1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trắc nghiệm Giun móc

3 4K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

Khả năng gây tiêu hao máu ký chủ của mỗi giun trong một ngày: @A.. Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập.. Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu.. Ấu tr

Trang 1

Bệnh phẩm xét nghiệm xác định giun móc:

@A Phân

B Máu

C X quang phổi

D Nước tiểu

E Đàm

Khả năng gây tiêu hao máu ký chủ của mỗi giun trong một ngày:

@A Giun móc nhiều hơn giun mỏ

B Giun móc ít hơn giun mỏ

C Giun móc bằng như giun mỏ

D Giun móc: 0,02ml/con/ngày

E Giun mỏ 0,2ml/con/ngày

Người là ký chủ vĩnh viễn của:

@A Ancylostoma duodenale và Necator americanus

B Ancylostoma braziliense và Necator americanus

C Ancylostoma caninum và Necator americanus

D Ancylostoma braziliense và A duodenale

E Ancylostoma braziliense và Ancylostoma caninum

Điều kiện thuận lợi để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh:

A Môi trường nước như ao hồ

@B Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm

C Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C

D Bóng râm mát

E Vùng nhiều mưa

Yếu tố dịch tễ thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc:

A Không có công trình vệ sinh hiện đại

@B Thói quen đi chân đất của người dân

C Tỷ lệ nhiễm giun tóc cao

D Vùng đất sét cứng

E Thói quen ăn uống

Ở Việt Nam, vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao thường là:

A Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu, ao cá

@B Nông trường mía, cao su

C Các thành phố, đô thị

D Cư dân sống vùng sông nước

E Tỷ lệ nhiễm cao ở ở tất cả các tỉnh thành

Trình tự biểu hiện lâm sàng tương ứng với giai đoạn phát triển của giun móc:

@A Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu

B Ấu trùng xâm nhập qua da không biểu hiện lâm sàng vì quá nhỏ Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu

C Ấu trùng xâm nhập qua da không biểu hiện lâm sàng vì quá nhỏ Ấu trùng lên phổi không có triệu chứng lâm sàng vì quá ít Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu

D Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler Giun ở ruột gây tắc ruột

E Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập Ấu trùng lên tim gây suy tim Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu

Trang 2

Ấu trùng thực quản phình của giun móc được hình thành.

A Ở ruột non từ trứng do giun cái đẻ trong ruột

B Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non

@C Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh

D Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào

E Từ ấu trừng thực quản hình ống ở ngoại cảnh

Kết quả xét nghiệm soi phân tươi trả lời: "Tìm thấy ấu trùng I của giun móc", kết quả này :

A Không chấp nhận vì không bao giờ thấy ấu trừng giun móc trong bệnh phẩm soi tươi

@B Có thể chấp nhận nếu phân đã để trên 24 giờ mới xét nghiệm và xét nghiệm viên rất có kinh nghiệm

C Đúng vì ấu trùng I giun móc bình thường được hình thành ở ruột non

D Sai vì ấu trùng I giun móc chỉ lưu thông trong máu ký chủ

E Đúng vì trong khi thực tập có quan sát thấy ấu trùng I trong tiêu bản phân

Tác hại nghiêm trọng của bệnh giun móc nặng và kéo dài:

@A Thiếu máu nhược sắc

B Thiếu máu ưu sắc

C Viêm tá tràng đưa đến loét tá tràng

D Viêm tá tràng đưa đến ung thư tá tràng

E Suy tim không thể bồi hoàn

Suy tim trong bệnh giun móc nặng có tính chất

A Bệnh lý thực thể của tim, có khả năng bồi hoàn

B Bệnh lý thực thể của tim, không có khả năng bồi hoàn

@C Bệnh lý cơ năng của tim, có khả năng bồi hoàn

D Bệnh lý cơ năng của tim, không có khả năng bồi hoàn

E Bệnh tim bẩm sinh phát triển khi nhiễm giun

Giun móc/mỏ trưởng thành ký sinh ở:

A Ở manh tràng

@B Ở tá tràng

C Đường bạch huyết

D Đường mật

E Hệ tuần hoàn

Người có thể bị nhiễm giun móc/mỏ do:

A Muổi đốt

B Ăn phải trứng giun

C Mút tay

@D Đi chân đất

E Ăn cá gỏi

Thức ăn của giun móc/mỏ trong cơ thể là:

@A Máu

B Dịch mật

C Dịch bạch huyết

D Sinh chất ở ruột

E Protein

Trong điều trị bệnh giun móc/mỏ có thể dùng:

A DEC

B Quinin

Trang 3

@C Mebendazole

D Metronidazole

E Piperazine

Mỗi con giun móc mỗi ngày hút một lượng máu là:

@A 0,2ml

B 0,02ml

C 2ml

D 0,002ml

E 0,12ml

Chu kỳ của giun móc thuộc kiểu chu kỳ:

@A Đơn giản

B Phức tạp

C Cần có vật chủ trung gian

D Không cần giai đoạn ngoại cảnh

E Giai đoạn ngoại cảnh giống chu kỳ giun đũa

Nêu thứ tự cơ quan nội tạng của người mà ấu trùng giun móc đi qua:

A Gan, Tim, Phổi

B Tim, Gan, Phổi, Hầu

C Ruột, Tim, Phổi

D Gan, Tim, Phổi, Hầu

@E Tim, Phổi, Ruột

Thiếu máu ở bệnh nhân nhiễm giun móc chủ yếu là do:

@A Giun móc hút máu

B Giun móc làm chảy máu do chất chống đông

C Do độc tố giun móc

D Do giun lấy dưỡng chất

E Do ức chế tuỷ xương

Khả năng gây tiêu hao máu ký chủ của mỗi giun trong ngày:

@A Giun móc: 0,2ml máu/con/ngày nhiều hơn giun mỏ: 0,02ml máu/con/ngày

B Giun móc ít hơn giun mỏ

C Giun móc bằng như giun mỏ

D Chỉ có giun móc gây tiêu hao máu

E Chỉ có giun mỏ gây tiêu hao máu

Nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn:

@A Công nhân hầm mỏ và nông dân trồng lúa ruộng khô

B Ngư dân đánh cá

C Nông dân trồng lúa nước

D Người làm nghề trông hoa cây cảnh

E Bác sĩ thú y

Ngày đăng: 12/02/2017, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w