1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tổng quan về kế toán nhật bản

21 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 103,65 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lúc này các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán của từng quốc gia được hình thành. Khi đó mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng một hệ thống kế toán riêng. Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán này xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá, pháp luật, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp từ đó dẫn đến các báo cáo tài chính cũng có sự khác biệt. Và Nhật Bản là một quốc gia có một hệ thống kế toán lâu đời với những nét nổi bật riêng và đang tiến tới việc đổi mới trong mối quan hệ với IFRS. Trong bài nghiên cứu dưới đây, nhóm sinh viên chúng em tiến hành tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản trong hệ thống kế toán Nhật Bản, đi sâu phân tích vào những điểm đáng lưu ý và cuối cùng đưa ra những liên hệ thực tế với Việt Nam.

Trang 1

Lời Mở Đầu ……… 4

I Lịch sử hình thành kế toán Nhật Bản 5

II Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản 7

1.Môi trường chính trị và pháp lý – pháp luật 7

1.1 Luật pháp 7

1.2 Tác động của Thuế 7

1.3 Sự gắn kết về chính trị 8

2 Môi trường kinh tế 8

2.1 Kênh huy động vốn hay nguồn cung cấp tài chính 8

2.2 Lạm phát 8

3.Môi trường văn hóa 9

3.1 Chủ nghĩa cá nhân (IDV) 9

3.2 Khoảng cách quyền lực (PD) 10

3.3 Sự né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV) 10

3.4 Đặc điểm về giới (MAS) 11

3.5 Quan điểm định hướng dài hạn (LTO) 11

III Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung 12

1 Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế 12

1.1 Khái niệm hòa hợp, hội tụ 12

1.2 Nguyên nhân hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế 12

1.3 Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế 12

2 Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung 13

2.1 Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung 13

2.2 Tác động của các tổ chức đa quốc gia đến quá trình hòa hợp và hội tụ của Nhật Bản 14

IV So sánh chuẩn mực kế toán Nhật Bản với chuẩn mực kế toán quốc tế 15

1 Các khoản phải thu 15

2 Hợp đồng xây dựng 15

V Liên h với Vi t Nam ệ ệ 17

1 Kinh nghiệm hòa hợp và hội tụ với kế toán quốc tế 17

1.1 Thực trạng về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) 17

Trang 2

2 LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ (VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ) ĐẾN

KẾ TOÁN VIỆT NAM 18

2.1 Văn hóa 18

2.2 Chính trị 20

2.3 Kinh tế 20

Kết luận 21

Trang 3

Lời Mở Đầu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xuhướng toàn cầu hóa Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạnhiện nay và cả trong tương lai Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vitừng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lúc nàycác thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toánchung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như hệ thốngchuẩn mực kế toán của từng quốc gia được hình thành Khi đó mỗi quốc gia sẽ tự xâydựng một hệ thống kế toán riêng Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toánnày xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá, pháp luật, chính trị, quá trình hình thành vàphát triển của các hiệp hội nghề nghiệp từ đó dẫn đến các báo cáo tài chính cũng có sựkhác biệt Và Nhật Bản là một quốc gia có một hệ thống kế toán lâu đời với những nétnổi bật riêng và đang tiến tới việc đổi mới trong mối quan hệ với IFRS Trong bàinghiên cứu dưới đây, nhóm sinh viên chúng em tiến hành tìm hiểu về những đặc điểm

cơ bản trong hệ thống kế toán Nhật Bản, đi sâu phân tích vào những điểm đáng lưu ý

và cuối cùng đưa ra những liên hệ thực tế với Việt Nam

Trang 4

I Lịch sử hình thành kế toán Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế năng động và nền văn hóa đặcsắc Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2, tài nguyênthiên nhiên khan hiếm, động đất, sóng thần triền miên, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽtrở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới Tất cả những điều đóđược tạo nên bởi môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa đặc thù của Nhật Bản Vàchính môi trường này đã dẫn đến sự hình thành của hệ thống kế toán Nhật Bản hiệnnay

