1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn phát huy vai trò của đoàn trường trong việc quản lí nề nếp và giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông đối với học sinh trong nhà trường

25 1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 262 KB

Nội dung

Một trong những đoàn thể đượcChi bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đó chính là Đoàn trường, với nhiệm vi phạm an ninh học đường, nề nếp tác phong, vi phạm về an toàn giao thông.. Là

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đang tiến hành một cách toàn diện và sâu sắctrong giai đoạn hiện nay với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế - một đòi hỏi tất yếubức thiết của đất nước ta Để đủ sức hội nhập, nhân tố con người được đặt vào vịtrí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước Ngay từnhững ngày đầu cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã khẳng định “ Thanh niên là độixung kích cách mạng, đội hậu bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đềsống còn của dân tộc, là một trong những thành bại của cách mạng” Đến Nghịquyết số 25- NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục khẳng định “ Thanh niên là rường cột của nướcnhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa

xã hội Thanh niên được đặt vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân

tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” Một trongnhững môi trường để phát triển thanh niên một cách toàn diện chính là môi trườngtrường học Trường THPT Lê Hoàn cũng là một môi trường đào tạo con người vừa

“hồng” vừa “chuyên”, có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất cách mạng để saunày thực sự là người của dân, vì nhân dân phục vụ Một trong những đoàn thể đượcChi bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đó chính là Đoàn trường, với nhiệm

vi phạm an ninh học đường, nề nếp tác phong, vi phạm về an toàn giao thông

Là một giáo viên làm công tác Đoàn trong những năm qua, bản thân cónhững trăn trở, băn khoăn là làm thế nào để làm tốt công tác quản lý nề nếp tácphong của học sinh, làm thế nào để cho những đoàn viên – thanh niên là học sinhkhông vi phạm an toàn giao thông, làm thế nào để những đoàn viên – thanh niên làhọc sinh không phải bỏ học giữa chừng vì tai nạn giao thông, vì bị kỷ luật Chính

vì điều đó mà tôi đã chọn đề tài : “Phát huy vai trò của Đoàn trường trong việc

Trang 2

quản lí nề nếp và giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông đối với học sinh trong nhà trường”

II Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng của công tác đoàn tạitrường THPT Lê Hoàn để đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy vai trò củaĐoàn trường trong việc quản lí nề nếp tác phong và giảm thiểu tai nạn giao thônggóp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

III Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

1.Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn trường trong việc quản lí nềnếp tác phong và an toàn giao thông

2 Khách thể nghiên cứu

Công tác Đoàn ở trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

IV Giới hạn đề tài:

Trong điều kiện cho phép có hạn, bản thân chỉ tập trung nghiên cứu và tìm

ra một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn trường trong việc quản lí nềnếp tác phong và giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông đối với học sinh trongtrường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

V Phương pháp nghiên cứu:

Đọc tài liệu có liên quan

Thông qua quan sát thực tế, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn tình hìnhquản lý nề nếp đạo đức tác phong, giáo dục an toàn giao thông của học sinh trongnhà trường

Thông qua kinh nghiệm của bản thân và các đồng chí làm công tác đoàn ởtrường THPT Lê Hoàn

Trang 3

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Một số khái niệm.

* Khái niệm về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội lớnnhất của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tựnguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàumạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa

* Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên.

Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủnghĩa của thanh niên, nên Đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcđịnh hướng giá trị về những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội tiến bộ chothanh niên làm nền tảng văn hóa vững chắc để tiếp thu kiến thức pháp lý, hìnhthành ý thức pháp luật cho thanh niên Phổ biến giáo dục những kiến thức phápluật thiết yếu và hướng dẫn các thủ tục pháp lý để thanh niên thực hiện tốt quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm đối với xã hội

* Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (thường gọi là Đoàn trường) là một đoàn thể trong nhà trường có nhiệm vụ là tập hợp học sinh là đoàn

viên – thanh niên để phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên là họcsinh (chủ yếu) nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, cóđạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước,

có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam

* Khái niệm về quản lí nề nếp học sinh

- Nề nếp là toàn bộ những quy định và thói quen để duy trị sự ổn định, trật

tự, có tổ chức trong sinh hoạt cũng như trong công việc (Theo Đại từ điển tiếngViệt- Nguyễn Như Ý)

- Quản lí nề nếp học sinh là quản lí việc chấp hành các nội quy, quy định,điều lệ trường THPT của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diệntrong nhà trường phổ thông

2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban chấp hành Đoàn trường trong trường THPT.

