1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

đàn bà con gái chúng ta đã sai lầm như thế nào

6 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 131 KB

Nội dung

Đàn con gái chúng ta đã sai lầm như thế nào? Chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, chúng ta còn mắc rất nhiều sai lầm nữa trên con đường trước mắt để đạt tới sự bình đẳng thực sự, sự bình đẳng không khiên cưỡng và không bên nào phải chịu ấm ức. Nhưng có một điều mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ: Hãy tự hào vì bạn là phụ nữ! Khi chúng ta còn đi học Không gì có thể kiêu hãnh bằng trái tim của một cô bé gái khi nó còn cắp sách đến trường. Nó xinh xắn, thơm tho và tuyệt nhiên không có một chút ý thức gì về cái gọi là giá trị hơn kém nhau giữa con trai và con gái. Trong phần lớn các trường hợp, nó và những cô bạn khác thậm chí cảm nhận rõ ràng rằng chúng nó hơn đứt bọn con trai, chăm chỉ hơn, học giỏi hơn, sạch sẽ hơn và trông dễ coi hơn với những khuôn mặt không có gỉ mắt cũng như gỉ mũi. Đỉnh đIểm của lòng kiêu hãnh biến thành sự kiêu ngạo khi vào năm lớp 8, lớp 9, trong lúc bọn con trai vẫn chỉ là những thằng nhãi cứ đến giờ ra chơi là đè nhau ra “khám”, khoái chí chiêm ngưỡng sự chậm phát triển của mình và đồng bọn thì hầu như toàn bộ con gái trong lớp đã lớn bổng lên, xinh đẹp lên một cách nhanh chóng, nhấn chìm lũ con trai chỉ mới đứng tới mang tai mình lọt thỏm trong một cái nhìn khinh khỉnh…Tuy nhiên, trật tự cân bằng được thiết lập vào đầu cấp 3 và từ đây bắt đầu xuất hiện những sai lầm: *Con gái khó học giỏi tự nhiên và những cô bạn gái trong lớp chuyên toán thường được nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Con trai khó học giỏi xã hội nhưng những chàng trai trong lớp chuyên văn lại thường nhận được những ánh mắt cảm thông… Một cách vô thức, chính quan điểm cực kì phổ cập này đã gắn giới tính với sự khập khiễng của khoa học ở mức phổ thông. Những môn xã hội được giảng dạy trong nhà trường hiện nay đều quá dễ dàng, hiền lành, nữ tính, thậm chí nhu nhược và không có yếu tố thách thức cũng như chinh phục (Sử, Địa, Sinh chỉ cần học thuộc lòng là có điểm tốt, Văn học thì đã có sẵn cả một tập đoàn các sách đặc biệt dành riêng cho việc copy và sao chép). Hầu hết các môn xã hội đều mang nặng tính diễn giải trong khi các môn tự nhiên ( toán lý hoá ) thì đầy tính thách thức và kêu gọi khát vọng chinh phục. Chính sự thiếu cân bằng một cách trầm trọng này đã vô tình tạo ra khoảng cách phân biệt giới tính đầu tiên cho những học sinh nữ (vốn có thiên bẩm về tư duy phân tích do sử dụng bán cầu não trái và có thế mạnh hơn về khoa học xã hội) và những học sinh nam (thiên bẩm tư duy tổng hợp do sử dụng bán cầu não phải và có thế mạnh hơn về khoa học tự nhiên (nguồn 1), vô tình tôn cao khả năng của nam sinh và hạ thấp khả năng của nữ sinh tạo ra một hiệu ứng tâm lý khá buồn cười như đã nói ở trên. Khi chúng ta lớn lên Có biểu hiện rất giống nhưng không cùng căn nguyên với hiện tượng trên là việc những cô gái mới lớn thường có xu hướng cố tình nam tính hoá mình đi. Đó là lúc cô gái nhận thấy một cách khá rõ ràng sự phân biệt giới tính thông qua những biểu hiện chủ yếu là trong gia đình của mình. Một ví dụ đơn giản để minh hoạ. Trang học lớp 9, bố em ra nước ngoài lao động và không quay trở về nữa, có tin ông ta đã lấy vợ khác. Mẹ em buồn khổ và tự lý giải cho việc này là do Trang không phải là con trai trong khi bố em là con trưởng. Nhiều lần ôm em vào lòng và nói rằng: giá concon trai có tốt hơn không? Có lần nghe tin người hàng xóm vỡ bầu, chép miệng: số nó thế mà sướng, đẻ hẳn được một đứa con trai. hoàn toàn không ngờ rằng những