1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

12 568 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 321,53 KB

Nội dung

TỪ NGHI LỄ CỦA DÒNG HỌ ĐẾN LỄ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG Nghiên cứu Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi Cao Nguyễn Ngọc Anh* * ThS., Khoa Dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa

Trang 1

TỪ NGHI LỄ CỦA DÒNG HỌ ĐẾN LỄ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG

(Nghiên cứu Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)

Cao Nguyễn Ngọc Anh*

* ThS., Khoa Dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa

TÓM TẮT

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn là nghi lễ truyền thống của người dân nơi đây

Nó đã tồn tại hàng trăm năm qua và đã trở thành một sinh hoạt tinh thần tiêu biểu của cư dân vùng biển đảo Lý Sơn Sau nhiều thế kỷ, hiện nay nghi lễ này đã trở thành một lễ hội dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền của Tổ quốc Trong bài viết, chúng tôi sẽ trình bày sự thay đổi của nghi lễ này từ một nghi lễ riêng của một tộc họ ở Lý Sơn đã phát triển thành lễ hội mang tầm vóc của quốc gia Phải chăng các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội đã tác động đến

sự thay đổi trên?

1 MỞ ĐẦU

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn là nghi lễ truyền thống của người dân nơi

đây Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “khao lề thế lính Hoàng Sa”:

- Theo tài liệu của Nguyễn Đăng Vũ, khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ, nhưng thế lính là nghi lễ mang đậm yếu tố

phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính Hoàng Sa luôn đối mặt với nguy hiểm (Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi, 2006, tr 95)

- Một ý kiến khác cho rằng: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tức là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ cho đất nước Sau này, khi không còn đội Hoàng Sa, những dòng họ có người đi lính Hoàng Sa đã gắn lễ cúng này với cúng việc lề nên gọi là lễ khao lề tế lính Hoàng Sa

- Một số ý kiến khác lại cho rằng: “lề” nghĩa là “lệ” Cứ mỗi lần trai tráng lên đường làm nhiệm vụ là một lần dân đảo tổ chức lễ Sự lặp lại thường xuyên ấy đã thành "lệ" hằng năm,

dù sau này dân Lý Sơn không còn những cuộc ra đi như trước nữa” “Khao lề” nghĩa là khao quân thế những người đi lính Hoàng Sa hoặc khao tế tiên linh những người đã hy sinh.[1] Như vậy, “khao lề thế lính Hoàng Sa” là một nghi lễ được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tưởng nhớ những người lính đã hy sinh khi làm nhiệm vụ và ý nguyện cầu bình an cho những người sắp đi lính Tộc họ tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào thời điểm tháng hai âm lịch, lấy ngày tế xuân làm ngày khao lề, vì tháng hai cũng là thời điểm mà trước đây những người

đi lính Hoàng Sa phải ra đi làm nhiệm vụ theo lệnh của vua ban Ngày nay, không còn người

đi lính Hoàng Sa như trước, vì thế lễ tục này không mang ý nghĩa thế mạng nữa, chỉ còn là lễ

Trang 2

tế lính Hoàng Sa, nhưng người địa phương vẫn gọi theo tên gọi cũ là khao lề thế lính, không

gọi là khao lề tế lính

Sau nhiều thế kỷ, hiện nay nghi lễ này đã trở thành một lễ hội dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền của Tổ quốc Bài viết này, chúng tôi đề cập đến sự thay đổi của nghi lễ này

từ một nghi lễ riêng của một tộc họ đã phát triển thành lễ hội của cộng đồng cư dân đảo Lý Sơn Phải chăng các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đã tác động đến sự thay đổi trên?

Để lý giải một số vấn đề đặt ra trong bài viết, chúng tôi sử dụng quan điểm lý thuyết của các nhà nhân học Macxit theo hướng kinh tế chính trị cho rằng những hoạt động văn hóa của con người mang tính lịch sử, do vậy, để hiểu được sự hình thành, phát triển và các đặc điểm của các hoạt động đó, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể Đó không chỉ là bối cảnh của từng địa phương mà còn phải gắn chúng trong những bước phát triển kinh tế và chính trị quan trọng của đất nước Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa là sản phẩm của tiến trình xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa qua nhiều thế kỷ Vì thế, sự chuyển đổi

ý nghĩa của lễ hội này chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị của quốc gia

Chúng tôi còn sử dụng lý thuyết cấu trúc chức năng ở hai khía cạnh: chức năng tâm lý của B Malinowski và chức năng xã hội hay chức năng cấu trúc của Radcliffe Brown Theo Malinowski, môi trường xã hội càng bất trắc, nguy hiểm thì con người càng cần đến bùa chú, cúng kiếng Khi cuộc sống con người còn khó khăn, nhiều hiện tượng thiên nhiên chưa lý giải được, trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế thì họ càng tin rằng cúng kiếng sẽ giúp ngăn ngừa các thế lực đe dọa cuộc sống của mình Với tâm thức đó những gia đình có người đi lính Hoàng Sa đã thực hiện nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để những người đi lính cảm thấy yên tâm vì đã có “hình nhân thế mạng” nghĩa là có người chết thay cho con cháu mình Nếu như

