đó Bác chỉ thị cho hậu cần dù khó khǎn cũng
cố tìm thuốc lá đủ hút cho kỹ sư Có lần về ban đêm đồng chí bảo vệ đứng gác nơi ở củaBác không may trượt chân rơi xuống hầm tránh máy bay Nghe tiếng động Bác vội chạy
ra không kịp đi dép và mặc áo ấm Bác giúp đồng chí lên khỏi miệng hầm, Bác nắn bópchân cho đồng chí ấy rồi ân cần bảo: "Chú cứ ngồi yên cho đỡ đau, để Bác gác cho".Đồng chí cảm động nói không nên lời, chỉ biết làm theo Về mùa đông Bác ở gác haitrên nhà sàn nên gió lạnh, cơ quan tìm cho Bác chiếc lò sưởi điện Một lần nửa đêm giólạnh, Bác thức giấc dậy nghe tiếng người gác ho phía dưới Bác cầm chiếc lò sưởi điện
và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ, và nói: "Bác nằm trênnhà đã có chǎn đắp ấm rồi!" Một buổi trưa, thấy đã quá giờ đổi gác bình thường, Bácmang chuối xuống mời, đồng chí bảo vệ thưa với Bác đang bận gác không đặt súngxuống được, xin Bác lúc khác Bác bảo đưa súng Bác cầm gác cho: "Ăn đi kẻo đói, cốt
Trang 19là ǎn lúc này" Đồng chí Tùng vừa được chuyển từ một đơn vị ở chiến trường về làmnhiệm vụ bảo vệ Bác Một hôm Bác đang cho cá ǎn, đồng chí đứng gác từ xa Bác gọilại hỏi thǎm sức khoẻ gia đình vợ con Bác nói "Thế là chú về chỗ Bác được 3 thángrồi đấy nhỉ? Dạo này chú đã hết sốt rét chưa?", đồng chí Tùng không cầm được nướcmắt không ngờ Bác bận trǎm công nghìn việc mà vẫn chú ý đến một chiến sĩ bìnhthường như mình Bác không những nhớ mặt, nhớ tên từng người mà còn hiểu rõ hoàncảnh gia đình, tâm tư tình cảm của họ Bác không những quan sát đến đời sống sinhhoạt hàng ngày mà còn lo lắng tới sự tiến bộ trong công tác của từng người - Bácthường nhắc nhở mỗi người mỗi việc cố gắng tiến bộ không ngừng Bác ân cần hỏiđồng chí Tùng "Chú về đây đã khá lâu, thế chú có biết cầu thang lên xuống nơi cạnhchú đứng có mấy bậc?" Những việc tưởng bình thường nhưng đối với người công an,bảo vệ càng cần phải tỷ mỉ, sâu sát cụ thể Một đêm, lúc khoảng hai giờ mưa phùn gióbấc, Bác thức giấc đi xuống cầu thang đến cạnh đồng chí bảo vệ, Bác hỏi: "Chú gác từmấy giờ?", "Chú mặc thế có đủ ấm không?", Bác đến gần sửa lại vành mũ và kéo lại cổ
áo cho kín và bảo "Lần sau chú gác đêm giá lạnh nhớ đi giày, nếu đi dép phải có tất cho
đủ ấm, đi dép chân không đêm sương giá lạnh dễ bị ốm"
Thời gian sau ngày giải phóng, mới về Hà Nội nhân ngày Tết cổ truyền, các đồngchí bảo vệ, phục vụ mang bó hoa đến chúc Tết Bác Bác rất vui mừng và nói "Các chúkhéo vẽ chuyện, Bác và các chú sống bên nhau hàng ngày, việc gì phải hoa Từ nay cácchú tǎng gia được rau, xu hào, bắp cải, Tết đến chọn mấy cây đẹp cho vào chậu cảnhmang tới biếu Bác, Bác sẽ để trước cửa phòng khách, khách đến Bác sẽ giới thiệu củacác chú biếu Bác, thế là Bác có quà tặng, các chú lại được Bác tuyên truyền cho HếtTết các chú lại mang về chén, như vậy chẳng mất gì cả" Từ đó thành thông lệ, hàngnǎm Tết đến anh em chọn 4 cây bắp cải, 4 cây xu hào loại to đẹp nhất tới chúc Tết Bác.Những cây xu hào bắp cải xen lẫn với gốc quất, gốc đào góp thêm thi vị bên ngôi nhàBác ở Nhớ lại đầu nǎm 1946, nơi nghỉ của anh em bảo vệ Bác ở Bắc Bộ phủ, về mùa
hè nóng ẩm vì ở nhà kho cũ, chật chội Thấy thế, Bác cho lên phòng khách ngủ chothoáng mát, ở phòng khách anh em sơ ý làm vỡ mặt đá của chiếc bàn lớn Đồng chí cán
bộ phụ trách cáu gắt nặng nề và không cho anh em lên đó ngủ nữa Bác nghiêm khắcbảo "Cái bàn quý hơn hay anh em chiến sỹ quý hơn Vỡ sau ta tìm cái khác, chỉ cần giáodục anh em có ý thức bảo vệ của công Chú mở cửa cho anh em vào ngủ tiếp" Tuy bậnnhưng Bác vẫn thường xuyên xuống nhà bếp, khu vệ sinh để kiểm tra xem có sạch sẽkhông Bữa ǎn có những món gì phải mua, món gì tǎng gia cải thiện được Nhớ ngàyTết cuối cùng của Bác, Bác và Bác Tôn chụp ảnh chung với anh em trong đội bảo vệ cóđồng chí Cương ít tuổi nhất được Bác rất quý Trước khi chụp ảnh Bác gọi "Viên kimcương của Bác đâu, lại đây đứng bên Bác" - Bác quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏđời thường của anh em Ở chiến khu việt Bắc, tối ngủ anh em thường để dép lộn xộn khibáo động hoặc sáng dậy, lẫn dép lung tung Trước khi ngủ Bác đi kiểm tra một vòng,sắp xếp lại gọn gàng đôi nào đôi nấy sáng ra ai cũng ngạc nhiên, sau mới biết tối quaBác kiểm tra và xếp lại Từ đó trở đi nội vụ từ đôi dép đến đồ dùng cá nhân anh em đều
Trang 20sắp xếp ngǎn nắp Bác đi thǎm nhiều nơi, nhưng không qua loa đại khái, Bác quan tâmđến tập thể nhưng không quên cái nhỏ nhất của người dân Bác không những rất ghét tộitham ô ǎn cắp của dân mà còn phê bình gay gắt bệnh hình thức dối cấp trên lừa dân.Bác đến thǎm một cơ quan thấy đèn trang trí từ cổng vào nhà hội trường sáng trưng,xung quanh khẩu hiệu đèn xanh đèn đỏ loè loẹt, Bác đi thẳng vào nơi ǎn ở khu vệ sinhcủa cán bộ thấy tối tǎm chật chội Bác cho tập trung cán bộ chủ chốt trong cơ quan, Bácchỉ nói "Các chú không thương quần chúng" Khi duyệt các chủ trương, chỉ thị Bác sửachữa nhiều nhất chú ý nhiều nhất ở chỗ có quan tâm đến lợi ích, đời sống sinh hoạt củaquần chúng hay không Có lần đồng chí Nguyễn Tạo lên báo cáo Bác về phong tràotrồng cây Khi nghe xong được biết các cụ có thành tích rất lớn, Bác hỏi "Thế công sáđối với các cụ thế nào", đồng chí Tạo trả lời Bác "Thưa Bác, các cụ ǎn theo công điểmcủa hợp tác xã ạ" Bác hỏi cụ thể và được biết các loại cây như nhãn, vải, cam, quít Khithu hoạch các cụ không được hưởng phần nào, Bác phê bình, đồng chí thưa với Bác sẽ
về nhắc các địa phương dành một phần thu hoạch biếu các cụ Bác nói ngay "Khôngphải biếu mà các cụ có quyền hưởng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, hợp tác xã chiacho các cụ như vậy là không công bằng, không theo nguyên tắc phân phối lao động xãhội chủ nghĩa - ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít"
