Những mẫu chuyện về Bác

104 6.9K 14
Những mẫu chuyện về Bác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạn yêu thích nhất câu chuyện nào kể về Bác Hồ kính yêu? Chúng ta cùng kể lại những câu chuyện hay, bạn nhé! CHẠY NÀO! Chào các bạn! Tớ là Vương Thị Bích Ngọc (lớp 5B, trường tiểu học thị trấn Nam Sách, Hải Dương). Tớ rất thích đọc những câu chuyện kể về Bác Hồ kính yêu, và học hỏi được nhiều điều: Đức tính giản dị, tiết kiệm, biết quý trọng thời gian, sức lao động . Hôm nay, tớ sẽ giới thiệu với các bạn câu chuyện “Chạy nào!”. Chuyện kể rằng . . Đi đường với Bác Hồ thật là vui, vì được nghe những chuyện lạ, những lời khuyên bảo nhẹ nhàng mà bổ ích. Lại có những chuyện bất ngờ thú vị. Hôm ấy, Bác cùng các chiến sĩ nghỉ đêm tại một chiếc lán bên đường. Bác cháu cùng nằm quanh đống lửa. Sáng sớm hôm sau, trời rét, sương mù dày đặc, hơi lạnh của núi rừng toả ra buốt cóng chân tay. Anh em đều ngại đi sớm. Bác bèn hỏi: - Các chú có biết làm thế nào cho khỏi rét không? Mọi người chưa biết trả lời ra sao thì Bác nói: - Bây giờ ta mặc áo vào rồi chạy thi, xem ai chạy nhanh và dai sức, như vậy thì khỏi rét và tranh thủ được thời gian. Nói xong, Bác đứng lên trước, hô to: “Chạy nào!”. Mọi người vui vẻ chạy ào ra. Được gần một cây số thì Bác vượt lên trước. Chạy chừng bốn cây số, ai nấy đều thấm mệt, người nóng rực lên. Bác ngừng chạy, bước thong thả, nhìn anh em, tươi cười và bắt đầu kể chuyện . Trong cuộc sống, và công việc, Bác Hồ luôn có những sáng kiến rất bổ ích và hữu hiệu. Mùa đông chuẩn bị đến rồi, tớ sẽ chăm chỉ tập luyện thể dục, đặc biệt là chạy bộ để nâng cao sức khoẻ. AI CŨNG CÓ KHI LỠ TAY Xin tự giới thiệu, tớ là Phạm Thị Thuỳ Linh (lớp 7B, trường THCS Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương). Mỗi câu chuyện kể về Bác Hồ kính yêu đều mang lại cho người đọc những bài học sâu sắc. Đặc biệt là câu chuyện “Ai cũng có khi lỡ tay”, càng đọc càng hay. Qua câu chuyện, tớ thấy rõ hơn tình cảm yêu thương, cả những chia sẻ của Básc dành cho mọi người. Khi các em không may làm hư hỏng đồ đạc, tớ đã biết cảm thông, không bực tức, nóng giận như trước. Chuyện kể rằng . . Có lần, Bác Hồ định tặng một người bạn nước ngoài cây san hô mà Bác rất thích. Bác dặn anh em giúp việc phải giữ gìn cẩn thận, đặt vào hòm sao cho thật chắc, thật êm, tránh hư hỏng. Nhưng khi sửa soạn đóng hòm, anh C vô ý để ống tay vướng vào, kéo cây san hô rơi xuống sàn gạch vỡ nát. Tất cả anh em đều đứng lặng, mồ hôi vã ra. Còn anh C thì mặt tái xanh, sợ Bác trách, lại khổ tâm vì không làm tròn việc Bác giao. Máy bay sắp cất cánh, làm sao bây giờ? Giữa lúc đó Bác đi đến. Biết sự việc, Bác cười bảo: “Tiếc quá nhỉ”. Rồi Bác nhìn sang anh C, giọng nhẹ nhàng, đầy tình thương yêu: - Thôi, trót lỡ thì thôi. Ai chả có khi lỡ tay. Để dịp khác Bác tặng vậy. Bác vào nhà rồi nhưng mấy anh em vẫn đứng lặng nhìn nhau. Anh C mặt bỗng đỏ bừng, nước mắt trào ra. Anh cúi nhặt những mảnh vỡ, tay run run xúc động . 1. “Tạm bằng lòng nhé!” Tết Mậu Tuất (1958), Bác Hồ đi thăm bà con ngoại thành Hà Nội. Nhà báo Việt Thảo của Thông tấn xã Việt Nam được tháp tùng Bác để đưa tin. Cuối ngày, ông viết xong bài tường thuật khá dài. Cẩn thận, ông nhờ Bác xem lại bài trước khi gửi đi. Ðọc bài, Bác khen: “Chú viết thế là nhanh và cả văn hoa nữa”. Rồi sau đó Bác góp ý: “Ngòi bút của chú chưa thật công bằng. Viết về Bác thì đậm đà, còn viết về bà con nông dân năm nắng, mười sương chẳng được mấy dòng”. Bác cầm bút cắt đi một số đoạn và an ủi: “Tác giả tạm bằng lòng nhé. Bài có ngắn đi, nhưng ý vẫn đủ cả”. 2. “Ði cửa sau không đưa tin” Giữa năm 1958, Bác Hồ dành một ngày về Ninh Bình chống hạn. Xế chiều, trên đường trở lại Hà Nội, Bác ghé thăm nhà máy dệt Nam Ðịnh. Ðược tin Bác đến, đông đảo cán bộ, công nhân ra cổng đón Bác. Nhà báo Ðỗ Phượng, lúc đó là một trong những cán bộ chủ chốt của nhà máy được phân công ở lại phòng họp chờ Bác… Nhà báo Đỗ Phượng kể lại: “Tôi cùng mấy anh em đang loay hoay lau bộ salon cũ, thì Bác bước vào phòng. Chúng tôi chưa kịp nói gì, Bác đã ngồi xuống sàn nhà và bảo: “Sàn gỗ sạch và mát thế này sao không ngồi mà lại bày vẽ bàn ghế!”