B Malinowski nhấn mạnh đến nhu cầu của cá nhân thì Radcliffe Brown đề cao phương pháp luận tập thể và cho rằng xã hội có những nhu cầu cần được thỏa mãn bởi hành động của các thành viên của nó Trong quá trình khảo sát của chúng tôi, lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa cũng mang ý nghĩa cộng đồng xã hội như quan điểm của Radcliffe Brown

2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 9,965 km2

,dân số 20.195 người, nằm cách đất liền khoảng 25 hải lý về phía Đông Bắc gồm một đảo lớn (Cù Lao Ré) và một đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi)

Theo tài liệu lịch sử, người Việt Bắc Bộ di cư vào Quảng Ngãi theo ba đợt: Đợt thứ nhất ở thời nhà Hồ vào hai châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa năm 1402 Năm 1471, đợt di dân thứ hai vào thời vua Lê Thánh Tông Đợt di dân thứ ba khi Nguyễn Hoàng vào Nam mở mang vùng đất phương Nam vào năm 1558 Đây là ba cuộc di dân chính do nhà nước tổ chức, ngoài ra còn có những cuộc di dân tự do của nông dân miền Bắc ở thời Trần hay thời loạn Nam Bắc triều (Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi, 2001, tr 46 - 48)

Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo Lý Sơn vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu

thế kỷ XVII Trong Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt, tác giả cho rằng thời điểm khai

khẩn đảo Lý Sơn của người Việt là vào năm 1604 Họ là những cư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh Theo các cụ già kể lại, ở Lý Sơn có thờ 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ khác nhau, được xem là những người đầu tiên đến khai phá vùng đất này Ở

Trang 3

phía Tây đảo Lý Sơn có 7 vị tiền hiền của các dòng họ: Phạm Khắc, Phạm Văn, Võ Xuân, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Đặng đã đến lập nên phường An Vĩnh Tám vị tiền hiền còn lại của các dòng họ: Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê đã đến khai khẩn một vùng đất rộng lớn ở phía Đông đảo Lý Sơn, lập nên phường An Hải Trải qua thời gian không

rõ vì lý do gì ở làng An Hải và An Vĩnh đều không có thờ vị tiền hiền của dòng họ Lê.[2] Để tỏ lòng biết ơn những người có công khai khẩn, cư dân đảo Lý Sơn đã thờ các vị tiền hiền trong đình

Với đặc điểm là một hải đảo, nằm ở vị trí “có khoảng cách gần quần đảo Hoàng Sa nhất

so với các nơi khác” nên ở Lý Sơn đã hình thành hải đội Hoàng Sa hoạt động trên biển Đông

từ rất sớm Nhiều tài liệu thư tịch cũ có ghi chép về một đội làm việc trên biển có tên là đội Hoàng Sa, làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, tìm kiếm sản vật, bảo vệ lãnh thổ Những ghi chép

đầu tiên liên quan đến đội Hoàng Sa được đề cập đến trong Toàn tập Thiên Nam Tứ chí lộ

đồ của Đỗ Bá viết năm Chính Hòa thứ 7 - 1686: “Bãi Cát vàng dài tới 400 dặm, rộng 20 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm, vào cuối mùa Đông, đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn” (Nguyễn Nhã, 2002, tr 24)

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa như sau: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên

mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy Ở đấy tha hồ bắt chim cá mà ăn Lấy được hóa bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, sung, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, cũng là kiếm lượm

vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạn xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm rồi mới lĩnh bằng trở về” (Nguyễn Nhã, 2002, tr 25)

Ngoài ra, Đại Nam thực lục chính biên của triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại

chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục do các sử thần trong quốc sử quán biên soạn, Việt

sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông, Đại Nam nhất thống chí đều có những trang

ghi chép cụ thể về đội Hoàng Sa Những tài liệu trong sử cũ là một trong minh chứng khẳng định sự tồn tại của đội Hoàng Sa ở nước ta từ rất sớm

Theo tài liệu của Nguyễn Đăng Vũ, đội Hoàng Sa được thiết lập dưới thời Chúa Nguyễn

và sau này là triều Nguyễn, họ là những người của làng An Vĩnh, An Hải trong đất liền và cả người của làng An Vĩnh, An Hải ngoài Lý Sơn, nhưng chủ yếu là người của hai làng An Vĩnh (Nguyễn Đăng Vũ, 2001, tr 31) Qua các tài liệu còn lưu giữ trong nhà thờ của các tộc họ: Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Nguyễn… cho thấy đến đầu thế kỷ XIX trở về sau, đội Hoàng Sa chủ yếu là người An Vĩnh trên đảo Lý Sơn Các cụ già trên đảo Lý Sơn cho biết 70 định suất đi Hoàng Sa được chia đều cho các tộc họ trên đảo, theo nguyên tắc luân phiên nhau, người con trưởng ở nhà lo việc tế tự, con thứ phải đi lính Vì thế, hầu như các tộc họ thuộc làng An Vĩnh và làng An Hải đều có người đi lính Hoàng Sa

