1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu PTMN: Những mẩu chuyện về Bác Hồ

17 11K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ 1. EM ĐỘI VIÊN MẮT SÁNG Hơ Nin năm nay lên chín rồi. Ngày em mới lên ba, mắt em đau nặng. Mẹ em đi hái lá thuốc trong rừng sâu, lấy nước suối trên khe xa, đào rễ cây trong hang núi đất hết lòng chạy chữa. Nhưng mắt em vẫn không khỏi. Em thành người khuyết tật. Cha Hơ Nin là du kích bị Pháp bắt giết trong một trận chống càn, nhà chỉ còn mẹ và Hơ Nin, nên em phải vất vả. Em làm suốt ngày, ít nói, ít cười. Trong buôn ai cũng khen em: - Con bé Hơ Nin chăm làm, hát hay mà mù lòa, tội nghiệp! Một tối, thiếu nhi trong buôn họp, đang bàn bạc sôi nổi thì em đến. Các bạn đã giao hẹn với nhau ngày 19-5 vừa qua chưa làm lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ được. Ngày lễ mừng Bác sẽ làm chung với ngày Thiếu nhi Quốc tế sắp tới. Đến ngày đó, mỗi đội viên phải có 50 cây chông. Hơ Nin chưa vào Đội. Em ngồi một góc không ai để ý đến nên phải lên tiếng : - Tôi có phải vót không các bạn? - Vót cũng được, không cũng được. Một bạn khác bảo: - Thôi mày là con gái, con mắt mày không sáng, tìm cái cây trong rừng không ra, cầm cán dao không chắc, đừng vậy! Tan họp về nhà, Hơ Nin nhớ lại: Hôm qua anh bộ đội Ma Trang Lơng đến, nói chuyện về Bác Hồ. Anh nói nhiều chuyện lắm: Bác Hồ suốt đời chịu khổ để lấy lại nước cho đồng bào Kinh, đồng bào Thượng, Bác Hồ yêu nhân dân lắm. Bác Hồ chỉ bảo mọi người cách đánh giặc ngoại xâm. Nhất là chuyện Bác Hồ yêu thương chăm sóc trẻ em Anh nói tiếp: “Các em cứ ngoan ngoãn, cố gắng giúp đỡ người lớn. Bao giờ cả nước độc lập, thống nhất, thế nào Bác Hồ cũng vào chơi chưa biết chừng có em còn được Bác bế vào lòng, có em được vuốt râu, được nhìn thấy mắt Bác sáng như sao trên trời”. Các bạn vui quá, bàn tán sôi nổi. Hơ Nin hỏi mẹ: - Bao giờ làm cái lễ mừng tuổi Bác Hồ và cái lễ của thiếu nhi nhiều nước hở mẹ? - Du kích bảo còn năm đêm nữa- Mẹ tiếp. - À Hơ Nin, đêm ấy con có đi Mẹ định bảo Hơ Nin đi “xem” cho vui, nhưng như một chiếc gai mắt mèo đâm vào tim bà, bà đau đớn nhìn con. Rồi bà nói lại: - Con đi cho vui chứ? - Thôi con ở nhà nằm nghe hát cũng được mẹ ạ! Thế là suốt cả năm ngày, ngày nào em cũng dậy sớm hơn mọi bận, lấy nước, lấy củi, cho con gà, con chó ăn no. Chờ mẹ đi rẫy, Hơ Nin lại trốn mọi người men ra bìa rừng sờ soạng chặt từng cây mò o nhỏ. Chiều đến, mẹ về hỏi: - Hơ Nin có lấy nhiều nước không? - Có chớ? Lấy ba bầu lớn bên suối nước trong mẹ ạ. - Con gái mẹ có cho con heo nái mới đẻ ăn no không? - No, no lắm! TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền - Tre nứa đâu nhiều vậy? - Con xin đấy. Hơ Nin vẫn giấu mẹ. Mấy hôm liền em ngồi một chỗ kín để vót chông, ba cây, rồi năm cây, rồi bảy cây, rồi mười một cây Rồi nhiều, nhiều lắm Chiều hôm sau, sau nữa. Đồng bào trong buôn đi rẫy về. Mẹ em cũng về. Bộ đội du kích kéo đến rất đông. Trong buôn ồn ào xôn xao. Tiếng hát vang lên, dội vào vách núi đá, trào lên lớp cây rừng, vượt ra ngoài con suối, chảy theo dòng sông Ba rồi lan đi xa, xa mãi Lửa trong đêm hội bùng sáng to. Già làng khai mạc ngày mừng Lễ sinh nhật Hồ Chủ tịch và ngày Thiếu nhi Quốc tế. Người ta thấy có mặt Hơ Nin đêm nay. Em ì ạch mang theo bó chông to. Em đang loay hoay nhẩm đi tính lại, không biết có đủ năm mươi cây chông không? Em tìm một anh du kích nộp chông. Em vui mừng nói: - Phần em mừng Bác Hồ mạnh