Trải qua hơn 100 năm, hệ thống kinh tế Nhật Bản đã chuyển từ chếđộ phong kiếnsang chế độ tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ phong kiến, tồn tại hệ thống kế toántruyền thống của Nhật Bán.Nhưng đến khi chế độ tư bản hiện đại xuất hiện, phươngpháp và nguyên tắc kế toán của hình thức ghi sổ kép đã được giới thiệu và sử dụngrộng rãi tại đất nước này.Bản chất của phương pháp thứ hai rất giống sổ sách kế toáncủa Tây Âu Phương pháp ghi sổ truyền thống của Nhật Bản không nhất thiết phải ghi

sổ kép trong khi phương pháp ghi sổ hiện đại lại dự trên lịch sử ghi sổ kép

Sự nghiên cứu lịch sử kế toán Nhật Bản tập trung vào hai sự kiện quan trọng cótác động mang tính cách mạng trên hệ thống sổ sách kế toán

Sự kiện đầu tiên diễn ra trong nửa sau của năm 1800, liên quan đến sự thay đổi từphương pháp ghi sổ kép trong nhật ký sổ sách kế toán truyền thống sang hiện đại Sựkiện thứ hai xảy ra ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, liên quan đến một sự thayđổi hầu như toàn bộ từ định hướng sử dụng quản lý truyền thống của Nhật Bản sang sửdụng các báo cáo tài chính phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới

Sự thay đổi này cũng đúng với những đổi mới kế toán đã diễn ra ở các nước châu

Âu và Hoa Kỳ Từ nửa sau của thế kỷ XIX, nền kinh tế của Nhật Bản, cũng như cácphương pháp kế toán, đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các lực lượng bên ngoài, đặc biệt là

từ Hoa Kỳ và châu Âu

Có thể nói hệ thống kế toán Nhật Bản được hình thành và phát triển qua

những mốc thời gian tiêu biểu sau :

 Năm 1948 Luật Kế toán Công chứng(Certificated Public Accountants Law)

 Năm 1949:Chuẩn mực Kế toán tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh đãđược ban hành.Viện Kế toán viên công chứng (JICPA) Nhật Bản đã được thànhlập

Trang 5

 Năm 1951, Luật kế toán thuế cấp phép được ban hành

 Năm 1960, tạp chí JICPA đã được phát hành bởi Viện kế toán viên Công chứngNhật Bản

 Năm 1973 Uỷ ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập, trong đóJICPA là một trong những thành viên sáng lập

 Năm 1975, Chuẩn mực Kế toán Báo cáo tài chính hợp nhất đã được ban hành

 Năm 1977, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC)được thành lập với JICPA là mộtthành viên hội đồng sáng lập

 Năm 1979 chuẩn mực kế toán cho các giao dịch ngoại tệ đã được ban hành

 Năm 1987 Đại hội kế toán thế giới lần thứ 13 tổ chức tại Tokyo

 Năm 1991 chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan đã được sửa đổiđáng kể

 Năm 1999: Luật Thương mại đã được sửa đổi

 Năm 2003, Luật Kế toán viên công chứng đã được sửa đổi

 Năm 2005,Luật Thương mại với các văn bản liên quan, các quy định khác đãđược sửa đổi và tổ chức lại vào Luật công ty

 Năm 2006,Luật giao dịch Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật cóliên quan đã được sửa đổi và tổ chức lại vào Luật giao dịch các công cụ tàichính

 Năm 2009 , BAC ban hành “Ý kiến về việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tàichính quốc tế (IFRS) tại Nhật Bản (Báo cáo tạm thời)”

 Năm 2010, Liên nhóm Ấn-Nhật đã được tạo ra như là một nền tảng chung giữahai nước để trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề phát sinh từ việc áp dụng hoặchội tụ với IFRS

 Năm 2011 Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định công nhận sự tương đươngcủa các hệ thống giám sát kiểm toán tại 10 quốc gia trong đó có Nhật Bản

II Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản

1.Môi trường chính trị và pháp lý – pháp luật

1.1 Luật pháp

Nhật Bản là quốc gia theo hệ thống dân luật, các quy định về kế toán được tíchhợp vào hệ thống pháp luật quốc gia và thường có xu hướng quy định một cách chi tiếtcách thức và quy trình Do đó, những người làm kế toán ít tác động tới sự phát triểncủa kế toán Kế toán được kiểm soát thông qua luật, Nhà nước tác động và quyết định