Dù đội Hoàng Sa đã chấm dứt hoạt động từ lâu nhưng hình ảnh về những người lính trong đội Hoàng Sa xưa vẫn tồn tại bởi dấu ấn của họ còn để lại trong nhiều di tích Tại đảo Lý Sơn, hiện nay còn rất nhiều di tích gắn liền với hoạt động của đội Hoàng Sa Sự ra đời của đội Hoàng Sa với những chuyến hải trình nguy hiểm trên biển đã dẫn đến hình thành nghi lễ khao

lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn với sắc thái riêng, độc đáo, không lẫn với địa phương khác

Trang 4

3 NGHI LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA TỪ CÁC TỘC HỌ Ở ĐẢO LÝ SƠN

Theo ghi chép trong gia phả của các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa thì đã có rất nhiều người lính ra đi không trở về Do vậy, để tạo cho người lính yên tâm làm nhiệm vụ, triều đình

đã tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trước khi những người lính lên thuyền ra đảo

Để tiến hành nghi lễ khao lề, các tộc họ trên đảo tổ chức họp mặt phân công công việc cho các thành viên trong họ, ít nhất là một tuần

“Trong tộc họ có một người làm thư ký, theo cách gọi trước đây là tư văn, chuyên lo soạn thảo giấy tờ, văn bản của họ, làm nhiệm vụ ghi cụ thể tên tuổi, số tiền của thành viên trong họ đóng góp và một người làm thủ quỹ, trước đây gọi là tư hóa, lo mua sắm các vật phẩm chuẩn

bị cho cúng tế Thuyền lễ được giao cho người nào trong họ khéo tay làm Ngoài ra, các công việc quét dọn và nấu nướng cũng được phân công rõ ràng” (Tư liệu điền dã, 3/ 2010)

Kinh phí cho tế lễ là nguồn hoa lợi thu được từ ruộng hương hỏa và sự đóng góp của các thành viên trong dòng họ Ngày trước, mỗi dòng họ, chi phái đều có đất “hương hỏa” do trưởng tộc quản lý Trưởng tộc họ có thể canh tác, hoặc cho thuê phần đất hương hỏa để lấy lợi tức cúng tế hàng năm Sau giải phóng phần đất hương hỏa được xung vào hợp tác xã nên hàng năm để tổ chức cúng tế trong nhà thờ họ, con cháu phải đóng góp trên tinh thần tự

nguyện tùy theo khả năng của mình Một người dân cho biết “cúng nặng thì 100.000đ, cúng nhẹ thì 50.000đ”

Mỗi tộc họ có người đi lính đều tổ chức cúng khao lề vào ngày giỗ họ Vào ngày này con cháu trong họ tập trung về nhà thờ họ để dự lễ cúng Qua điền dã, chúng tôi được biết các tộc

họ ở Lý Sơn cúng khao lề vào những ngày khác nhau trong tháng 2 âm lịch Họ Phạm Văn cúng vào ngày 20/2, họ Võ văn ngày 12/2, họ Lê ngày 2/2, các tộc họ khác cúng khao lề vào ngày 19, 20 tháng 2 âm lịch “Ngày 19, 20 tháng 2 âm lịch được xem là ngày thương xuân, ông bà kể lại, ngày thương xuân tốt cho việc tế xuân kết hợp với cúng khao lề” (Tư liệu điền

dã, 7/ 2008)

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là việc của tộc họ nên tất cả các thành viên trong họ đều tham gia Ngoài ra, trong buổi tế lễ này, tộc họ còn mời các vị chức sắc trong làng, cả làng, chủ xóm, chủ lân đến dự

* Diễn trình diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào các ngày khác nhau trong tháng 2 âm lịch nhưng nhìn chung diễn trình của buổi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đều diễn ra với các nghi thức: nhập yết (tế cáo tổ tiên), lễ chính (lễ khao lề thế lính Hoàng Sa) Trong đợt diền dã vào tháng 3 năm 2010, chúng tôi đã có dịp quan sát lễ khao lề thế lính

Hoàng Sa của tộc họ Phạm Văn như sau: Mở đầu lễ khao lề, tộc họ trên đảo thực hiện lễ nhập yết tại nhà thờ họ

“Thực hiện lễ yết để tế cáo, xin phép tổ tiên được tổ chức buổi lễ, đồng thời mời ông

bà về dự khao lề Sau lễ yết tộc họ sẽ chuẩn bị lễ vật mặn cúng khao lề” (Ông PVĐ, 75 tuổi, xã An Vĩnh)

17 giờ chiều, ngày 19 tháng 2 âm lịch, con cháu tập trung tại nhà thờ họ để dự lễ Lễ vật trong lễ nhập yết gồm trầu, rượu, cau, hoa quả, giấy cúng, nhang đèn Vị trí đứng bái của các

Trang 5

thành viên trong ban tế lễ của họ được qui định cụ thể Trưởng tộc là người chủ tế đứng ở bàn thờ chính giữa, hai người là bồi tế, giúp chủ tế, đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế Bàn thờ bên Đông là trưởng, thứ chi phái 1, bàn thờ bên Tây là trưởng, thứ chi phái 2 Ngoài ra, còn

có Đông xướng, Tây xướng là người phụ trách xướng nghi thức trong lúc tế, đứng đối diện nhau Trong buổi tế lễ còn có 6 - 8 người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu gọi là chấp sự