khỏe sống lâu! Mẹ thương Hơ Nin quá. Bà ôm chặt con vào trong lòng. Nhiều người chăm chú nhìn em cảm phục, nhất là các đội viên thiếu niên. Tin Hơ Nin vót chông đánh giặc không mấy chốc lan đi khắp làng, khắp huyện và biến thành một cuộc vận động lớn. Từ đó các anh bộ đội kể cho nhau nghe chuyện em. Nhiều người không nhớ rõ tên. Họ chỉ gọi em là “Em đội viên mắt sáng - Cháu ngoan Bác Hồ” 2. THÉP BÁC HỒ Ngày ấy, công trường khu Gang thép được mở mang trên một vùng đồi núi Thái Nguyên. Những cánh bộ đội chuyển ngành của từng sư đoàn kéo đến đầu quân. Trong đầu mọi người đều hình dung và mơ tưởng một cách khác, những tưởng nơi đây chí ít cũng đã thành nhà cửa đàng hoàng, có máy móc, có xe cộ. Ai dè, một con đường cho ô tô vào cũng chưa có. Đồi núi nhấp nhô, xung quanh bạt ngàn các thứ cỏ dại. Những nhát cuốc đầu tiên bổ xuống tóe lửa lại bật lên. Mọi người từ chỗ chưng hửng, đến phát ngán. Giữa lúc ấy, Bác Hồ về thăm. Bác về bất ngờ. Một ngày tháng sáu năm 1959, nắng hầm hập như lửa. Anh em đang đào đất, dựng nhà, bận rộn với tre, với nứa ngoài bến thì bỗng nghe tin Ban chỉ huy công trường triệu về có việc gấp. Tự nhiên có người reo lên: “Hay là Bác Hồ về thăm?!”. Mọi người chẳng ai bảo ai, cuốc xẻng trên vai quáng quàng chạy một mạch về phía một bãi rộng, sườn một quả đồi đang san dở. Một chiếc ô tô đen, bám đầy bụi đường vừa đỗ, anh em đã ùa tới. Hàng trăm, hàng nghìn người vây đặc kín quanh chiếc xe. Bác Hồ từ cửa xe hiện ra râu tóc đều bạc phơ, mặt hồng hào. Bác mặc bộ quần áo ta, màu gụ, chiếc áo hở khuy cổ, để lộ lần áo lót trắng trông vừa khỏe mạnh vừa phóng khoáng. Anh em công nhân hò reo, hoan hô vui sướng. Người xúm đông, xúm đỏ, Bác nhích lên một cách khó khăn. Những người được ở gần Bác nhất cố sức lấy tay cản mọi người đang ùa tới, lấy chỗ cho Bác đi. Sườn đồi cao, anh em phải kéo, nâng Bác lên. Nắng quá. Có mấy anh chạy đi ngay kiếm mấy tàu lá cọ còn tươi xòe che nắng cho Bác. Bác giơ tay cho chúng tôi trật tự rồi bắt đầu nói chuyện: TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền - Công trường của các cô, các chú rất rộng lớn. Sau này sẽ có tới ba vạn người tới ở. Thế mà bây giờ các cô, các chú mới có mấy nghìn người. Như vậy các cô các chú có cái vinh dự là người đi trước. Bác giải thích về “tiền đồ”: - Xã hội chủ nghĩa là gì ? Là không có người bóc lột người, mọi người đều no ấm. Đó là tiền đồ của chúng ta, không có tiền đồ, bạc đồ nào khác. Rồi Bác hỏi: - Muốn ăn quả thì phải làm gì ? - Phải trồng cây ạ ! - Khi mới trồng cây thì đã có quả chưa ? - Chưa ạ ! - Muốn uống nước thì phải làm gì ? - Phải đào giếng ạ ! - Khi đang đào giếng thì đã có nước chưa ? - Chưa ạ ! - Đào giếng có khó nhọc không ? - Có ạ ! - Đào giếng rồi còn phải múc nước lên, đun sôi thì mới có bát nước trong lành mà uống. Xây dựng xí nghiệp bây giờ cũng thế. Tiền đồ là ở các cô, các chú. Xây dựng xí nghiệp nhanh thì chóng có tiền đồ. Bác nghe nói có một số cô chú thắc mắc đó là vì chưa hiểu thôi. Bác tin rồi mọi người sẽ làm rất hăng hái. Hôm đó, Bác còn dặn rất nhiều điều: Công nhân, cán bộ phải có tinh thần đoàn kết, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phải tăng gia lấy cái mà ăn, phải giữ gìn vệ sinh, không được uống nước lã, phải đánh ruồi, mỗi người một cái vỉ ruồi sau lưng, thấy ruồi là đánh Mỗi điều dặn, Bác đều lấy ví dụ cho dễ hiểu. Nói về đoàn kết, Bác chỉ vào chiếc xe hơi đang đỗ dưới đường: - Nếu mười