1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài Liệu Giảng Dạy Lịch Sử Địa Phương Cấp Trung Học Phổ Thông

35 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,65 MB

Nội dung

Năm 1949, khi số lượng Đảng viên tăngđáng kế và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Đảng Ủy tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập chi bộ Trà My tại thôn 4 Đồng Trầu, đánh dấ

Trang 1

GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lưu hành nội bộ

9/2012

Trang 2

Khi nói về mảnh đất và con người nhân dân huyện Trà My, đồng chí Võ Chí

Công-Nguyên cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đánh giá: “Trà My là một trong những huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam bao phủ núi rừng trùng điệp, có nhiều lâm, đặc sản nổi tiếng như quế, sâm Ngọk Linh, cá niên sông Tranh.( )Đồng bào các dân tộc Trà

My có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất bằng mọi hình thức chống lại áp bức, bóc lột, đàn áp của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta.[1,tr3].

Lời đánh giá của đồng chí Cố vấn đã khái quát cho chúng ta thấy được tinh thần đấutranh không biết mệt mỏi của nhân dân các đồng bào dân tộc nơi đây

Trên tinh thần yêu nước nồng nàn, đấu tranh mạnh mẽ Quá trình đấu tranh ấy đãtích lũy điều kiện cho sự ra đời của chi bộ Đảng Năm 1949, khi số lượng Đảng viên tăngđáng kế và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Đảng Ủy tỉnh Quảng Nam

đã quyết định thành lập chi bộ Trà My tại thôn 4 Đồng Trầu, đánh dấu bước trưởng thànhtoàn diện cho cuộc kháng chiến của nhân dân nơi đây

Căn cứ Đồng Trầu hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận

là di tích lịch sử cấp tỉnh Đây là một quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lưu giữmột dấu ấn của cuộc kháng chiến của nhân dân Trà My Tìm hiểu về di tích này giúpchúng ta hiểu hơn về di tích lịch sử được xếp hạng này Đồng thời như một lời nhắc nhởthế hệ trẻ biết trân trọng những chiến công của cha ông, phấn đấu xây dựng quê hươnghôm nay

NỘI DUNG

1 Hoàn cảnh, sự thành lập căn cứ cách mạng Đồng Trầu:

Sau chiến thắng năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang giaiđoạn mới, cách mạng Việt Nam phát triển có lợi cho mục tiêu thắng lợi cuối cùng của dântộc Theo đó, tinh thần cách mạng cũng được dâng cao trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Namnói chung và địa bàn Trà My nói riêng Sự phát triển của số lượng Đảng viên cho phép

thành lập chi bộ mới Năm 1948, “ Trà My có 18 đảng viên, sang quí II có 35 đảng viên, quí III có 67 đảng viên”(3) là một minh chứng cụ thể Với số lượng Đảng viên tăng lên như

(3) Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng: Đồ biểu tổ chức Đảng (1949,1950,1951), tài liệu

Phòng khoa học- Công nghệ- Môi trường Quân khu 5, bản sao hiện lưu tại của Ban Tuyên giáoThành uỷ Đà Nẵng, ký hiệu 22.III.E, tr 21

Trang 3

vậy, yêu cầu thành lập Đảng bộ được đặt ra Qua theo dõi, Tỉnh ủy Quảng Nam thấy rõ sựtrưởng thành của công tác xây dựng phát triển Đảng ở Trà My và cho rằng đủ điều kiện đểthành lập Đảng bộ huyện

Quan trọng hơn, điều kiện cách mạng lúc này cần thiết phải có chi bộ mới để tập hợpđồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn thực hiện những mục tiêu cách mạng Và ngay

trong năm 1949, Tỉnh uỷ quyết định thành lập Đảng bộ huyện Trà My “Ngày 28.10.1949, tại xã Trà Giang, lễ tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Trà My được tiến hành trọng thể Trong không khí trang nghiêm, trước cờ búa liềm của Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Tốn- ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thừa uỷ nhiệm của Tỉnh uỷ Quảng Nam công bố quyết thành lập Đảng bộ huyện Trà My và công

bố quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ gồm các đồng chí: Trần Mịch, Phạm Diệu, Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Hữu Hoằng và Lê Đàn Đồng chí Trần Mịch được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Trong giờ phút thiêng liêng, tất cả đảng viên phấn khởi, cảm động, ghi lòng tạc dạ trách nhiệm nặng nề, to lớn với Đảng, với địa phương”.