. Chúng tôi sung sướng cùng ngồi quanh Bác. Bác hỏi “Các cô các chú đâu cả?”. Tôi thưa là đã ra cổng đón Bác. Bác cười: “Bác có khuyết điểm là hay đi cửa sau. Thăm nhà ăn của công nhân rồi vào đây luôn. Ðã đi cửa sau thì đừng đưa tin. Hơn nữa, cái chính là Bác đi động viên nhân dân chống hạn, tiện đường ghé vào đây, chứ không phải đi thăm nhà máy”. Nhà báo Ðỗ Phượng xin được đưa tin trên bản tin nội bộ. Bác bảo: “Nội bộ nhà máy thì do các chú quyết định, nhưng nhớ viết cho đúng, Bác đi chống hạn tiện đường rẽ vào chứ không phải đi thăm nhà máy”. 3. “Về sau còn thế, Bác phạt” Cuối năm Kỷ Hợi (1959), Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức cuộc họp tổng kết công tác. Nhận được thông báo: “Cuộc họp vinh dự được đón Bác Hồ đến nói chuyện”, Ðài Tiếng nói Việt Nam cử nhà báo Vũ Tá Duyệt và kỹ thuật viên Trần Hữu Hanh đến ghi âm, viết bài. Hôm sau, chương trình thời sự phát sóng lúc 11giờ 30 phút của Ðài trân trọng truyền đi toàn văn bài nói chuyện của Bác. Nghe được, Bác liền yêu cầu Văn phòng Chủ tịch Nước “lệnh cho dừng ngay”. Song không kịp nữa rồi. Khi cán bộ trực ban ở Ðài triển khai “lệnh” thì phòng truyền âm đã truyền tới câu cuối của bài phát biểu. Mọi người lo lắng, nghiêm túc xem xét mọi khâu trong công việc, cố tìm sai sót của mình để cáo lỗi với Bác. Tất cả đã sáng ra khi được các anh em ở Văn phòng Chủ tịch Nước thông báo lại: “Bác bảo bài nói chuyện của Bác chủ yếu thông báo tình hình, nhiệm vụ của đất nước, giúp cán bộ chủ chốt rút bài học kinh nghiệm để chỉ đạo công việc nội bộ tốt hơn, sao lại cho phát trên Ðài. Ðài cần thận trọng, cân nhắc kỹ mọi điều. Lần đầu sai phạm, Bác tha. Về sau còn thế, Bác phạt nặng!”. Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu Đức tính giản dị của Bác Hồ Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng . vô cùng giản dị của Người. Chiếc thắt lưng của Bác Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác. Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù . cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình. Giản dị và tiết kiệm Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo: - Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập. Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu nhi Sinh thời, Bác Hồ dành rất nhiều tình cảm yêu thương cho thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các cháu. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Nhưng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi có xuất xứ thế nào hẳn có nhiều bạn còn chưa tường tận. Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941- 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh, Thật thà, dũng cảm”. Nhưng trong cuốn sổ “Giải thưởng Bác Hồ” là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964- 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ. Sinh thời, chú Vũ Kỳ - Thư ký của Bác cho biết: “Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ”. Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên trong cả nước đã xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. Ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; miền Nam xuất hiện nhiều gương Dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác Hồ còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Người đã nói đại ý rằng: “Ở nhiều nước, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào . Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy .”. Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng khắp nơi đã hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để thiếu nhi ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo . Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long TẠI SAO CẦU GIẤY? Ngày xưa, xưa lắm rồi, ở bên bờ phía Tây của dòng sông Tô Lịch chạy viền quanh mạn Tây kinh thành Thăng Long, có một làng nghề thủ công làm giấy, tên nôm là kẻ Cót, tên chữ là Yên Quyết. Theo thời gian, làng này tách làm đôi, đệm thêm các tên Thượng và Hạ để phân biệt. Làng Yên Quyết Thượng sau đổi tên thành An (Yên) Hòa, vẫn nổi tiếng giữ được nghề gốc là làm giấy. Nên còn có tên là làng Giấy. Làng Giấy là đầu mối của một tuyến đường giao thông huyết mạch, chạy từ cửa Tây kinh thành (có tên là cổng Tây Dương) lên miền Tây Bắc của đất nước. Để tuyến này thông suốt đường đi lối lại, chỗ phải qua sông Tô Lịch thuộc địa phận làng Giấy triều đình đã cho bắc một cây cầu đồ sộ. Theo mô tả của một tấm bia cổ (lập năm 1679, dựng ngay bên cầu) thì chiếc cầu này làm kiểu “thượng gia hạ kiều” (cầu lợp mái ngói) gồm đến 15 gian, “bầy nhạn bay ngang cầu ngỡ như gặp phải dãy núi, đứng ở dưới nhìn lên cầu như một lầu cao rực rỡ ánh hồng”. Cầu ở ngay trước cổng thành Tây Dương, nên có tên chữ là cầu Tây Dương, còn gọi là cầu Yên Quyết. Nhưng nôm na và phổ biến hơn cả - vì bắc qua sông Tô Lịch chỗ có làng Giấy nên được gọi là “Cầu làng Giấy” gọi tắt thành Cầu Giấy. Đó là lai lịch thú vị của cái tên Cầu Giấy. Xuất phát từ tên một cây cầu, lâu dần về sau “Cầu Giấy” trở thành tên đường phố dài, tên một cái chợ to, rồi tên một quận quan trọng của Thủ đô. Tất cả đều ở quanh quanh chỗ xưa và nay có cây Cầu Giấy ấy. Nhưng đến khi trở thành tên một cửa ô thì “vấn đề” đã khác đi nhiều. Các em chú ý nhé: Ô Cầu Giấy không phải chỗ đã và đang có cây cầu làng Giấy ấy đâu. Vì sao ư? Vì “vấn đề” ở đây là có sự “trôi” địa danh và “lạc” nghĩa của địa danh. cái cửa ô có tên là Cầu Giấy ấy , trước hết về vị trí cách cây Cầu Giấy đến .4km! Ở vào chỗ bây giờ là đường Kim Mã nối vào phố Nguyễn Thái Học và gặp phố Sơn Tây. Chỗ ấy ngày xưa có làng Thanh Bảo. Vì thế tên của cửa ô cũng là: ô Thanh Bảo. Nhưng trên các bản đồ cổ, ô Thanh Bảo lại luôn thấy kèm thêm chữ “Cầu Giấy”. Và nghĩa của chữ Cầu ở đây, không phải là cái cầu bắc qua sông, mà là: Cái nhà, tức như là chữ cầu - quán. Người làng Giấy xưa, từ quê gốc đã có lúc nhích sâu thêm vào nội đô, đến chỗ có cửa ô Thanh Bảo, làm các nhà (cầu, quán) để chứa chất và buôn bán mặt hàng giấy của mình ở đấy. Do vậy, chỗ cửa ô có cầu (quán) của làng Giấy, trữ và bán giấy, cũng được gọi là : Ô Cầu Giấy luôn! Nhà Sử học Lê văn Lan [...]... lên tiếng thưa với Bác: - Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần Bác Hồ cười hiền từ và bảo: - Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện Nghe Bác nói, Luyện và các bạn cảm động, muốn trào nước mắt Hai Bác tuổi đã cao, trăm nghìn công việc, vậy mà hai Bác vẫn nhớ đến các cháu miền Nam Luyện nghĩ: “Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương... được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn Nết, người nhỏ quá, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn được Bác gắp thức ăn cho luôn Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt” Sau đó, Bác Hồ bảo: - Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi ra về Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ lại dặn: - Các cháu về trường cố gắng học... tươi cười quay lại: - Bác không phải là bácBác không muốn là bác sĩ giả Nhưng đồng chí Viện trưởng bảo để phòng bệnh thì Bác phải chấp hành Các cháu hỏi bác sĩ đây có đồng ý cho Bác bỏ mũ và bịt miệng ra không? Bác vừa nói xong, bác sĩ Viện trưởng thưa với Bác là có thể được vì khu vực này không phải là khu lây Bác sĩ Viện trưởng vừa đỡ lấy chiếc mũ và cởi chiếc khẩu trang của Bác ra, chúng tôi đứng... nói: Hôm nay, Bác muốn gặp cô và chú để hỏi về tình hình các cháu học sinh miền Nam, Bác được báo cáo có một số cháu tiến bộ chậm Chúng tôi báo cáo với Bác về những cố gắng của Bộ Giáo dục, của thầy giáo, cô