Trang 6

hệ thống kế toán chủ yếu thông qua luật thương mại, luật giao dịch chứng khoán vàluật thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc hiện đại hóa đầu tiên của luật pháp Nhật Bản chủ yếu dựa trên hệ thốngpháp luật châu Âu lục địa Vào lúc bắt đầu của kỷ nguyên Minh Trị, hệ thống, đặc biệt

là châu Âu theo pháp luật dân sự của Đức và Pháp – các mô hình chính cho hệ thống

tư pháp và luật pháp Nhật Bản Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống luật phápNhật Bản đã trải qua cuộc cải cách lớn dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của các hội NghềNghiệp Pháp luật Hoa Kỳ có ảnh hưởng mạnh nhất, thời gian thay thế và lần phủ vàocác quy định hiện hành và cơ cấu Vì vậy, hệ thống pháp luật Nhật Bản ngày hôm naychủ yếu là lai của lục địa và cấu trúc pháp lý Anh – Mỹ Chính vì thế mà hệ thốngpháp luật Nhật Bản quy định chi tiết và cụ thể cho việc ghi chép kế toán cũng như việclập BCTC

1.2 Tác động của Thuế

Một nhân tố trong môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hệ thống kế toánquốc gia là thuế Hiến pháp Nhật Bản tuyên bố nguyên tắc “ thuế theo pháp luật”, cónhững quy định rõ ràng rằng thuế là phương tiện để chuyển giao một phần tiền bạc củanhân dân về Nhà nước, là kinh phí mua sắm các dịch vụ công cộng

Chuẩn mực kế toán Nhật Bản chịu sự chi phối của Nhà nước, kế toán thuế ở Nhật

có nhiều mối liên hệ với kế toán tài chính, gắn kết với hệ thống kế toán chung Thuế

và kế toán ở Nhật Bản khá tương đồng, lợi nhuận kế toán và thu nhập khá giống nhau

1.3 Sự gắn kết về chính trị

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó thủtướng là người nắm quyền cao nhất về các phương tiện quản lý quốc gia và chịu dựgiám sát của hai viện quốc hội cùng toà Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyếtđịnh vi hiến của chính phủ Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liênhiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này Với đặc điểmchính trị thống nhất, tập trung cùng hệ thống tổ chức quản lý gia đình ở Nhật Bản nhưvậy đã phần nào ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản Đó là việc chi phối, quản

lý kiểm soát của Nhà nước với các chuẩn mực kế toán

2 Môi trường kinh tế

2.1 Kênh huy động vốn hay nguồn cung cấp tài chính

Trang 7

Nhật Bản là quốc gia có nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là Ngân hàng Ngânhàng hoàn toàn có khả năng tiếp cận để thu thập hoặc kiểm tra thông tin tài chính củacác doanh nghiệp Nhật Bản Do đó, Ngân hàng thường không đòi hỏi cao về sự đầy đủcũng như tính trung thực, hợp lý của thông tin, yêu cầu thường được đặt ra ở đây là sựtuân thủ các luật định Có thể thấy rõ ảnh hưởng của sự thay đổi nguồn cung cấp tàichính ở Nhật Bản đến hệ thống kế toán Khi thị trường chứng khoán Nhật Bản pháttriển nhanh chóng, vai trò của Ngân hàng giảm dần thì hệ thống kế toán cũng có nhữngthay đổi nhất định trong việc xích lại gần với việc trình bày trung thực và hợp lý cũngnhư cung cấp đầy đủ thông tin.

