1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trắc nghiệm Bệnh động vật kí sinh

11 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76 KB

Nội dung

Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh, khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ Hội chứng ấu trùng di chuyển larva migrans gây ra do

Trang 1

Bệnh động vật ký sinh là:

@A Những bệnh và những hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật có xương sống và người

B Những bệnh ký sinh trùng lây từ động vật có xương sống sang người và ngược lại

C Những bệnh và hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật có vú

và người

D Những bệnh và hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật nuôi gần người và người

E Những bệnh và hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật hoang dã và người

Quá trình ký sinh trùng di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác tuỳ thuộc:

A Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh

B Yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh

C Khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ

D Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh

@E Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh, khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ

Hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migrans) gây ra do:

@A Ấu trùng giun có tính năng động cao

B Ấu trùng giun sán nói chung

C Ấu trùng sán dây

D Ấu trùng sán lá

E Ấu trùng giun không hoặc ít có tính năng động

Bệnh động vật ký sinh gặp ở những người làm nghề nghiệp nào sau đây:

A Buôn bán

@B Nuôi thú

C Nuôi gia cầm

D Nuôi cá

E Nuôi tôm, cua

Hội chứng ấu trùng chu du ở da của người do loại ký sinh trùng nào sau đây gây ra:

@A Giun móc chó mèo

B Giun lươn chó mèo

C Giun móc người

D Giun đũa người

E Giun đũa chó

Trong hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo, người bị nhiễm bệnh do:

A Ăn rau sống có chứa trứng giun

B Uống nước chưa đun sôi có ấu trùng giun

@C Tiếp xúc với đất nhiễm phân chó mèo có chứa trứng

D Ăn phải bọ chét ký sinh trên chó mèo

E Do bồng bế, hôn hít chó mèo

Về mặt dịch tể học bệnh do ấu trùng giun móc chó mèo thường gặp ở:

A Châu Phi

B Châu Âu

C Châu Úc

D Châu Á

@E Châu Phi, Đông Nam Á

Trang 2

Hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo hay gặp ở đối tượng nào sau đây:

A Trẻ nhỏ hay chơi nơi đất cát ẩm

B Người làm nghề bác sĩ thú y

C Công nhân lâm trường

D Người làm công tác xét nghiệm tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng

@E Người tiếp xúc nhiều với đất: nông dân, trẻ nhỏ chơi với đất cát

Đặc điểm triệu chứng bệnh do ấu trùng giun móc chó mèo:

@A Chổ xâm nhập có vết sẩn đỏ ngứa, vài giờ hoặc 2 - 3 ngày sau xuất hiện đường

gồ ngoằn ngoèo, ngứa, bệnh tự lành sau vài tuần đến vài tháng

B Chổ xâm nhập có nốt ngứa, sau đó nổi u cục đỏ, lở loét chảy nhiều mủ, bệnh tự lành sau 2 tuần

C Chổ xâm nhập chảy máu, sau đó thành u cục loét, bệnh tự lành

D Chổ xâm nhập không có thương tổn gì rõ rệt chỉ hơi ngứa, sau đó tự hết

E Chổ xâm hập có nốt sần ngứa, sau 2 - 3 ngày xuất hiện đường gồ ngoằn ngoèo, ngứa Bệnh không lành nếu không điều trị đặc hiệu

Hiện tượng viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo thường gặp nhất ở:

A Bàn tay

B Bàn chân

C Đầu gối

D Mông

@E Bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với đất

Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun móc chó mèo chủ yếu dựa vào:

A Lâm sàng và xét nghiệm phân

B Dịch tể có tiếp xúc với đất cát ô nhiễm phân chó mèo

@C Hình ảnh lâm sàng, dịch tể và đáp ứng tốt với điều trị để củng cố chẩn đoán

D Lâm sàng, dịch tể và xét nghiệm bạch cầu toan tính tăng

E Lâm sàng, dịch tể và xét nghiệm phân tìm trứng

Thuốc điều trị bệnhấu trùng giun móc chó mèo:

A Metronidazole

B Mebendazole

@C Thiabendazole

D Hexachloro cyclohexan (HCH)

E Thuốc kháng histamin tại chổ

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng do giun đũa của:

A Chó, mèo, trâu, bò

@B Chó, mèo, heo, ngựa

C Chó, mèo, gà, vịt

D Trâu, bò, heo, ngựa

E Trâu, bò, gà, vịt

Giun đũa chó mèo (Toxocara) khi lạc vào cơ thể người tồn tại dưới dạng:

A Con trưởng thành sống ở ruột non

B Con trưởng thành sống ở ruột già

C Con trưởng thành sống ở phổi

@D Nang chứa ấu trùng ở hệ thần kinh trung ương

E Nang chứa ấu trùng ở dưới da

Trong cơ thể người, ấu trùng giun đũa chó mèo có thể ký sinh ở:

A Não, gan

Trang 3

B Mắt, tim

C Lòng ruột non

@D Não, gan, mắt, tim

E Đại tràng và gan

Giun đũa chó trưởng thành (Toxocara canis) sống ở ruột non của chó:

@A Dưới 6 tháng tuổi

B 6 - 9 tháng tuổi

C 9 - 12 tháng tuổi

D 12 - 24 tháng tuổi

E Trên 24 tháng tuổi

Hội chứng ấu trùng chu du ở nội tạng do giun đũa chó mèo (Toxocara) thường gặp ở

độ tuổi nào sau đây:

@A Dưới 1 tuổi

B 1 - 4 tuổi

C 5 - 9 tuổi

D 10 - 15 tuổi

E Trên 15 tuổi

Triệu chứng của bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở trẻ em:

A Sốt cao, ăn uống kém, rối loạn tiêu hoá, đau cơ và khớp, ho khạc đờm, nổi mề đay, gan to

@B Sốt nhẹ, ăn uống kém, rối loạn tiêu hoá, đau cơ và khớp, ho khạc đờm, nổi mề đay, gan to

C Sốt dao động, tiêu chảy, ho, nổi mề đay, gan teo

D Sốt cao, đau cơ và khớp, lên cơn hen, gan teo

E Không sốt, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, gan teo

Ấu trùng giun đũa chó mèo ký sinh ở gan có biểu hiện triệu chứng:

@A Gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau

B Gan to, mềm, bề mặt không đều, không đau

C Gan to, sờ nhẵn, rung gan (+)

D Gan teo nhỏ, không đau

E Gan teo nhỏ, rung gan (+)

Trong hội chứng ấu trùng giun đũa chó mèo, bạch cầu toan tính tăng:

A 20 - 30%

B 31 - 40%

C 41 - 49%

@D 50 - 80%

E Trên 80%

Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bạch cầu toan tính tăng trong các thể bệnh trừ thể bệnh ở:

A Não

@B Mắt

C Phổi

D Gan

E Tim

Chẩn đoán ấu trùng giun đũa chó mèo dựa vào:

A Lâm sàng và xét nghiệm máu

@B Sinh thiết và các phản ứng miễn dịch

Trang 4

C Soi phân tìm trứng

D Chụp cắt lớp toàn cơ thể

E Siêu âm bụng

Thiabendazole dùng điều trị bệnh ấu trùng ấu trùng giun đũa chó mèo cho kết quả:

A Bệnh khỏi hoàn toàn sau 3 tuần

B Bệnh khỏi hoàn toàn sau 3 tháng

@C Các triệu chứng lâm sàng giảm 50% các trường hợp sau 3 tuần

D Các triệu chứng lâm sàng giảm 10% các trường hợp sau 3 tuần

E Bệnh hoàn toàn không giảm sau 3 tuần điều trị

Phòng bệnh giun sán từ chó sang người:

A Không ăn rau sống, uống nước đun sôi

B Cấm thả chó ở công viên, bãi cát

C Định kỳ xổ giun cho chó

D Cấm thả chó ở công viên, bãi cát ; định kỳ xổ giun cho người

@E Cấm thả chó ở công viên, bãi cát; đ ịnh kỳ xổ giun cho chó

Gnasthostoma spinigerum là loại giun ký sinh ở vị trí cơ thể nào của chó mèo:

@A Vách dạ dày

B Ruột non

C Ruột già

D Gan

E Phổi

Bệnh do Gnasthostoma spinigerum ở người biểu hiện:

A Bệnh cảnh do ấu trùng di chuyển dưới da

B Bệnh cảnh do ấu trùng di chuyển nội tạng

C Bệnh cảnh do giun trưởng thành sống ở vách dạ dày

D Bệnh cảnh do ấu trùng di chuyển dưới da và giun trưởng thành sống ở vách dạ dày