[1;tr26]

Trần Mịch Bí thư đầu tiên Đảng bộ Trà My

Sự ra đời của chi bộ Đảng Trà My đánh dấu một bước ngoặt hết sức quan trọngcủa công cuộc kháng chiến của nhân dân các đồng bào dân tộc nơi đây, đánh dấu mộtbước trưởng thành, chuyển biến cả về lượng và chất trong công tác xây dựng Đảng vàphong trào cách mạng trong toàn huyện Từ nay nhân dân Trà My kháng chiến dưới sự

Trang 4

chỉ đạo của chi bộ Đó là sự khởi đầu cho những thành quả cách mạng mang dấu ấn củanhân dân và Đảng bộ Trà My Cũng từ đây, căn cứ Đồng Trầu đi vào dấu ấn lích sử vớivai trò là cơ sở chi bộ đầu tiên của chi bộ Đảng Cộng sản Trà My Sau ngày thành lập,Huyện ủy họp phiên đầu tiên Hội nghị phân tích, đánh giá tình hình và xác định nhiệm vụxây dựng kinh tế, văn hoá, chính trị quân sự và nhấn mạnh phải xây dựng huyện thành căn

cứ địa kháng chiến của tỉnh

2 Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

(1949 - 1975)

Ngay sau khi thành lập không lâu, từ căn cứ Đồng Trầu, chi bộ Đảng cộng sản Trà

My đã bắt tay lãnh đạo nhân dân kháng chiến Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ,việc nâng cao trình độ nghiệp vụ Đảng viên là một việc làm hết sức quan trọng Yêu cầu

thực tế đó, chi bộ Trà My đã phối hợp với chi bộ cấp trên để tháo gỡ “Vào năm 1949, Uỷ ban Kháng chiến- Hành chính Quảng Nam mở lớp đào tạo cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ quản lý hành chính và tổ chức cấp xã cho các huyện Trà My đã gửi cán bộ tham gia học khóa này Khi các đồng chí dự học mãn khóa trở về địa phương, Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính huyện lập kế hoạch mở lớp đào tạo cho cán bộ các xã Theo dự định ban đầu, trong năm 1949, huyện mở 3 lớp với tổng số 60 học viên” [1; tr27.] Kế hoạch đó đã

giải quyết phần nào những khó khăn về mặt lực lượng ban đầu của chi bộ Đảng Trà My

Trên cơ sở lực lượng ban đầu, từ căn cứ Đồng Trầu, Huyện Ủy Trà My dưới sựlãnh đạo của Bí thư huyện Ủy Trần Mịch và các đồng chí trong Ban Chấp hành đã lãnhđạo nhân dân thực hiện thành công xuất sắc các mục tiêu cách mạng, những nhiệm vụcấp trên đề ra, hoàn thành tốt các phong trào thi đua Đạt được những thành tích đáng kể,

cụ thế là: “Về chính trị: Cơ sở quần chúng phát triển rộng rãi, nhân dân có ý thức mạnh

mẽ chính quyền, biết phổ thông đầu phiếu Về văn hóa: Tinh thần hiếu học của nhân dân lên rất cao, đã tự tìm giáo viên để học, có triển vọng thanh toán nạn mù chữ Về kinh tế:

Đã chuyển làm rẫy sang làm ruộng, làm vườn kiểu mẫu, chứng tỏ sự định canh, định cư

đã có mầm móng Về xã hội: Phong trào đời sống mới được quan niệm rộng rãi và thực hiện rộng rãi và thực hiện có kết quả, đã cải cách nhiều phong tục tập quán" [1; tr 28].