Nǎm 1963, Bác về thǎm tỉnh Vĩnh Phú, trên đường Bác rẽ vào một gia đình nôngdân Gặp bà cụ già, Bác hỏi thǎm sức khoẻ và kinh tế, cụ thưa gia đình có 5 người đượcchia 3 tạ thóc Bác hói "Thế có đủ ǎn không?", cụ già chưa kịp trả lời thì một đồng chítrong tỉnh uỷ trả lời "Thưa Bác, đấy mới là hợp tác xã chia tạm chưa phải chính thức".Bác phê bình ngay "Bác có hỏi chú đâu mà chú trả lời" Như được thêm chỗ dựa lòngtin, cụ già thưa thật với Bác hằng nǎm, nếu ǎn uống theo định lượng tằn tiện, độn thêmngô sắn thì cũng tạm đủ" Rồi Bác bảo đồng chí có trách nhiệm nghe nói để tính toán lạicho sát đừng để dân quá vất vả thiệt thòi Nhà nước phải lấy phục vụ dân làm chính Nǎm 1960, Bác ra thǎm đảo Tuần Châu (Vịnh Hạ Long) khi ca nô vừa rời bến thì trong
bờ có tiếng vọng ra: "Sao các ông không cho tôi gặp Cụ Hồ" Biết chuyện Bác cho ca
nô quay lại, trên bờ một cụ già trên 70 tuổi bị mù, Bác vội chạy đến chỗ cụ và nói:
"Thưa cụ, tôi đây, Cụ có khoẻ không" Nghe tiếng Bác, cụ già đứng không vững nữa,khuỵ xuống trên cánh tay nâng đỡ của Bác: "Bác đây ư Bác Hồ, tôi được gặp Bác thậtư!" Đôi bàn tay xương xẩu của cụ già vuốt trên cánh tay, trên vai Bác, hai dòng nướcmắt trào ra từ đôi mắt mù loà của cụ chảy xuống hai gò má nhǎn nheo Bác đứng lặnghồi lâu, xúc động Mọi người đứng lặng cảm động trước tình cảm của hai con người.Một lần đến thǎm bệnh viện Bạch Mai mọi người ra đón và tặng hoa, Bác nhận bó hoarồi đến tặng một cụ già đang trông xe đạp ở cổng bệnh viện Bác bảo với cụ và mọingười: "Cụ trông xe đạp cũng rất quan trọng, nếu mà trông không cẩn thận mất xe đạpcủa các cô các chú, hỏi có ai an tâm công tác không?" Một lần đến thǎm một nhà máythấy cô công nhân đang chạy máy để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy đến gần ân cầnnhắc: "Cháu là gái khi lao động vấn tóc lên và đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn, bộtóc là góc con gái" Lần đi thǎm Vĩnh Phú, trên đường thấy hai chị em ǎn mặc rách rưới,
Trang 21dắt tay nhau đi, Bác cho dừng xe hỏi chuyện hai chị em về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ,được biết bố hai em đi bộ đội, Bác hỏi ǎn có đủ không, trưa, sáng ǎn gì, cùng lúc đó cóđồng chí tự xưng là cán bộ xã nhanh nhẩu trả lời thay hai em, Bác nhắc nhở: "Bác cóhỏi chú đâu, nếu chú là cán bộ xã thì tại sao lại để con cái người đi bộ đội phải ǎn mặc,đói rách thế này" Dọc đường, thấy cột số Km chỉ ghi rõ chữ số 65 còn chữ địa danh bị
mờ, Bác nhắc nhở cán bộ giao thông phải chú ý để sửa lại Đi qua Cổ Nhuế, thấy dânbón rau phân tươi, Bác nhắc phải đề phòng ruồi, bệnh tật vệ sinh Đến trạm bơm Chèm,thấy chân đê bị sụt lở, Bác nhắc trồng tre để bảo vệ đê Khi giải quyết các vụ tranh chấpđất đai nhà cửa, các đồng chí phân tích người này sai, người kia có khuyết điểm Báckết luận, do chỗ ở quá chật chội nên mới sinh ra tranh chấp, chứ phải người ta ghét bỏnhau đâu Khi đến thǎm nhà dân nơi chật chội, ổ chuột, bẩn thỉu, Bác phê bình gay gắtcán bộ không sâu sát dân, quan liêu, không thương dân, phải tìm mọi cách vận động, tổchức bà con dọn vệ sinh, sửa sang nhà cửa, lối ra vào và phối hợp với cơ quan chứcnǎng lo nhà cho dân Khi về hợp tác xã thǎm nông dân, Bác xuống tận các gia đình đểbiết mức sống của dân chứ không nghe hoàn toàn các báo cáo Thǎm xã Nam Chính,Bác vào nhà anh Giao một nông dân lao động cần cù, đứng ngoài sân, Bác hỏi mấy câuchuyện làm ǎn sinh hoạt đời sống rồi vào nhà xem vại gạo, cót thóc, vòng ra phía sauxem chuồng lợn, nhà vệ sinh, thấy hai con lợn đang ăn Bác khen lợn đẹp, giống lợnthẳng lưng mông to chắc chóng lớn, rồi Bác xem giếng nước, nhà tắm, Bác nhìn xuốnggiếng và bảo: "Giếng nên có nắp đậy, vừa sạch vừa đề phòng tai nạn" Xem nhà tắmBác khen xây thế này là tốt nhưng nên đơn giản hơn trong lúc ít gạch, nhà nào không cógạch nên làm bằng cót, trồng cây dâm bụt xung quanh, khi cót hỏng thì dâm bụt đã tạothành nhà tắm kín đáo mà đẹp
Nhiều lúc Bác muốn đi dã ngoại bí mật vừa thǎm dân được lâu, rõ hơn và thayđổi không khí Bác bảo đồng chí phục vụ chuẩn bị thức ǎn, không nói với ai, sáng đisớm không mang theo bảo vệ và quay phim, chụp ảnh Hành trình Bác định trước đếnđâu thǎm nơi nào, nghỉ ǎn cơm ở đâu, mấy giờ về Bác thấy đi như vậy thoải mái, thíchthú lại đỡ tốn thời gian và tiền bạc Vì một lần Bác về thǎm một tỉnh nghèo cán bộ tỉnh
tổ chức liên hoan linh đình đón Bác, Bác bảo: "Các chú làm thế này thì lần sau dânkhông ai mong Bác về nữa các chú cho công an, bộ đội đứng gác khắp nơi làm dân họ
sợ không dám đến gần Bác Mà dân có đến cũng là do các chú sắp đặt nên không tựnhiên vui vẻ" Đến thǎm vào mùa rét Bác đội mũ lông, quấn khǎn kín, hôm đó các đồngchí quay phim nhiếp ảnh đông Bác nói vui, hôm nay Bác không biểu diễn đâu, các chúchẳng có làm ǎn được gì Hôm đó vui kể chuyện đồng chí bác sĩ người Cửu Long kể ởtrong đó có những con tôm to bằng bắp tay, đồng chí Vũ Kỳ không tin, Bác cười gópvui nghe nói Đồng Tháp mười có muỗi to lắm, muỗi đậu ngoài màn người nằm trongmàn nắm được chân nó, nó dẫy hai cánh đập như hai cái quạt máy mát lắm, mọi ngườiđược phen cười vui vẻ
Tết nǎm 1966, Bác về thǎm tỉnh Thái Bình Ngày 30 Tết Bác đi thǎm và nóichuyện một số nơi Đêm 30 Tết; Bác tranh thủ làm việc, liên quan đến chương trình
Trang 22mồng Một Tết, Gần đến Giao thừa, đồng chí phục vụ mời Bác đi nghỉ Bác bảo "Còn ítphút nữa bước sang nǎm mới, cộng việc của nǎm cũ không nên để lại" Xong công việcthời gian đã chuyển sang nǎm mới, biết phòng bên có nhiều người thức dậy đón nǎmmới, Bác xách đèn bão sang thǎm và chúc tết mọi người, sau đó Bác trở về làm việctiếp Bác về thǎm tỉnh lần thứ 5, Bác bảo Thái Bình là tỉnh 5 tấn, Bác đã về 5 lần, nếuthêm nhiều tấn nữa Bác sẽ về nhiều nữa.