@E Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non di chuyển dưới da và trong các cơ quan nội tạng

Vật chủ phụ thứ nhất của Gnasthostoma spinigerum là:

@A Cyclops

B Bọ gậy Anopheles

C Bọ gậy Culex

D Bọ gậy Aedes

E Bọ gậy Monsonia

Vật chủ phụ thứ hai của Gnasthostoma spinigerum là:

A Cyclops

@B Ếch, cá, lươn, rắn

C Chó, mèo, lợn

D Người

E Trâu, bò, ngựa

Người bị nhiễm ấu trùng Gnasthostoma spinigerum do:

A Ăn rau sống

B Uống nước chưa đun sôi

@C Ăn cá, ếch,lươn chưa nấu chín

D Ăn thịt bò tái

E Ăn thịt lợn chưa nấu chín

Các triệu chứng dầu tiên khi nhiễm ấu trùng Gnasthostoma spinigerum là:

Trang 5

@A Buồn nôn, đau thượng vị hoặc hạ sườn phải, sốt

B Táo bón, sốt

C Tiêu chảy, sốt

D Đau đầu dữ dội, nôn mữa, sốt

E Ho khạc đàm lẫn máu, sốt

Gnasthostoma spinigerum gây thương tổn ở vị trí nào sau đây ở người:

A Vách dạ dày

B Dưới da

C Cơ quan nội tạng: gan, phổi, não, mắt

D Vách dạ dày, cơ quan nội tạng

@E Dưới da, cơ quan nội tạng

Thuốc dùng để điều trị ấu trùng Gnasthostoma là:

A Albendazole

B Praziquatel

C Piperazin

@D Diethylcarbamazine (D.E.C)

E Metronidazole

Angiostrongylus cantonensis là:

A Giun ký sinh ở người

B Sán ký sinh ở người

@C Giun ký sinh ở chuột

D Sán ký sinh ở chuột

E Sán lá đơn tính ký sinh ở người hoặc chuột

Angiostrongylus cantonensis trưởng thành sống ở vị trí cơ thể nào sau đây của chuột:

A Vách phế nang

@B Động mạch phổi

C Tĩnh mạch phổi

D Khí - phế quản

E Khoang màng phổi

Vật chủ phụ của giun Angiostrongylus cantonensis là:

A Cá

@B Ốc, tôm, cua

C Chuột

D Cyclops

E Lươn

Người bị nhiễm ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis do:

A Ăn ốc sống

B Ăn rau sống có ấu trùng giun

C Ăn tôm, cua sống

D Ăn gỏi cá giếc

@E Ăn tôm cua sống, ăn rau sống có ấu trùng giun

Người nhiễm ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis biểu hiện bệnh:

@A Viêm màng não - não

B Viêm gan

C Viêm phổi

D Viêm ruột non

E Viêm da

Trang 6

Xét nghiệm dịch não tuỷ trong bệnh do Angiostrongylus cantonensis ở người thấy:

@A Dịch não tuỷ trong, albumin tăng 400-500 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu toan tính, hiếm khi thấy giun non

B Dịch não tuỷ trong, albumin tăng 400-500 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu toan tính, luôn có giun non

C Dịch não tuỷ trong, Globulin tăng, 200-300 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu đa nhân trung tính, có trứng giun

D Dịch não tuỷ đục, Globulin tăng, bạch cầu lympho chiếm 40-50%, hiếm khi thấy giun non

E Dịch não tuỷ đục, Albumin giảm, 400-500 hồng cầu/mm3, hiếm khi thấy giun non Chẩn đoán bệnh do Angiostrongylus cantonensis:

A Lâm sàng

B Chọc dò xét nghiệm dịch não tuỷ

C Phản ứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu,phảnứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu

D Siêu âm bụng

@E Chọc dò xét nghiệm dịch não tuỷ, phảnứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu Thuốc điều trị bệnh viêm màng não - não do Angiostrongylus:

A Thiabendazole

B Diethylcarbamazin

@C Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng trong một số trường hợp

D Kháng sinh phổ rộng, liều cao

E Kháng sinh phổ rộng, liều cao kết hợp với các thuốc điều trị giun sán

Con trưởng thành của các loại giun họ Anisakinae ký sinh ở:

A Ruột non người

B Dạ dày người

@C Dạ dày các động vật hữu nhũ biển (cá voi, cá heó, cá nhà táng ) và loài chân màng (sư tử biển, hải cẩu, hải mã )

D Dạ dày chim

E Dạ dày chó, mèo

Vật chủ phụ thứ nhất của các loại giun họ Anisakinae là:

A Cá biển

@B Giáp xác biển

C Sư tử biển

D Hải cẩu

E Hải mã

Vật chủ phụ thứ hai của các loại giun họ Anisakinae là:

A Cá thu, cá mòi

B Mực, bạch tuộc

C Giáp xác biển

@D Cá thu, cá mòi, mực , bạch tuộc

E Cá biển

Người bị nhiễm ấu trùng của Anisakinae do ăn loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:

@A Cá mòi, cá thu, mực

B Cá giếc, cá trê

C Tôm, cua biển

Trang 7

D Cá voi

E Cá heo

Ấu trùng của Anisakinae tạo nên những hạt bạch cầu toan tính ở:

A Phổi

B Não

@C Ống tiêu hoá

D Da

E Thận

Chẩn đoán bệnh ấu trùng Anisakinae dựa vào:

A Bệnh cảnh lâm sàng

@B Nội soi kết hợp sinh thiết ống tiêu hoá tìm ấu trùng

C Xét nghiệm máu: bạch cầu toan tính tăng

D Chẩn đoán huyết thanh luôn cho kết quả tốt nhất

E Xét nghiệm phân tìm trứng

Điều trị bệnh ấu trùng Anisakinae:

@A Cắt bỏ u hạt có ký sinh trùng

B Thuốc điều trị đặc hiệu là Thiabendazole

C Thuốc điều trị đặc hiệu là các thuốc điều trị ung thư

D Thuốc điều trị đặc hiệu là Diethylcarbamazin

E Thuốc điều trị đặc hiệu là Piperazin

Ấu trùng Anisakinae chết ở điều kiện nào sau đây:

A Muối cá

@B Nấu chín cá hoặc đông lạnh -200C trong 24 giờ

C Hun khói cá

D Đông lạnh cá ở -20C trong 24 giờ

E Nấu chín cá hoặc đông lạnh -200C trong 24 giờ hoặc muối cá Vật chủ chính của sán dây Echinococcus granulosus là:

A Trâu

B Bò

@C Chó

D Cừu

E Dê

Vật chủ phụ của sán dây Echinococcus granulosus là:

A Chó

B Mèo

C Chồn

@D Động vật ăn cỏ

E Hổ

Về mặt hình thể của Echinococcus granulosus giống với trứng của:

A Giun móc chó (Ancylostoma caninum)

B Giun đũa chó (Toxocara canis)

C Giun đũa người (Ascaris lumbricoides)

D Giun tóc người (Trichuris trichiura)

@E Sán dây người (Toenia)

Người là vật chủ gì của sán dây Echinococcus granulosus:

A Chính

Trang 8

@B Phụ

C Vĩnh viễn

D Tạm thời

E Chính và phụ tuỳ theo giai đoạn phát triển

Sán Echinococcus trưởng thành sống ở cơ quan nào sau đây của chó:

@A Ruột non

B Ruột già

C Gan

D Phổi

E Não

Người nhiễm trứng của sán dây Echinococcus granulosus do:

A Ăn thịt chó

@B Ăn rau sống có trứng sán

C Ăn thịt bò tái

D Ăn thịt dê tái

E Ăn gỏi cá giếc

Trong cơ thể vật chủ phụ nang sán Echinococcus granulosus tìm thấy những cơ quan sau:

A Dưới da

B Dạ dày

@C Phổi, gan, lách, não, thận

D Hồi manh tràng

E Trực tràng

Chó nhiễm sán Echinococcus granulosus do:

A Nuốt trứng có sán trong thức ăn

B Nuốt trứng sán có trong phân người

@C Ăn phổi của trâu bò có nang sán

D Uống nước ở ao, hồ có ấu trùng sán

E Ấu trùng sán xâm nhập qua da

Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Echinococcus granulosus ở người biểu hiện:

A Đau vùng gan, vàng da

B Động kinh, tăng áp lực nội sọ

C Ho ra máu, đau ngực

D Đau lưng tiểu ra máu

@E Triệu chứng bệnh tuỳ thuộc vào nơi ký sinh của nang sán: gan, não, phổi, thận, lách, xương