Trong buổi tế lễ bao giờ cũng có nhạc lễ gồm trống cái, chiêng, trống bồng, cặp sinh tiền, kèn, chiêng, chập chõa

“Nhạc lễ cũng đóng vai trò quan trọng trong buổi tế lễ Nó phụ họa cho vị chủ tế lúc ông hành lễ theo qui ước thống nhất Ví dụ, một tiếng trống thì chủ tế tiến lên một bước, hai tiếng trống thì tiến hai bước, một hồi trống thì mãn tế” (Trích tư liệu điền dã, tháng 3/2010)

Buổi lễ nhập yết diễn ra ở nhà thờ họ Một hồi trống vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu Xướng văn đọc thứ tự vào vái tổ tiên, đầu tiên là trưởng tộc họ, trưởng các chi phái, sau đó đến cả làng, chủ xóm, chủ lân rồi đến con cháu trong họ Đầu tiên vị trưởng tộc họ sẽ tế cáo tổ tiên ở trong nhà, đọc văn tế của họ Sau đó, tộc trưởng bái lạy cỗ bàn ở ngoài sân, theo các bước từ sơ hiến, á hiến, chung hiến Lễ thức “sơ hiến, á hiến, chung hiến” là nghi thức dâng rượu chỉ có trong cúng đình, giỗ tộc họ hoặc các lễ lớn “Sơ hiến lễ” là nghi thức dâng rượu lần thứ nhất, “á hiến lễ” nghi thức dâng rượu lần thứ hai, “chung hiến lễ” nghi thức dâng rượu lần thứ ba Trong buổi tế lễ này, trưởng tộc họ sẽ vái cúng ông bà, tổ tiên thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, nhằm cầu an cho dòng họ, khấn vái ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu tránh mọi điều rủi ro, dịch bệnh Sau khi trưởng tộc tế cáo tổ tiên xong theo thứ tự đã qui định từ trước, con cháu vào bái lạy tổ tiên Lễ nhập yết kéo dài trong khoảng 1 giờ, sau đó, tộc họ chuẩn

bị sửa sang các lễ vật cho buổi tế chính

* Lễ chính (lễ khao lề thế lính Hoàng Sa)

Theo lệ xưa, đúng 0 giờ, ngày 20 tháng 2 âm lịch, tộc họ bắt đầu thực hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Các cụ già ở Lý Sơn cho biết sở dĩ chọn cúng khao lề vào thời điểm này vì 0 giờ được xem là thời khắc linh thiêng, chuyển giao giữa hai ngày, mọi lời nguyện cầu vào thời khắc này sẽ hiệu nghiệm

Trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa có sự hiện diện của thầy pháp Thầy pháp giữ vai trò chính toàn bộ buổi lễ, là người điều hành lễ tế Thầy pháp đầu đội mũ tam sơn, mặc áo dài, quàng dải khăn màu đỏ Trưởng tộc và trưởng các chi phái đứng hầu thần

Lễ vật trong dịp cúng khao lề thế lính Hoàng Sa ở các dòng họ trên đảo Lý Sơn tùy theo khả năng kinh phí của mỗi dòng họ nhưng bao giờ cũng có: trầu, rượu, hoa quả, thịt cá, gạo, muối, nếp nổ, bánh khô Theo các cụ già ở Lý Sơn kể lại trước đây, lễ vật để tế lính Hoàng

Sa là một con gà, một con cá, gỏi cá nhám và một con cua Lễ vật cúng bắt buộc phải có cá nhám vì theo quan niệm của cư dân Lý Sơn, cá nhám hay, còn gọi là cá giác, là loại cá có

họ với cá mập Cá mập được xem là cá ác, những người chết biển thường hay bị cá này ăn thịt nên người ta dùng cá nhám để tế Hơn nữa, thịt cá nhám không tanh, được xem là lễ vật sạch để cúng người tử trận ở biển Giải thích vì sao lễ vật cúng thế lính Hoàng Sa bắt buộc phải có ba thức “gà, cá, cua”, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, điều này xuất phát từ quan niệm dâng tam sanh và Lý Sơn là một vùng biển đảo nên việc cúng tế như thế có thể xuất phát từ quan điểm “vùng nào thức ấy” Theo dân gian, “gà, cá, cua” được xem là ba con vật

Trang 6

thuộc tam sanh hạ, “heo, trâu, bò” là tam sanh thượng Bên cạnh các thứ phẩm vật đã nêu, trên đàn lễ còn có: muối, gạo, củi, mắm, nồi niêu…, là những thứ mà lính Hoàng Sa phải mang theo trên thuyền (và cũng là những thứ mà người đi làm biển phải mang theo)

Hiện nay, lễ vật cúng khao lề thế lính Hoàng Sa đã có sự thay đổi, tùy theo kinh phí của tộc họ mỗi năm lễ vật có thể là heo hoặc bò, gà