Lòng tin ở nhân dân trong Bác là tuyệt đối, Bác bảo nếu trong dân còn người xấu,
họ chưa yêu cách mạng thì cách mạng phải tỏ rõ lòng khoan dung, thuyết phục chứtuyệt đối không bắt ép Có lần Bác về thǎm tỉnh Yên Bái, các đồng chí bố trí mít tinhđón Bác trong doanh trại tỉnh đội Bác không đồng ý, Bác nói mít tinh đón Bác khôngnên làm trong đơn vị bộ đội, các chú canh gác cẩn mật thì ai dám vào, vả lại nếu mọingười vào được thì còn đâu là cẩn mật Theo ý Bác nên chọn chỗ nào thuận tiện để mọingười đến được, thành phần đến tham dự là toàn dân Các đồng chí bảo vệ cứ bǎn khoǎn
sợ kẻ xấu lẫn vào, biết được ý nghĩ đó, Bác nói: "Những người xấu cũng cho họ vào,nếu không cho họ nghe chuyện thì làm sao họ giác ngộ được, họ sẽ không làm điều gìxấu đâu" Lần về thǎm mỏ Quảng Ninh công nhân phấn khởi chạy ào ra đón Bác, có chịcũng vội bế con chạy ra đón Bác, vì vội quá nên không kịp thấy trong tay con mình cầmvật gì Thấy hai mẹ con chạy vội, Bác ôn tồn: "Đi từ từ kẻo ngã" Bác tiến lại gần hai mẹcon, Bác nhẹ nhàng gỡ con dao nhỏ trên tay đứa bé rồi đưa cho chị và ân cần dặn:
"Đừng cho trẻ con chơi dao, nguy hiểm" , lúc đó mọi người mới nhận ra Bác đi thǎmđảo Vạn Hoa, Bác hỏi các chiến sỹ có được xem phim, xem vǎn nghệ thường xuyênkhông, các chiến sĩ trả lời Bác là 6 tháng được xem phim một lần, còn vǎn nghệ thìchưa lần nào Bác quay sang đồng chí Lê Trọng Tấn nói: "Hôm nay có ông tướng đicùng đây "ông" nghĩ thế nào?" Đồng chí hứa với Bác là sẽ sửa chữa khuyết điểm, Bácnói ngay: "Chú hứa chung chung quá" đồng chí hứa với Bác là 6 tháng một lần xem vǎncông còn 3 tháng một lần xem phim, Bác gật đầu, cười đồng ý.Ban Việt kiều đưa lên Bác kế hoạch đón Việt kiều ở Thái Lan về nước Bác phê bình, làchỉ chú trọng đến lễ đón tiếp chứ không chú ý bố trí công ǎn việc làm, nơi ǎn ở chongười về nước, Bác chỉ thị, phải có biện pháp cụ thể cho tương lai của kiều bào, sử dụnghợp lý khả nǎng chuyên môn, công việc của họ, và trường học cho con em Việt Kiều.Bác giáo dục cán bộ đối với nhân dân không được phân biệt, cách biệt, không được cóthái độ cho dân vùng này tốt nơi kia xấu, ở đâu, người nào cũng phải bình đẳng, tôntrọng yêu quý nhân dân thì họ mới yêu quý cán bộ Đối với dân tộc ít người, tôn giáohay Việt kiều về nước, tinh thần đại đoàn kết của Bác luôn luôn được mọi tầng lớp mọigiới ủng hộ
Bác đến thǎm huyện Mường Tè, nơi xa xôi của tỉnh Lai Châu, khi thấy nhân dâncòn cực khổ lạc hậu, Bác đi bộ xuống tận bản làng nơi nhân dân đang sống theo tậpquán cũ, Bác bảo, chúng ta có Đảng, có Chính quyền nhưng chưa mang ánh sáng vǎnminh đến những vùng cao như ở đây, chúng ta còn có lỗi với dân, rồi Bác chỉ thị chocán bộ địa phương phải có biện pháp cụ thể giúp đỡ đồng bào cải thiện đời sống, lối
Trang 23sống, để họ dần dần tiến kịp miền xuôi, có như vậy cách mạng mới thực sự của toàndân, công bằng với mọi nơi Nǎm 1957 , Bác về thǎm Đồng Hới, khi được biết nguyệnvọng của đại biểu Phật giáo, Thiên chúa giáo xin được thǎm Bác Mặc dầu chương trìnhrất nhiều, Bác bảo, gặp cán bộ cốt cán, đảng viên thì lúc nào cũng được, bây giờ các chú
để Bác được gặp các Cụ Bác đi bộ đến chỗ các cụ đã tập trung đông đủ, lúc đó có một
bà cụ thay mặt mọi người mang bó hoa lên tặng Bác Bác sung sướng cầm bó hoa vàcảm ơn, rồi nhanh nhẹn tách bó hoa làm đôi đi đến tặng cho sư Phổ Minh và cha cốThông Những người có mặt lúc đó ai cũng cảm động và quý phục phong cách linh hoạttài tình của Bác Một biểu hiện đoàn kết tôn giáo cao quý đẹp đẽ cử chỉ đó của Bác đãnói bao điều mà ai cũng hiểu, ghi nhớ sâu sắc Hai lần về thǎm quê hương Nghệ An,Bác đều đến thǎm Hội Phật giáo, sư bà Thích Diệu Niệm tặng Bác lẵng hoa làm theo 5cánh "5 chân lý hợp nhất" và một bài thơ, Bác trân trọng nhận hoa và đọc thơ, xong Báclấy bút đề tặng lại thơ cho nhà sư nữ và cho cả tǎng ni phật tử Nghệ An Đến nǎm 1962,Bác đến thǎm trường Hội Phật giáo, lúc đó sư nữ Thích Diệu Niệm cũng ra học, từ xaBác đã nhận ra, Bác đến nói chuyện hỏi han công việc Hội Phật giáo Nghệ An, nhà sưtặng Bác bài thơ, ý trong bài thơ là làm tốt những điều Bác dặn khi hai lần về thǎm quê,Bác vui vẻ bảo: "Như ri thì sư nhớ lời Bác dặn"
Bác quý trọng nhân cách con người, dù người đó là ai, tầng lớp nào, bên Bác dẫumột lần ai cũng cảm thấy giá trị của cuộc đời được nâng lên Bác không bao giờ nói
"cho" mà chỉ nói "biếu cô", "biếu chú'', "tặng cô", tặng chú" Bác không ngồi nghe khingười khác đứng nói, sẵn có ghế Bác mời cùng ngồi, nếu không có ghế thì cùng đứng
có lần đến thǎm bà con nông dân, có các cụ già đến nghe Bác nói chuyện không có ghếphải ngồi xuống đất, Bác bảo tìm ghế cho các cụ rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện vớimọi người
Khi có chút quà ngon, Bác không dành riêng cho mình, mà dẫu ít Bác cũng chiađều cho anh em phục vụ Bác không quan niệm "lộc bất tận hưởng" một cách máy móc,
mà xuất phát từ tấm lòng quý trọng con người Có đồng chí đi họp ở Pari về, mang biếuBác gói kẹo mà ở bên Pháp Bác rất thích Có kẹo ngon, lại hiếm, Bác đem chia đều chomọi người, có người thấy kẹo của Bác chỉ có ít, muốn để dành cho Bác ǎn, nên từ chốikhông dám nhận, Bác bảo, ít cũng phải chia đều, mỗi người hưởng một ít Ở nhà sàn,buổi trưa xung quanh mọi người ngủ trưa yên tĩnh, có việc lên xuống, Bác ghì quảchuông treo ở cầu thang lên xuống cho nó khỏi kêu, làm anh hưởng đến giấc ngủ mọingười Bác bận nhiều việc lớn của Đảng, của Nhà nước nhưng việc nhỏ Bác khôngquên, khi có anh em phục vụ đi phép, Bác đến gửi quà và gửi lời thǎm sức khoẻ giađình, khi trả phép Bác đến hỏi han tình hình gia đình Có đồng chí vì bận công táckhông về thǎm quê và gia đình được, khi người nhà lên thǎm, Bác biết bao giờ Báccũng gặp, nếu gặp vào đúng tối thứ bảy có phim, Bác mời xem phim Có một lần trongbuổi xem phim, Bác thấy một cụ già ngồi xem, lúc đó hỏi thǎm không tiện, sau Bác hỏiđồng chí Vũ Kỳ cụ già xem phim là ai mà không báo để Bác biết tiếp chuyện, được biết
là bố của bác sĩ Mẫn (người bảo vệ sức khoẻ riêng của Bác) lúc đó cụ già đã lên đường
Trang 24về quê, vì không gặp được cụ, Bác gửi bác sĩ Mẫn một chai mật ong nhờ chuyển về làmquà biếu cụ Cụ già ở quê rất cảm động khi đón nhận món quà quý giá của Chủ tịchnước gửi Hàng nǎm đến tối 30 Tết, anh em không về quê đón Tết Bác tổ chức gặp mặttất niên Bác thường bố trí Bác ngồi một bên bàn còn Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng ngồiđối diện, anh em ngồi quây quần xung quanh, đêm giao thừa có hai Bác và anh em nênkhông khí trong Phủ Chủ tịch thêm ấm cúng không khí gia đình Khi mọi người yên chỗngồi, Bác đi một vòng xung quanh kiểm tra xem còn thiếu ai Nếu thiếu Bác dặn đồngchí cấp dưỡng để phần lại cho anh em đi vắng Những anh em ngồi cạnh Bác lúc đầuthường e dè, không tự nhiên tay cầm đũa cứ lóng ngóng Bác chủ động gắp thức ǎn vàđộng viên, có khi Bác pha trò một câu gì đó tạo không khí vui vẻ những lúc đó Bác hiệnthân một người Cha bên đàn con yêu quý trong giờ phút thiêng liêng chuyển nǎm cũsang nǎm mới Xong buổi liên hoan Bác cùng anh em chụp ảnh lưu niệm và vui vǎnnghệ "cây nhà lá vườn" Bác đi thǎm nước ngoài nhiều lần, họ biếu Bác nhiều tiền vàquà , Bác cho vào công quỹ hết, cái nào chia được Bác chia cho anh em Mỗi lần đinước ngoài về Bác thường mua quà kỷ niệm cho anh em phục vụ, khi đôi bít tất lúcchiếc khǎn hay gói kẹo.
