Mục tiêu của pháp luật bảo hộ lao động Mục tiêu công tác bảo hộ lao động là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại tr
Trang 1Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm về bảo hộ lao động
- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm:
+ Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động
+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
+ Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung
+ Góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
- Nói 1 cách ngắn gọn hơn: Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao động sản xuất
- Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên
+ Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động
+ Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của chính người lao động
- Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Chính sách bảo hộ lao động chính là những chủ trương, quyết định, quy định, hướng dẫn nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối về công tác bảo hộ lao động Thực tiễn hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới chính sách bao hộ lao động cho phù hợp với yêu cầu nền kinh tế hiện nay
1.3 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:
Trang 2+ Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất
- Ý nghĩa về mặt pháp lý:
+ Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp
+ Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động thực hiện
→ Trên thế giới quyền được bảo hộ lao động đã được thừa nhận vỡ trở thành 1 trong những mục tiêu đấu tranh của người lao động
+ Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học
về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch
- Ý nghĩa về tính quần chúng:
+ Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu
tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc
+ Không chỉ người lao động mỡ mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có trách nhiệm tham gia vỡo việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động
+ Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tóm lại, ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động; đồng thời nhờ chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mỡ công tác bảo hộ lao động có 1 hệ quả xã hội vỡ nhân đạo rất to lớn
1.4 Nội dung của bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động gồm 4 phần:
- Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như:
• Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi
• Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân
• Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức
Shared by HSEVIET.COM
Trang 3• Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toà và vệ sinh lao động
→ Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước
- Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là:
• Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người
• Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của các nhân
tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất
- Kỹ thuật an toàn lao động:
• Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân
• Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất
- Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy:
• Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường
• Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất
• Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra
1.5 Những quan điểm trong công tác bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam Các quan điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 13/03/1947 và 77/SL ngày 25/05/1950 về
an toàn- vệ sinh lao động và thời gian lao động- nghỉ ngơi; trong điều lệ tạm thời về bảo
hộ lao động tại Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964; trong Hiến pháp năm 1958; trong Pháp lệnh bảo hộ lao động/ trong Hiến pháp năm 1992 Bộ luật lao động ban hành năm
1994 và gần đây trong Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2003 Cụ thể là:
- Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa là mục
tiêu phát triển xã hội Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Lao động là động lực chính của sự tiến bộ con người
- Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất: Khi nào và ở đâu có
hoạt động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó có tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn lao động”
- Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ ba tính chất: khoa học kỹ thuật, luật
pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả
- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho
người lao động: Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ thể trong
Shared by HSEVIET.COM
Trang 4quan hệ lao động mới nâng cao được nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động
1.6 Hệ thống pháp luật bảo hộ lao động
1.6.1 Nội dung chủ yếu của pháp luật bảo hộ lao động
Hệ thống các văn bản bao gồm:
+ Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn
+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
+ Quy phạm quản lý và các chế độ cụ thể
1.6.2 Mục tiêu của pháp luật bảo hộ lao động
Mục tiêu công tác bảo hộ lao động là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, kinh
tế, xã hội, tuyên truyển giao dục, tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy phạm an toàn và vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và của người lao động
1.6.3 Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động:
a/Người lao động:
-Là phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều kiện an toàn, vệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong các thành phần kinh tế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài
b/Người sử dụng lao động:
-Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động trong đơn vị mình
1.6.4 Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động:
- Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, quy phạm quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hoá chất nơi làm việc Người sử dụng lao động phải căn cứ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn Tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện
- Khi lập luận chứng kinh sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì chủ đầu tư phải bảo vệ và lập luận chứng về
an toàn và vệ sinh lao động Cơ quan thanh tra an toàn và vệ sinh lao động tham gia đánh
Shared by HSEVIET.COM
Trang 5giá tính khả thi của nó Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động do Bộ Lđ-TB và XH vỡ Bộ Y tế ban hành
- Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận chứng về an toàn và vệ sinh lao động trong dự án đã được Hội đồng thẩm định dự án chấp thuận
- Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết
bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố vệ sinh lao động tại nơi làm việc và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm việc trong điều kiện an toàn
và vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a) Các máy móc có yêu cầ
nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động đều phải được đăng ký, kiểm định và được cấp giấy phép trước khi đưa và sử dụng
- Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây tai nạn lao động, sự cố sản xuất đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng lao động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị phương tiện cấp cứu
kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời, có hiệu quả Các trang thiết bị này phải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận tiện khi sử dụng
- Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hoặc thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động đều phải thông qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ LĐ-TB và
XH thẩm định về mặt an toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu
- Người sử dụng lao động phải trang thiết bị cho người lao động (không thu tiền) các loại thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm do công việc mỡ các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ
1.6.5 Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1 Đối với người sử dụng lao động:
a/Nghĩa vụ:
- Hàng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện
lao động Người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động Những điều kiện này phải được thể hiện dầy đủ và cụ thể trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Phải trang bị đầy đủ và đúng chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn
về chất lượng, quy cách theo quy định cho người lao động Thực hiện các quy định về gời làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưàng, chế độ phụ cấp dộc hại, chế độ đối với lao động
nữ lao động chưa thành niên, lao động đặ thù, đối với người lao động theo quy định của Nhà nước -Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cơ sở Phân công trách nhiệm về bảo hộ lao động và việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp Tự kiểm tra tình hình thực hiện các công tác bảo hộ lao động tại cơ sở
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biên pháp an toàn, vệ sinh lao động Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới
an toàn viên và vệ sinh viên
Shared by HSEVIET.COM
Trang 6- Xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các nội quy an toàn - vệ sinh lao động, quy trình vận hành phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật ưt, dây chuyền công nghệ Định kỳ kiểm tra, kiểm định độ an toàn của máy, thiết bị theo tiêu chuẩn quy định, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót được phát hiện ngay sau khi kiểm tra, kiểm định
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng hoặc thoả ước lao động tập thể
1.6.6 Những vấn đề khác trong pháp luật bảo hộ lao động
1 Quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi
a/ Thời gian làm việc:
- Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần Người
sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết
Shared by HSEVIET.COM
Trang 7- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến 2 giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá 4 giờ/ngày, 200giờ/năm
- Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 đến 6 giờ sáng (từ Thừa thiên - Huế trở ra phía Bắc) hoặc từ 21 đến 5 giờ sáng (từ Đà nẵng trở vào phía Nam)
b/ Thời gian nghỉ ngơi:
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc
- Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc
- Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác
- Mỗi tuần người lao động được nghỉ 48 giờ
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: Tết dương lịch; 1 ngày; Tết âm lịch: 4 ngày; Ngày chiến thắng: 1 ngày (30/4 Dương lịch);
Ngày quốc tế lao động: 1 ngày (1/5 Dương lịch);Ngày Quốc khánh: 1 ngày Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì ddược nghỉ phép hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
+ 12 ngày nghỉ phép, đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường
+ 14 ngày nghỉ phép, đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi
+ 16 ngày nghỉ phép, đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: Kết hôn nghỉ 3 ngày; con kết hôn, nghỉ một ngày; Bố mẹ (cả bên vợ
và bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày
2 Quy định về an toàn – vệ sinh lao động
a/ Lập luận chứng an toàn - vệ sinh lao động
- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giử
và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động,
vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật
- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng
Shared by HSEVIET.COM
Trang 8lượng, điện, hoá chất, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động Phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động
b/ Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Người lao động
được hưởng chế độ bao hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trở cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương
3 Quy định đối với lao động nữ, lao động vị thành niên, lao động tàn tật
a Đối với lao động nữ
- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc
phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ Phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về
tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động
- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút
- Nơi có sử dụng lao động nữ phải có chổ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ
- Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, do sẩy thai, nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi
ốm đau, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
b Đối với lao động chưa thành niên
- Lao động dưới 18 tuổi gọi là chưa thành niên Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dọi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang
làm, kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ
- Nghiêm cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ 1 số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
- Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày
và làm những việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động
c Lao động là người tàn tật
- Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật
Shared by HSEVIET.COM
Trang 9- Thời giờ làm việc của người tàn tật không quá 7 giờ một ngày và làm các công việc phù hợp với sức khẻ của người tàn tật
- Cấm sử dụng người tàn tật đã suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm
Chương 2: VỆ SINH LAO ĐÔNG
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VSLĐ
2.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng cho người lao động
Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp Chẳng hạn như nghề rèn, nghề đúc kim loại, yếu tố tác hại nghề nghiệp đó là nhiệt độ cao, nghề dệt
là tiếng ồn, bụi…
Nội dung của môn Vệ sinh lao động bao gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất
- Nghiên cứu các biến đổi sinh lí, sinh hóa trong cơ thể
- Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý
- Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó
- Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và người lao động
- Tổ chức khám tuyển và sắp xếp người lao động hợp lý vào các bộ phận khác nhau trong xí nghiệp
- Quản lý theo dỏi tình trạng sức khỏe người lao động, tổ chức khám định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
2.1.2 Các tác hại nghề nghiệp
Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành mấy loại sau;
Shared by HSEVIET.COM
Trang 10a/ Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất
Các yếu tố vật lý và hóa học:
- Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh
- Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng
vô tuyến, tia hồng ngoại, tử ngoại…các chất phóng xạ và tia phóng xạ như α, β, γ…
Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh
b/ Tác hại liên quan đến tổ chức lao động
- Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca…
- Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý
- Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái như: cúi khom, vặn mình, ngồi, đứng quá lâu
- Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như
hệ thần kinh, thị giác, thính giác…
- Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể và trọng lượng, hình dáng, kích thước…
c/ Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn
- Thiếu hoặc thừa ánh sáng, hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý
- Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông
- Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự ngăn nắp
- Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống tiếng ồn, chống hơi khí độc
- Trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng bảo quản không hợp lý
- Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh
Trang 11trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc
đó trong quá trình lao động
Từ khi lao động xuất hiện, con người có thể bắt đầu bị bệnh nghề nghiệp khi phải chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí, hầm mỏ ) Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di chứng Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bồi thường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng trong khả năng của y học
Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm vầ ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau Đến năm 2006, Việt Nam đã công nhận 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
b/ Các bệnh nghề nghiệp được công nhận ở Việt Nam
1, Bệnh bui phổi silic
2, Bệnh bụi phổi do amiang
3, Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
4, Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng của benzen
5, Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân
6, Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
7, Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
8, Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
9, Bệnh bụi phổi do bông
17, Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp
18, Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
19, Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
20, Bệnh giảm áp nghề nghiệp
Shared by HSEVIET.COM
Trang 1221, Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
22, Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
23, Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
24, Bệnh nốt dấu nghề nghiệp
25, Bệnh loát da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
2.1.4 Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp
a/ Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: Cơ giới hóa, tự động hóa, dùng những chất không độc hoặc ít độc thay dần những hợp chất có tính độc cao
b/ Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…vv nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc
c/ Biện pháp phòng hộ cá nhân
Đây là biện pháp bổ trợ, nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp
Dựa trên tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người lao động sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp
d/ Biện pháp tổ chức lao động khoa học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người lao động để tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn
e/ Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe,
vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dễ đưa đến mắc bệnh nghề nghiệp
Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết
Theo dõi công nhân một cách liên tục như vậy mới quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân
Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện, hồi phục khả năng lao động cho một số công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị
Thường xuyên kiểm tra an vệ sinh toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại
Shared by HSEVIET.COM
Trang 132.1.5 Vấn đề tăng NSLĐ và chống mệt mỏi
a Khái niệm mệt mỏi trong lao động:
- Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau 1 thời gian lao động nhất định
Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chỗ:
• Năng suất lao động giảm
• Số luợng phế phẩm tăng lên
• Dễ bị xảy ra tai nạn lao động
- Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công việc Nếu được nghỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi
- Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sự tích chứa mệt mỏi làm rối loạn các chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
b Nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong lao động:
- Lao động thủ công nặng nhọc và kéo dài, giữa ca làm việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Những công việc có tính chất đơn điệu, kích thích đều đều gây buồn chán
- Thời gian làm việc quá dài
- Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung chuyển quá lớn, nhiệt độ ánh sáng không hợp lý
- Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần
- Ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng như về sinh tố, các chất dinh dưỡng cần thiết
- Những người mới tập lao động hoặc nghề nghiệp chưa thành thạo
- Bố trí công việc quá khả năng hoặc sức khoẻ mà phải làm những việc cần gắng sức nhiều
- Do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thị giác, thính giác
- Tổ chức lao động thiếu khoa học
- Những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng của người lao động
c Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động:
- Cơ giới hoá và tự động hoá trong quá trình sản xuất Đây không những là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, mà còn là những biện pháp cơ bản đề phòng mỏi mệt
-Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền lao động và ca kíp làm việc hợp lý để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy, giữa con người và môi trường lao động
Shared by HSEVIET.COM
Trang 14- Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại
- Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian lao động nặng nhọc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều
- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt là những nghề nghiệp lao động thể lực
- Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực
- Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường các biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn đến mệt mỏi
về tâm lý, tư tưởng
- Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nhằm tạo ra cuộc sống vui tươi lành mạnh để tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi
2.2 Vi khí hậu
2.2.1 Khái niệm về VKH
VKH là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí Điều kiện VKH trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và điều kiện khí hậu địa phương
Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hướng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da Vi khí hậu nóng
ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn cân bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da
Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau:
• Vi khí hậu tương đối ổn đinh, nhiệt độ tỏa ra khoảng 20kcal/m3kk.h, ở trong xưởng cơ khí, dệt…
• Vi khí hậu nóng tỏa nhiệt hơn 20kcal/m3kk.h ở xưởng đúc, rèn, dát cán thép, luyện gang thép…
• Vi khí hậu lạnh, nhiệt tỏa ra dưới 20kcal/m3kk.h ở trong các xưởng lên men rượu bia, nhà ướp lạnh, chế biện thực phẩm
2.2.2 Các yếu tố của VKH
a/ Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, phụ thuộc vào các quá trình sản