“Lễ vật cúng bây giờ không còn gà, cá, cua nữa vì cá nhám bây giờ tìm không có, ngày xưa ở đảo, cá, cua nhiều, chỉ cần ở gần bờ vẫn bắt được Bây giờ không còn được như trước nữa Với lại tìm được con cá nhám để cúng khó lắm Hơn nữa, để cho tiện lợi thì người ta làm nguyên con heo để cúng Các tộc họ ở đây, mổ heo, lấy phần đầu để cúng tế, các phần còn lại thì chế biến các món khác”

(Ông PTT, 72 tuổi, An Vĩnh, Lý Sơn)

“Ngày xưa cúng có những qui định về lễ vật chặt chẽ không như bây giờ có gì cúng nấy Mấy ông đi Hoàng Sa chết thiêng lắm, cúng phải đúng lễ Nhưng bây giờ kiếm không ra những thức cúng xưa ấy thì cũng phải chịu thôi”

(Chị NT, 36 tuổi, An Vĩnh, Lý Sơn)

Điều đặc biệt trong lễ vật dùng để tế lính Hoàng Sa là lễ vật có thêm chiếc thuyền bằng thân cây chuối, hình nộm bằng đất sét hoặc gạo nếp, những linh vị ghi tên tuổi của những người đi lính Hoàng Sa

Các linh vị được làm bằng giấy màu đỏ, cao chừng 20 cm, rộng 7 cm, ở trên có ghi tên tuổi của người lính Hoàng Sa trong tộc họ đã hy sinh Linh vị được dán bìa cứng, nẹp tre phía sau và được cắm trên bề ngang của thân cây chuối Trong tộc họ có bao nhiêu người tử nạn

vì đi lính Hoàng Sa thì có bấy nhiêu linh vị

Thuyền lễ cũng có đế bằng cây chuối, là ba cây chuối dài khoảng 1,5 m - 2 m, được xâu lại với nhau bằng các thanh tre (đóng bè) Trên đế bè, người ta gắn con thuyền làm bằng tre

và giấy ngũ sắc, có buồm, cờ, phướn như thuyền buồm dùng để đi Hoàng Sa, Trường Sa Hình nộm (hình nhân thế mạng): Trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, hình nộm được xem là hình nhân thế mạng cho những người lính Ngày xưa, hình nhân được thầy pháp nặn bằng đất sét hoặc bằng bột gạo, lấy cây dâu làm xương, đất sét trộn lòng trắng trứng gà nặn hình người, lấy lòng đỏ trứng gà làm lục phủ ngũ tạng

“Đất sét để nặng hình nhân thế mạng phải là loại đất lấy ở ngã ba đường Người ta mang con gà đến thả ở ngã ba đường, gà mổ ở vị trí nào thì lấy đất sét ở đấy về nặn làm hình nhân Sau khi nặn xong, thầy pháp sẽ hô thần chú, đọc tên tuổi của những người đi lính để soi hồn nhập cốt” (Ông PTT, 72 tuổi, xã AnVĩnh, Lý Sơn, Tư liệu điền dã, 2010)

Người ta thường đặt ba hoặc bốn hình nhân lên một thuyền lễ dù trong họ có ít hoặc nhiều hơn ba người đi lính Giải thích điều này, Nguyễn Đăng Vũ cho rằng “Trong lễ thế khao

lề thế lính người ta chỉ làm ba hoặc bốn hình nộm Bốn hình nhân đặt ở bốn góc thuyền, với quan niệm làm vững con thuyền Nếu chỉ có ba hình nhân (đặt ở đầu, giữa, cuối mạn thuyền)

là theo quan niệm "tam nhân đồng hành", và cũng theo cách hiểu là tổng lái, tổng mũi, tổng khoang (Nguyễn Đăng Vũ, 2008, tr 119)

Ngày nay, hình nhân thế mạng không còn được làm bằng bột gạo hay đất sét, tộc họ làm hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người Trước đây, làm hình nhân thế mạng bằng đất sét thì sau khi cúng xong, tộc họ mời thầy pháp đọc thần chú nhập hồn và

Trang 7

mang đi chôn gọi là mộ chiêu hồn Hiện nay, hình nộm bằng khung tre, dán giấy, người dân sau khi tế xong sẽ đem thả ra biển hoặc là đốt đi cùng với văn tế