Bác sống cuộc đời một vị Chủ tịch nước, nhưng mỗi người chúng ta đều thấy mộtphần cuộc đời mình trong đó, bởi vì Bác là hiện thân cốt cách dân tộc, là cái chungtrong mỗi cái riêng Bác chu tất với mọi người, mọi việc, có lần Bác đi qua nhà ǎn thấyđồng chí Lơ người nấu ǎn cho Bác đang dùng cát để đánh xoong cho sạch, Bác rẽ vàobày cách đánh xoong nồi chóng sạch lại không bị xước mòn Hồi ở chiến khu khi đitrong rừng gặp trời mưa vắt nhiều, Bác bày cho cách dùng tàn thuốc lá để chống vắt rấthiệu quả Bác thường xuyên khuyên bác sĩ học cách chữa bệnh bằng thuốc nam, ta làngười nam hợp với thuốc nam vì cha ông tổ tiên đã để lại kinh nghiệm quý báu đó tanên phát huy thêm Bác kể chuyện hồi xưa Bác đi bộ từ Nghệ An vào Huế Dọc đườngchân bị sưng lên đau không đi được nhờ xoa bóp bằng nước tiểu đỡ đau mới đi tiếpđược Khi về già có lần Bác đau ở bả vai, bác sĩ cho chạy vật lý trị liệu mãi không khỏi,Bác lấy lá ngải cứu vò với nước tiểu xoa vào chỗ đau, chỉ mấy lần làm thấy giảm hẳn.Đối với khách là người nước ngoài nếu là người quen biết từ trước, Bác tiếp khôngnhững trên cương vị Chủ tịch nước mà còn trên tình cảm anh em gần gũi, khách đến tuy
là lần đầu Bác cũng rất chu tất, trước khi khách về nước, Bác đến thǎm, gửi quà hômsau Bác lại đến chia tay Bác bảo họ là khách, mình là chủ làm thế mới có tình có nghĩa.Rời Việt Nam, nhưng khách không quên Việt Nam có Bác Hồ, con người của mọingười Một lần có vị quan chức của một nước đi thǎm các nước láng giềng quanh ta,người này có cảm tình với Việt Nam Lúc đó nước ta đang có chiến tranh, có người đếnbàn với Bác, ta lấy cớ không có điều kiện tiếp nên không mời, Bác bảo "Khi người anh
em đi qua trước ngõ không mời vào nhà chơi là không lịch sự" Bác đích danh mời vị đóvào thǎm Khi về nước vị khách hết lòng ca ngợi Việt Nam và tích cực ủng hộ nhân dânViệt Nam chiến đấu
Trang 25Bác quan tâm con người không chung chung, mà rất cụ thể, không những đối với nhữngngười gần gũi bên Bác, những người Bác gặp mà còn đến những người có thể Báckhông gặp Khi đi qua chiếc cầu gập ghềnh hay gặp hòn đá khập khiễng Bác dừng lạicùng anh em sửa sang cho chắc để người đi sau khỏi gặp nguy hiểm Lội qua suối gặphòn đá trơn Bác cúi xuống nhặt ném đi xa để người đi sau không bị ngã Có lần đi chiếndịch, đường đi nhiều ổ gà, phía trước có hòn đá to, đồng chí lái xe cứ cho xe vượt,không ngờ xe va vào hòn đá bị hỏng, Bác xuống xe, chiếu đèn pin giúp cho các đồngchi sửa xe, Bác động viên cứ bình tĩnh chữa cho cẩn thận Khi xe sửa chữa xong tiếp tụclên đường, bấy giờ Bác mới nói: "Đáng ra lúc nãy chú cho xe dừng lại lǎn hòn đá xuốngvực rồi mới đi, có lâu cũng chỉ dǎm phút, không phải dừng sửa chữa mất hơn nửa tiếng,
mà lại giúp các xe sau không bị nạn, chú đã "tham đĩa bỏ mâm"
Trên đường ra trận Bác cùng lǎn lộn với anh em, cùng đổ mồ hôi cùng sôi khíthế Khi đi chỗ đường trơn, suối đá trơn gập ghềnh, anh em bảo vệ muốn giúp Bác kẻongã, Bác bảo tự Bác đi dễ hơn, hơn nữa Bác đi nhanh và khéo hơn các chú đấy Có lầnmùa mưa, gặp con suối nước chảy xiết, việc cần gấp phải qua, các đồng chí đang lúngtúng không biết làm sao qua được Bác bảo tìm sợi dây rừng thật chắc buộc chặt vàongười rồi dìu dắt nhau qua, Nhớ lần Đại Hội Đảng lần thứ II ở Tuyên Quang, Bác biếtchị Quý nhân viên phục vụ Đại hội mới sinh cháu bé được 5 tháng, Bác bảo, Bác sẽ đếnthǎm, vì ngại nơi ở xa và chưa chu tất, gia đình muốn bế cháu đến thǎm Bác Bác bảo,ông phải đến thǎm cháu chứ Thế rồi Bác tranh thủ thời gian đến thǎm, cho quà và chụpảnh với cháu Nhạc sỹ Phong Nhã lên báo cáo với Bác về tình hình thiếu nhi Nhạc sĩchuẩn bị nhiều nội dung lớn, nhưng khi lên Bác chỉ hỏi kỹ về việc các cháu con nhànghèo vào đội ra sao, việc ǎn ở, học hành, vui chơi thế nào, Bác chǎm chú lắng nghenhạc sĩ kể về các cháu tham gia mít tinh, tuần hành, cổ động Bác đǎm chiêu nhìn ra trờinắng nóng và nói: "nhưng nhớ đừng để các cháu đi đầu trần dưới nắng dễ bị ốm|" Mùarét Bác chỉ thị cho Bộ Giáo dục khi nhiệt độ xuống 10 độ C thì cho các cháu học sinhcấp I nghỉ học, xuống dưới 10 độ C cho các cấp các trường nghỉ học
Có lần Bác đến dự cuộc họp cán bộ cấp cao, khi nghỉ giải lao các đồng chí vàophòng giải khát riêng, còn anh em khác không thuộc diện tiêu chuẩn đứng ngoài uốngnước trà, thấy vậy Bác ra mời anh em vào hết, Bác bảo: "Ai đến họp đều có phần nhưnhau" Cứ mỗi lần chiêu đãi khách khi tan tiệc Bác bảo "Theo tục lệ Việt Nam, khi đi ǎn
cỗ thì phải có phần mang về, các chú nhớ lấy phần về chia cho người ở nhà cho cáccháu, người được ǎn phải nhớ người ở nhà" Việc đó thành nếp mãi về sau Ai đượcBác chiêu đãi đều có phần mang về cho người ở nhà
Về tặng thưởng của Bác thì có nhiều với mọi đối tượng Hồi mới đầu kháng chiến
có một phóng viên nước ngoài gửi tặng Bác mấv bức ảnh, Người không quên gửi tặnglại ảnh có tựa đề thân thiện Ai có thành tích kháng chiến Bác gửi thư khen ngợi gửitặng quà là chiếc áo mà đồng bào tặng Bác Khi cấp dướí ốm đau Bác biết, Bác đến tậngiường bệnh hỏi thǎm Người yêu thơ gửi thơ tặng Bác, Bác gửi tặng lại thơ, những bàithơ đó thường là thơ tức cảnh, là cảm xúc thực, dung dị, xuất phát từ hoàn cảnh thực mà
Trang 26ai nhận được cũng cảm thấy gần gũi, xúc động bởi trái tim và tấm lòng Bác quá bao la,soi rõ tận tâm can xúc cảm của con người Những ngày cuối cuộc kháng chiến, Bácnhận được thơ của hai cháu thân quen là Hà, Hạnh (con gái nhà vǎn Đặng Thai Mai).Bác viết thư trả lời và gửi kèm "Bài thơ tức cảnh khi thức giấc":
Kìa bãi cát, nọ rừng thông,
Nước nước, non non, khéo một vùng,
Đang đợi người thơ cùng bạn vẽ,
Đến chơi cảnh trí với rừng sông.
Tay đàn, cặp sách, ông đầu bạc.
Hồ rượu, xâu nem, ả má hồng.
Được phép ngao du cùng tuế nguyệt
Vì rằng kháng chiến đã thành công.
Khi biết tin chị Hà có thai, Bác viết thư cǎn dặn "Phải cẩn thận, nếu không cầnkíp lắm thì không nên cưỡi ngựa, lội suối trèo đèo và làm gì nặng nề mệt nhọc quá Baogiờ có dịp Bác sẽ đến thǎm cháu " Có lẽ món quà quý nhất đối với người nhận là mấylời Bác dặn dò chân tình, là câu thơ, bài thơ được Bác viết tặng với một nỗi niềm tâm
sự, một cảm xúc tràn đầy tình người, một niềm hy vọng về tương lai tươi sáng chongười nhận cho tất cả đất trời, nhân loại Khi biết tin cụ già ở Hải Phòng tuổi đã trêntrǎm, vẫn cùng con cháu cầm bút cắp sách đi "diệt giặc dốt", Bác viết thư khen ngợi "Cụ
đã nêu tấm gương sáng cho con cháu noi theo " Đọc báo Bác biết tin đội dân quân nữ,đội lão dân quân có thành tích bắn rơi máy bay Mỹ, Bác gửi thư, tặng cờ khen thànhtích Bác tặng cờ thưởng luân lưu cho quân và dân Quân khu IV, cho các tỉnh tuyến đầu
"Cờ thưởng luân lưu" của Bác dành thưởng cho những đơn vị bắn rơi nhiều máy baynhất trong ngày, trong tháng, trong nǎm Cho nên cờ được chuyền tay nhau đi đến cáctrận địa nơi nóng bỏng nhất như thêm sức mạnh cho các chiến sĩ "nhằm thẳng quân thù
mà bắn", quyết vít cổ "thần sấm", "con ma" thật nhiều dâng Bác, dâng Tổ quốc
Hàng tháng Bác dặn đồng chí Vượng phụ trách khen thưởng Phủ Thủ Tướng,tổng kết lại trong tháng mỗi tỉnh, mỗi ngành, mỗi bộ, mỗi trường học, đoàn thể đượcBác thưởng bao nhiêu huy hiệu Có con số cụ thể để điều tra xem xét Vì sao nơi nàynhiều nơi kia ít Vì sao ít, có phải vì phong trào kém hay vì chưa có báo cáo kịp thời, đểnhắc nhở những nơi đó Hàng ngày Bác đọc báo, có tin người tốt việc tốt Bác thấythưởng được huy hiệu là Người vòng tròn bên cạnh, đồng chí giúp việc Bác dựa trênnhững đánh dấu đó mà gửi tặng huy hiệu Đặc biệt khi thưởng huy hiệu Bác chú ý nhất
là những người đi đầu khởi xướng phong trào, còn khi đã thành phong trào thì phải cóthành tích cao và liên tục Chị Phạm Thị Vách người đi đầu trong phong trào thuỷ lợicủa tỉnh Hải Hưng Bác gửi thưởng huy hiệu cho chị Vách, còn sau đó đã thành phongtrào có người đạt thành tích cao hơn chị Vách nhưng Bác chưa thưởng Lúc đầu chuyêngia nước bạn sang giúp ta còn ít, Bác tặng huy hiệu của Người Về sau sang đông, nhiềunước khác nhau, ta chủ trương tặng huy hiệu hữu nghị Họ không thích, họ bảo huy hiệuBác Hồ quý hơn Đi xuống địa phương để khuyến khích phong trào trồng cây, Bác chỉ
Trang 27cây đa to ngoài đồng với các đồng chí cán bộ địa phương: "Các chú biết không khi xưacác cụ ta trồng cây đa ngoài đồng là để khi làm mệt, trời nóng người ta tránh nóng, hồixưa các cụ đã làm được thế, ngày nay chẳng lẽ con cháu không biết noi theo, trồngnhiều cây hơn để khi đi trên đường đâu cũng có bóng mát Khi biết những nơi chưa cóphong trào trồng cây tốt có nơi trồng nhiều nhưng không chǎm sóc để cây chết và bịhỏng nhiều, nên hiệu quả thấp, thấy vậy Bác phát động phong trào "Các cụ trồng, cáccháu chǎm", Từ đó miền Bắc phong trào trồng cây phát triển vững chắc hơn.
Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, vì nước muốn mạnh dân trí phải cao.Đầu tư, quan tâm đến giáo dục là việc làm cho tương lai, sau khi cách mạng thành côngBác viết lá thư đầu tiên là lá thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nướcViệt Nam mới Trong số lần đi thǎm các cơ quan đơn vị, địa phương Bác dành nhiềulần, nhiều thời gian về thǎm các trường học Bác quan tâm đến ngành giáo dục khôngchỉ trên giấy tờ mà ở những chính sách Bác cǎn dặn các cán bộ từ Trung ương đến địaphương, các ngành, các đoàn thể phải xem giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, thểhiện ở trong các chủ trương, chính sách phải được thực thi trong cơ chế thích hợp Báctặng thưởng cho giáo viên dạy giỏi, cho học sinh học giỏi Giải thưởng là một cuốn sổđặt tên là "Giải thưởng Bác Hồ" Khi làm cuốn sổ thưởng Bác dặn, đây là giải thưởngnhưng nên có giấy cho các cháu dùng, sổ phải kẻ hàng cho các cháu dễ viết, in têntrường, lớp, tên học sinh Trên trang đầu in 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Những quyển
sổ giải thưởng đó ra đời nǎm đầu tiên của chính quyền cách mạng, là nguồn động viênlớn lao cho thầy và trò lập thành tích trên mặt trận giáo dục Sau này ngành giáo dục đề
ra tiêu chuẩn đạt giải thưởng Bác Hồ quá cao, các môn học phải đạt điểm 10 và đạo đứctốt Bác có ý kiến đối với các cháu học sinh dân tộc ít người nên châm chước có thể cóđiểm 9 vẫn được thưởng Từ khi phát động phong trào đến nǎm 1968 tổng kết lại ngànhgiáo dục đã nhận được 6210 giải thưởng của Bác Hồ, trong đó có 423, giải tặng chogiáo viên dạy giỏi có thành tích tốt
Món quà Bác tặng, tuy nhỏ bé nhưng mang một ý nghĩa thiết thực, mà Bác gửigắm vào đó một điều mong muốn, một lời khuyên chân tình Có lần anh em trẻ mới bổsung làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, vì chưa quen một số nguyên tắc bảo vệ nên thường
có mặt hạn chế Khi thấy Bác có đôi đũa đẹp, anh em bàn nhau dấu đi, mỗi người cắtmột khúc giữ trong mình làm kỷ vật Đồng chí phụ trách phê bình anh em gay gắt Biếtchuyện, Bác lấy tặng mỗi người một cuốn sổ với lời đề tặng Anh em rất sung sướng vàcuốn sổ ngày ngày được anh em dùng ghi những việc làm tốt, những suy nghĩ hay: Đàiphát thanh Tiếng nói Việt Nam còn lưu giữ hai kỷ vật Bác tặng, đó là chiếc máy quayđĩa và ghi âm vào đĩa nhựa hiệu Wilox mà bà con Việt kiều tặng Bác khi Bác sang Phápnǎm 1946 Chiếc đồng hồ Rolex Royal do Việt kiều ở Thái Lan tặng Bác, Bác cũngtặng lại đài
Bác viết hàng nghìn bài báo, khi có nhuận bút vǎn phòng đều gửi vào tiết kiệm,đến nǎm 1967, tổng số tiền lên đến 25.000 đồng (tương đương 60 cây vàng), khi biết,
bộ đội pháo binh trực chiến dưới trời nóng, khát nước, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ chuyển
Trang 28số tiền đó để mua nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không Bác lo cho con người
từ cái nhỏ nhất đến việc lớn, Bác quan tâm từ người cán bộ đến anh em chiến sĩ, dù ởđâu, hoàn cảnh nào Nhớ lần họp Hội đồng Chính phủ tại thôn Chúc Sơn đầu nǎm 1948,đồng chí Hoàng Hữu Nam nhờ cụ chủ nhà mua hộ cho 20 quả trứng luộc để anh em ǎn
về đêm cho đỡ đói Giữa cuộc họp Bác đến, cùng lúc đó rổ trứng được mang đến, Bácbiết số trứng không đủ cho số người họp, nhưng nhất định từ chối không được, Bác vờlấy một quả như mọi người Có lần nhân ngày sinh nhật Bác, ở chiến khu anh em phục
vụ cố gắng cải thiện bữa ǎn tươi Gần trưa Bác đứng hóng mát ở bóng cây thấy mộtđồng chí cán bộ đi công tác, phi ngựa qua, Bác cho gọi lại và mời vào ǎn cơm thân mậtvới Bác và anh em nhân ngày vui Được biết bố đẻ liệt sỹ Lý Tự Trọng (thời kỳ Báchoạt động ở Thái Lan, ông này thường mời Bác những món ǎn dân tộc mà Bác rất thích)
ra Hà Nội, Bác cho mời vào nơi Bác, trong không khí hàn huyên nhớ thuở hàn vi, Bácmời ǎn những món ǎn xưa như để nhắc lúc nào cũng nhớ về nhau như đôi bạn tri kỷ.Hồi ở chiến khu, Bác tiếp anh hùng La Vǎn Cầu, khi anh qua một trận chíến đấu rất anhdũng Đến bữa cơm Bác nói chân tình để anh ǎn được nhiều cơm: "Hôm nay Bác thếtchú, chú ǎn đừng làm khách nhé, bởi toàn "cây nhà lá vườn" cả, này nhé rau xanh Báctrồng, gà Bác nuôi, trứng là trứng gà Bác nuôi đẻ đấy, chỉ có mǎng muối là phải muathôi Chú ǎn thật no đấy!" Hai Bác cháu chuyện trò vui vẻ bữa ǎn anh Cầu ǎn đượcnhiều hơn bình thường Tối đó Bác lưu anh Cầu ở lại ngủ qua đêm Bác quý, Bác xemanh như con đẻ Sau này về Hà Nội, tại cuộc họp Quốc hội, khi nghỉ giải lao, Bác gọianh Cầu lại hỏi thǎm sức khoẻ, gia đình Biết anh Cầu đã có vợ, con Vợ anh, là chiến
sỹ thi đua ngành công nghiệp giấy Trần Thị Thanh, Bác hỏi anh Cầu: "Thế cô ấy có lớnlên được tý nào không?" Hôm sau Bác mời cả nhà anh vào thǎm Bác tại Phủ Chủ tịch.Bác ân cần, chu đáo quan tâm đến con người là vậy, nhớ lần Bác đến thǎm bệnh việnkhu tự trị Việt Bắc, Bác hỏi người phụ trách trong bệnh viện có bệnh nhân nào nặngnhất, cho Bác đến thǎm Bác được dẫn đến chỗ chị cấp dưỡng khu gang thép TháiNguyên, chị bị bỏng đến 80%, lúc đó chị đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn nằm bấtđộng, Bác đến gần giường ân cần hỏi:"Cháu có đau lắm không?" Biết bệnh tình nguykịch Bác rất lo cho tính mạng chị Bác dặn y bác sĩ: "Bệnh nặng thế liệu có chữa khỏikhông? Các cô các chú cố gắng cứu lấy chị" Bác đến thǎm như thêm sức mạnh kỳ diệucho chị và cả tập thể y bác sĩ, họ đã quyết tâm vượt qua được cơn bệnh hiểm nghèo.Những chuyến đi xuống thǎm các cơ sở sản xuất, thǎm nhân dân, mặc dầu đã có chươngtrình bố trí cho Bác đi, nhưng Bác vẫn có cách tiếp xúc trực tiếp với dân Một lần nhânđầu nǎm mới Bác lên Vĩnh Phú thǎm và chúc tết các đồng chí cấp tỉnh đã chuẩn bị một
số nơi cho Bác đến Bác biết, nên Bác chưa đến những nơi đó trước Bác vào thǎm mộtgia đình của một đồng chí đang chiến đấu ở miền Nam, Bác ân cần hỏi thǎm sức khoẻgia đình việc học hành của các cháu và sự quan tâm của địa phương ra sao, chị chủ nhànói những gì có thật, khác xa sự báo cáo của địa phương, Bác không vui, Bác phê bìnhthế là không tốt với dân, lừa dối cấp trên Khi tập trung nói chuyện với nhân dân cácđồng chí cán bộ thì ngồi gần Bác, còn các cụ thì ngồi phía sau chỗ xa Bác đứng Bác
Trang 29trực tiếp sắp xếp lại, Bác mời các cụ lên ngồi gần Bác, rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện.Bác rất biết những nhược điểm của một số cán bộ thường mắc bệnh hình thức chủnghĩa, cho nên khi đi đâu thǎm dân, Bác dặn các đồng chí phục vụ, bảo vệ không đượccho cán bộ địa phương biết trước Một lần Bác xuống thǎm nhà trẻ, Bác đi vào cổnggiữa trời nắng chang chang đã thấy hai dãy hàng các cháu, quần áo ǎn mặc chỉnh tề,cháu nào mặt cũng đỏ gay vì nắng Thấy Bác các cháu rất vui, Bác cùng hoà trong niềmvui với trẻ thơ như để bớt đi nỗi vất vả mà các cháu phải chịu đựng khi chờ đợi Bác.Nhưng khi về Bác phê bình, vì sao "để lộ ra" , vì sao bắt các cháu đứng giữa nắng Tếtnǎm 1962, theo kế hoạch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bố trí Bác đi chúc tết một
số gia đình, Bác dặn đồng chí phục vụ ngoài chương trình của thành phố bố trí cho Bác