người cùng đẩy xe, cùng dô hò thì xe sẽ chạy bon bon. Còn nếu người thì đẩy, người thì không, có mấy người lại chỉ vờ đẩy thôi thì không thể đẩy xe chạy được. Nói về đánh ruồi, Bác hỏi: - Đế quốc to hơn hay con ruồi to hơn ? - Đế quốc to hơn ạ ! Bác ôn tồn: - Thằng đế quốc to lù lù, có máy bay, đại bác, xe tăng, tầu bò, các cô các chú còn đánh được nó, lẽ nào các cô, các chú lại chịu thua mấy con ruồi. Cuối cùng, Bác nói: - Hôm nay, Bác không đi thăm khắp công trường được. Bác nhờ các cô, các chú ở đây chuyển lời hỏi thăm của Bác đến các cô các chú vắng mặt. Tiễn Bác đi rồi mà lòng chúng tôi còn ngẩn ngơ, bàng hoàng như vừa qua một giấc mơ. Chúng tôi bàn tán, khoe với nhau những gì mình được thấy ở Bác, suy nghĩ không dứt về những lời Bác dạy. Nhưng trước nhất, chúng tôi thấy có cái vẻ vang là có đi xây dựng khu gang thép mới được gặp Bác Hô, trong một kỷ niệm thắm thiết như vậy. TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền 3. BỐN CÂU THƠ LỊCH SỬ RA ĐỜI NHƯ THẾ ĐẤY Sau khi biên giới Việt - Trung được giải phóng, con đường số ba của Bắc Cạn trở thành mạch máu của cuộc kháng chiến. Các đơn vị thanh niên xung phong của miền xuôi và địa phương bám chắc trên mặt đường từng khúc. Ban ngày, giặc Pháp bỏ bom phá cầu đường, ban đêm thanh niên và nhân dân lại ra sửa cho xe đi. Đêm ấy, trời tối lắm, đơn vị Liên phân đội thanh niên xung phong Một được phép nghỉ để chuẩn bị ra mặt đường vào lúc gần sáng. Mọi người sửa soạn đi ngủ. Dãy lán của các chị thanh nữ thỉnh thoảng còn vọng ra tiếng hát. Mấy dãy nhà của nam giới cũng đã tắt đèn nhưng vẫn còn tiếng nói thì thầm, chốc chốc lại có tiếng ai cười giòn giã. Bỗng một đồng chí cán bộ Ban chỉ huy Liên phân đội chạy qua giữa hai dãy nhà nói to: - Các cậu ơi, dậy liên hoan đi. Bao nhiêu tiếng phản đối từ hai dãy nhà đáp lại: - Ông chỉ huy nhà tôi hôm nay lạ thế ?! Đồng chí cán bộ vào từng giường nằm của anh em mà nói nhỏ với mọi người: - Có cán bộ Trung ương đến thăm chúng ta đấy, các đồng chí ra nghe nói chuyện chung. Mọi người hớn hở tung chăn, xuống giường. Sẵn củi nứa, mỗi đồng chí mang theo một bó ra sân đốt làm lửa trại. Cả Liên phân đội vây quanh đống lửa ca hát vui vẻ. Bỗng có một tiếng hô lớn: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Tất cả hô theo và đổ dồn về phía tiếng hô. Bác Hồ bước tới cùng mấy đồng chí cán bộ. Tất cả reo lên: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Ai cũng chạy vội đến gần Bác để được đứng cạnh Bác. Bác niềm nở vẫy tay chào mọi người. Bác bảo mọi người đứng vòng tròn lại. Mọi con mắt đều đăm đăm nhìn vào Bác. Trông Bác giản dị vô cùng với đôi dép cao su, bộ quần áo nâu đã bạc. Tất cả lắng nghe, Bác hỏi: - Các cháu có thích nghe thơ không ? Cả đoàn người không ai bảo ai đều đồng thanh đáp: - Thưa Bác, có ạ ! Thế thì các cháu lấy giấy bút ra để Bác đọc cho chép một bài thơ. Các đơn vị lại tản ra nhanh như kiến vỡ tổ. Chỉ trong chốc lát, mỗi người trở lại đều có đầy đủ giấy bút trong tay. Lửa sáng thêm, mọi người im phăng phắc. Bác Hồ cầm một tờ giấy đọc rất chậm và rõ: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí cũng làm nên”. Có đồng chí chép chưa xong đã thốt lên: “Hay quá ! Hay quá !”. Bốn câu thơ ấy cho đến nay và mãi mãi sau này trở thành hướng phấn đấu của tất cả Thanh niên Việt Nam đã ra đời tại một khu rừng Việt Bắc như vậy đó. 4. BÁC HỒ Ở PẮC PÓ TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng. Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài kiếm sống qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng vá kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Bác kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Bác đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua, các chú cán bộ đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng, Bác vẫn không nghe. Bác hỏi anh em: - Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không? Mọi người trả lời: - Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon. - Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí. Đầu tháng 4-1941, Bác và các cộng sự chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Có chú bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và muốn giữ lại làm cảnh. Bác bảo: - Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh ? Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà. Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi: - Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây ? Biết ý, anh em thưa: - Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ. Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những chú đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng, Người cũng không quên anh em vắng nhà. Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Bác đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Chúng giải Bác đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10- 1943, Bác được trả lại tự do. Đến tháng 10-1944, Bác quay trở lại Pác Bó. Các anh cán bộ đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố chú Dương Đại Lâm) mọi TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi: - Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ ? - Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo. - Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à ? Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người - Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí ? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy. Nói rồi Bác đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của chú Dương Đại Lâm. Bác nói: “Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình”. Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Bác cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh. 5. CÁCH ĐỌC ĐỘC ĐÁO CỦA BÁC Những ai từng làm việc, từng phục vụ và giúp việc cho Bác Hồ đều thán phục trước sự ham đọc sách báo của Người. Việc đó đã trở thành nhu cầu, nếp quen trong sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu được của Bác. Thời gian Bác còn khỏe, Người đọc báo, bản tin vào ban ngày, các buổi tối sau 9 giờ Người đọc sách. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ nào có vấn đề chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những chỗ cần chú ý, những số liệu và thông tin cần xử lý. Đọc báo, thấy gương người tốt muốn thưởng Huy hiệu, Bác dùng bút bi hoặc bút chì màu đỏ khuyên vào. Chỗ nào cần lưu ý, Bác đánh dấu gạch chéo (/); đánh dấu bằng chữ X và gạch chéo (X/) là chú ý dòng; (!) là lạ; có vấn đề chưa rõ ràng, còn nghi ngờ, Người đánh dấu chấm hỏi (?) và yêu cầu văn phòng xác minh lại. Đoạn nào cần xem kỹ, Bác đánh dấu gạch chéo và chấm phẩy (/;). Đã xem xong, Bác viết chữ V Các đồng chí phục vụ cứ nhìn vào các ký hiệu đó là hiểu và thực hiện theo ý của Người. Bác cũng hay dùng chữ Hán để đánh dấu. Chữ Hán viết dọc, những chỗ lề nhỏ, viết