Trước khi, pháp sư chuẩn bị làm lễ, trưởng tộc sẽ ghi tên tuổi của những người đã chết trong một năm của họ vào gia phả hay còn gọi là phổ ý của tộc họ Sau khi thầy pháp cúng tế

và làm các nghi thức bùa phép trước đàn thờ, "gửi tên tuổi và linh hồn (người sống)" vào hình nhân (theo lễ thức trước đây), cúng phát lương phát hịch đốt vàng bạc cho binh lính Sau đó, thầy pháp đặt các hình nhân vào thuyền Sau đó là lễ rước ghe bầu Đi đầu là những thanh niên mang cờ, phướn, tiếp theo là bốn thanh niên khiêng thuyền lễ, theo sau là thầy pháp, tộc trưởng, các chi phái trưởng và đoàn người gồm bà con trong tộc họ, có cả những người trong làng, cùng đội chiêng trống Tại cửa biển trên đảo, sau khi pháp sư vái tạ tứ phương, chiếc ghe được đem thả xuống nước Như vậy có nghĩa là linh mạng và tàu thuyền của những người lính trong đội Hoàng Sa đã được hiến tế cho thần linh và người lính yên tâm ra đi Lời nguyện cầu về sự bình yên cũng như xua đuổi rủi ro đã được thả ra biển Kết thúc lễ tế (khoảng rạng sáng ngày 20), thầy pháp và những người lớn tuổi sẽ về lại nhà thờ họ bắt đầu cuộc giao đãi Thanh niên trai tráng, phụ nữ phải đến 6 -7 giờ sáng mới được ngồi vào mâm Ngày nay, tại nhà thờ tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đều tổ chức lễ khao lề thế lính

Hoàng Sa Hiện tại gia đình của các tộc họ vẫn còn giữ bài Văn Khao Thế Lính Hoàng Sa gồm

một nửa chữ Hán, một nửa chữ Nôm

Sau khi tế lễ xong, tộc họ sẽ mời các thành viên trong làng, pháp sư dự tiệc đãi Lễ vật sau khi cúng sẽ được chia cho các thành viên trong họ “Để tỏ lòng biết ơn, tộc họ sẽ tặng cái nọng của con heo cho người làm, sau đó mời dự lễ” Thầy pháp sẽ nhận thù lao của

tộc họ “thường là 200.000đ hoặc 300.000đ Nhưng nếu pháp sư là người trong họ thì tộc

họ vẫn trả tiền nhưng thông thường pháp sư không nhận vì đây cũng là công việc chung

đóng góp cho họ” (Ông PTT, 72 tuổi, Lý Vĩnh, Lý Sơn)

Như vậy, có thể nói, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một nghi lễ chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn đối với những người lính đã

xả thân vì đất nước Hiện nay, nghi lễ này vẫn được các tộc họ ở Lý Sơn gìn giữ bởi “Ân đức dựng xây miền đảo Lý/Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”

4 LỄ HỘI KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN ĐẢO LÝ SƠN

Nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã tồn tại trên đảo Lý Sơn từ hàng trăm năm, hiện nay nghi lễ này vẫn được các tộc họ trên đảo tổ chức Bên cạnh đó, từ năm 2000 nghi lễ đã trở thành lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa thu hút sự quan tâm không chỉ của những người dân ở đảo mà còn các du khách ở những địa phương khác Lễ hội này không chỉ có ý nghĩa đối với tộc họ mà còn mang tính cộng đồng của cả cư dân

Hiện nay, ở Lý Sơn vừa diễn ra nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa do mỗi tộc họ tự tổ chức

ở nhà thờ tộc họ, vừa có lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa có sự tham gia của chính quyền địa phương và tất cả người dân trên đảo Vì thế, có thể nói lễ hội này mang tính cộng đồng

Bên cạnh mỗi tộc họ vẫn tổ chức nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở nhà thờ riêng của tộc họ, từ năm 2000, cũng vào tháng 2 âm lịch tại Lý Sơn tổ chức lễ hội khao lề thế lính Hoàng

Sa do các tộc họ cùng với chính quyền địa phương tổ chức tại Âm linh tự và đình làng An Vĩnh

Trang 8

Kinh phí để tổ chức lễ hội này do Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn tài trợ Các công việc chuẩn bị buổi lễ được giao cho Ban Khánh tiết của làng, Ban quản lý di tích Âm linh tự phụ trách

Hiện nay, lễ được tỉnh và huyện tổ chức với qui mô lớn hơn, thu hút sự tham gia của không chỉ nhân dân Lý Sơn mà còn nhiều nhà nghiên cứu, khách từ các địa phương khác đến dự Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở Âm linh tự (từ năm 2000-2009) hay đình làng An Vĩnh (năm 2010) không khác gì so với nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn diễn ra ở các tộc họ

Lễ hội diễn ra gồm: phần lễ và phần hội Phần nghi lễ, nếu tổ chức ở Âm linh tự thì có thêm phần lễ cầu siêu cầu an cho những vong hồn chết biển, cô hồn không nơi nương tựa và cho những người lính Hoàng Sa đã chết Sau đó, tái hiện lại nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa như các tộc họ vẫn làm ở nhà thờ họ Theo chúng tôi, quan sát trong lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2008, phần nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được diễn ra như ở nhà thờ

họ của các tộc họ, chỉ có thêm phần lễ chào cờ theo nghi thức của nhà nước Lễ vật vẫn là thuyền lễ, hình nhân, linh vị, gạo, muối, củi, các vật dụng của lính Hoàng Sa thuở xưa vốn là những thứ bắt buộc xưa đến nay Ngoài ra, còn có trầu, rượu, hoa quả, heo để tế lính Thầy pháp vẫn là người điều hành buổi tế lễ, trưởng các tộc họ, chi phái đứng hầu trong suốt buổi

lễ Nói chung, Lễ Khao lề tại Âm linh tự hay ở đình làng An Vĩnh là chuyện nâng tầm một lễ thức vốn có trong vài ba thế kỷ của cộng đồng cư dân đất đảo