câu nói bâng quơ đó đã làm Trang suy nghĩ rất nhiều, khiến em quay ra thù oán bản thân mình và thay đổi hẳn cách sống… Trên phim ảnh hiện nay, người ta cũng hồn nhiên đưa vào kịch bản những câu nói đại loại như thế, chắc họ nghĩ là như vậy thì mới đời thường. May mắn là phim đó quay ở VN, nếu ở nước ngoài thì có lẽ đã bị xã hội tẩy chay và các tổ chức phụ nữ kiện cho chết thôi. Khi chúng ta yêu Khi được yêu, chúng ta là nữ hoàng. Gã đó phải cưa đổ ta, phải lom khom tìm cách làm ta vui lòng và bằng lòng với tấm tình chân thật ấy. Nhưng khi đã yên ổn rồi, chúng ta bắt đầu phạm sai lầm: “Con gái nên dịu dàng mềm mại. Con trai luôn luôn muốn giang tay che chở và làm chỗ dựa cho con gái.” Bạn nghe câu nói này tới hàng trăm lần rồi phải không, vậy bạn hiểu nó như thế nào? Bạn có chuyện buồn, bạn khóc nức nở trên vai chàng và chàng an ủi bạn. Bạn sợ ma, bạn hét lên, nhào tới ôm chặt lấy chàng khi bất ngờ có một bóng người chạy qua ngõ tối… Bạn nhõng nhẽo, bạn nũng nịu, bạn hờn dỗi, bạn yếu đuối, bạn thậm chí tưởng mình như mất khả năng tự vệ…Ok, ok , bạn tuỳ ý sử dụng tất cả những chiêu thức đó để yếu tố nam tính của chàng không bị thui chột, nhưng xin bạn hãy nhớ cho một đIều, đó nhất định và dứt khoát chỉ là sự thể hiện bên ngoàI trong những vấn đề sinh hoạt thường ngày chứ không phải là bản chất con người tinh thần của bạn. Nếu bạn lạm dụng nó hoặc không biết đâu là ranh giới, chính bạn sẽ tự mình hạ thấp giá trị bản thân trong ánh mắt con trai. Đến một lúc nào đó, con trai sẽ chán với vai trò che chở, bao bọc à bạn sẽ trở thành gánh nặng. Sự yếu đuối và phụ thuộc về mặt trí óc như thế là nguyên nhân để thỉnh thoảng bạn sẽ phải nghe từ miệng một gã đàn ông câu nói đầy miệt thị: “Đàn thì biết gì!”. Câu nói đó chính là hậu quả của quá trình bạn dựa dẫm quá mức vào anh ta, tỏ ra ngoan ngoãn và dịu hiền qua mức với anh ta. Nên nhớ, hãy thể hiện sự yếu ớt ở bên ngoài và ẩn chứa bên trong là một cá tính độc lập và tỉnh táo. Các bạn gáI, chúng ta phải làm chủ cuộc đời mình, hãy đặt bàn tay nhỏ bé của mình lên lồng ngực vạm vỡ của các chàng trai nhưng nhất định phải sở hữu một cái đầu mạnh mẽ. Khi chúng ta lấy chồng Sau đây là một quan đIểm được xếp vào loại xuẩn ngốc nhất nhưng lại hay được phát ngôn nhất, thậm chí từ miệng chính những người phụ nữ có học : *Con gái học hành làm gì nhiều, khó lấy chồng! Nếu bây giờ tự dưng đi giải thích tại sao nó sai thì hoá ra lại là một sự coi thường đối với độc giả. Nhưng người ta khó có thể chứng minh ngược lại rằng chồng của nữ SV ưu tú Hillary Clinton không phảI là Bill Clinton cũng như tất cả các nữ giáo sư tiến sĩ trên đời này đều phải chịu một cuộc sống cô quả. Xin hỏi các chàng trai có học vấn và thành đạt, liệu các chàng có vui vẻ gì không khi ý trung nhân của mình không cùng đẳng cấp trí tuệ ? Không loại trừ một vài đấng nam nhi lợi dụng câu nói này để biện hộ cho tính ích kỉ, tự tôn hoặc (hài hước thay) là để kiềm chế những hoài bão của “nửa kia”, đôi khi lại xuất phát từ chính sự kém cỏi của bản thân. Tuy nhiên, một điều lố bịch là người ta lại coi việc phát ngôn ý kiến này như một câu nói cửa miệng, một lý do có thể thuyết phục khi không còn cách giải thích nào khác hoặc trong trường hợp cần phải bộc lộ khả năng an ủi. Người ta vỗ về một người bị thiệt hải tài sản bằng câu “của đi thay người” như thế nào thì có lẽ cũng uý lạo một kẻ thất bại trong đường học vấn như thế. Người ta nói câu đó một cách hồn nhiên mà không ngờ rằng mình đang tiếp tục đào bới thêm hố sâu phân cách giới tính. Và hẳn nhiên, điều tệ hại nhất là khi chính con gái lấy cách lý giải đó để biện hộ cho sự ngừng trệ của mình trong việc học