xuất: Lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hóa học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do công nhân sản ra…Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50-600
C
Shared by HSEVIET.COM
Trang 15Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa
hè là 300C và không được vượt quá từ 3-50
C
b/ Bức xạ nhiệt: là những sóng điện từ như: tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử
ngoại Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra Khi nung tới 5000C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800-20000C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp, lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều
Về mặt sinh lý, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m2phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre, ở các xưởng rèn, đúc, cán thép có cường độ bức xạ nhiệt tới 5-10kal/m2.phút (tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1kcal/m2.phút)
c/ Độ ẩm: Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng g/m3kk hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm thủy ngân
Về mặc vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức độ cao hay thấp Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất ở trong khoảng 75-85%
d/ Vận tốc chuyển động không khí: Được biểu thị bằng m/s Theo Sacbazan giới hạn
trên của vận tốc chuyển động không khí không vượt quá 3m/s, trên 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể
2.2.3 Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể con người
Nhiệt độ không khí và sự lưu chuyển không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng đối lưu, bề mặt các vật rắn như tường, trần sàn, máy móc…quyết định quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ, độ ẩm không khí và nhiệt độ quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bay hơi mồ hôi Biết được các điều kiện vi khí hậu để tìm các biện pháp thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể duy trì được sự cân bằng nhiệt thuận lợi
a/ Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
Biến đổi sinh lý: Khi nhiệt độ thay đổi, da, đặc biệt là trán rất nhạy cảm đối với nhiệt độ không khí bên ngoài Biến đổi về cảm giác nhiệt của da trán như sau:
28-290C: Cảm giác lạnh 29-300C: Cảm giác mát 30-310C: Cảm giác dễ chịu 31,5-32,50C: Cảm giác nóng 32,5-33,50C: Cảm giác rất nóng 33,50C trở lên: Cảm giác cực nóng Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng từ 0,3-10CC là cơ thể có sự tích nhiệt Thân nhiệt ở 38,50
Cđược coi là nhiệt báo động
Chuyển hóa nước: Cơ thể người hằng ngày có sự cần bằng giữa lượng nước ăn uống vào và thải ra; ăn uống vào từ 2,5 -3 lít và thải ra ngoài khoảng 1,5 lít qua thận; 0,2 lít qua phân, lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài
Shared by HSEVIET.COM
Trang 16Làm việc trong điều kiện nóng bức, lượng mồ hôi có khi tiết 5-7 lít trong một ca làm việc, trong đó mất đi một lượng muối ăn khoảng 20gam, một số muối khoáng gồm
Na, K, Ca, Fe, I và một số sinh tố C, B1, PP Do mất nước nhiều, tỷ trọng máu tăng lên, tim phải làm việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể (chuyển 1 lít máu ra ngoài làm mất đi 2,5kcal) Vì thế nước qua thận còn 10-15% so với mức bình thường, nên chức năng của thận bị ảnh hưởng Mặt khác, do mất nước nhiều nên phải uống bổ sung nên làm cho dịch vị bị loảng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dẫn tới dễ bị tai nạn
Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đôi so với mức bình thường Rối loạn bênh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm cho con người bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng Thân nhiệt có thể lên hơn 370C, mạch nhanh, nhịp thờ nhanh Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông
b/ Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh
Khi nhiệt độ môi trường giảm, chuyển hóa năng lượng tăng lên để chống lạnh Nếu nhiệt
độ môi trường tiếp tục lạnh, năng lượng sẽ bị cạn kiệt, cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh Lạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng Lạnh làm cho các cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt sinh cảm giác
tê cóng chân tay, vận động khó khăn Trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác
do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm
c/ Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
Trong các phân xưởng nóng, các dòng bức xạ nhiệt chủ yếu do các tia hồng ngoại có bước sóng đến 10μm, bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ dài bước sóng, cường độ dòng bức
xạ, diện tích bề mặt bị chiếu, vùng bị chiếu, gián đoạn hay liên tục, góc chiếu, luồng bức
xạ và quần áo Các tia hồng ngoại trong vùng ánh sáng thấy được và các tia hồng ngoại
có bước sóng đến 1,5μm có khả năng thấm sâu vào cơ thể, ít bị da hấp thụ Vì thế lúc vào làm việc dưới nắng có thể bị chứng say nắng do các tia hồng ngoại có khả năng xuyên qua hộp sọ nung nóng màng não và các tổ chức Những tia có bước sóng khoảng 3 μm gây bỏng da mạnh nhất Điều đó chứng tỏ không những cần bảo vệ khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ cao mà cả nhiệt độ thấp
Ngoài ra, tia hồng ngoại còn gây các bệnh giảm thị lực, đục nhân mắt…
Tia tử ngoại có 3 loại:
Loại A có bước sóng từ 400-315 nm
Loại B có bước sóng từ 315-280 nm
Loại C có bước sóng nhỏ hơn 280 nm
Tia tử ngoại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn, thường có trong tia lửa hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tia tử ngoại B thường xuất hiện trong các đèn thủy ngân, lò hồ quang…Tia
tử ngoại gây các bệnh về mắt như giảm thị lực, bỏng da, ung thư da
Shared by HSEVIET.COM