Những thành quả mà nhân dân và Chi bộ đạt được đã được cấp trên ghi nhận và tuyên

dương “Tại Đại hội Mặt trận Liên Việt liên tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng cuối năm 1949, đồng chí Hồ Nghinh, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phụ trách Mặt trận Liên Việt đã đọc bản tuyên dương công trạng, trao cờ “Huyện miền núi gương mẫu” cho Trà My” [1;

tr 28] Hay một thí dụ khác là tại Đại hội Đảng bộ liên tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng tháng2.1950, đồng chí Cao Sơn Pháo, Phó bí thư Tỉnh ủy, khi nhận định tình hình xây dựng và

phát triển Đảng toàn tỉnh, đã phát biểu: “Sở dĩ việc phát triển Đảng của chúng ta thành công như thế là do nhận thức đúng đắn của các cấp bộ vào khoảng cuối năm lại đây (tức cuối năm 1949 - Người biên soạn) đã thấm nhuần trong cấp bộ, trong quần chúng, đảng

Trang 5

viên" “Ta cũng không quên khen huyện Trà My, một huyện tiền phong gây cơ sở Đảng trong đồng bào thượng du"[4;tr36] Điều đó có thể nói là thành quả của sự sáng tạo trong

công tác chỉ đạo và thực hiện của Đảng bộ và nhân dân Trà My Hay nói cách khác,những thành công của Đảng bộ cho chúng ta suy luận một điều là căn cứ Đồng Trầu đãđảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng của mình

Sau chiến thắng Biên Giới năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước sangmột bước tiến mới, ta nắm thế chủ động tiến công trên chiến trường Những nhân tố mới

cũng xuất hiện trong sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Trà My “Nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo trong khi cuộc kháng chiến của địa phương đang thu nhiều kết quả, tháng 3.1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trà My lần thứ I đã họp tại thôn 4 (Đồng Trầu),

xã Tiên Trà ( nay thuộc xã Trà Giang) 30 đại biểu đại diện cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ huyện về dự Đại hội” [1;32] Đồng Trầu, tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò căn cứ

địa cách mạng của mình Đại hội thành công tại Đồng Trầu vạch ra những định hướngquan trọng cho công tác chỉ đạo của Chi bộ Trà My trong giai đoạn mới, giai đoạn cùng

cả nước tiến công đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp “Đại hội bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm có 9 đồng chí, trong đó có 3 uỷ viên Ban Thường vụ Đồng chí Trần Mịch được bầu lại làm Bí thư và đồng chí Võ Lễ làm Phó Bí thư Huyện uỷ Đây là lần đầu tiên Đảng bộ huyện Trà My tiến hành Đại hội Phương hướng và nhiệm vụ mà Đại hội đề ra phù hợp với chủ trương của Liên khu ủy V, Tỉnh uỷ Quảng Nam về công tác miền núi” [1; tr33] Sự thành công của Đại hội đầu tiên tại cơ

sở Đồng Trầu cũng là thắng lợi mang tính khởi đầu cho những thành công trong giai đoạnmới Giai đoạn chuẩn bị lực lượng cho sự tiến công địch để chiến thắng Bên cạnh cáccông tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng lực lượng chính trị đông đảo Đảng bộ Trà My màtrụ sở vẫn là thôn 4 Đồng Trầu đã xậy dựng các kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang

cho “cuộc tiến công cuối cùng” Và “ đến đầu năm 1954, Trà My đã xây dựng một đại đội lực lượng vũ trang huyện, trong đó hai trung đội người Kinh và một trung đội là thanh niên các dân tộc thiểu số”.[1; tr39]

Tháng 2.1954, trong dịp Tết Nguyên đán, bộ đội địa phương Trà My và bộ đội chủlực Liên khu V tiêu diệt đồn Ngok Spanh Tin chiến thắng bay về các thôn, nóc, quầnchúng rất phấn khởi

Trước khi bộ đội địa phương Trà My và bộ đội chủ lực Liên khu V đánh đồn NgokSpanh, nhân dân các dân tộc thiểu số vùng cao Trà My, dưới sự lãnh đạo trực tiếp củađoàn xây dựng vùng cao của huyện, nổi dậy giải tán gum, bắt quản thúc số ngụy tề trướcđây ta chưa nắm được, cả số tề đã từng quan hệ với ta, nhằm đề phòng chúng có thể gâyrối khi bộ đội ta tiến công tiêu diệt đồn Ngok Spanh