hành mà thực ra câu trả lời lại nằm ở khả năng tri thức. Đã không leo cao được thì chớ lạI còn tự động làm lùn mình và đồng loại đi, thật không có cái dại nào tức cười như thế! Khi chúng ta làm mẹ Sẽ là thừa nếu như tiếp tục nói rằng người mẹ là vĩ đại, người mẹ là cao cả, không có người mẹ không có thi nhân cũng như anh hùng. Nhưng nếu ta nói rằng những mẹ lại chính là người đầu tiên, tự hạ thấp giá trị giới tính của mình trong khi đang thực hiện sứ mệnh cao cả của giống nòi ? Đã qua rồi cái thời lãng mạn khi yêu, chàng nói rằng mong đẻ được con gái để nó sẽ giống em. Sau lễ cưới, một số ông chồng hiện nguyên hình là những kẻ gia trưởng, tự tôn giới tính đến mức hài hước mà tuyên bố rằng :”Giống tốt như tôi thì nhất định là đẻ con trai”. Tuy nhiên, chỉ là mấy đức ông chồng vớ vẩn như thế thì chuyện không có gì đáng nói, điều lạ lùng ở đây là chính những vợ lại là người tiếp tay cho việc tự “hạ điểm” chính bản thân giới tính của mình bằng cách cũng mong ngóng, cố công và chờ đợi một cậu con trai, dù rằng sự mong ngóng đó chủ yếu là để thoả mãn cho ý thích của chồng mình. Họ không ý thức được rằng, bằng việc vô thức phát ngôn ra những câu đại loại như: “Em sẽ đẻ cho anh một thằng con trai”, “Nó sẽ là một thằng cu anh ạ, em cảm nhận thấy thế”… đã tích cực đóng góp cho việc một đứa bé gái trở thành một công dân hạng hai ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Và trớ trêu thay, họ quên rằng họ – người mẹ, cũng là… con gái, cũng từng là một hài nhi chưa được ra đời như thế. Thay vì việc chấn vấn các ông chồng về suy nghĩ bất bình đẳng đó, họ lại túm tụm lại lo lắng với nhau quanh tờ giấy siêu âm, hoàn toàn quên mất rằng mình đang trở thành nô lệ cho ý muốn của người khác. Vấn đề được đẩy lên đến đỉnh điểm bằng việc “khoe” nhau về kết quả giới tính của thai nhi và thương hại, trêu chọc người khác vì họ đang mang trong bụng một sinh mạng có cùng phẩm chất với… chính mình!!! Đúng là một tội lỗi hồn nhiên nhất trên đời! Khi chúng ta là một phụ nữ có sự nghiệp. Điều đó có nghĩa là chúng ta khác xa với thế hệ các bà, các cụ ta, thậm chí khác cả với mẹ ta nữa. Chúng ta đi làm, chúng ta có tiền và chúng ta chẳng thua kém gì cánh đàn ông. Xã hội tôn trọng chúng ta, ca ngợi chúng ta, đồng thời cũng khoác lên người chúng ta một danh hiệu khá êm tai” Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chúng ta nghe và thấy sung sướng tự hào vô cùng. Mọi người càng khen, chúng ta càng cố gắng, càng cố thế hiện: việc ở nhiệm sở trôi băng băng, cả núi việc ở nhà cũng một tay chúng ta lo liệu, làm một lèo se ri công việc từ chợ búa cơm nước tới quan hệ nội ngoại đông tây…Tất bật ngược xuôi như thế, liệu có bao giờ chúng ta ngừng tay và tự hỏi , tại sao chúng ta lại phải vất vả và căng thẳng như thế này? Đã xuất hiện trong giới phụ nữ có học vấn một câu hỏi như thế, và họ đã có câu trả lời. Nào, bạn hãy ra đứng trước gương và soi vào đó, bạn có nhiều hơn hai tay không ? Không! Bạn có cao 2m rưỡi và khoẻ như một đô vật không ? Không ! Bạn có một cái đầu quá khổ như người Hoả tinh và khả năng suy nghĩ nhanh như máy tính không ? Không ! Vậy tức là bạn hoàn toàn là một con người bình thường với những khả năng có giới hạn của một con người bình thường theo tiêu chuẩn phát triển sau ngần ấy triệu năm cần phải có. Vậy cũng tức là không ai có quyền bắt ép (bằng kiểu này hoặc kiểu khác) bạn phảỉ làm việc gấp hai bình thường, vừa phải là một cá nhân xuất sắc trong xã hội (giỏi việc nước) lại vừa phải là một ôshin mẫu mực trong gia đình (đảm việc nhà). Phi lý! Người phụ nữ đó hẳn phải là một vĩ nhân, mà nếu xã hội đã từng nhìn thấy một vĩ nhân như thế thì cũng không