đi thǎm một số gia đình còn khó khǎn Sau khi "hoàn thành" chương trình của thànhphố, Bác vào phố hàng Hàng Chĩnh đến thǎm nhà chị Tín Chị đi gánh nước thuê ra đếnngõ thì gặp Bác, cảm động quá đôi quai thùng rơi xuống đất Bác đến gần ôn tồn độngviên chị, hỏi thǎm sức khoẻ gia đình và học hành của các cháu Được biết chồng mấtsớm, một mình nuôi bốn con còn nhỏ, thiếu ǎn, thiếu mặc nên các cháu thất học Nhìntrong nhà thấy không có gì cả, Bác hỏi; "Thế mẹ con cô ǎn tết thế nào?" Chị trả lờitrong nước mắt: "Dạ thưa Bác không có gì để đón tết cả, cả nhà chỉ còn một lon gạo đểdành sáng mồng một tết nấu cháo cho các cháu ǎn, nên tuy nǎm hết tết đến cũng phảitranh thủ đi gánh nước thuê, kiếm ít tiền mua cái gì cho các cháu" Nghe vậy, Bác rấtcảm động Bác tặng quà cho các cháu và dặn: "Cố gắng sǎn sóc các cháu", Chị cảmđộng nói: "Không ngờ như gia đình cháu mà Bác cũng đến thǎm" Bác ân cần bảo: "Báckhông đến thǎm những gia đình như gia đình cô thì thǎm ai" Khi xe đưa Bác về đếnnhà thì gia đình một số đồng chí cán bộ vui mừng ra đón Bác, chúc tết Bác Nhưng tất
cả bỗng im lặng và đi chậm lại khi thấy Bác đi chúc Tết về mà không vui, vào nhà, Bác
kể chuyện đến thǎm gia đình chị Tín cho mọi người nghe, và Bác nhấn mạnh: "Ta cóchính quyền trong tay nhưng không sát dân, cho nên phục vụ nhân dân chưa tốt" Sánghôm sau mặc dầu mồng một Tết Bác cho gọi đồng chí Chủ tịch ủy ban Nhân dân thànhphố lên và nói lại chuyện trên, Người nghiêm khắc nhắc nhở chung cán bộ thành phốchưa sâu sát dân, chưa biết cách tổ chức vận động nhân dân "lá lành đùm lá rách" cónhiều gia đình Tết đến mà không có Tết, đó là lỗi của cán bộ không gần dân, ta có chínhquyền nhưng chưa gần và hiểu dân" Bác đến thǎm dân, Bác tới những nơi cán bộ íthoặc không bước chân đến, nơi đó người dân phải chịu đựng nỗi vất vả, gian nan
Nhớ lần Bác đến thǎm một cơ quan Bác đi thẳng vào nhà ǎn, Bác bước xuống chỗnhớp nháp, trơn, đồng chí cán bộ lãnh đạo cơ quan vội thưa Bác là chỗ đó bẩn, dễ ngã,đồng chí mời Bác đi hướng khác, nhưng Bác không nghe, Bác nói: "Bác đi lối này đểchú biết lần sau dọn cho sạch sẽ" Vào nhà ǎn Bác xem kỹ tường, trần nhà, nền nhà bàn
ǎn, Bác chỉ vào chỗ ruồi đang bay, Bác bảo: Hình như có tiếng vè vè của máy bay "trựcthǎng" Bác phê bình, đại ý "hồi xưa thằng Tây nó to, ác như thế, nó có súng to súngnhỏ mà ta còn đánh được, thế mà bây giờ con ruồi nó không có súng, nó không to thế
mà các cô các chú không đoàn kết tiêu diệt được nó" Bác phê bình là vì sức khoẻ của
Trang 30anh em cán bộ, Bác mong mọi người cùng nhau tiến bộ không chỉ ở những công việclớn lao mà ngay cả những việc tưởng tầm thường nhỏ nhặt Có lần đến thǎm đơn vị,thấy một đồng chí có vết bẩn ở mặt mà đồng chí không chú ý nên không biết Bác đếngần ân cần lấy khǎn mặt của mình lau cho đồng chí và phê bình nhẹ:"Lần sau chú phảichú ý hơn" Tết nǎm 1956, Bác đến thǎm trường thương binh hỏng mắt, Bác vui vẻ nóichuyện với anh em thương binh Bác rất khen ngợi tinh thần khắc phục khó khǎn, bệnhtật, luôn cố gắng phấn đấu vươn lên Bác rất vui lòng khi được biết số tiền Bác tặng đãđược dùng vào trồng rau, nuôi lợn cải thiện bữa ǎn cho anh em Bác ân cần động viên:Các chú được học chữ, học nghề sau này phục vụ nhân dân được tốt hơn, như vậy cácchú "tàn nhưng không phế" Thời kỳ kháng chiến ở chiến khu, khi nghe tin đôi trai gáiBác quen biết, tổ chức lễ cưới Bác bận không đến được, Bác gửi thiếp chúc mừng:
"Chúc Lương Thuận đoàn kết chặt chẽ Ký tên Hồ Chí Minh" Lần sau nhân dịp đicông tác Bác ghé thǎm nhà, anh chị là cán bộ tài chính nhưng kinh tế cũng như mọi giađình khác vào nhà không có bàn ghế ngồi Bác bảo ra ngồi ngoài thềm cho thoáng mát,Bác ngồi xuống vỉa hè bảo chị Thuận và mọi người cùng ngồi cạnh, Bác hỏi thǎm mọimặt, Bác khuyên nên tích cực tǎng gia sản xuất, thấy cháu bé con chị ngồi trong xe cútkít làm bằng gỗ, Bác bế cháu âu yếm, dỗ dành bón từng thìa cơm cho cháu Nhớ hồi ởPác Bó, khi vào bản thǎm bà con thấy các cháu nhỏ nghịch dơ bẩn không tắm giặt, Bácbảo các đồng chí cùng đi tìm một cây gỗ lớn về làm một cái máng đựng nước rồi tắmcho các cháu Thời kỳ Bác ở Trung Quốc, có lần đến tuyên truyền cách mạng trong anh
em công nhân đường sắt Bác ở tạm trong một cơ sở tin cậy, thời gian rỗi Bác thườngtham gia lao động giúp gia đình, như chặt củi, hái rau, nấu cơm Thấy chị chủ nhà vất
vả, lo toan mọi việc, Bác không nề hà giúp chị trong những công việc của người phụ nữ.Gia đình có cháu bé hay khóc, Bác dỗ rất khéo tắm giặt sạch sẽ, khéo vỗ về nên khi Báccho ǎn cháu thường ǎn được nhiều, từ đó, cháu ít khóc, chóng lớn, không những chỉ chủnhà mà mọi người ai cũng khen và phục tài cúa Bác Có lần Bác gặp gỡ các anh hùnglực lượng vũ trang, thấy cô gái nhỏ bé, Bác đến gần và hỏi:
"Cháu là gì", cô gái thưa với Bác: "Dạ thưa Bác, cháu là dân quân" Bác vui vẻnói: "Là dân quân, cháu vừa là dân, vừa là quân, hai nhiệm vụ nặng nề cháu có vất vảlắm không?" Thường thường trước ngày duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Bác đếnthǎm các lực lượng tham gia duyệt binh thử, Bác nói đại ý, hôm nay Bác đến để các côcác chú nhìn thấy Bác trước, ngày mai tại quảng trường Ba Đình trước toàn dân vàkhách quốc tế các cô các chú lo làm cho đúng động tác, khỏi ảnh hưởng đến quân thể và
uy tín của các lực lượng vũ trang
Bác Hồ gần với dân là vậy Không chỉ xuất phát từ nỗi lo toan của vị Chủ tịchnước với dân mà còn là tình thương yêu con người với con người Bác lo lắng giáo dụcđội ngũ cán bộ vừa có tài nhưng phải có đức Bác theo dõi sự tiến bộ của cán bộ từ họchành, công tác đến các mối quan hệ với dân Bác thương yêu giúp đỡ những người yếu,những hoàn cảnh khó Nỗi lo, tình thương ở Bác đã trở thành tâm linh của một vĩ nhân,một bậc thánh hiền
Trang 31CHỦ TỊCH NƯỚC CŨNG KHÔNG CÓ ĐẶC QUYỀN
Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 vị Chủ tịch Ủy bannhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ ChíMinh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới Chúng tôi suy tôn và ủng hộvĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ởmột tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí ứng cử Bác vào Quốc hội
Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồngbào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình “Tôi là một côngdân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổngtuyển cử đã định Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa.Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm trònnhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”
YÊU AI YÊU BẰNG CẢ TẤM LÒNG
Lần Bác sang thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các đồng chí ở Bộ Y tế nướcbạn mời Bác đi thăm một số bệnh viện, trường Đại học Y khoa và cơ sở nghiên cứukhoa học ở Béclin
Đến một phòng học, các bác sĩ giới thiệu với Hồ Chủ tịch mô hình một ngườithủy tinh trong suốt, có đầy đủ các bộ phận cơ thể và có thể lấy ra, đặt vào phục vụ choviệc nghiên cứu bài giải phẫu
Khi cầm que chỉ vào trái tim, đồng chí bác sĩ nước bạn nói vui:
- Trái tim này còn chứa đựng bao nhiêu tình yêu
Bác cười nói với đồng chí người Đức:
- Ở nước chúng tôi, người ta không nói yêu nhau bằng trái tim đâu Đố đồng chí biếtđấy!