- Quyết định quy chế hoạt động và chương trình làm việc của Ban chấp hànhĐoàn trường

- Quyết định và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, chươngtrình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học

- Xây dựng chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên hàng tuần,hàng tháng, hàng năm

- Xem xét góp ý kiến cho các báo cáo định kỳ của Ban thường vụ Đoàntrường

- Bầu Ban thường vụ, các chức danh Bí thư và Phó bí thư Đoàn trường Quyết định kỉ luật và xem xét giải quyết khiếu nại kỉ luật theo quy định của Điều lệ

Trang 4

Số 1312/QĐ-UBND; Về việc phê quyệt Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minhtỉnh Gia Lai tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đến năm 2017.

Số 01/QC/ĐT ngày 01 tháng 10 năm 2013; Quy chế hoạt động của ban chấphành Đoàn trường nhiệm kỳ 2013-2014

Số 94/ QĐ- THLH, ngày 04 tháng 09 năm 2013 ; Quyết định ( Về việc thànhlập Đội xung kích ATGT- ANTT, năm học 2013-2014)

II Cơ sở thực tế

1 Những thuận lợi:

Kinh tế xã hội phát triển, các thành tựu về khoa học kỹ thuật – Công nghệ thôngtin đặc biệt là ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và NQ các kỳ Hộinghị của TW Đảng đã mở đường cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo tronggiai đoạn đến năm 2020

Đoàn trường THPT Lê Hoàn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiệncủa Chi bộ nhà trường trong quá trình hoạt động Mặt khác, Đoàn cấp trên thườngxuyên có kế hoạch chỉ đạo hoạt động hiệu quả, kịp thời

Lực lượng BCH Đoàn trường là những đoàn viên năng động, tích cực tham giacác hoạt động phong trào

2 Những khó khăn:

Các đồng chí trong BCH Đoàn trường đều làm công tác kiêm nhiệm nên một sốđồng chí về kỹ năng hoạt động Đoàn của hạn chế, chưa xác định đúng chức năng,nhiệm vụ của từng vị trí cụ thể Sự phối hợp giữa các đồng chí trong BCH chưa đạthiệu quả cao

BCH Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động cònthiếu kinh nghiệm, tinh thần phê và tự phê chưa cao

Chi đoàn giáo viên có 35 đoàn viên trong đó 19 đồng chí có con nhỏ, 01đồng chí nghỉ thai sản Ngoài ra, còn một số đồng chí không muốn tham gia hoạtđộng Đoàn Cho nên số lượng tham gia nhiệt tình, tích cực trong công tác Đoànkhông cao

3 Thực tế công tác quản lý nề nếp tác phong và an toàn giao thông ở

trường THPT Lê Hoàn.

Trong những năm gần đây, đi đôi với việc phấn đấu nâng cao chất lượng họctập của học sinh, trường THPT Lê Hoàn luôn chú trọng đến công tác quản lí nề nếptác phong và bảo đảm an toàn giao thông cho các em, để tạo môi trường thuận lợi

Trang 5

cho các em học tập và rèn luyện, xứng đáng là môi trường văn hóa của huyện nhà.Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh, với các lực lượng bênngoài ngày càng được coi trọng Chi bộ nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉđạo Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng các kế hoạch,

đề ra các giải pháp và phối hợp thực hiện để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.Nhờ vậy, nề nếp tác phong của học sinh đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ học sinh

có hạnh kiểm từ trung bình trở lên luôn đạt mức cao ( từ 90 % trở lên), trong đó tỷ

lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại tốt năm sau cao hơn năm trước Cụ thể:

Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2011-2012

ra Hội đồng kỉ luật của Nhà trường xem xét kỉ luật trong đó mức độ vi phạm bịkhiển trách trước …

Tuy nhiên, hiện nay tình hình an toàn giao thông và nề nếp tác phong của họcsinh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh vẫnchưa được cải thiện nhiều, tình trạng học sinh vi phạm nề nếp tác phong và viphạm an toàn giao thông vẫn còn tiếp diễn

4 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý nề nếp tác phong và an toàn giao thông ở trường THPT Lê Hoàn.

Huyện Đức Cơ là một huyện mới thành lập nên thành phần dân cư khá phức tạp, bên cạnh đó do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động và làm

Trang 6

nảy sinh xu hướng sống thực dụng, chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, chú trọng đến lợi ích trước mắt trong thế hệ trẻ Từ đó, dẫn đến những mâu thuẫn cá nhân làm

ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết, đến quá trình học tập và rèn luyện đạođức của học sinh Mặc khác, sự xâm nhập của các luồng văn hóa đồi trụy, các tròchơi bạo lực, các tệ nạn xã hội vào học đường đã và đang có những ảnh hưởng rấtlớn đến quá trình rèn luyện đạo đức và hình thành nhân cách của học sinh

Một nguyên nhân khác mà những người làm công tác giáo dục hiện nayđang rất đau đầu đó là tình hình an ninh trật tự ở địa phương có những diễn biếnphức tạp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, giáo dục đạo đức củahọc sinh trong nhà trường Các băng nhóm thanh niên hư hỏng bên ngoài đã xâmnhập, lôi kéo không ít các em học sinh của nhà trường tham gia vào các vụ đánhnhau, sử dụng các chất kích thích… Nguy hại hơn, những học sinh này còn lôi kéothêm các học sinh khác tham gia vào băng nhóm của mình làm cho tình hình antoàn giao thông, an ninh học đường ngày càng thêm phức tạp, công tác quản lí,giáo dục học sinh càng khó khăn hơn

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về đời sống vậtchất và tinh thần ngày càng cao, các bậc cha mẹ dành nhiều thời gian cho việc pháttriển kinh tế gia đình, ít quan tâm tới việc học tập, rèn luyện đạo đức và các mốiquan hệ của con cái Cá biệt, có một số gia đình để cho con cái sống một cách tự

do, phó mặc việc giáo dục, quản lý các em cho nhà trường Chính việc quản lýlỏng lẻo của gia đình như vậy mà đã dẫn đến tình trạng một số em lơ là trong họctập, cố tình vi phạm các quy định, nội quy của nhà trường và nghiêm trọng hơn làcác em có thể sa vào các tệ nạn xã hội mà các bậc cha mẹ không hay biết

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông dođịa hình rộng, dân cư sống thưa thớt, đường sá nhiều đường đèo và dốc, việc đihọc của học sinh gặp nhiều khó khăn, các em không thể đi bộ đến trường, tuyến xebuýt chỉ ở trục đường chính, những em ở xa phải đi học bằng xe gắn máy thay vìtrang bị cho các em những loại xe được phép lưu thông, thì các bậc cha mẹ lạitrang bị cho con em mình những loại xe phân khối lớn, khi các em chưa đủ tuổiđiều khiển Chính vì chưa được trạng bị về kiến thức cơ bản khi tham gia giaothông, nên nhiều trường hợp các em vi phạm luật giao thông mà không hề hay biết

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có nhiều thay đổi trong việc tuyểnhọc sinh vào lớp 10 nhưng nhìn chung chất lượng học sinh đầu vào của nhà trườngvẫn còn thấp, nhiều em có học lực trung bình yếu, trong đó bộ phận không nhỏ cònthiếu ý thức trong học tập và rèn luyện bản thân Theo thống kê của nhà trườngtrong những năm qua các vụ vi phạm về nề nếp tác phong và vi phạm luật an toàngiao thông phần lớn là những học sinh lớp 10, về xếp loại hạnh kiểm cuối năm họcsinh có hạnh kiểm yếu ở khối 10 luôn cao hơn các khối khác