có quyền ép tất cả 3 tỷ người nữ khác trên thế giới này cũng phải hành động như một vĩ nhân. Suy nghĩ một cách khác, câu tán dương này thực chất đã và đang đóng vai trò như một sức ép, một sức ép bọc đường ngọt ngào khiến rất nhiều phụ nữ cứ phải cố căng mình ra, gồng mình lên để nhận được một câu tán dương là đạt tiêu chuẩn phụ nữ thời đại mới, trong khi chỉ cần thực hiện tốt một vế của nó thôi đã là quá tải, quá tải đối với phụ nữ và với cả chính những người đàn ông. Suy nghĩ một cách cực đoan, câu nói này, thay vì việc kêu gọi đàn ông chia sẻ việc nhà với người phụ nữ, thì lại đóng vai trò tiếp tục dung túng cho giới mày râu, vốn là những kẻ bảo thủ trong việc giải phóng phụ nữ, có ngay một cái cớ hợp lý để tiếp tục lười nhác, dồn đống việc nhà lên vai người vợ vốn đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc không kém gì so với chồng mình. Chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, chúng ta còn mắc rất nhiều sai lầm nữa trên con đường trước mắt để đạt tới sự bình đẳng thực sự, sự bình đẳng không khiên cưỡng và không bên nào phải chịu ấm ức. Nhưng có một điều mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ: Hãy tự hào vì bạn là phụ nữ! Thêm phát nữ quyền nữa này Tôi ghét cay ghét đắng ngày 8/3. Nó làm cho tôi có cảm giác rằng mình được tôn vinh trong ngày này vì 364 ngày còn lại của năm mình đã bị đối xử tệ bạc, không công bằng, không được nhìn nhận đúng đắn hoặc không đực đánh giá đúng mức. Thế cho nên ngày hôm nay tôi được tặng này tặng nọ và được vỗ đầu với một cái thông điệp nặng mùi gia trưởng: “Đấy nhé! Một nửa thế giới! Các cô có hẳn một ngày…” Cả đời tôi chưa bao giờ thấy một người phụ nữ Việt Nam chỉ ở nhà làm nội trợ. Mẹ tôi thậm chí còn bĩu môi dè bỉu một cô em họ rằng “nó chẳng làm gì chỉ biết ở nhà ôm con”. Phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng làm việc cật lực. Từ lúc sinh ra, họ đã bị cả xã hội mong chờ sẽ trở thành những siêu nhân, vừa phải “giỏi việc nước”, vừa phải “đảm việc nhà”. Đây thậm chí là một khẩu hiệu của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việtnam, cái hội sinh ra để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ nhưng tôi chắc chắn rằng nó đang được quản lý bởi một tổ chức bí mật của đàn ông nhằm bóc lột phụ nữ bằng cách làm cho họ lú lẫn mà tin rằng: Để có thể làm một người phụ nữ hoàn hảo thì cô phải vừa kiếm ra tiền như một người lao động chân chính, vừa quán xuyến việc nhà như một Ô sin mẫu mực, lên giường thì phải quyến rũ, nghe lời, gọi dạ bảo vâng như (xin lỗi) một ả hương phấn không công, khi giặc đến thì phải mình đồng da sắt đánh trận như một chiến binh. Đến bao giờ cái ngày chết tiệt 8/3 biến mất? Đến bao giờ đàn nước tôi mới hết “được” “tôn vinh” một ngày để tiếp tục đầu tắt mặt tối hai tay hai súng 364 ngày còn lại? P/S sorry, quên mất! Thậm chí trong cái ngày được tôn vinh đấy phần lớn phụ nữ vẫn hào hứng khẳng định vai trò của mình bằng cách ngày thường cắm hoa đẹp rồi thì 8/3 cắm hoa đẹp hơn, ngày thường nấu ăn ngon rồi thì 8/3 nấu ăn ngon hơn… PP/S. Việc ở nhà chăm sóc gia đình phải được coi là một nghề (cho bất kể đàn ông hoặc đàn bà), nhưng không ai trên đời có quyền yêu cầu một người bình thường phải vừa làm đàn ông vừa làm đàn bà. Hết. Nguyễn Phương Mai . Đàn bà con gái chúng ta đã sai lầm như thế nào? Chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, chúng ta còn mắc rất nhiều sai lầm nữa trên con đường trước. ấy. Nhưng khi đã yên ổn rồi, chúng ta bắt đầu phạm sai lầm: Con gái nên dịu dàng mềm mại. Con trai luôn luôn muốn giang tay che chở và làm chỗ dựa cho con

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w