Bác sĩ xin chịu
Cầm lấy que chỉ, Bác khoanh một vòng tròn vào bụng người mẫu thủy tinh, rồi nói:
- Chúng tôi yêu ai yêu bằng cả tấm lòng này này
Mọi người cười rộ lên
Theo: Minh Anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ AI?
Một ngày trong năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm công nhân, cán bộnhà máy Dệt Nam Định Mọi người trong các phân xưởng đều làm việc Chủ tịch đi quamột phòng thấy có ba người ngồi Bác hỏi
- Các cô, chú làm gì đấy?
Anh Đoàn Duy Bảo đứng lên thưa:
Trang 32- Dạ, thưa Bác, đây là bàn tiết kiệm của ngân hàng đặt tại nhà máy.
Bác cầm một quyển sổ lên, hỏi
- Nhà máy có bao nhiêu người gửi tiền tiết kiệm?
Anh Bảo thưa:
- Dạ, có tám mươi phần trăm người gửi ạ
Bác gặng:
- Thế còn hai mươi phần trăm nữa thì sao?
Anh Bảo báo cáo:
- Dạ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn
Thấy cán bộ ngân hàng trả lời chưa đúng vào câu hỏi có lẽ khó, Bác tìm hiểu sang vấn
đề khác
- Mỗi lần được gửi bao nhiêu?
- Dạ, gửi từ một đồng trở lên ạ
Bác nói:
- Thế Bác có một hào, có gửi được không?
Tất cả, từ Giám đốc nhà máy, Bí thư, cán bộ ngân hàng, quỹ tiết kiệm đều không trả lờiđược
Cho đến năm 1996, nhân dịp kỷ niệm “45 năm mùa sen nở” của ngành Ngânhàng, anh Bảo bây giờ đã thành ông cụ Bảo mới nói với cán bộ ngân hàng trẻ rằng:
“Mãi về sau tôi mới hiểu ra rằng Ngân hàng nhà nước ta là ngân hàng nhà nước củaDân, do Dân, vì Dân, nên trước hết là phải giúp đỡ Dân, giúp đỡ người nghèo, lo chongười nghèo có vốn để sống, để làm kinh tế, để có tiền gửi Ngân hàng, để nuôi Ngânhàng và phải tạo mọi điều kiện có thể để thu hút được nhiều tiền tiết kiệm, chẳng hạn,sẵn sàng nhận gửi, dù là một lần nhận gửi với số tiền rất ít ”
Một câu hỏi mà hơn một phần tư thế kỷ tự tôi mới tìm ra được ý nghĩa của câu trả lời.Theo cuốn: Bác Hồ - con người và phong cách
CHÚC ÔNG RỒI LẠI CHÚC BÀ
Cuối năm 1945, chị Thường được cấp trên giao nhiệm vụ nấu cơm phục vụ Báctại một địa điểm bí mật Tuy thỉnh thoảng mới qua lại cơ quan này, nhưng Bác rất quantâm đến cuộc sống và tiến bộ của từng người Bấy giờ đồng chí Lý là một cán bộ bảo vệcủa Bác biết chị Thường, ban đầu chỉ là quen nhau trong công tác, sau lại “để ý” tới chị.Đất nước mới được độc lập, thù trong giặc ngoài còn đầy rẫy, đồng chí Lý ngại khôngdám nói ra với bạn bè, chỉ tâm sự riêng với anh Cả Một hôm, đồng chí Nguyễn LươngBằng hỏi chị Thường:
- “Cô đã đính hôn với ai chưa?”
Chị Thường thẹn đỏ mặt trả lời:
- Chưa ạ!
- Ở đây có người yêu thương cô, Bác đã biết Bác có ý định tác thành cho hai người, ý
cô thế nào? Chị Thường xin khất và sẽ trả lời sau, tuy trong bụng rất vui
Trang 33Một tuần lễ trôi qua Vào một buổi tối, Bác cho gọi chị Thường và đồng chí Lý Bác hỏithăm tỉ mỉ quê quán, gia đình chị Thường rồi hỏi về việc riêng tư Chị Thường ấp a ấpúng thưa:
- Dạ thưa Cụ Con
- Để Bác làm mối nhé!
Đầu tháng 1-1946, Bác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng và một số cán bộ khác tới dựđám cưới của hai anh chị Thường - Lý Một bữa tiệc thân mật được dọn ra để chúcmừng hạnh phúc cô dâu, chú rể Mọi người kính mời Bác làm chủ hôn
Bác bảo mọi người nâng cốc và đọc hai câu thơ:
“Chúc ông rồi lại chúc bà,
Con cháu đầy nhà cả gái lẫn trai”
Hai anh chị đứng lên cám ơn Bác, hứa với Bác vui duyên mới không quên nhiệm vụ
TẤM LÒNG CỦA BÁC
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam đượcBác chăm lo, ân cần như cha đối với con Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sứckhỏe và đời sống của đoàn):
- Cô Bi1 phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địaphương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt
Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình Bác cảmđộng nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai
Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồngbào miền Nam Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.Theo: Hiền Minh
BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ Ở VIỆT BẮC
Trang 34Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạchgần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúngtôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khenước
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu.Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu,tóc dính bết Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác
Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không sao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:
- Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái,bệnh ghẻ lây nhanh tắm đấy, thật khổ cho cháu tôi
Chúng tôi im lặng, cảm động Trông thấy mấy cháu mặt quần áo bẩn và rách, Báckhông vui:
Các cháu này con cô chú nào đây Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áobẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại
Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ Bác tỏ vẻkhông bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặcbiệt hơn các đồng chí?
Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng Bà đã sống gần trăm tuổi rồi,khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.Theo cuốn: Bác Hồ với thiếu nhi và phụ nữ
BÁC HỒ QUAN TÂM ĐẾN NỮ PHÓNG VIÊN
Trong Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ ba, tôi là phóng viên báo Phụ nữ ViệtNam được vào Phủ Chủ tịch chụp ảnh, đưa tin và viết về cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ vớicác đại biểu phụ nữ trong và ngoài nước
Đại biểu tỉnh nào cũng muốn chụp ảnh chung với Bác, nhưng Bác dành ưu tiêncho các đại biểu miền núi và đại biểu quốc tế Vừa lúc Bác đang cầm điếu thuốc chưakịp hút thì các chị đại biểu dân tộc vừa tập hợp nhau, quần áo đủ màu sắc xin chụp ảnhchung với Bác
Tôi sung sướng được bấm một “Pô” ảnh chụp Bác đang đứng nói chuyện với cácchị
Trang 35Riêng phần mình, tôi vẫn thầm mong được chụp một ảnh chân dung Bác đứngmột mình.
Các chị em đại biểu ra về, tôi tần ngần mãi giữa vườn cây Tiễn đoàn đại biểucuối cùng xong, Bác quay gót lại, bước chân lên mấy bậc cầu thang trước Phủ Chủ tịch.Tôi vội giơ chiếc máy ảnh Pralike, nhưng chưa kịp bấm thì Bác đã bước nhanh lênthềm Tôi đang loay hoay với chiếc máy ảnh chưa nghĩ ra cách nào để chụp được ảnhBác, thì Bác trông thấy, Bác hiểu ý, mỉm cười đứng lại, trong vài giây kịp cho tôi bấm
“tách”
PHẢI BẢO VỆ TỪNG CÀNH CÂY
Hôm ấy, tôi có nhiệm vụ mắc đường dây điện thoại qua vườn Phủ Chủ tịch Tôiđang trèo lên một cây ở ngay cạnh đường thì nghe có tiếng chân người bước tới Tôinhìn về phía đó thì thấy Bác đi tới Tôi loay hoay định tụt xuống thì Bác đã giơ tay rahiệu cho tôi dừng lại, Bác hỏi:
- Cẩn thận kẻo ngã Chú trèo cây làm gì?
- Thưa Bác, cháu mắc dây điện thoại ạ!
Trong lúc ấy, tay tôi vít chặt làm gẫy một cành cây nhỏ Tôi giật mình nhìn Bác,
lo lắng Bác không nói gì chỉ chú ý xem từng động tác ra dây, mắc dây vào các cành câycủa tôi Sau đó, Bác chỉ vào một cành cây to ở cạnh ngay chỗ tôi, nói:
- Sao chú không mắc dây vào cành kia, vừa to vừa chắc chắn hơn Các chú mắc dây cầnphải chú ý bảo vệ từng cành cây nhỏ, nếu không làm gì có cây to, cành to mà mắc dây.Nói xong, Bác đi vào nhà làm việc Tôi nhìn theo Bác cho đến khi Bác vào hẳn trongnhà Nhìn vào cành cây vừa gãy, nhìn vào đường dây đang mắc, tôi càng thấy thấm thíalời dạy của Bác
Về sau, cứ mỗi lần đi mắc dây qua những hàng cây, tôi đều thận trọng nâng niutừng cành con, chồi nhỏ
NHỮNG ĐÊM GIAO THỪA BÁC ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO
Xuân Tân Tỵ 1941, Bác mới được đặt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sauđúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911 - 1941) Hành trang theo Bác trở vềvẻn vẹn chỉ có một chiếc va-ly xách tay bằng mây, trong đựng hai bộ quần áo đã cũ vàtập tài liệu "Con đường giải phóng” tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ởNậm Quang (Quảng Tây, Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước Tếtmấy hôm
Mùa xuân năm ấy, từ hang Pắc Bó đã ra đời một bài thơ xuân tuyệt đẹp của BácHồ:
"Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọ i là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà ".