Năm 2010, bên cạnh tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đình làng An Vĩnh thì huyện đảo Lý Sơn còn khánh thành khu lưu niệm di tích đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa

Như vậy, lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ nhằm tri ân đến những người đi lính Hoàng Sa và góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc trên biển Đông mà còn khơi dậy lòng yêu nước và giáo dục thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Đồng thời, thông qua lễ hội này để giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa, quảng bá về tiềm năng du lịch của huyện đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung đến du khách trong nước và quốc

tế

5 NGHI LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA: TỪ NGHI LỄ DÒNG HỌ ĐẾN LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG

Từ nghi lễ của dòng họ đến lễ hội cộng đồng, qua quan sát lễ hội khao lề thế lính Hoàng

Sa, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi trong cách thức của nghi lễ Điều này xuất phát từ quá trình biến đổi của văn hóa, tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, tín ngưỡng tâm linh trong

lễ hội

* Biến đổi văn hóa, sáng tạo truyền thống

Biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của tất cả các xã hội và đây là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của Nhân học Hiện nay, các nhà nhân học đặt biến đổi văn hóa trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, của những quá trình giao lưu vượt phạm vi quốc gia Thế giới được nhìn nhận trong sự gia tăng hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và văn

hóa Các nhà nhân học nhìn nhận toàn cầu hóa như là những dòng chảy văn hóa mà trong đó

Trang 9

các yếu tố kinh tế, chính trị, thể chế định hình hoặc bị định hình bởi những dòng chảy này (Nguyễn Thị Phương Châm, 2010, tr 485)

Lễ hội là một phần quan trọng của văn hóa của tộc người Trong quá trình phát triển, văn hóa của tộc người luôn biến đổi để phù hợp với cuộc sống mới Lễ hội khao lề thế lính Hoàng

Sa cũng không nằm ngoài quy luật ấy Qua phần trình bày về nghi lễ khao lề thế lính Hoàng

Sa cũng như lễ hội này, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể như đã trình bày ở trên

Sự biến đổi này thể hiện tính thích nghi của văn hóa trong thời kỳ hiện đại

Trong một lần đi điền dã ở Lý Sơn chúng tôi nghe được câu chuyện thú vị “Một tộc họ ở

Lý Sơn cũng có người đi lính Hoàng Sa nhưng trước đây tộc họ này không tổ chức nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Đến năm 2010, ông trưởng tộc họ này cho biết bắt đầutừ năm sau,

sẽ tổ chức lễ khao lề ở tộc họ trên cơ sở xem cách thức tổ chức lễ hội khao lề hiện nay Ở tộc

họ khác, trước đây có tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhưng sau đó, vì nhiều lý do, tộc

họ này đã không làm nghi lễ khao lề Hiện nay, do ảnh hưởng của lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa nên tộc họ này đang muốn làm lại lễ khao lề như trước đây" Như vậy, phải chăng

đó là sự sáng tạo truyền thống hay phục hồi văn hóa truyền thống?

Khái niệm “phục hồi văn hóa truyền thống” ở đây được chúng tôi sử dụng với ý nghĩa là

sự trở lại và thực hành các yếu tố văn hóa mà trước kia (phần lớn là trước năm 1945) người dân đã thực hành Theo Hobsbawn, truyền thống được tái tạo ra không có sự xung đột với các nền văn minh như Hungtinton đề cập, mà khi truyền thống được tái tạo thì có sự thay đổi của văn hóa để thích nghi với xã hội Khi các nhà chính sách dùng truyền thống xưa để tạo ra cái mới với mục đích tạo ra thị trường, nhu cầu mới để thúc đẩy kinh tế Như vậy, vấn đề được Hobsbawn đặt ra là tại sao con người cần sự tái tạo truyền thống? Tại sao một cái cũ có thể làm cho nó mới? Tại sao con người cần cái ảo giác mới đó từ cái cũ đã làm mới? Làm thế nào để phát minh ra truyền thống mới nào đó? Chức năng của truyền thống là gì? Để trả lời cho những câu hỏi trên, Hobsbawn nhận định rằng: để tạo ra truyền thống nào đó và đặt nó làm văn hóa thì nó phải trải qua quá trình lặp đi lặp lại Sự lặp đi lặp lại của một hiện tượng, nghi thức, nghi lễ sẽ tạo truyền thống Hobsbawn cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc con người sáng tạo truyền thống có điểm xuất phát từ mô hình hiện đại ở phương Tây thế

kỷ XIX Khi xã hội phát triển tạo ra một khoảng trống trong con người, họ cảm thấy chơi vơi, vì thế, họ cần có một hệ tư tưởng nào đó để điền vào khoảng trống đó Sự sáng tạo truyền thống