Nang sán Echinococcus granulosus tăng trưởng đủ độ có kích thước:

A 0,1 - 0,5 cm

B 0,6 - 1,0 cm

@C 1,0 - 20 cm

D 21 - 30 cm

E 31 - 40 cm

Để chẩn đoán bệnh do Echinococcus granulosus dựa vào:

A Hình ảnh siêu âm

B Hình ảnh XQ

C Chọc hút nang sán

Trang 9

@D Phản ứng ELISA

E Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng

Bệnh Sparganum do ký sinh trùng nào sau đây gây bệnh:

A Toxocara canis

B Echinococcus

C Diphyllobothrium latum

@D Spirometra mansoni

E Toenia solium

Spirometra mansoni là loại sán dây ký sinh ở:

@A Chó, mèo

B Trâu, bò

C Ngựa

D Cừu, dê

E Hổ, báo

Vật chủ phụ của Spirometra mansoni là:

A Cá

B Trâu, bò

@C Ếch, nhái

D Chó, mèo

E Cừu, ngựa

Người nhiễm sán dây Spirometra mansoni do:

@A Đắp thịt ếch lên mắt chữa viêm kết mạc

B Ăn gỏi cá giếc

C Uống nước có ấu trùng sán

D Nuốt trứng sán qua thức ăn

E Ăn thịt bò tái

Bệnh do Sparganum gặp ở vị trị nào ở người:

A Mắt

B Dưới da

C Mô dưới màng phổi, phúc mạc bàng quang

D Xương

@E Mắt, dưới da, mô dưới màng phổi, phúc mạc bàng quang

Bệnh viêm da do sán máng do loài sán máng nào sau đây gây ra:

@A Sán máng của gia cầm và loài gặm nhấm

B Sán máng người

C Sán máng chó mèo

D Sán máng trâu bò

E Sán máng chuột

Trichobilhazia spp là loài sán máng ký sinh ở tĩnh mạch mạc treo ruột của:

A Vịt và chim nước mặn

@B Vịt và chim nước ngọt

C Vịt và gà

D Trâu, bò

E Ngựa, cừu

Microbillharzia spp là loài sán máng ký sinh ở:

@A Vịt và chim nước mặn

Trang 10

B Vịt và chim nước ngọt

C Vịt và gà

D Trâu, bò

E Ngựa, cừu

Schistosomatium spp là loại sán máng ký sinh ở:

A Người

B Trâu

@C Chuột

D Chim

E Vịt

Người bị viêm da do sán máng do:

A Uống nước có ấu trùng lông

@B Tiếp xúc với nước (tắm sông, tắm biển, làm ruộng ) có ấu trùng lông

C Ăn thịt vịt và chim nước ngọt

D Ăn thịt vịt và chim nước mặn

E Ăn thịt chuột

Triệu chứng viêm da do sán máng:

A Ngứa dữ dội

B Nỗi sẩn đỏ

C Chảy máu kéo dài

D Ngứa và viêm mủ kéo dài

@E Ngứa dữ dội và nổi sẩn đỏ

Vật chủ trung gian của sán máng Trichobilhazia là:

A Cá giếc

B Cyclops

@C Ốc Radixovata

D Ếch nhái

E Tôm cua

Tiến triển của bệnh viêm da do sán máng:

A Bệnh ngứa kéo dài, không lành nếu không điều trị thuốc đặc hiệu

B Chảy mủ kéo dài, lành nếu dùng kháng sinh liều cao, phổ rộng

C Nổi nhiều sẩn lan khắp cơ thể và vỡ mủ

@D Các sẩn ngứa tự lặn sau 1 tuần

E Bệnh trị khỏi sau 24 giờ

Thuốc điều trị viêm da do sán máng:

A Metronidazole

B Albendazole

C Praziquantel

D Thiabendazole

@E Không có thuốc đặc hiệu

Phòng bệnh viêm da do sán máng:

A Diệt ốc

B Bôi dầu rái cá lên da trước khi tiếp xúc với nước

C Uống thuốc đặc hiệu

@D Diệt ốc, bôi dầu rái cá lên da trước khi tiếp xúc với nước

Ngày đăng: 12/02/2017, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w