Đoàn trường THPT Lê Hoàn những năm qua đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận, song nhìn chung Đoàn trường đang gặp khó khăn nhất định, chưađáp ứng kịp với sự đầu tư của nhà trường, với nhu cầu phát triển của xã hội Nhữngkhó khăn và hạn chế tập trung vào những yếu tố sau đây:

- Công tác rèn luyện Đoàn viên thanh niên chưa đều, một số đoàn viên cònchậm tiến, vẫn còn Đoàn viên vi phạm nội quy, quy định của nhà trường

Trang 7

- Công tác kiểm tra xử lý đoàn viên vi phạm trong Ban thường vụ chưa đều tay.

- Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thiếu sáng tạo chưa phù hợp lứa tuổicủa học sinh

- Một số phong trào đã triển khai nhưng kết quả chưa cao, hoạt động chưathường xuyên như : chương trình phát thanh, CLB học tập

- Trong công tác tuyên truyền còn đơn điệu, chưa sâu sát thiếu sức thuyếtphục đoàn viên thanh niên

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong công tác quản

lí nề nếp tác phong và an toàn giao thông ở trường THPT Lê Hoàn Với mongmuốn góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh, thực hiện tốt mục tiêugiáo dục mà tập thể cán bộ, giáo viên đã xây dựng và phấn đấu, đặc biệt là mộtgiáo viên kiêm nhiệm thêm công tác Đoàn trường, tôi xin mạnh dạn đề xuất một sốbiện pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của Đoàn trường trong việc quản lí nề nếp

và giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông đối với học sinh trong trường THPT Lê

Hoàn

III Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn trường trong việc quản

lí nề nếp và giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông đối với học sinh trong trường THPT Lê Hoàn.

1 Nắm vững tình hình thực tiễn của Đoàn trường THPT Lê Hoàn.

Để làm tốt việc quản lí nề nếp tác phong và giảm thiểu vi phạm an toàn giaothông ở học sinh, trước hết những đồng chí làm trong Ban thường vụ Đoàn trườngphải nắm chắc những quan điểm chỉ đạo của Đoàn cấp trên về các hoạt độngphong trào trong năm học, mục tiêu giáo dục của nhà trường, đội ngũ giáo viênlàm công tác Đoàn, đặc biệt là tình hình đặc điểm cụ thể của từng chi đoàn màmình quản lí Cụ thể trong năm học 2013-2014, trường THPT Lê Hoàn có

- Tổng số học sinh: 1015 ; Nữ: 528

- Tổng số đoàn viên: 345 ; Nữ : 185

+ Đoàn viên giáo viên : 35

+ Đoàn viên học sinh : 310

+ Những đảng viên sinh hoạt Đoàn: 05

Trang 8

niên

2 Đẩy mạnh nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của các

vị trí trong Ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn trường.

a.Vai trò Bí thư đoàn trường:

Bí thư Đoàn trường là người đứng đầu, là thủ lĩnh của một tập thể trẻ, do Đại hội đại biểu Đoàn trường bầu trực tiếp tại đại hội hoặc do Ban chấp hành Đoàntrường bầu ra Vì vậy Bí thư Đoàn trường có vai trò rất quan trọng có thể nói làmột tổng chỉ huy, là người điều hành công việc của Ban chấp hành để thực hiệnnghị quyết của đại hội, tiến hành triển khai các hoạt động công tác Đoàn và phongtrào thanh niên trường học

Bí thư Đoàn trường có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của Ban chấphành, Ban thường vụ, là người quán xuyến toàn bộ công việc đối nội và hoạt độngphối hợp, liên kết với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường

Bí thư Đoàn trường còn là người thay mặt Ban chấp hành, Ban thường vụtuyên truyền, thuyết phục, giáo dục đoàn viên thanh niên hành động theo chươngtrình do Đoàn khởi xướng.Vai trò, vị trí Bí thư Đoàn trường là rất quan trọng, cáchoạt động phong trào của Đoàn trường có đạt hiệu quả hay không phần lớn là phụthuộc vào người “Tổng chỉ huy”

Vì vậy đòi hỏi Bí thư Đoàn trường phải là người có tầm nhìn chiến lược,phải là người có cách xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo; phải có kỹ năng thiết kế,triển khai thực hiện kế hoạch, đồng thời phải có óc tổ chức và nghệ thuật giao tiếp,ứng xử, biết phát hiện vấn đề, tổng kết thực tiễn, ứng phó nhanh nhạy các tìnhhuống xảy ra trong quá trình chỉ đạo

Để phát huy vai trò thủ lĩnh của cán bộ Đoàn, ngoài năng lực chuyên mônthì yếu tố năng động của người cán bộ Đoàn có vai trò rất quan trọng Sự năngđộng của người cán bộ Đoàn điều đầu tiên chính là ý thức trách nhiệm của cá nhânđối với tập thể, sự tận tụy trong công việc được giao, sự nhiệt tình với đoàn viên-thanh niên Không chỉ bắt nguồn từ ý muốn chủ quan cá nhân mà do yêu cầu kháchquan từ các hoạt động Đoàn, sự nhìn nhận đánh giá kết quả của các cấp về hoạtđộng phong trào Đoàn đem lại Tất cả những điều đó là nhân tố để rèn luyện vàphát huy tính năng động của cán bộ Đoàn nói chung và Bí thư đoàn nói riêng

b.Vai trò của các đồng chí ủy viên trong Ban thường vụ.

Các đồng chí ủy viên trong Ban thường vụ sẽ phụ trách một mặt công tác do

Ban thường vụ phân công Tham gia lãnh đạo tập thể Ban chấp hành, Ban thường

vụ Tham gia thực hiện công việc do Bí thư, Phó bí thư phân công

Để phát huy được vai trò cũng như trách nhiệm của các đồng chí đoàn viên trong Ban thường vụ, đồng chí Bí thư Đoàn trường phải bàn bạc, tham khảo ý kiếnđóng góp của các đồng chí trong Ban thường vụ để thống nhất và đưa ra nhữngquyết định về nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, có như vậy thì mới phát huyđược khả năng, năng lực của từng đồng chí Khi có quyết định cụ thể về nhiệm vụcủa từng thành viên, đồng chí Bí thư cũng giao luôn chỉ tiêu thực hiện Như vậykhông những phát huy được vai trò của các đồng chí làm trong Ban thường vụ màkết quả hoạt động sẽ đạt kết quả như kế hoạch đã đề ra Vì khi đã đảm nhận nhữngnhiệm vụ được giao phù hợp với khả năng, năng lực của mình thì tất nhiên những

Trang 9

đồng chí đó sẽ làm việc hết mình và sự phối hợp giữa các đồng chí trong Ban thường vụ sẽ nhịp nhàng hơn.

3 Xây dựng kế hoạch quản lí nề nếp và an toàn giao thông cho cả năm học trên cơ sở phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của nhà trường.

a Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động.

Trên cơ sở nắm vững các vấn đề liên quan đến thực tiễn hoạt động của Đoàntrường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương…Ban chấp hành Đoàn trườngmới có thể xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn xuyên suốt năm học để vừa làđịnh hướng vừa là mục tiêu cho đoàn viên – thanh niên theo dõi và hoạt động theotừng tuần, từng tháng, từng kì

Trong kế hoạch phải trình bày được nội dung, chủ đề hoạt động phong tràocần thực hiện, thời gian thực hiện và quy định thời gian phải hoàn thành (mục lục1)

b Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban thường vụ, Ban chấp hành Đoàn trường

* Đồng chí Đào Thanh Hải – chức vụ : Bí thư Đoàn trường với nhiệm vụ:

- Là người chủ trì, điều hành công việc và kết luận các phiên họp của Banchấp hành, Ban thường vụ Đoàn trường

- Chịu trách nhiệm trước Huyện đoàn, Chi bộ nhà trường về việc tổ chứcthực hiện các chủ trương, chính sách Đảng, Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp,Nghị quyết Chi bộ nhà trường, của Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn trường

- Là người đại diện cao nhất của Đoàn trường trong mối quan hệ phối hợpvới các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường

- Phụ trách chung về mọi mặt công tác Đoàn trường; trực tiếp chỉ đạo vànghiên cứu xây dựng các nội dung công tác quan trọng của Đoàn và phong tràothanh niên trong nhà trường

- Thay mặt Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn trường kí các nghị quyết,quyết định, báo cáo, tờ trình…trình lên Chi bộ và Đoàn cấp trên

* Đồng chí Nguyễn Thị Duyền – chức vụ Phó bí thư với nhiệm vụ

- Tham gia góp ý vào các quyết định chung của Ban chấp hành, Ban thường

vụ Đoàn trường

- Được phân công phụ trách công tác phát triển đoàn viên trong thanh niên

- Phụ trách quản lí nề nếp tác phong, An ninh học đường và An toàn giaothông các chi đoàn khối 11, khối 12

- Xây dựng kế hoạch “Thứ bảy tình nguyện với môi trường” đối với toàntrường

- Phụ trách chương trình phát thanh Đoàn trường

- Tham gia giao ban và điều hành chào cờ với các chi đoàn khối 11, khối 12

- Báo cáo kết quả hoạt động theo tuần, tháng, kì cho Bí thư

* Đồng chí Trần Thị Ngọc – chức vụ Phó bí thư với nhiệm vụ:

- Tham gia góp ý kiến vào các quyết định chung của Ban chấp hành, Banthường vụ

- Phụ trách quản lí đoàn viên và công tác phát triển đảng trong đoàn viên

- Phụ trách quản lí nề nếp tác phong, An ninh học đường, An toàn giao

Trang 10

thông các chi đoàn khối 10.

- Tham gia giao ban và điều hành chào cờ buổi chiều với khối 10

* Đồng chí Lê Trung Thành - ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường

- Tham gia góp ý kiến vào các quyết định chung của Ban chấp hành, Banthường vụ Đoàn trường

- Quản lí cơ sở vật chất của Đoàn trường

- Hỗ trợ công tác phát triển đoàn viên trong thanh niên

- Quản lí công tác lao động của các đoàn viên- thanh niên

* Đồng chí Hoàng Thị Mai Hằng - ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường

- Tham gia góp ý kiến vào các quyết định chung của Ban chấp hành, Banthường vụ Đoàn trường

- Phụ trách phong trào văn nghệ - thể thao của Đoàn trường

- Hỗ trợ công tác phát triển đoàn viên trong thanh niên

4 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng công tác Đoàn cho Bí thư các chi đoàn.

Hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường học cần phải hướng đến nhiệm

vụ quan trọng là học tập cũng như xây dựng ý thức tự quản, rèn luyện trong họcsinh và thầy cô giáo trẻ Thái độ và tác phong người làm cán bộ Đoàn là hình ảnhcủa tổ chức Do đó, người cán bộ Đoàn phải biết tự hoàn thiện tác phong và thái độcủa mình Việc xác định được nhiệm vụ công tác Đoàn cụ thể trong từng thời kỳ,thời điểm đối với người cán bộ Đoàn là hết sức quan trọng Khi xác định rõ nhiệm

vụ, người cán bộ Đoàn sẽ dễ dàng tổ chức, thực hiện công tác một cách khoa học,mang tính nghệ thuật cao Từ đó, tổ chức Đoàn mới có thể vận động, khuyến khíchđược các đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động một cách hăng hái; tránh lãngphí thời gian, công sức và tranh thủ triệt để nguồn lực cho các phong trào đa dạng

Vì vậy ngay từ những ngày đầu của năm học 2013- 2014, Đoàn trường THPT LêHoàn đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng công tác Đoàn cho Bí thư các chiđoàn Cụ thể:

- Tháng 08/2013, Đoàn trường đã mở lớp tập huấn kĩ năng tổ chức các hoạtđộng cho bí thư lâm thời các chi đoàn khối 10

- Tháng 09/2013, mở lớp tập huấn về kĩ năng tổ chức các trò chơi tập thể cho

Bí thư các chi đoàn, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, việc đảm bảo anninh học đường

- Tháng 10/2013, tổ chức tập huấn về kĩ năng nghiệp vụ cho Bí thư các chi đoàn

- Tháng 01/2014, tổ chức tập huấn về kĩ năng hội trại cho Bí thư các chi đoàn.Bên cạnh mở những lớp tập huấn về kĩ năng, Đoàn trường tăng cường công táctuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên toàn trườngvào những giờ phát thanh, trong những buổi chào cơ trong tuần Không những thế,Đoàn trường còn phối hợp với các tổ chuyên môn trong nhà trưởng tổ chức nhữngbuổi ngoại khóa cho đoàn viên thanh niên trong toàn trường tham gia Qua nhữnghoạt động trên, kĩ năng công tác Đoàn của đội ngũ Bí thư các chi đoàn đã ngày càng được nâng cao, các hoạt động phong trào của Đoàn trường đạt hiệu quả

Trang 11

5 Thành lập đội xung kích và xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”.

Nhằm nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựngnét văn hóa trong đoàn viên thanh niên khi tham gia giao thông; phát huy vai tròxung kích của đoàn viên thanh niên trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giaothông nhằm góp phần giảm thiểu về số vụ, số người chết và số người bị thương dotai nạn giao thông Đoàn trường THPT Lê Hoàn phối hợp cùng với nhà trường đãthành lập Đội xung kích ATGT- ANTT với mô hình “Cổng trường an toàn giaothông”của trường Lê Hoàn với 11 đoàn viên tham gia

Nhiệm vụ của Đội xung kích ATGT- ANTT đảm bảo an toàn giao thông tạicổng trường vào những giờ cao điểm Các thành viên trong Đội xung kích sẽhướng dẫn giao thông cho đoàn viên thanh niên đi đúng làn đường, đậu xe đúngnơi quy định, không làm ách tắc giao thông ở khu vực cổng trường trong giờ caođiểm ( đầu buổi học và giờ tan học).Tổ chức cho đoàn viên thanh niên ký cam kếtkhông vi phạm trật tự, an toàn giao thông Vận động học sinh không điều khiển xe

mô tô, xe gắn máy và các loại tương tự như xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổitheo quy định Các thành viên trong Đội xung kích sẽ có mặt trước cổng trườngtrước giờ cao điểm là 10 phút thực hiện trực an toàn giao thông và an ninh họcđường Qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những trường hợp đoàn viên thanhniên vi phạm về an toàn giao thông và an ninh học đường đồng thời tổng hợp đểđưa vào đánh giá, kiểm điểm trong các buổi giao ban và chào cờ đầu tuần

Chính nhờ vào sự hướng dẫn, giám sát của Đội xung kích ATGT- ANTT với

mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” mà đoàn viên thanh niên trường THPT

Lê Hoàn đã có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, tình trạng vi phạm luậtATGT của đoàn viên thanh niên như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở ngườiquá quy định đã giảm rất nhiều so với cùng thời điểm khi chưa thành lập Đội xungkích

6 Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là giáo viên của nhà trường được Hiệu trưởng phâncông làm công tác quản lí, giáo dục học sinh của một lớp tại đơn vị Giáo viên chủnhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng ( Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong nhàtrường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói cáchkhác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáodục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Do đó, GVCN làngười quản lí toàn diện lớp học, nắm vững những đặc điểm cụ thể về học sinh lớpchủ nhiệm như : Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đếnhọc sinh Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh ( về sức khỏe, sinh lý,trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan

hệ xã hội, bạn bè…) Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấphọc, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáodục về mọi mặc ( học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và cáchoạt động khác…) Khi đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường,GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp mình phụ trách tất cả nhữngyêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường Khi đại diện cho tập thể lớp mình phụ

Trang 12

trách, GVCN là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh trong lớpphản ánh với Hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên

bộ môn

Chính vì vậy, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, GVCN phải tăng cường sựphối hợp với Đoàn trường để nắm bắt chủ trương, kế hoạch chung của Đoàn lồngghép triển khai, tuyên truyền, đôn đốc thực hiện trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.Trong trường THPT Lê Hoàn, Đoàn trường còn có nhiệm vụ quản lí về mức độchuyên cần, nề nếp tác phong, an toàn giao thông, an ninh học đường, tư vấn mùathi, tư vấn tâm lý… Do vậy, GVCN có thể thông qua tổ chức Đoàn để nắm bắt rõhơn về đặc điểm tình hình của học sinh lớp mình Sự phối hợp này giúp giáo viênchủ nhiệm kịp thời uốn nắn, xử lý những sai phạm về đạo đức, về nề nếp tác phong

…Thông sự phối hợp thiết thực này không những làm cho điểm thi đua của lớpmình phụ trách ổn định theo chiều hướng tiến bộ mà còn góp phần giáo dục đạođức cho học sinh, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra Trong những năm học vừaqua, thông qua các buổi giao ban cuối tuần và chào cờ, sự phối hợp giữa giáo viênchủ nhiệm với Đoàn trường đã ngày càng được quan tâm hơn, nhiều giáo viên chủnhiệm đã đạt được “Danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi” trong năm học 2012-

2013 có các thầy cô đạt được đó là : cô Lê Thị Nam, cô Nguyễn Thị Dung, thầy

Hồ Văn Quang, thầy Lê Đức Đạt

Để sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn trường ngày càng chặt chẽ hơn, khôngchỉ GVCN chủ động nắm bắt mọi chủ trương, kế hoạch của Đoàn mà còn chủ độngchia sẻ, tham mưu cho Đoàn trường những ý kiến để hoạt động phong trào cũngnhư việc quản lí đoàn viên – thanh niên đạt hiệu quả cao hơn Chính từ nguồnthông tin của GVCN chia sẽ, phản ánh sẽ giúp cho Ban chấp hành, Ban thường vụĐoàn trường có những điều chỉnh hoạt động phong trào và quản lí nề nếp tácphong, An ninh học đường, An toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế hơn

Tuy nhiên, sự phối hợp này không chỉ một phía GVCN mà phải còn có sựchủ động của các đồng chí làm trong công tác Đoàn trường Nếu làm công tácĐoàn mà điều hành cứng nhắc, theo kiểu ra văn bản, chỉ thị từ xa thì tất yếu phongtrào Đoàn không thể phát triển đúng thực chất dù có đầu tư tốt đến đâu Do đó,người làm công tác Đoàn cần phải linh hoạt, sáng tạo, khéo léo trong cách triểnkhai kế hoạch cũng như tiến hành công tác kiểm tra nề nếp tác phong của đoànviên thanh niên trong Chi đoàn mà GVCN quản lí Như vậy GVCN và Đoàntrường phải tăng cường sự phối hợp để đạt được mục tiêu giáo dục mà Nhà trường

đã đề ra

7 Công tác thi đua- khen thưởng giữa các chi đoàn.

Thi đua- khen thưởng nhằm mục đích động viên, khích lệ các tập thể, cánhân để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi đoàn, đó là động lực

để các chi đoàn hoạt động và từ đó đẩy mạnh công tác Đoàn trong nhà trường.Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm học qua Đoàn trường xácđịnh đây là nhiệm vụ trọng tâm So các năm trước thi đua giữa các chi đoàn dườngnhư “khoán trắng” cho bộ phận cờ đỏ thống kê chỉ dựa trên Sổ ghi đầu bài và quy

ra điểm để khen thưởng cho các chi đoàn cho nên không tạo được không khí thi đua giữa các chi đoàn

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w