Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề : “Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” là hết sức cần thiế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
-
PHẠM HUY THĂNG
RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Chính trị
Mã số: 60.31.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2006
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), chiến lược mở cửa kinh tế của Việt Nam đã đem lại một lượng vốn FDI tương đối lớn bổ sung cho nguồn vốn khan hiếm trong nước
Kể từ năm 1988 sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần thứ nhất, dòng FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh và có những đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Qua nhiều lần sửa đổi, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có phần thông thoáng hơn, cởi mở hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn hơn, môi trường đầu tư được cải thiện tốt hơn Nhìn chung, cho đến nay FDI đã trở thành một mục tiêu cơ bản, lâu dài và là một hoạt động không thể thiếu, có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam
Tuy nhiên, thực tiễn gần 2 thập kỷ thu hút FDI cho thấy, môi trường đầu tư của Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến động thái và hiệu quả của dòng vốn FDI vào nước ta Nếu nhìn nhận một cách khách quan, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian gần đây đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều rào cản phát sinh, bao gồm cả những rào cản từ môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội, môi trường bên ngoài Điều này đang tác động một cách trực tiếp và gián tiếp tới dòng vốn FDI vào Việt Nam Vấn đề chính đặt ra là làm thế nào để có thể giảm thiểu, hạn chế và xoá bỏ những rào cản trong các dự án FDI để có thể thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam, tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả và tình trạng ngày càng có nhiều vốn FDI không vào Việt Nam mà
đổ vào các nước láng giềng như Trung Quốc chẳng hạn
Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu
vấn đề : “Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” là hết sức cần
thiết và tôi chọn đó làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Rào cản trong các dự án FDI của nước ngoài là một vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách, nhiều cơ quan, các nhà kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
Trang 3- TS Vũ Quốc Bình: “Hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý trong kinh doanh cho các công ty liên doanh với nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 7/1997
- TS Lê Đăng Doanh: ”Giảm chi phí đầu cào để tăng sức cạnh tranh”, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn, 29/5/2003
- TS Vũ Thế Dũng, “Những rào cản cần vượt qua”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
12/9/2004
- TS Phùng Xuân Nhạ, “Đầu tư quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
- TS Nguyễn Văn Thường, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, những rào cản cần phải vượt qua”, NXB Lý luận chính trị, 2005
- TS Trần Văn Thọ, “Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển”, Tokyo 31/5/2005
Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác có liên quan đăng trên các báo, tạp chí khác
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về vai trò của FDI đối với Việt Nam cũng như các rào cản và một số chính sách liên quan đến việc làm thế nào hạn chế, tháo gỡ và xoá bỏ chúng Nhưng về cơ bản, những nghiên cứu
về các rào cản trong hoạt động FDI của Việt Nam được xem xét trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước Do đó mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập của Việt Nam hiện nay thì việc nghiên cứu vấn đề “Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” cả về thực trạng và giải pháp là rất cần thiết
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, tháo gỡ và xoá bỏ các rào cản trong các dự án FDI trong thời gian tới ở Việt Nam Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài
có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về các loại rào cản trong hoạt động FDI
- Đánh giá thực trạng về tình hình hoạt động đầu tư và các rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ năm 1988 đến nay
- Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế, tháo gỡ