giáo các trường nhận dạy con em miền Nam và những cố gắng của Phái đoàn của chúng tôi về công tác này Không những Bác biết rõ tình hình ăn học của các cháu mà còn nêu cho chúng tôi tên những cháu... ngồi bên Bác, nghe những lời chỉ bảo của Bác, tôi càng nhớ đồng bào miền Nam da diết Khi ra về, qua vườn nhà Bác, tôi nhìn thấy cây vú sữa đồng bào miền Nam gửi tặng BácBác ngày ngày tự tay vun xới đã lớn lên, cao quá mái nhà đơn sơ của Bác Tôi nhìn cây vú sữa mà nghĩ đến người Ông trồng cây cho con cháu ăn quả đời đời Bác đã kêu gọi nhân dân miền Bắc trồng cây cho đất nước xanh tươi và Bác cũng... và chòm râu bạc của Bác Bác quay lại hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng: - Năm nay Bác bảy mươi mấy rồi, chú? - Thưa Bác, năm nay Bác bảy mươi chín Bác mỉm cười, mắt ánh lên hóm hỉnh: - Thì thì còn đến hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mỹ năm, mười năm, hai mươi năm chứ có bao giờ Bác nói hai mươi mốt năm đâu Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm... được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kể một chuyện nhỏ về Bác Hồ như sau: Trước đây, có lần Bác Hồ nói với tôi rằng: “Con gái ạ, nếu con muốn làm Bác vui lòng thì hôm nào đấy hãy gửi cho Bác những đĩa hát mà ngày xưa Môrixơ Sơvaliê thường hát hồi Bác ở Pari, lúc con còn chưa ra đời ấy” Tôi đã tìm kiếm được những đĩa hát ấy, khi người ta cho phát hành lại tất cả những gì Sơvaliê biểu diễn trước đây, nhân... các cháu thiếu nhi, Bác Hồ không những yêu thương, quý mến mà còn rất tôn trọng Ở dưới nhà sàn, Bác cho làm thêm những bệ xi măng, trên có lát ván như những chiếc ghế để khi các cháu vào gặp Bác có chỗ ngồi Bác còn đặt bể cá vàng cạnh nhà để tiếp các “vị khách tí hon” 52 MÊNH MÔNG QUÁ Bác Hồ của chúng ta là Chủ tịch nước, nhưng trong cuộc sống hàng ngày Bác không coi nhẹ các việc nhỏ Bác thương yêu đồng... Nết, Phổ, Mên, Hoà… chưa hiểu có chuyệnVề Thủ đô hôm trước thì năm giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi Vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được gặp Bác Hồ Vừa bước chân xuống xe, đã nhìn thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế gỗ dài kê trước cửa nhà, tất cả chạy ào tới chào Bác Bác cháu trò chuyện với nhau Sau đó hai Bác bảo: - Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác! Bữa cơm chẳng có thịt cá... và phu nhân đến thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam Bác nói với đồng chí thuyết minh: “Chú dẫn khách đi xem từ cổ tới kim, còn Bác, Bác xem ngược dòng lịch sử” Khi lên gác, Bác dừng lại ở ngoài phòng số 6, nghe đồng chí Phúc kể sự kiện năm 1941 Bác Hồ về nước Bác thong thả bước vào nói với đồng chí Phúc: - Sao chú nói về Bác nhiều thế Sao không nói nhiều về Đảng ta vĩ đại, nhân dân ta anh hùng? Lúc xuống . với Bác: - Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần. Bác Hồ cười hiền từ và bảo: - Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về. đầu sai phạm, Bác tha. Về sau còn thế, Bác phạt nặng!”. Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu Đức tính giản dị của Bác Hồ Trong

Ngày đăng: 29/09/2013, 10:10

Hình ảnh liên quan

Chính con số 36 phường ở và của Thăng Long về thời Lê như thế này, đã “gợi ý” cho sự hình thành câu (và câu chuyện) “Hà Nội 36 phố phường” - Những mẫu chuyện về Bác

h.

ính con số 36 phường ở và của Thăng Long về thời Lê như thế này, đã “gợi ý” cho sự hình thành câu (và câu chuyện) “Hà Nội 36 phố phường” Xem tại trang 11 của tài liệu.
Tìm nguyên nhân của tình hình gọi (nói) sai này, chúng ta gặp một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, có tên là “Hà Nội băm sáu phố phường” - Những mẫu chuyện về Bác

m.

nguyên nhân của tình hình gọi (nói) sai này, chúng ta gặp một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, có tên là “Hà Nội băm sáu phố phường” Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan