1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại lưu vực sông

19 4,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 47,89 KB

Nội dung

Chính vì điều đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “bảo vệ môi trường nước – nước tại các lưu vực sông – thực trạng một số con sông cụ thể” để nghiên cứu.. tại các lưu vực sông, nguồn nư

Trang 1

Dẫn nhập

Bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông là một phần của công tác bảo vệ môi trường Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm tại đây đang trở nên đáng báo động Chính vì điều đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “bảo vệ môi trường nước – nước tại các lưu vực sông – thực trạng một số con sông cụ thể” để nghiên cứu

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại phát triển bền vũng của đất nước Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và thời tiết tại các lưu vực sông, nguồn nước rất phong phú.ở nước ta hiện nay nguồn nước tại các lưu vực sông ngày càng ô nhiễm, do nhiều nguyên nhân: tốc độ đô thị hoá nhanh, ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước về môi trường còn lỏng lẻo, tiêu cực…

Việc quy hoạch khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước tại các lưu vực sông phải phù hợp với các nguyên tắc về bảo vệ môi trường trách nhiệm bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ và có trách nhiệm giữa các địa phương trên lưu vực sông Bên cạnh đó cũng cần chủ động hợp tác quốc tế trong công tác khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước quá trình

đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh kéo theo những mặt tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội một trong những tiêu cực đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng trong đó ô nhiễm môi trường nước cụ thể là tại các lưu vực sông đang trở nên đáng báo động

Các con sông đang chết Nguyên nhân do đâu? Mức độ ô nhiễm môi trường cùng với trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước ra sao? Và giải pháp đặt ra cho vấn

đề ô nhiễm tại các con sông như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ cho các bạn một cái nhìn tương đối về công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông Trong đó có các ý kiến bình luận đánh giá của các chuyên gia những nhà làm luật về thực trạng ô nhiễm tại một số lưu vực sông và giải pháp cấp bách cho vấn đề này Cùng với đó là ý kiến bình luận và đánh giá của các thành viên trong nhóm khi nghiên cứu đề tài này

Mục tiêu của đề tài

- Đưa ra các bình luận, đánh giá, phân tích giải thích về vấn đề ô nhiễm tại các lưu vực sông, thực trạng môi trường tại một số lưu vực sông cụ thể, thông qua các quan điểm đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường

- Tìm ra nguyên nhân cho thực trạng nước sông trong thời gian qua ngày càng ô nhiễm trầm trọng và đề xuất và tổng hợp một số kiến nghị để cho các cơ quan ban

Trang 2

ngành liên quan hướng khắc phục và giải quyết thực trạng trên.

Nhiệm vụ của đề tài

Để hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tôi phải có nhiệm vụ:

- Tìm hiểu cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông

- Tìm hiểu quá trình biến đổi môi trường nước, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới đời sống của con người

- Tìm hiểu thực trạng tại một số con sông cụ thể Chúng tôi đi vào nghiên cứu và tìm hiểu 2 hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mức độ và tác hại của nó đối với đời sống xã hội của đất nước nói chung và cộng đồng dân cư ven lưu vực sông nói riêng

- Phân tích ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường nước đối với đời sống, sức khoẻ con người và nền kinh tế, sản xuất

- Từ đó, đề xuất các giải pháp để các cơ quan ban ngành tham khảo

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích, bình luận, đánh giá, khảo sát

- Tổng hợp

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

Môi trường nước tại lưu vực sông, các kênh rạch

• Phạm vi nghiên cứu

Cụ thể là các hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, và các sông nhỏ lân cận

- Phạm vi thời gian: tình hình tại các lưu vực sông 2 năm trở lại đây

- Phạm vi không gian:

Vì những điều kiện chủ quan và khách quan mà nhóm chúng tôi chỉ chỉ thực hiện khảo sát trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Sản phẩm khoa học của đề tài

Đề tài dự kiến sẽ có 3 phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận

Phần nội dung chính gồm 6 mục:

Mục 1: Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại lưu vực sông.

Mục 2: Quá trình biến đổi môi trường nước và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

Trang 3

Mục 3: Thực trạng tại một số con sông cụ thể.

Mục 4: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mức độ và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội.

Mục 5: Các giải pháp kiến nghị để chấn chỉnh thực trạng ô nhiễm, đồng thời đề xuất các giải pháp để các cơ quan ban ngành tham khảo.

Mục 1: Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn cho việc bảo vệ môi trường nước

Theo quy định tại điều 50, Hiến Pháp 1992 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có quyền được sống trong trong môi trường lành mạnh Quyền được sống trong môi trường lành mạnh là quyền được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống được hài hoà với tự nhiên Quyền này được xem như là một nguyên tắc được nhà nước ghi nhận, và phù hợp với nguyên tắc thứ nhất của tuyên bố Stockholm về môi trường và con người và tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển Trong pháp luật môi trường, bảo vệ môi trường phải dựa trên những nguyên tắc quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ Môi trường

Việc bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông là một phần của công tác bảo vệ môi trường Về nguyên tắc, bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung

cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông (khoản 1, Điều 59 Luật Bảo vệ Môi trường) Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang trở nên đáng báo động thực tiễn cho thấy hàng năm ở nước ta xuất hiện nhiều căn bệnh lạ mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là xuất phát từ môi trường sống quá ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm Đời sống kinh tế

xã hội càng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến những hệ luỵ của môi trường sinh thái

Pháp luật về môi trường nước ở nước ta hiện nay còn sơ sài và nhiều kẽ hở từ khâu làm luật đến khâu đưa luật vào thực tiễn đời sống luật Bảo vệ Môi trường tại mục

2, Chương VII quy định về bảo vệ môi trường nước sông Đó là quy định về

nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông, quy định về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông, và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của các cơ quan nhà nước trong việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng khai thác nguồn tài nguyên nước và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường Theo đó

Trang 4

điều 59 Luật Bảo vệ Môi trường quy định việc bảo vệ môi trường ngoài việc bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ môi trường quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ Môi trường còn có các nguyên tắc: (1) Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông; (2)Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại

và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư Luật Tài nguyên nước 1998 được ban hành để tăng cường hiệu lục quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ khai thác sự dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra Theo

đó Luật quy định rất chi tiết việc bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của toàn

xã hội Phải thực hiện một cách đồng bộ từ việc phòng chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước đến việc bảo vệ nước cũng như chất lượng nước từ nước ngầm hay nước thải sinh hoạt, quy định định mức nước thải sinh hoạt thải vào sông kênh rạnh từ nông thôn đến thành thị Việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải tuân theo các quy định của pháp luật môi trường nói chung và pháp luật tài nguyên nước nói riêng Cuối cùng là hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nước và công tác quản lý nhà nước về môi trường nước Về các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn

đề này có các nghị định hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước Đó là các nghị định: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 179/1999/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG

12 NĂM 1999 QUY ĐỊNH VIỆC THI HÀNH LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC, đó

là các quy định cụ thể về Việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, Việc nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước, phí phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ

149/2004/NĐ-CP NGÀY 27/7/2004 QUY ĐỊNH VIỆC CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC theo nghị định thì các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều kiện, trình tự thủ tục, cũng như cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép được quy định cụ thể chi tiết trong nghị định này, NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 67/2003/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6

Trang 5

NĂM 2003 VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI, nghị định này quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đối tượng chịu phí, các trường hợp không thu phí, mức phí và cơ quan

có trách nhiệm thu phí và NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 117/2009/NĐ-CP

VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VựC BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG, trong nghị định này quy định về Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục

hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi

có các hành vi quy định tại điều 10 và điều 14 về gây ô nhiễm nước, hoặc xả nước thải độc hại ra môi trường thì mức phạt cao nhất là 500.000.000đ, ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung, và áp dụng các biện pháp khắc phục

Trên đây là các văn bản pháp luật có nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng

Về mặt lý luận và thực tiễn

Chủ đề về ô nhiễm môi trường luôn là chủ đề nóng trên các diễn đàn Báo chí cũng

đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này Do đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng Đây là thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nước, đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước một cách phù hợp Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước khác Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt Những vấn đề nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng tác động đến tài nguyên nước Việt Nam, làm gia tăng thách thức vốn đã rất nghiêm trọng… Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa Không

Trang 6

chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân (Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3 nước thải Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao Ở TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra

môi trường mỗi ngày là 400.000m3 Một số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng

Trên thực tế, tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650m3 nước/năm trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3 Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3/người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm) Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác

và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này Trung Quốc đang xây dựng hàng chục hồ chứa lớn trên sông Mê Kông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn, Campuchia dự kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…) Theo các nhà khoa học, trong thời gian tới, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm tăng mạnh nhu cầu dùng nước và tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và nước dùng cho sản xuất, đồng thời tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang và sẽ tác động không nhỏ đến tài nguyên nước Khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai, do đó cần có các giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước kịp thời

Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc Vấn

đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc

Trang 7

gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử

lý Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường

độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở

hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, và nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt gia đình Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn Người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa

Phát triển kinh tế không đi đôi với việc bảo vệ môi trường, kết quả tất nhiên là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày càng tăng Tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và đã đến giai đoạn báo động Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường cũng đã kêu gọi địa phương cứu lấy các con sông trước khi quá muộn, đừng biến các con sông thành mồ chôn chính chúng ta Tương lai là những dòng sông Việt Nam sẽ trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể chấp nhận thêm nguồn nước thải thêm nữa Chúng ta không còn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nếu không nói

là đã muộn Những việc cấp bách cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được lên

kế hoạch và khẩn trương triển khai ngay lập tức

Mục 2: Quá trình biến đổi môi trường nước, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước.

Nước bị ô nhiễm vừa có nguồn gốc tự nhiên và vừa có nguồn gốc nhân tạo Ô nhiễm tự nhiên có thể do mưa bão, lụt lội, ngập úng, núi lửa, xói mòn… Khi mưa bão kéo dài có thể kéo theo các chất cặn bã các loại vi khuẩn vi rút, khuấy động các chất dơ tại các hệ thống kênh mương, rạch… Nguồn nước do đó mà ô nhiễm phần nào Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước Mà nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước đó là sự ô nhiễm nhân tạo

Ô nhiễm nhân tạo có thể bắt nguồn từ các hoạt động sống của con người như: từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, từ y tế Trong các hoạt động sống hàng ngày, con người thải ra môi trường một lượng nước thải nhất định Ở nông thôn lượng nước thải không nhiều và cũng không gây

ô nhiễm quá mức Ở đô thị, nhất là các thành phố lớn, tình trạng này trầm trọng hơn Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được

Trang 8

xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước Do đó

bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường Nước thải không được

xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật

và cây cỏ không thể tồn tại Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm cũng gây ô nhiễm Tại các khu đô thị ở các thành phố lớn, trung bình mỗi ngày thải ra 100.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, nước thải chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản nhưng không qua xử lý hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, tính đến hết năm 2009 cả nước đã có 249 Khu Công Nghiệp được thành lập, trong đó có 162 Khu Công Nghiệp đã đi vào hoạt động Các Khu Công Nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Địa phương có nhiều Khu Công Nghiệp nhất là Đồng Nai với 28 Khu Công Nghiệp, kế đến là Bình Dương có 27 Khu Công Nghiệp và TP Hồ Chí Minh có 14 Khu Công Nghiệp Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ có thêm 106 Khu Công Nghiệp được thành lập mới và mở rộng 26 Khu Công Nghiệp Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường từ các các loại chất thải của Khu Công Nghiệp được báo động từ lâu nhưng những quy định

về nước thải, khí thải và xử lý chất thải rắn vẫn chưa được thực hiện và thực thi hiệu quả Hiện nay chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải

và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường Còn từ hoạt động y

tế, nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm,

Trang 9

từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong Bệnh Viện Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm Đặc tính của nước thải Bệnh Viện: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của Bệnh Viện cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải Bệnh Viện Điểm đặc thù của nước thải Bệnh Viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những Bệnh Viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các Bệnh Viện khác Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường nước Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người

và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu

mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh Hàm lượng

vi sinh cao gấp 100 - 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân

Mục 3: Thực trạng tại một số lưu sông cụ thể.

Ở mục này chúng tôi chỉ khảo sát hệ thống lưu vực sông sông tại khu vực Đông Nam Bộ Đó là hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn Lưu vực là một vùng tập trung

Trang 10

phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước Đặc biệt trên hệ thống sông này có 4 địa phương là Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và

là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm hơn 54% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Nói lên điều này để thấy rõ tầm vóc và vị trí của các tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, sự nở rộ của nhiều đô thị và nhiều vấn đề khác đã kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường, đáng ngại nhất là sự ô nhiễm trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai hiện nay đang ở giai đoạn báo động Hàng ngày lưu vực này tiếp nhận khoảng gần 500 ngàn m3/ngày nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 50 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong thành phố Hồ Chí Minh Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 1 triệu m3/ngày Gây ra sự ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai là do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết phải nói nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua

xử lý xả đại ra sông đã mang theo nhiều hóa chất độc hại từ các ngành công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy, chế biến thủy hải sản, sản xuất phân bón Hiện tại, trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có hơn 70 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng vấn đề bảo đảm môi trường đối với khu công nghiệp đang là điều mà các nhà quản lý lo ngại Theo thống kê của bộ Xây dựng, chỉ có một nửa trong số các khu công nghiệp, khu chế xuất có trạm xử lý nước thải, trong đó thực chất chỉ 30% trạm hoạt động

Ngoài ra, lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có đến 75 khu bãi rác thải, hàng ngàn khu chăn nuôi Hầu hết rác thải ở các tỉnh chưa có hệ thống xử lý và chủ yếu chôn lấp là chính, sự chôn lấp không bảo đảm kỹ thuật làm cho các chất độc hại ngấm vào nước ngầm, hay hòa lẫn cùng nước mưa chảy ra sông suối hòa cùng các chất hóa học từ thuốc trừ sâu, phân bón từ sản xuất nông nghiệp mà cây trồng hấp thu chưa hết đổ ra sông Thêm vào đó, lưu vực nầy hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng nầy bị tàn phá kinh khủng Tại lưu vực này có 4 khu vực bị ô nhiễm trầm trọng Ðó là:

1 – Ðoạn sông Ðồng Nai từ cầu Hòa An đến cầu Ðồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước chính cho cư dân Sài Gòn

2 - Ðoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 10 khu chế xuất,

3 - Ðoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Ðài Loan đến cảng Phú Mỹ

Ngày đăng: 30/01/2016, 14:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w