và xoá bỏ các rào cản trong hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4* Đối tượng nghiên cứu:
Các rào cản hiện nay trong hoạt động FDI ở Việt Nam và các chính sách nhằm tháo gỡ
và xoá bỏ các rào cản trong hoạt động FDI của Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động chính sách liên quan đến áp đặt, thực thi và tháo gỡ các rào cản trong hoạt động FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay Đây được coi là mốc thời gian mà nhiều chuyên gia đánh giá là sự chuyển mình trong chính sách thương mại cũng như quan hệ đối ngoại của Việt Nam
- Về không gian: Các rào cản cơ bản trong hoạt động FDI ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, dự báo trong quá trình nghiên cứu đề tài
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản đầu tư trong các lý thuyết đầu tư quốc tế, kinh nghiệm của một số nước khu vực trong việc xoá bỏ rào cản đầu tư và bài học cho Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 1988 đến nay, các rào cản đầu tư chủ yếu của Việt Nam hiện nay, để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra trong thời gian tới
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận, đánh giá về thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ, hạn chế, xoá bỏ các rào cản trong hoạt động FDI ở Việt Nam thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về rào cản đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Các rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua
Trang 5Chương 3: Những quan điểm định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế, tháo gỡ và xoá bỏ các rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian tới
Trang 6Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng và trở thành một trong những cơ hội thúc đẩy các nền kinh tế đang phát triển có thêm điều kiện để phát triển kinh tế Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng ra đời
từ đó Mặc dù với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng những lý thuyết về FDI đều tập trung
lý giải nguồn gốc ra đời của đầu tư nước ngoài và những tác động quan trọng của nó đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư Những lý thuyết này đã trở thành cơ sở lý luận quan trọng đối với việc hoạch định chính sách đầu tư nước ngoài của các nước
Cho đến nay, môi trường quốc tế đã thay đổi và đang có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI Cùng với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, ngày càng nhiều các quốc gia đang cố gắng phá bỏ những rào cản đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn để thu hút FDI Nếu nhìn nhận một cách tổng quan, các rào cản đối với đầu tư nước ngoài của một nước bao gồm cả những rào cản từ môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội, môi trường bên ngoài Những rào cản này đang có tác động trực tiếp và gián tiếp tới tình hình thu hút FDI của nước đó Đây cũng chính là những vấn đề cốt yếu mà chương này có ý định nghiên cứu, nhằm xem xét cụ thể những rào cản hiện nay đối với đầu tư nước ngoài và góp phần đánh giá chính xác những rào cản đầu tư hiện nay của Việt Nam và giải pháp xoá bỏ những rào cản đó trong những chương tiếp theo
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm về rào cản đầu tư
Ngày nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về rào cản đầu tư Một số nước (điển hình là Pháp) quan niệm rào cản không có tính chất đối xứng, chỉ đơn thuần theo nghĩa có tiêu cực, có hại như rào cản thời tiết Ngược lại, ở một số nước khác (điển hình ở Mỹ) có quan niệm lạc quan hơn, cho rằng rào cản có tính chất đối xứng, trong đó cả hai khả năng thắng hay bại, được
Trang 7hay thua đều được nhìn nhận như nhau Chẳng hạn, việc tích trữ đầu cơ một mặt hàng có thể lãi
nhưng cũng có thể sẽ lỗ Mặc dù có những quan điểm khác nhau về rào cản, tuy nhiên các quan
niệm này dường như cũng có những mỗi quan hệ, đặc trưng cơ bản giống nhau, đó là: sự không
chắc chắn, bất ngờ (có sự sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra trong thực tế với một bên là
những gì được dự kiến từ trước, và sự sai lệch này lớn đến mức khó chấp nhận, thậm chí không
thể chấp nhận được và hậu quả là do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra
Tựu chung lại theo tác giả, thì rào cản đầu tư là những rào cản từ môi trường kinh tế,
môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường văn hoá xã hội, cũng như từ các
nguyên nhân khách quan và chủ quan có tác động không tốt đến dòng lưu chuyển vốn đầu tư
quốc tế
Rào cản không mang tính quy luật, nó vận động, biến đổi theo môi trường pháp lý, kinh tế,
kỹ thuật, tự nhiên theo khả năng làm chủ tự nhiên và tư duy của con người Do vậy, quản lý và
kiểm soát được rào cản ngày càng được coi trọng và là công việc hết sức quan trọng trong quá
trình thực hiện các dự án đầu tư
1.1.2 Các rào cản đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Rào cản thể chế, pháp lý
Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lý vững chắc
và có hiệu lực từ nước nhận đầu tư Môi trường này bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách,
quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau và có hiệu lực
trong thực hiện Các nhà đầu tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp
của nước nhận đầu tư
Các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước chủ nhà,
trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực đầu tư, mức sở hữu của
nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hoá, cạnh tranh, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như các chính sách về tài chính
tiền tệ, thương mại, văn hoá - xã hội, an ninh, đối ngoại Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính
sách này sẽ có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà, ngược lại nó sẽ là rào
cản lớn hạn chế vốn đầu tư nước ngoài
Các quy định của nước nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng là những rào
cản đối với dòng lưu chuyển vốn đầu tư quốc tế Các quy định thường là các thủ tục hành chính
đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đi lại, xin giấy phép đầu tư, giải quyết các khiếu
Trang 8kiện và các vấn đề khác trong cuộc sống của họ Việc ban hành quá nhiều các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài thường dẫn đến tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu của các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài Tình trạng này thường làm nản lòng các nhà đầu tư và góp phần làm tăng rủi ro trong quá trình đầu tư của họ
Một rào cản khác cũng có tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư nước ngoài là các chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài không thống nhất với nhau, dẫn đến việc nhà đầu tư không biết phải theo chính sách quy định nào là đúng Hiện tượng này dễ đẩy các nhà đầu tư nước ngoài vào hoàn cảnh vi phạm pháp luật của nước chủ nhà Mặt khác, việc sửa đổi các chính sách luật pháp của nước chủ nhà đối với đầu tư nước ngoài không nhất quán cũng làm cho các nhà đầu tư lúng túng trong khi thực hiện Vì thế họ không yên tâm làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư
Rào cản thể chế pháp lý còn thể hiện ở tính hiệu lực trong việc thực hiện chính sách pháp luật của nước chủ nhà Do làm ăn ở nơi xa lạ, không người thân thích, với lượng tài sản và tiền vốn lớn, nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để đảm bảo quyền lợi cho họ Vì thế, nếu việc thực hiện luật pháp không nghiêm túc, kém hiệu lực thì quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng Vì vậy, các nhà đầu tư thường rất lo sợ khi đầu tư vào những nước có môi trường pháp lý nhiều rủi ro
1.1.2.2 Rào cản kinh tế
Rào cản kinh tế đối với đầu tư nước ngoài tại một quốc gia chủ yếu thuộc về các yếu tố như: tính không ổn định của nền kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng nề, cán cân thương mại mất cân đối, thâm hụt ngân sách không thể kiểm soát được, trình độ phát triển của nền kinh tế thấp, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nước chủ nhà yếu kém, dung lượng thị trường nhỏ Các yếu tố đó có tác động mạnh mẽ đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, làm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các dự án FDI nếu như không được khắc phục Có thể nói các rào cản về kinh tế có tác động mạnh hơn các chính sách khuyến khích ưu đãi về tài chính của nước chủ nhà đối với các nhà đầu
tư nước ngoài
Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô, các thủ tục hành chính và tham nhũng Những nước có trình độ quản lý vĩ mô kém thường dẫn tới tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, tham nhũng hoành hành Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn cao dẫn tới khủng
Trang 9hoảng kinh tế Bởi vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường không muốn đầu tư vào những nước
có trình độ quản lý kinh tế vĩ mô kém
Mặt khác, sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi
và giảm những chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư Kết cấu hạ tầng “cứng” gồm các yếu
tố như hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực, viễn thông Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh và điều kiện sống của các nhà đầu tư nước ngoài Những nơi có kết cấu hạ tầng “cứng” thiếu và lạc hậu đều tạo ra những rào cản đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài
Kết cấu hạ tầng “mềm” bao gồm các yếu tố như chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ tài chính, công nghệ và sinh hoạt cho các nhà đầu tư luôn là yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào một nước Điều này cho thấy một nước nếu không có kết cấu hạ tầng “mềm” đầy đủ và chất lượng sẽ là rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Bên cạnh đó, sức mua và dung lượng thị trường luôn là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư Quy mô và tính chất của thị trường luôn quyết định quy mô và tính chất của sản xuất và tổng lợi nhuận của nhà đầu tư Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay thường có xu hướng nhằm vào các quốc gia có quy mô thị trường lớn để đầu tư, và vấn đề giá nhân công rẻ đôi khi không còn là yếu tố hấp dẫn chủ yếu đối với nhà đầu tư nếu như nước đó có sức mua và dung lượng thị trường thấp
Hơn nữa, những thị trường nước chủ nhà có tính cạnh tranh cao sẽ giảm được các rào cản đối với đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực
mà ở đó họ có lợi thế so sánh so với các nhà đầu tư nội địa, trong khi nếu thị trường độc quyền thì việc lựa chọn này khó thực hiện được Do đó, mức độ canh tranh hay độc quyền của nước chủ nhà cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đỗ Đức Bình – Bùi Huy Nhượng (2001), Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh triển khai thực
hiện các dự án FDI tại Việt Nam, T/c kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 6
2 Vũ Quốc Bình (1997), Hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý trong kinh doanh cho các công
ty liên doanh với nước ngoài, T/c kinh tế và phát triển
Trang 103 Phạm Đỗ Chí – Phạm Quang Diệu (2005), Kinh tế Việt Nam: từ đổi mới đến hội nhập,
http://hoithao.viet-studies.org/
4 Lê Đăng Doanh (2003), Giảm chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh, Thời báo kinh tế Sài
gòn, 29/5
5 Nguyễn Xuân Dũng (2004), Về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam; t/c NVĐ kinh tế thế giới; số 10
6 Phạm Ngọc Dũng (2003), An toàn tài chính quốc gia trong thu hút FDI ở Việt Nam, T/c
nghiên cứu kinh tế, số 5
7 Vũ Thế Dũng (2003), Những rào cản cần vượt qua, Thời báo kinh tế Sài gòn, ngày 4/12
8 Tấn Đức (2003), Để thuyết phục nhà đầu tư đến Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài gòn, ngày
9/10
9 Tấn Đức (2003), Vì sao chi phí cao?, Thời báo kinh tế Sài gòn, 29/5
10 Trung Đức (1999), Chặn đà suy giảm nguồn vốn FDI, Báo đầu tư, ngày 7/1
11 Nguyễn Gia Hảo (2004), Vài suy nghĩ về năng lực cạnh tranh, Báo đầu tư, ngày 2/1
12 Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Các dự án đầu tư ở Việt Nam đến năm 2010, NXB thống kê
13 Quốc Hùng (2006), Đằng sau cơ hội mới, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 18(82), ngày
27/4/2006
14 Nguyễn Ngọc Huy (1998), Để dành lấy chữ tín của các nhà đầu tư nước ngoài, T/c tài chính,
số 4
15 Nguyễn Thị Hiền (1998), Những ưu đãi về thuế của Việt Nam với hoạt động đầu tư nước
ngoài, T/c những vấn đề kinh tế thế giới, số 1
16 Trần Lan Hương (2005), Phân bổ FDI trong cơ cấu vùng kinh tế ở Việt Nam, T/c những vấn
đề kinh tế thế giới, số 1
17 Trần Thu Hương – Phan Thế Vinh (2003), Lý thuyết rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro trong
các dự án FDI ở Việt Nam, T/c nghiên cứu kinh tê, số 8
18 Kyoshiry (2006), Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam (báo cáo
điều tra), Cục xúc tiến ngoại thương Nhật Bản, http://www.vdf.org.vn/
19 Đặng Thành Lê (2003), Tác động của rào cản cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam, T/c nghiên cứu kinh tế, tháng 9
20 Hoàng Xuân Long (2001), Thách thức và nguy cơ về khoa học công nghệ trong quá trình hội
nhập kinh tế của Việt Nam, T/c những vấn đề kinh tế thế giới, số 5