để lấp khoảng trống đấy và tạo sự gắn kết người dân trong nước với nhau, để họ đi theo hệ thống giá trị mới nào đó, tạo cách nhìn, cách suy nghĩ, tư duy mới theo nhóm có quyền lực Theo quan điểm của Hobsbawn, chúng tôi đề cập đến khái niệm "tạo dựng",tất cả những

gì chúng ta cảm thấy như là truyền thống trên thực tế là sự tạo dựng Chính sự tạo dựng này

là cần thiết cho một nhóm người hoặc là cho một giai cấp nào đó trong xã hội Bản thân truyền thống có tính chọn lọc Truyền thống là sự lựa chọn và sự lựa chọn này cho một người cụ thể chứ không phải là ngẫu nhiên mà nó phải được làm ra để thành truyền thống Tại sao nghi lễ khao lề thế lính Hoàng Sa chứ không phải là một loại hình văn hóa dân gian nào khác ở Lý Sơn được nâng lên thành lễ hội với tầm vóc và quy mô lớn như hiện nay? Rõ ràng đó là một

sự chọn lựa có mục đích của nhóm người nào đó

Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa được xem là một sự sáng tạo truyền thống có mục đích phục vụ cho lợi ích của cộng đồng và quốc gia

Như vậy, song hành với quá trình phục hồi và tái cấu trúc văn hóa truyền thống là quá trình du nhập, hình thành và phát triển những yếu tố văn hóa mới Khi ảnh hưởng của văn hóa

Trang 10

hiện đại, các yếu tố chính trị bên ngoài, khi văn hóa truyền thống dù đã được phục hồi và tái cấu trúc lại vẫn không đủ đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng thì như một sự tất yếu nhiều yếu tố văn hóa mới nảy sinh Đó chính là lý do hình thành lễ hội khao lề thế lính Hoàng

Sa Từ nghi lễ đến lễ hội là sự trình diễn văn hóa Sự trình diễn này khác với nghi lễ ở điểm trình diễn đưa cả yếu tố quyền lực của nhà nước vào trong nghi lễ

* Yếu tố chính trị

Xét về nguồn gốc, lễ hội được hình thành từ yếu tố cộng đồng và đa phần mang yếu tố tín ngưỡng phồn thực, tạ ơn, cầu mưa, cầu cho mùa màng bội thu… Ở hầu hết các tộc người sinh sống tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều luôn tổ chức các lễ hội mang những mục đích này Nếu xét về bối cảnh tổ chức lễ hội mang các mục đích nêu trên thì hầu hết đều gắn liền với bối cảnh kinh tế và phục vụ cho hoạt động kinh tế của cộng đồng Lễ hội mang yếu tố phồn thực hay tạ ơn đều hướng đến sự bội thu của năm thu hoạch và mong ước một năm bội thu tiếp theo Lễ hội cầu mưa, giải trừ hạn hán cũng hướng đến mục đích hoạt động kinh tế này Ngoài ra, mục đích chính trị trong lễ hội cũng được đề cao, đặc biệt trong giai đoạn hiện đại hóa và toàn cầu hóa như hiện nay Việc khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, nếu xét kỹ, đều ít nhiều mang yếu tố chính trị - dân tộc, nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã quên mình hy sinh cho độc lập tự do dân tộc

Về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã có nhiều trang sử sách ghi chép, tiêu biểu như các bộ chính sử của Triều Nguyễn như đã dẫn ở trên Đó là chưa kể đến những trang ghi chép của các nhà truyền giáo, các nhà buôn ở phương Tây viết về các binh thuyền của Đội Hoàng Sa - Trường Sa đang họat đông trên vùng biển Đông từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX

Trong thời điểm nhạy cảm của lịch sử hiện nay, việc nâng tầm nghi lễ của dòng họ thành

lễ hội của cộng đồng là một việc làm mang ý nghĩa về chính trị Nhà nước, mà cụ thể là Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, đóng vai trò định hướng cho việc tổ chức lễ hội Bởi lẽ, bên cạnh những giá trị nhân văn như bảo tồn văn hóa, giá trị cố kết cộng đồng, giá trị giáo dục truyền thống, giá trị nhân văn, thì giá trị lịch sử, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên vùng biển Đông của

Tổ quốc được đề cao Có lẽ đây chính là một trong những lý do để nghi lễ này phát triển thành

lễ hội trong những năm qua

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao vì thế khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm Nhiều lễ hội cũng như các loại hình văn hóa truyền thống đã được khôi phục, mở rộng phạm vi Lễ hội tạo cơ hội cho kinh tế địa phương phát triển Chị chủ nhà khách, nơi tôi nghỉ lại ở Lý Sơn, rất phấn khởi về việc tổ chức lễ hội

như những năm gần đây Chị nói:“Nếu không có nghi lễ này thì ở Lý Sơn không khi nào đông người đến như thế Đây là cơ hội cho việc buôn bán của người dân trên đảo” Thật vậy, sau

khi dự lễ những vị khách khi rời Lý Sơn đều mang theo vào đất liền đặc sản gồm hành, tỏi, hải sản vốn là thế mạnh của địa phương Lễ hội này còn trở thành một cơ hội để giới thiệu các di

Ngày đăng: 11/02/2017, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w