Trang 36Chỉ hơn bốn năm sau, ngày 02/09/1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về mộtmối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau Hồ Chí Minh trở thành vị Chủ tịch đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Và mùa xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm
1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước với một sắc màu khác lạ lẫm gợi nhớ đến một thờiNghiêu Thuấn xa xưa Vào thời khắc mọi gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị đóngiao thừa thì vị Chủ tịch nước xắn quần, bước thấp, bước cao đến các ngõ hẻm ở phốSinh Từ, phố Hàng Lọng để được chính mắt nhìn thấy cảnh Tết vừa, Tết nghèo của bàcon lao động Hà Nội mới vừa thoát khỏi ách thực dân phong kiến
Chính trong cuộc "vi hành" đêm Ba mươi Tết của mùa Xuân độc lập đầu tiên đó,Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô "Tết mà không có Tết"ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mêmệt vì ốm Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồngchí thư ký ghi lạ i địa chỉ để hôm sau báo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết
Cũng đêm Ba mươi Tết Bính Tuất đó, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói ViệtNam, truyền hình khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thìchính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân ở đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ giàcùng cháu đi hái lộc
Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuânmới mẻ, giao thừa nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ :
"Hỡi đồng bào cả nước!
Hôm nay là mùng một Tết năm Bính Tuất, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành".
Cuối thư là một bài thơ ngắn:
"Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới
Kiến quốc chóng thành công
Kháng chiến mau thắng lợi".
Kể từ mùa Xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến,Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc.Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân.Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới,nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc Mừng Năm Mới" để kịp gởi đến những nơi xa xôinhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài
Và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác mộtchương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết
Tối Ba mươi Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao độngnghèo ở phố Hàng Chĩnh Hà Nội Chiều mùng hai Tết 1961 , Bác đến Văn Miếu dựbuổi bình thơ xuân của các cụ Mùng hai Tết năm 1962, Bác đến thăm các cháu họcsinh miền Nam ở Hải Phòng Chiều 29 Tết năm 1963, Bác cải trang thành một cụ già
Trang 37theo cháu đi chợ Hoa và chợ Đồng Xuân… Tất cả đều bí mật bất ngờ và do đó bao giờcũng tạo hiệu quả lớn.
Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các
cơ quan đã bố trí thì làm sao Chủ tịch nước biết dược đến giờ giao thừa rồi mà chị Tíncòn phải gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng một Tết có cơm ăn cho bốn đứa concủa mình Gặp Bác, chị Tín xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run runcầm lấy bàn tay của Bác:
- Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm…
Chỉ nói được vậy, chị đã òa lên khóc nức nở
Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị:
- Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai
Và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín Gọi là nhà nhưng đâu
có phải là nhà mà là một cái chái như túp lều Chồng chị Tín là công nhân khuân vác ởbến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm, còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm
ổn định Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác Trên chiếc bàn
gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một nén hương Bốn đứa nhỏ, đứa lớn nhất mớilên mười đang ngồi trên chiếc giường chia nhau một gói kẹo Đúng là "Ba mươi Tết màkhông có Tết" Cách đây 15 năm Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnhmột gia đình "Tết mà không có Tết" ở ngõ hẻm Sinh Từ Đó là khi đất nước mới thoátkhỏi vòng nô lệ Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hòa bình đã sáu năm, mà lạicòn cái cảnh này sao? Không phải ở đâu xa mà ở ngay thủ đô Hà Nội… Vậy còn baonhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâucũng là ấm no, tươi vui…
Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ Vẻ đâm chiêuthoáng hiện trên gương mặt của Người Bác đã từng tâm sự với các đồng chí phục vụ:
"Một người dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành mọi ngườicòn khổ thì Bác không ăn ngon, ngủ không yên"
Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới.Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui Bác kể laị hoàn cảnh gia đình chị Tín chomọi người nghe Cuối câu chuyện Bác nói: "Ta có chính quyền trong tay, nhưng chínhquyền đó chưa thật sự là do dân, vì dân Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêunặng về hình thức Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúngchưa tốt Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chínhxác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn Đảng quan liêu, chính quyền quanliêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước ta?"
BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC
Trang 38Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ ngườidân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơnchiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi”với rau, thịt gà những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng Bác hỏi thăm mẹ Cầu,gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ VănBột
Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm – chiến sĩ người dân tộc Cà Tu,tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặpBác Hồ Chị Thêm kể:
“Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếpkhách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình
Chị Ngân; chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc Gặp Bác phải vui chứ Hai cháu hãy kể cho Bác nghe
bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta
Theo cuốn: Tấm lòng của Bác
TẤM LÒNG CỦA BÁC VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
Ngày 10-3-1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bàoNam bộ Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anhchị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nướcnhà Sự hy sinh đó không phải là uổng”
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết:
“Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc
mà hy sinh anh dũng”
Trang 39Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7-11-1946, Người đã đến dự lễ “Mùađông binh sĩ” do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố HàNội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến
sĩ, thương binh, bệnh binh
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữtham gia quân đội Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh,bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựngkhông kêu ca, phàn nàn
Trước tình hình ấy, tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọnmột ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” dể đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếunghĩa, yêu mến thương binh Có lẽ - trừ những ngày kỷ niệm quốc tế - “Ngày thươngbinh” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đãkhai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ởTrung ương, khu và tỉnh Hội nghị nhất trí lấy ngày 27-7 hàng năm là ngày thương binhliệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27-7-1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ ChíMinh gửi Thường trực Ban tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc” Đầu thư Người viết:
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổtiên ta bị uy hiếp Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập Ai làngười xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số
đã thành ra thương binh”
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “thương binh là người đã hy sinh gia đình, hysinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồngbào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt Vì vậy Tổ quốc và đồng bào phải biết
ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh.Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữacủa Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn mộttrăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh
Năm sau, ngày 27-7-1948, trong một lá thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói:
“Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi
cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta Trong cơn nguy hiểm ấy, sốđông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bứctường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hạiđồng bào”
Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bàosống Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý Vợ trẻ trở nên bà góa Con dạitrở nên mồ côi Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ Tay chân tàn phế củathương binh sẽ không mọc lại được Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh”
Trang 40CHÚ ĐỂ BÁC THUYẾT MINH CHO
Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim cùng các đồngchí phục vụ trong cơ quan Đó là những giờ phút Bác cháu thoải mái sau hàng tuần,hàng tháng làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng
Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nốitiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi , nhưng người xem không ai hiểu gì
cả, vì đó là phim nước ngoài mà không có thuyết minh
Như biết rõ yêu cầu mọi người, Bác hỏi đồng chí phụ trách chiếu phim:
- Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe?
Đồng chí phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về, không có bản thuyết minhkèm Nhưng vì thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ thực hiện chươngtrình…
Với nụ cười đôn hậu, Bác nói:
- Chú để Bác thuyết minh cho
Bác cầm micrô, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh hết bộphim Mọi người càng thêm mến phục Bác
Hòa bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội Lịch chiếu phim trong cơquan Bác vẫn được duy trì
Thường vào tối thứ 7, tại phòng lớn ngôi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếuphim
Tối ấy, nghe có phim hay, người xem khá đông
Đúng giờ, Bác tới Người ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay rồi nhanh nhẹnngồi vào ghế Một số cháu nhỏ tíu tít ngồi quanh Bác
Buổi chiếu phim: Hoàng tử Cóc bắt đầu Mọi người trật tự theo dõi phim Songlần này, đồng chí thuyết minh chưa xem trước, nên nhiều đoạn lời thuyết minh và hìnhảnh không ăn nhập với nhau Người xem khó theo dõi Có người xì xào, phàn nàn Nhiều người quay lại chỗ đặt máy chiếu có ý chờ đợi
Hiểu rõ hoàn cảnh, Bác bảo đồng chí thuyết minh:
- Chú thuyết minh như vậy làm mất cả cái hay của bộ phim Chú để Bác thuyếtminh cho
Nói rồi, Bác cầm micrô chăm chú theo dõi hình ảnh, lắng nghe đối thoại vàthuyết minh trực tiếp bộ phim Pháp này Mọi người chăm chú theo dõi Có lúc Bác giảithích thêm Lời thuyết minh rõ ràng, ngắn gọn Giọng Bác ấm áp gợi cảm Người xemhướng cả lên màn ảnh
Cảnh cung điện huy hoàng của nhà vua Hoàng tử bắn cung để chọn vợ Mũi têntrúng một con Cóc Cóc nói tiếng người Nàng Cóc yêu cầu hoàng tử đưa mình vềCung
Hoàng tử buồn bã vì phải sống chung với nàng Cóc Song có điều lạ là, từ khichung phòng với nàng Cóc, hoàng tử được ăn những bữa ăn ngon hơn yến tiệc trước