chữ Hán không đè lên chữ của sách báo, quan trọng hơn là chữ Hán giữ được nội dung mà Bác lưu ý. Có những lúc Bác trích tư liệu vào cuốn sổ nhỏ cũng bằng chữ Hán, những tư liệu này Bác sử dụng để viết báo. Tuổi Bác ngày một cao, để bảo vệ giữ gìn đôi mắt của Người, Văn phòng Phủ Chủ tịch cử các chú Vũ Kỳ, Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập đọc sách báo cho Bác nghe. Người sau này gắn bó nhiều nhất với Bác là chú Cù Văn Chước (từ 1962 cho đến khi Bác ốm nặng). Chú Chước thường đọc sách, báo và các bản tin của Thông tấn xã và Bộ Ngoại giao, được Bác tín nhiệm cao. Để cho Bác đỡ phải nghe nhiều, chú Chước thường đọc tóm tắt nêu những ý chính những vấn đề quan TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền trọng nhất. Chú đọc rõ ràng, truyền cảm nhất là khi tuổi Bác đã cao, thính giác suy giảm thì ngữ điệu phải thật phù hợp, đòi hỏi người đọc phải nhạy cảm và hiểu ý của Bác. Thường thì mỗi ngày chú đọc phục vụ Bác vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Ngày chủ nhật đọc vào buổi sáng và tối, và chỉ đọc các báo địa phương gửi biếu Bác. Qua các tin bài báo địa phương phản ánh, Bác phát hiện ra những gương người tốt việc tốt, yêu cầu văn phòng xác minh và tặng Huy hiệu. Khi đọc báo vào buổi tối, chú Chước chọn những vấn đề có nội dung nhẹ nhàng để Bác nghe cho đỡ căng thẳng. Những vấn đề dễ gây xúc động thì đọc vào ban ngày. Bác chú ý nghe đến mức phát hiện được cả chỗ viết sai, sửa cả cách dùng từ và lỗi chính tả. Có những chỗ Bác yêu cầu đọc lại nhiều lần để hiểu cho kỹ. chú Cù Văn Chước cũng là người được Bác giao cho nhiệm vụ cắt những bài báo phản ánh về gương người tốt việc tốt dán thành từng chuyên đề như: Gương về chiến đấu, sản xuất, thiếu nhi học giỏi dũng cảm Sau này Bác chỉ đạo ông Hà Huy Giáp, Phan Hiền in thành các tập sách “Người tốt việc tốt”. Sách Bác đọc có nhiều thể loại. Nguồn sách báo gửi tới để Bác sử dụng có từ nhiều nguồn khác nhau: Sách biếu của các tác giả gửi tặng, sách biếu của những cá nhân và tổ chức nước ngoài tặng Bác qua Bộ Ngoại giao hoặc các đoàn của ta đi công tác, Bác đi thăm các nơi được biếu, các nhà xuất bản gửi biếu Sách báo đọc xong, Bác thường gửi tới các nơi cần sử dụng. Những sách báo cần làm tư liệu, Bác giữ lại, nhưng sử dụng xong lại gửi đi. Vì vậy, Bác không có thư viện riêng. Những cuốn sách, tờ báo khi Người qua đời còn lưu lại tại nhà sàn là những báu vật vô giá. 6. CHIẾC THẮT LƯNG CỦA BÁC Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác. Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình. 7. GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo: - Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập. 8. NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI Sinh thời, Bác Hồ dành rất nhiều tình cảm yêu thương cho thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các cháu. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Nhưng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi có xuất xứ thế nào hẳn có nhiều bạn còn chưa tường tận. Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941- 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền Giữ gìn vệ sinh, Thật thà, dũng cảm”. Nhưng trong cuốn sổ “Giải thưởng Bác Hồ” là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964- 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ. Sinh thời, chú Vũ Kỳ - Thư ký của Bác cho biết: “Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ”. Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên trong cả nước đã xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. Ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; miền Nam xuất hiện nhiều gương Dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác Hồ còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Người đã nói đại ý rằng: “Ở nhiều nước, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy ”. Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng khắp nơi đã hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để thiếu nhi ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo 9. CÂY XANH BỐN MÙA TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của đồng bào, đồng chí, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói: - Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rồi nói lại cho Bác biết. Vâng lời Bác, một đêm nọ, chú cán bộ giúp lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả. Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ. Nghe chú giúp việc nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo: - Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này. Thời gian trôi qua Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi. Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói: - Đây là loài cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường. Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”. 10. CƯA CÂY PHẢI ĐỂ HỞ MẠCH Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12- bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường. Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng. Tổ ông Cải có 6 người, chia thành từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn cây thì bỗng thấy Bác đi tới. Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa, rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: “Các chú chào Bác xong lại tiếp tục công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy?”. Bấy giờ, ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải- Quang: “Các chú phải một chân giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được”. [...]... với Bác, bác sĩ Chánh thấy Bác ít bị ốm đau Lần Bác bị sốt rét, Bác mời bác sĩ Chánh lên thăm bệnh cho Bác Khi thấy Bác bị sốt cao, bác sĩ đang tính xem nên dùng thuốc gì thì Bác đã bảo: - Bác “ra lệnh” cho chú chữa hai hôm là phải hết sốt! Bác sĩ Chánh lo quá Bác sốt cao như thế chữa hai ngày thì khỏi hẳn làm sao được Sau khi bác sĩ tiêm cho Bác, cơn sốt hạ dần Bác cười nói: - Đấy, chú xem, Bác “ra... là, tự mình, Bác lại bao che cho cái chuyện xôi, thịt Cứ ăn no rồi đến làm việc 13 CHÚ LÀM NHƯ THẾ LÀ KHÔNG ĐƯỢC Vào khoảng năm 1947 bác sĩ Chánh được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Bác Hồ Lần đầu tiên đến gặp Bác, bác sĩ thấy Bác đang nằm trên võng ở cửa đình Hồng Thái Thấy bác sĩ đến, Bác ngồi dậy hỏi: - Chú đi đâu đấy? - Thưa Bác, cháu là bác sĩ được phân công sang phục vụ Bác - Bác không ốm đâu... tin vợ bác sĩ đến công tác ở vùng gần đấy Bác cử bác sĩ đi công tác đến vùng vợ bác sĩ đang làm việc, có ý cho hai vợ chồng gặp nhau Vì thời gian gấp, xong công việc bác sĩ về ngay, không ghé vào thăm vợ Khi về tới cơ quan, bác sĩ Chánh gặp Bác, chưa kịp báo cáo công việc thì Bác đã hỏi ngay: - Thím ấy có khỏe không? Khi biết bác sĩ Chánh không gặp được vợ, Bác tỏ ý không vui, Người nói: - Bác cử chú... tới, vẻ hốt hoảng: - Bác Hồ đấy mà, sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác? Nha sung sướng vì được gặp Bác Hồ, nhưng lại bối rối tự trách mình sao lại đi hỏi giấy Bác Bác tươi cười: - Chú làm nhiệm vụ như vậy là tốt Nghe Bác nói thế, Nha mới hết lo Sáng hôm sau, hết giờ thể dục, Bác gọi Nha và cán bộ chỉ huy lên gặp Bác bảo mọi người ngồi, rồi Bác tự tay rót nước mời Đoạn, Bác lấy trong cuốn sách... trí thức, trên đường đi lấy gạo về, đang ngồi nghỉ Bác dừng chân hỏi: - Đố các cô chú, trong nghề nông, việc nào làm dễ nhất ? Mọi người đua nhau trả lời Người bảo dễ nhất là gieo mạ, gặt hái; người thì cho là xay lúa, giã gạo Một bác sĩ giục Bác: - Thưa Bác, Bác chấm cho ai trả lời đúng ạ? Bác cười: - Theo Bác, việc làm dễ nhất là đi đến kho lấy gạo về nấu ăn Nghe Bác đáp, cả đoàn cùng cười vui và... ăn cơm Bác nói: “Đi thăm tỉnh lụt còn ăn uống nỗi gì!” Nói xong, Bác lại thương cán bộ vì đã có cơm sẵn Bác gọi chú cảnh vệ đưa cơm nắm thức ăn mặn của Bác đến và bảo: - Mời đồng chí Bí thư và Chủ tịch đến ăn cơm với Bác Còn chú và bác sĩ sang mâm kia ăn cơm với cán bộ tỉnh TrườngTHCS Tân Bình Tài liệu Tuyên truyền Thường là đi công tác, đến bữa, Bác cho dừng xe, chọn nơi vắng, mát, sạch, Bác, cháu... Niên và nguyên Đại sứ Việt Nam tại năm nước Bắc Âu Phạm Ngạc về tài ngoại giao của Bác Hồ Bác Hồ với Thủ tướng Ấn Độ Neru - Chuyện của Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ lần thứ hai Trong cuộc mít tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng,... cháu mang cơm ra ăn Làm việc xong, Bác chọn giờ ra về để kịp ăn cơm “ở nhà” Nếu không, lại có cơm nấu bữa thứ hai mang theo Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu “ăn” cơm ở địa phương Bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà”: - Đoàn Bác đi có từng này người Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này Dù chủ nhà có dọn “cỗ” ra, Bác cũng có cách riêng của Bác Bác nói với anh em: - Bác cháu ta chỉ ăn hết món này,... thư lên báo cáo với Bác Hồ, không ngờ hai ngày sau, Bác cho gọi lãnh đạo Hội tới gặp Người Bác hoan nghênh sáng kiến của Hội, bàn kỹ nội dung và cách làm, rồi bất chợt Bác hỏi: “Thế đại hội định tiêu hết bao nhiêu tiền?” Chị phụ trách Hội lúng túng: “Thưa Bác, cũng ít thôi ạ” Bác cười: “Ít là bao nhiêu?” Thấy chị đỏ mặt, Bác không hỏi thêm nữa, chỉ nhẹ nhàng nhắc: “Đại hội phải bàn những việc thiết thực,... buồn cười Những người có mặt lúc đó đều ngẩng mặt cười xòa nhưng ai cũng cảm thấy thấm thía lời dạy của Người 16 GẦN GŨI VỚI ĐỒNG BÀO Năm 1960, có một nhà báo nọ được giao nhiệm vụ đi làm tin về cuộc Bác Hồ tiếp đồng bào dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội Bác đến các bàn chạm cốc với bà con, tới bàn anh nhà báo, Bác hỏi: - Chú chúc rượu bà con chưa ? Anh nhà báo nhanh nhảu: - Dạ thưa Bác, rồi ạ ! Bác nhìn . gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập. 8. NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI Sinh thời, Bác Hồ dành rất. với Bác, bác sĩ Chánh thấy Bác ít bị ốm đau. Lần Bác bị sốt rét, Bác mời bác sĩ Chánh lên thăm bệnh cho Bác. Khi thấy Bác bị sốt cao, bác sĩ đang tính xem nên dùng thuốc gì thì Bác đã bảo: - Bác. gặp Bác, bác sĩ thấy Bác đang nằm trên võng ở cửa đình Hồng Thái. Thấy bác sĩ đến, Bác ngồi dậy hỏi: - Chú đi đâu đấy? - Thưa Bác, cháu là bác sĩ được phân công sang phục vụ Bác. - Bác không

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w