Trang 6

Khi bộ đội tấn công đồn Ngok Spanh, thì ở Nam Bền, Bắc Bền cũng như Tây vàNam Trà Tak Rây, ta tiếp tục truy quét tề điệp, ra lệnh cho các gum phải nộp tất cả súng,đạn mà thực dân Pháp đã trang bị cho chúng trước đây Địa điểm giao nộp là MườngLươm (Nam Bền), Mô Mau (Bắc Bền), Mân Ri (Tây Rây, Nam Rây) Số súng- cả súngtrường và tiểu liên- ta thu được hơn 200 khẩu Thời điểm đồn Ngok Spanh bị hạ thì cuộcnổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Trà My cũng cơ bản hoàn thành; 27tên tề đầu sỏ đã bị nhân dân bắt đi cải tạo, trong đó có một tên ngoan cố bị ta tiêu diệt.Vùng cao Trà My, từ nhiều năm nay bị địch uy hiếp, nay được giải phóng Đến đây,trên toàn huyện, kẻ thù của đồng bào bị quật ngã Đồng bào các xã phấn khởi tổ chức lễchiến thắng và rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo không khí phấn khởi và tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ trong nhân dân Huyện ủy và Ủy ban Kháng chiến- hànhchính huyện nhanh chóng củng cố và xây dựng mới một số Hội đồng nhân dân cấp thôn

và xã, lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất và phát triển phong trào dạy và học văn hoá nhằm tạo nên một bước chuyển biến mới Uỷ ban Kháng chiến- Hành chính huyện đã đưa

ra khỏi hội đồng nhân dân các xã 60 hội viên yếu kém trong tổng số 150 hội viên hội đồngnhân dân xã và lựa chọn đưa vào chính quyền những cán bộ tích cực thuộc thành phần cơ

bản Do việc làm tích cực này, nên “vai trò của ủy ban, hội đồng trội hơn, nhân dân đã tham gia phê bình cán bộ ủy ban nhân dân và bắt đầu hiểu vai trò của chính quyền" Sinh

hoạt của Hội đồng bắt đầu đi vào nề nếp: sinh hoạt, kiểm thảo, bàn bạc công tác Vai tròcủa cán bộ địa phương được phát huy hơn trước Riêng đối với Nam Bền, Bắc Bền, Tây

và Nam Trà Tak Rây, trước là vùng bị địch uy hiếp, nay ta gấp rút xây dựng mới Hộiđồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã.[1; tr41]

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình có nhiều thay đổi, đế quốc Mỹ thực hiện âmmưu thế chân Pháp ở Đông Dương, Trà My thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và đồngminh Điều kiện khó khăn hơn rất nhiều, lực lượng Đảng viên giảm, quân địch bắt đầu

lăm le các vùng núi Quảng Nam trong đó có huyện Trà My.“Thời điểm ký kết Hiệp định Giơ- ne- vơ, Huyện ủy Trà My còn lại 6 đồng chí Đồng chí Châu Cự Hải làm quyền Bí thư Huyện ủy Ngày 25.8.1954, quân địch lên tiếp quản Tiên Phước và lần mò lên Trà

My để nắm tình hình Huyện ủy Trà My đang đứng chân tại Tiên Trà phải dời cơ quan về

xã Nú” (1) Qua đó, chúng ta có thể thấy, lúc này Đồng Trầu không còn là căn cứ trụ sởcủa huyện ủy Trà My nữa Tuy nhiên, Đồng Trầu tiếp tục cùng với xã Tiên Trà (TràGiang) nói riêng và toàn huyện Trà My nói chung tiếp tục chiến đấu đánh bại các âmmưu của Mỹ và đồng minh Mỹ Để đến năm 1975, cùng nhân dân cả nước hát vang khúckhải hoàn ca

(1) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tên xã được gọi gọn lại, cụ thể chỉ gọichữ cuối cùng, như Trà Tak Nú, gọi là Nú

Trang 7

3 Di tích Đồng Trầu và ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ hôm nay:

Căn cứ Đồng Trầu hôm nay còn đó như hiện thân của một thời kỳ đấu tranh oanh

liệt của Đảng bộ và nhân dân huyện Trà My Nhằm lưu giữ những năm tháng hào hùng

đấu tranh của quê hương, hai huyện Nam Bắc Trà My đã tiến hành xây dựng bia di tích

Đảng bộ Trà My Theo đánh giá của tác giả Văn Bình thì: “Bia di tích Đảng bộ Trà My

là một địa chỉ đỏ, tái hiện sự kiện lịch sử quan trọng về thành lập tổ chức Đảng ở vùng núi cao Trà My để lãnh đạo bà con đồng bào các dân tộc kháng chiến giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây còn là công trình biểu trưng của sự đoàn kết, tri

ân của Đảng bộ và đồng bào Trà My”[2] Qua đó, bia tưởng niệm còn có vai trò giáo

dục thế hệ trẻ hôm nay về những giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại Bên cạnh đó, như là sự tri ân những cán bộ Đảng viên tiền bối đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của chi bộ Đảng Trà My Đồng thời đó còn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ biết trân trọng những thành quả mà cha ông đã đổ xương máu để dành lại

Hình ảnh di tích Căn cứ lich sử Đảng bộ Trà My ( Đồng Trầu – xã Trà Giang)

Bia di tích Đảng bộ Trà My, là hiện thân của chi bộ Đảng năm xưa – “địa chỉ đỏ” đểnhắc nhớ các Đảng viên và các thế hệ nhân dân tự kiểm điểm mình, học tập phấn đấu, rasức xây dựng quê hương Xuất phát từ tầm quan trọng của bia di tích, UBND tỉnh QuảngNam đã cũng vừa có quyết định công nhận công trình bia di tích Đảng bộ huyện Trà My

là di tích cấp tỉnh

Trang 8

Bia di tích Đảng bộ Trà My

Xuất phát từ những ý nghĩa trên, việc tiếp tục bảo vệ và lưu giữ cho các thế hệ maisau là một điều vô cùng cần thiết, để những giá trị lích sử và những giá trị văn hóa củabia di tích trường tồn cùng với sự phát triển của mảnh đất Trà My (Bao gồm Nam Trà

My và Bắc Trà My) và sự lớn mạnh của chi bộ Đảng Trà My

Trang 9

Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sa, sang tạo, hợp lý để nhân dân phối hợp với lực lượng vũtrang giải phong quê hương Trà My.

Đồng Trầu hôm nay, như một minh chứng của một thời hào hùng Đảng bộ vànhân dân Trà My cùng nhân dân cả nước ra trận diệt thù Nhận thấy được tầm quan trọngcủa di tích, Nam –Bắc Trà My đã chung sức xây dựng bia di tích như sự tri ân những

“người mở đường” cho những thành quả hôm nay của Trà My Đặc biệt, bia di tích Đảng

bộ Trà My đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.Đây là quyết định quan trọng để tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống kiên trung củaChi bộ Đảng đấu tiên tại căn cứ Đồng Trầu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban tuyên giáo huyện ủy Bắc Trà My, Ban tuyên giáo huyện ủy Nam Trà My

(2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 -2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà

giáo Thành ủy Đà Nẵng, kí hiệu 22.III.E, tr 21,22,23

4 Đảng bộ Quảng Nam –Đà Nẵng: “Bản thuyết trình của đồng chí Cao Sơn Pháo”

trong Đại hội Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng năm 1950, kí hiệu 117.E, tr 36.

Trang 11

Bài 1:

CỦA ĐẢNG BỘ TRÀ MY TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN

- Rèn luyện cho học sing kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện các vấn đề Lịch sử

- Kỹ năng khai thác nguồn sử liệu của Lịch sử huyện

3 Thái độ:

- Giúp các em hiểu hơn tinh thần yêu nước yêu làng của nhân dân trong huyện

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước yêu quê hương, sự tự hào về làng bản, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù của thế hệ đi trước

II Chuẩn bị:

GV: Giáo án Tài liệu về huyện Bắc Trà My, slide một số hình ảnh về căn cứ Lịch sử Đảng bộ Trà My, hình ảnh Đồng Chí Trần Mịch Đọc tài liệu và chuẩn bị bài

Hs : Tìm hiểu tài liệu về Căn cứ lịch sử Đảng bộ Trà My

III Tổ chức hoạt động dạy và học:

1 Tổ chức lớp:

2.Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh:

3 Giới thiệu bài mới: Cho học sinh xem đoạn video về căn cứ Lịch sử Đảng bộ Trà

My sau đó giáo viên đặt câu hỏi( slide 1)? Những hình ảnh trên nói về cái gì? Học sinh trả lời? Giáo viên tiếp tục hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Căn cứ lịch sử Đảng bộ Trà

My – 1 căn cứ cách mạng có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân vùng cao Trà My

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1: Cá nhân tập thể

- Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ Lịch sử

Đảng bộ Trà My nằm ở đâu?

-Hs suy nghĩ trả lời

-Giáo viên bổ sung : Căn cứ Lịch sử Trà

My nằm ở thôn Đồng Trầu Xã Trà Giang

( chiếu hình ảnh bản đồ hành chính Trà My

slide 2)

1.Hoàn cảnh, sự thành lập căn cứ Lịch

sử Đảng bộ Trà My

Trang 12

Hoạt động 2: Cá nhân tập thể

- Giáo viên đặt câu hỏi :Căn cứ Đảng bộ

Trà My được thành lập trong hoàn cảnh

nào?

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên nhận xét bổ sung thêm

Hoạt động 3: Cá nhân tập thể :

- Giáo viên ghi bài tập lên bảng Điền từ

khuyết thiếu vào chỗ trống ?

- Ngày ………tại Đồng Trầu xã Trà

Giang tuyên bố thành lập………

Gọi 1 học sinh lên bảng làm đồng thời nhắc

nhở các học sinh còn lại làm vào giấy nháp

GV đi kiểm tra Khi học sinh trên bảng làm

xong giáo viên chữa đồng thời chuẩn lại

kiến thức và bổ sung thêm ( giới thiệu hình

ảnh đồng chí Trần Mịch slide 3)

Hoạt động 4: Nhóm, cá nhân

Giáo viên sẽ chia 3 hs làm 1 nhóm tìm hiểu:

Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong cuộc kháng

chiến chống Pháp( nhóm thảo luận và ghi

vào giấy của mình thời gian 5 phút)

- Giáo viên đi xuống lớp theo dõi quá trình

hs thảo luận nhóm

- Giáo viên thu bài các nhóm kiểm tra đồng

thời chuẩn lại kiến thức cho học sinh

- Giáo viên có thể hỏi thêm: Đại hội đại

- Cần thiết lúc này phải có chi bộ mới để tập hợp đồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn thực hiện những mục tiêu cách mạng

b Sự thành lập

- Ngày 28.10.1949, tại Đồng Trầu xã Trà Giang, tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Trà My

2.Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ (1949 - 1975)

a Trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Từ căn cứ Đồng Trầu, chi bộ Đảng cộng sản Trà My bắt tay lãnh đạo nhân dân kháng chiến

- Lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu cách mạng

- Đảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng củamình

- 3.1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trà My lần thứ I họp tại thôn 4 (Đồng Trầu), xã Tiên Trà ( nay thuộc xã Trà Giang) 30 đại biểu đại diện cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ

+ Vạch ra những định hướng quan trọng cho công tác chỉ đạo của Chi bộ Trà My

Trang 13

Trà My phải dời đi nơi mới vào thời gian

nào? ở đâu? Tại sao?

- Hs suy nghĩ trả lời

- Gv nhận xét

Hoạt động 5: Cá nhân tập thể

-Giáo viên đặt câu hỏi: Cho biết vai trò của

căn cứ Đồng Trầu trong cuộc kháng chiến

Lịch sử Trà My ngày hôm nay( slide 4)

đồng thời giới thiệu về bia tưởng niệm

- Giáo viên đặt câu hỏi: Đồng Trầu có ý

nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế

hệ trẻ hôm nay?

- Hs suy nghĩ trả lời

- Giáo viên nhận xét

(Cho hs xem video slide 5)

trong giai đoạn mới

=> Thắng lợi mang tính khởi đầu cho những thành công trong giai đoạn tiếp theo -1954, Trà My được giải phóng

- Ngày 25.8.1954, quân địch lên tiếp quản Tiên Phước và lần mò lên Trà My =>Căn

cứ Đảng bộTrà My phải dời cơ quan về xã Nú

b Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Tuy không còn là căn cứ trụ sở của Đảng

bộ Trà My nhưng Đồng Trầu tiếp tục cùngvới xã Tiên Trà tiếp tục chiến đấu đánh bạicác âm mưu của Mỹ và đồng minh

3 Ý nghĩa của Đồng Trầu trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay

- Nhắc nhở các Đảng viên và các thế hệ nhân dân tự kiểm điểm mình, học tập phấn đấu, ra sức xây dựng quê hương

- Nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau tiếp

tục lưu giữ và bảo tồn giá trị lịch sử vànhững giá trị văn hóa của di tích

4 Củng cố:

Học sinh trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1:Căn cứ Đảng bộ Trà My được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Trang 14

b Lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu cách mạng

c Đảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng của mình

Trang 15

BÀI 2 KHU ỦY KHU V "NƯỚC OA" TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MĨ.

(Xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)

Lời nói đầu.

Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ (Nước Oa) nằm trong hệ thống ditích lịch sử của tỉnh Quảng Nam và cả miền Trung nước ta Đây là một trong ba di tíchlịch sử cách mạng quan trọng của cả nước, sánh ngang với di tích An Toàn Khu ( ĐịnhHóa, Thái Nguyên) và Di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam (Tân Biên, Tây Ninh)

Quảng Nam là vùng đất có truyền thống yêu nước, trung dũng, kiên cường trongđấu tranh cách mạng Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Quảng Nam là mộttrong những cái nôi của phong trào đấu tranh giành độc lập và là vùng chiến trường vôcùng ác liệt Cùng với các khu di tích Phước Trà (Hiệp Đức), địa đạo Kì Anh (Tam Kì),Giếng Nhà Nhì (Điện Bàn) và các cứ điểm Tam Nghĩa ( Núi Thành), Cấm Dơi (QuếSơn), Thượng Đức (Đại Lộc), khu di tích lịch sử Nước Oa được xem là một trong nhữngchứng tích ghi dấu một thời oanh liệt và hào hùng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốccủa quân và dân đất Quảng

I/ Hoàn cảnh ra đời

Năm 1954, sau khi chế độ bù nhìn tay sai ở miền Nam Việt Nam được quan thầy

Mĩ dựng nên ở miền Nam nước ta, Ngô Đình Diệm liền đưa ra nhiều chính sách phảnđộng nhằm đàn áp phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân, điển hình nhất là luật10/59 Bọn chúng bê máy chém đi khắp miền Trung Trung Bộ và miền Nam với chínhsách “Tố cộng, diệt cộng” cực kì dã man dựa trên phương châm: “Thà giết nhầm còn hơn

bỏ sót” Hành động phát xít đó đã gây bao tội ác khắp từ thành thị đến nông thôn, từ đồngbằng đến miền núi, đâu đâu cũng thấy cảnh bắt bớ, tra tấn , tù đày và chém giết nhữngngười dân vô tội

Riêng tại các vùng của tỉnh Quảng Nam , ngoài việc bắt bớ, tra tấn, giam cầm vàchém giết đồng bào ở các vùng thành thị, nông thôn, địch còn thực thi chiến dịch

“Thượng du vận” tại các vùng miền núi, nhằm tìm và tiêu diệt các cơ sở cách mạng, đồngthời đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc khác nơi đây

Để kịp thời ngăn chặn âm mưu đen tối của địch, bên cạnh đó giữ vững địa bànhoạt động cho toàn miền Nam Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Đảng đã tiến hànhhội nghị và đề ra nghị quyết 15, xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạngViệt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Con đường đó

là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực

Trang 16

lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chínhquyền của nhân dân.”

