1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thời bao cấp với những khó khăn về kinh tế

17 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,55 MB
File đính kèm Kinh Tế Thời Bao Cấp.rar (16 MB)

Nội dung

Đây là bài viết mô tả tổng quan về thời bao cấp. Xem để hiểu ngày xưa ông bà cha mẹ ta đã phải sống như thế nào. Thời bao cấp với những khó khăn về kinh tế, nạn quan liêu… đã qua đi khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Nhìn lại thời kỳ này bằng cặp mắt hóm hỉnh, những người viết đã thể hiện một tâm trạng lạc quan, để ghi lại những kỷ niệm, hình ảnh mà lớp trẻ thế hệ 8X không thể nào hình dung được

Trang 1

- Thời bao cấp với những khó khăn về kinh tế, nạn quan liêu… đã qua đi khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới Nhìn lại thời kỳ này bằng căăp mắt hóm hỉnh, những người viết đã thể hiêăn môăt tâm trạng lạc quan, để ghi lại những kỷ niêăm, hình ảnh mà lớp trẻ thế hêă 8X không thể nào hình dung được!

Tại sao để râu?

Thời bao cấp, không chỉ ở hâău phương mà ở chiến trường cũng bao cấp Lính tráng như tụi tôi mỗi tháng được 5 đồng Côăng nửa năm bằng 6 tháng là 30 đồng Tôi không hút thuốc lá, thuốc lào nên chỉ lấy khăn măăt, kem đánh răng, nửa cân đường, hôăp sữa Vỏn vẹn tính hết có 5 đồng Còn 25 đồng, quản lý chẳng biết phân gì Cuối cùng đành phải bắt lấy thuốc lào, thuốc lá cho hết Xong đem cho, hoăăc mời anh em khác Hàng thiếu, tiền dư được ghi nợ để đấy

Năm 1970, tôi nhớ, dao cạo râu hiếm lắm, nên chỉ phần cho cán bôă trung đôăi trở lên Có câău tên Cường, nhà ở phố Lò Đúc (Hà Nôăi), tuy mới 18 tuổi nhưng lại khổ vì… râu quai nón! Môăt hôm, bị cán bôă gọi lên đại đôăi phê bình vì để râu lởm chởm, anh nói lý do không vì tiêu cực gì cả, mà chỉ vì không được phân dao cạo Ông đại đôăi trưởng bấy giờ mới hiểu ra cười khà khà, chỉ thị quản lý “đăăc cách” phân dao cạo cho anh

Của hiếm

Ngày ấy, nước tiểu được dùng để bón rau, nên đến nỗi tôi đi đâu mà trót… mót tiểu cũng chạy bằng được về nhà để xả ra châău sành Sau đó pha nước lã để “bồi dưỡng” cho luống rau ở vườn

Nhưng đâu phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái Có hôm, bà tôi trót đi quá xa… “căn cứ địa”, đôăt nhiên… mót, tình thế cấp bách không thể “mã hồi” bảo toàn chiến lợi phẩm được Nhưng trí thông minh của bà có thừa Bà nhăăt ngay môăt cục đất to, trông trước ngó sau và âm thầm lăăng lẽ… tè vào đó Xong, cất cục đất quý đó vào bị, sau buổi chợ, bà mang về nhà, đâăp vụn ra “bồi dưỡng” cho luống rau xanh màu… hi vọng

Xe con cơ quan

Ngành quan trọng của tỉnh mới được phân xe con trước, lâu lắm mới đến ngành khác Có xe con, thủ trưởng, nhân viên phấn khởi tưng bừng Xe về, đâău ở sân hôăi trường, ai nấy đến xem, sờ mó, ngó nghiêng, cười rạng rỡ Nhưng thường là xe cũ Đi mấy bữa mới biết nhau Thôi thì lốp mòn, bạt rách, kính vỡ, máy hỏng Nhất nhất mọi thứ phải lâăp dự trù xin Ủy ban Kế hoạch tỉnh Xăng quý như vàng lỏng Anh nào muốn xin tí cho vào bâăt lửa phải dấm dúi đưa cái lọ con nói khó để tài xế lấy trôăm cho

Đường xấu, xe kém Xe Bắc Kinh thì xóc, nẩy bần bâăt, được mêănh danh là xe “Lắc Kinh” Xe

“Rumani vừa đi vừa đẩy”, xe “gát đồng nát đường dài”… mỗi xe gắn với môăt tên riêng Têă hại nhất là chiếc xe nào cũ nát quá, bạt rách bươm, cửa chằng dây thép, được gắn cho cái tên

“chuồng gà di đôăng”

Mua đồ gia dụng.

Trang 4

Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.

Trang 5

Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.

Phiếu mua thịt

Trang 6

Phiếu mua vải Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.

Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

Trang 7

Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.

Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.

Trang 9

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

Phiếu mua chất đốt và tem đường Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

Trang 10

Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện

từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!

Trang 14

Quy định của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.

Trang 15

Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.

Trang 16

THỜI BAO CẤP - CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN THIẾU THỐN BỘN BỀ

Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt nam thời kỳ đó Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật

Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm

1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới Đây được coi như một giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh

tế Việt Nam trong thế kỷ 20

Thời kỳ bao cấp được coi là một thời bi tráng, cũng là bài học đắt giá về quy luật phát triển của

xã hội Đã 20 năm có lẻ kể từ khi đất nước chuyển mình, đánh dấu giai đoạn Đổi mới và phát triển, dần dà thoát thai khỏi những thiếu thốn khó khăn thời hậu chiến Cuộc sống đã có phần dư dật khấm khá hơn xưa, nỗi lo cơm áo gạo tiền tuy chưa phải biến mất, nhưng cũng không còn quá thường trực đe dọa hàng ngày như trước – thời mà người ta còn nhắc đến như một giấc mơ, như là cổ tích của thế kỷ XX này – những năm tháng trì trệ, khổ sở, thiếu thốn và đầy rẫy cam

go mà chắc không người Việt Nam nào có thể quên được Chúng ta vẫn hay gọi thời kỳ đó là

“thời bao cấp“ Quãng thời gian sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến năm 1986 trước thềm đại hội Đảng VI thiết lập tiền đề cho thời kỳ Đổi mới và cơ chế thông thoáng trong đời sống xã hội và sản xuất Những năm tháng đó không chỉ đánh dấu sự khan hiếm vật chất, người người vật lộn với miếng cơm manh áo, mà còn ghi lại sự kìm kẹp về cuộc sống tinh thần,

tù túng về đời sống văn hóa Tuy nhiên, chính trong sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng chưa bao giờ cuộc sống lại ăm ắp tình thương, tình nghĩa láng giềng, tinh thần đoàn kết như thế,

để cùng nhau vượt qua tình cảnh gian khó chung của đất nước, của mỗi người

Thập kỷ Bao cấp nói cho chính xác thì bắt đầu từ trước năm 1975 ở miền Bắc, và sau đó là toàn miền Nam từ ngày thống nhất đất nước, kéo dài cho đến năm 1986 Thời kỳ đó mọi nhu yếu phẩm của cuộc sống đều được phân phối theo dạng tem phiếu, bao tiêu dạng đầu người, hoạch định và cấp phát bởi nhà nước, buôn bán cá nhân hay kinh doanh cá thể bị hạn chế Vì thế phát sinh những thiếu thốn vật chất, nảy sinh tiêu cực, kèm theo đó là muôn vàn khó khăn thời hậu chiến mà không thể một sớm một chiều giải quyết được, lại càng không thể giải quyết bằng cơ chế bao cấp kìm kẹp và đường lối thiếu đúng đắn

Việt Nam sau năm 75 hừng hực khí thế dời non lấp biển, hào quang của chiến thắng đế quốc cộng với cảm xúc lâng lâng của ngày độc lập như tiếp thêm sức mạnh cho giấc mơ tái thiết đất nước, xây dựng viễn cảnh dân giàu nước mạnh, cuộc sống ấm no trong thời gian ngắn nhất Tuy nhiên thực tế chồng chất khó khăn! Viện trợ nước ngoài giảm mạnh, vết thương chiến tranh hằn dấu trong lao động sản xuất, nợ nước ngoài đến kỳ không có khả năng thanh toán, nguy cơ kẻ thù và chiến tranh biên giới vẫn rập rình, bao vây cấm vận xiết chặt, nhưng cấp bách nhất là những nhu cầu thường nhật về lương thực thực phẩm, điện nước và nhu yếu phẩm cho đồng bào khắp ba miền Trong điều kiện đó, chúng ta lại có những chủ quan nôn nóng, chưa đánh giá đúng tình hình thực tế, thực hiện bao cấp với một loạt những bước đi sai lầm về giá, lương, tiền; lại thêm những ấu trĩ quan liêu trong cải cách hành chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội thêm trầm trọng Đứng trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, đất nước đã có những điều chỉnh thích hợp, “phá rào” kinh tế để tự cứu lấy mình, đổi mới toàn diện từ đại hội Đảng VI (1986) để xóa

bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp, cộng với nỗ lực của toàn dân tộc đưa đất nước phát triển vượt bậc Giờ đây, khi những thành tựu kinh tế đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách mới, chúng ta mới có dịp nhìn lại và tự đánh giá mình, cũng là ôn cố tri tân về thời kỳ không thể lãng

Trang 17

quên mà với nhiều người chỉ như thể ngày hôm qua thôi

Ngày đăng: 12/02/2017, 02:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w