Trong thập kỷ vừa qua, vẻ ngoài tươi sáng trong các câu chuyện thành công củacác doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã bị lu mờ khi thế giới biết tới hàng loạt các

“scandal” kinh tế và các khoản nợ xấu làm Nhật bản điêu đứng trong những năm 90.Lúc này tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã bị chậm lại chủ yếu do các bongbóng giá tài sản cuối những năm 1980, và sự sụp đổ của chứng khoán Tokyo năm1990-1992 Giai đoạn này được gọi là "thập kỷ mất mát" tại Nhật Bản Hiện nay, NhậtBản là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới – thị trường chứng khoánTokyo với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 47,5 tỷ bảng Anh

2.2 Lạm phát

Lạm phát được xem là một nhân tố trong môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hệthống kế toán các quốc gia Đối với các quốc gia đang đối đầu với lạm phát, kháiniệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kế toán cần được sửdụng để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của các biến động về giá đến báo cáo tài chính.Tuy nhiên, Nhật Bản được biết đến là một trong những nước có chỉ số lạm phátthấp nhất thế giới, do đó kế toán Nhật Bản không điều chỉnh lạm phát

3.Môi trường văn hóa

Kế toán không thể tách rời văn hóa, việc ghi chép, tính toán và trình bày thông tin

kế toán chịu ảnh hưởng sâu xa của nền văn hóa dân tộc Sự khác biệt về văn hóa dẫnđến các hệ thống kế toán khác nhau Các quốc gia thuộc nền văn hóa Ango Saxonthường thích sự mềm dẻo, xét đoán kế toán Ngược lại, các quốc gia Phương Đôngthường phải dựa vào các quy định chặt chẽ

Nhật Bản là đất nước có lịch sử lâu đời Văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi tinh thần

võ sĩ đạo, nhấn mạnh sự hòa hợp, tôn trọng thứ bậc, suy nghĩ và làm việc mang tính

Trang 8

tập thể, vì một mục tiêu nhất định Những đặc trưng văn hóa này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến hệ thống kế toán Nhật Bản Để đánh giá về các khía cạnh văn hóa và từ đóphân tích mối quan hệ giữa chúng và các giá trị kế toán cần dựa trên thang điểm vềvăn hóa của Hofstede và mô hình của Gray

3.1 Chủ nghĩa cá nhân (IDV)

Yếu tố này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhânhay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể Nhật Bản có chỉ số về chủ nghĩa cánhân là 46, mang đặc điểm của xã hội tập thể Nhật Bản kiểm soát hệ thống kế toánbằng luật định Tuy nhiên chỉ số này của Nhật Bản cao hơn những nước Châu Ákhác Theo lý thuyết của Gray, hệ thống kế toán Nhật Bản có tính chuyên nghiệpthấp, tính thống nhất, bảo thủ, bảo mật cao

Thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong một xã hội.Trong khi chủnghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất

kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích Bản tính của người Nhật không thíchđối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiềukhi lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín làvấn đề cốt tử Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho các ý tưởng cá nhân,

mà thay vào đó chủ nghĩa tập thể được đặt lên hàng đầu Và đặc điểm này cũng thểhiện trên BCTC của Nhật với một nét thống nhất theo luật định, tính bảo thủ cao, tôntrọng kế toán truyền thống, chỉ muốn thay đổi một cách từ từ và rất khó khăn khi tiếpnhận các chuẩn mực kế toán quốc tế Ngoài ra giá trị văn hoá tập thể cũng được thểhiện qua một vài khía cạnh độc đáo của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản như hìnhthức sở hữu chéo doanh nghiệp (cross – corporate ownership)

3.2 Khoảng cách quyền lực (PD)

- Thể hiện mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng Sự phân thứ bậcmang tính "đẳng cấp" Nhật Bản là một trong những nước có PD cao đồng nghĩa vớiviệc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực và mọi người đềuhiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội Cho đến nay với nhiều thay đổi, nhưng tinhthần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của NhậtBản thể hiện tôn ti trật tự: Công ty mẹ và con; hội sở và chi nhánh; quan hệ cấp trêncấp dưới; lớp trước và lớp sau; khách hàng và người bán hàng Và kế toán thì đượckiểm soát bằng luật định để đi đến sự thống nhất (thể hiện sự quản lý chặt chẽ của

Trang 9

Chính Phủ) Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì

hệ thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng Xã hội Nhật Bản cònđược miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp

Nhật Bản là quốc gia có chỉ số về khoảng cách quyền lực khá cao 54 nên thườnghướng về một sự kiểm soát bằng luật định về kế toán để đi đến sự thống nhất Theo lýthuyết của Gray, căn cứ vào chỉ số này thì hệ thống kế toán Nhật Bản có tính chuyênnghiệp thấp, tính thống nhất và tính bảo mật cao

3.3 Sự né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV)

Quốc gia có UAV cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không rõ ràng hếtmức có thể Xã hội đó được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự, luật lệ rõ ràng và luôntìm kiếm một “sự thật” chung UAV thấp điểm cho thấy xã hội đó thích hưởng ứng sựkiện mới và các giá trị khác biệt Do đó ở Nhật, là một quốc gia có UAV mạnh, ngườidân được khuyến khích tự do khám phá “sự thật” và kế toán Nhật Bản cũng có nhữngnét đặc trưng như:

 Không chấp nhận sự linh hoạt mềm dẻo nên thường bảo thủ trong việc lậpBCTC

 Giới hạn trong việc khai báo thông tin

 Đưa ra các quy định thống nhất về kế toán

Nhật là một quốc gia có sự né tránh các vấn đề không chắc chắn cao với điểm số

92 Điều này có nghĩa là ở Nhật, người ta ít sẵn lòng để đương đầu với rủi ro và antoàn là một trong những động lực mạnh mẽ Theo phân tích của Gray thì căn cứ vàođiểm số 92, Nhật Bản là quốc gia có hệ thống kế toán có tính chuyên nghiệp thấp, tínhthống nhất, bảo thủ, bảo mật cao

3.4 Đặc điểm về giới (MAS)

Tại Nhật Bản có thể vấn đề nữ quyền đã là "chuyện nhỏ" bị lơ là, bỏ sót trongcuộc cách mạng vĩ đại về chính trị, kinh tế, xã hội là Minh Trị Duy Tân, và tiếp tục bị

lơ là bỏ sót trong cuộc cách mạng không kém vĩ đại về chính trị, kinh tế, kỹ thuật làquá trình xây dựng thần tốc của nước Nhật sau Thế chiến thứ hai Nước Nhật đã trởthành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, nhưng tương đối, vị trí của người phụ

nữ trong xã hội Nhật Bản vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu Với chỉ số MAS rất cao

Trang 10

là 95, số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan trọngcủa nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3% Theo phântích của Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thànhcông lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảotrong nhóm Do vậy, ở Nhật khuyến khích nam giới đưa ra các quyết định về kế toántrong đó luôn áp đặt luật vào.

3.5 Quan điểm định hướng dài hạn (LTO)

Nhật Bản là nước có LTO cao Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến màcòn có thể coi là một trong những nước đầu tiên quan tâm đến vấn đề bảo vệ và giữ gìncác di sản văn hóa truyền thống, tôn trọng các giá trị văn hóa.Đối với tài sản văn hóatruyền thống, Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ, giữ gìn” Chính phủ NhậtBản rất coi trọng việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc biệt làtrong nhận thức và giáo dục Chính vì vậy mà hệ thống kế toán của Nhật Bản cũng rấtkhắt khe, bảo thủ, thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực

Nhật Bản là quốc gia có định hướng dài hạn với điểm số 80 Xã hội Nhật Bản coitrọng sự kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này, có ýthức tiết kiệm Theo phân tích của Gray, hệ thống Nhật Bản có tính chuyên nghiệpthấp, tính bảo thủ và bảo mật cao

III Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung

1 Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế

1.1 Khái niệm hòa hợp, hội tụ

Hòa hợp trong kế toán là là quá trình làm giảm sự khác biệt trong khi vẫn duy trìtính linh hoạt cao của kế toán

Hội tụ là việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực chung trên toàn thế giới

1.2 Nguyên nhân hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế.

Quá trình toàn cầu hóa cùng sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc

tế đòi hỏi nâng cao chất lượng thông tin tài chính đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư

Do sự khác nhau về môi trường văn hóa, hệ thống pháp lý, chính trị, quá trình hình

Ngày đăng: 13/02/2017, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w