Tại khu V để nhanh chóng triển khai nghị quyết 15 của Trung ương Đảng mộtcách có hiệu quả, trước tiên phải tiến hành xây dựng căn cứ địa ở miền núi để kịp thời chỉđạo phong trào đấu tranh cách mạng trong toàn khu

Tháng 12 năm 1959, Khu ủy và ban quân sự Liên khu V tiến hành lập khu căn cứ tạiNước Là (Tak – Pok, Nam Trà My ngày nay) Đây chính là địa điểm đầu tiên của căn cứcách mạng Trung Trung Bộ, mật danh là chiến khu Đổ Xá

II/ Từ căn cứ Nước Là đến căn cứ Nước Oa - Quá trình phát triển.

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, huyện ủy Trà My cũng nhưhầu hết các huyện miền núi của Quảng Nam bị đứt liên lạc với tỉnh ủy, cho đến cuối năm

1954 mới móc nối lại được liên lạc, Đảng bộ Trà My đã lãnh đạo đồng bào trong huyệntham gia các cuộc đấu tranh chống lại âm mưa thôn tính của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XV họp tại

Hà Nội ra nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong tìnhhình mới

Để thực hiện nghị quyết XV, Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V tìm địa điểmthích hợp để trú đóng, chỉ đạo phong trào Cuối năm 1959, bộ phận tiền trạm của khu từHiên (Đông Giang và Tây Giang) vào Trà My khảo sát và xây dựng kho tàng, cơ quan,giữa năm 1960 toàn bộ cơ quan Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V chuyển vào đóng tạiNước Là (Tak – Pok, Nam Trà My)

Tháng 8 năm 1962, vì sự bất cẩn của bộ phận hậu cần để lửa khói lan ra, địch pháthiện cho máy bay ném bom, đồng thời cho biệt kích lần theo, cơ quan Khu phải chuyểnxuống Dốc Voi, gần nóc Ông Một (Xã Tong), cách Nước Là khoảng hai ngày đường Tháng 4 năm 1963, địch cho biệt kích tràn vào mật khu Đổ Xá và cho máy bayném bom xuống Nà Niêu, Nước Là, Nhưng cơ quan khu đã biết trước và dời đi nơi khác Cuối năm 1964, cơ quan khu chuyển xuống đồng bằng đóng ở thôn 4 xã Kì Sơn(Tam Sơn, Núi Thành) Tháng 5 năm 1965, địch phát hiện cho máy bay ném bom trúngvào văn phòng khu, nhưng không thiệt hại về người Tháng 8 năm 1965, B52 địch némbom xuống cụm điện đài của khu làm 10 đồng chí hy sinh, 03 đồng chí bị thương Lúcnày, văn phòng khu phải di chuyển lên Nước Trắng để họp chuẩn bị cho Hội nghị Khu

Trang 17

Đồng thời, các cơ quan ban ngành của khu cũng chuyển về lại miền núi ở A4, dưới dốcông Đồi, còn cụm điện đài về đóng ở Nước Vin.

Năm 1966, cơ quan khu dời lên A5 ở Nước Leng, sông Tranh

Năm 1967, cơ quan dời đến A7, vùng B Đại Lộc Địch phát hiện cho máy bay némbom bộ phận điện đài, cơ quan Khu phải chuyển xuống sông Tranh A9 Khu Tây Bắc ĐạiLộc

Năm 1969, cơ quan Khu chuyển lên A10 ở làng Rô, sau đó dời về A11 ở thôn 4 xãTrà Bui, Nước Leng Tiếp đó dời về A12 Hố Vũ, thôn 4 xã Íp giáp Kon Tum Một thờigian sau,cơ quan Khu dời xuống Nước Oa, Trà My (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) Tạiđây, với địa hình thuận lợi, lại nữa tình hình chiến sự ở toàn Khu có nhiều thuận lợi chocách mạng, nhất là sau khi Mĩ thất bại trong chiến lược ném bom miền Bắc, địch buộcphải ngồi lại bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, căn cứ địaNước Oa đáng kể vào việc phát triển phong trào cách mạng ở Trà My, vùng miền núiQuảng Nam nói chung

III/ Giá trị lịch sử - Đóng góp của căn cứ địa Nước Oa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa có ý nghĩa lịch sử đặcbiệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta Chính tại khu ditích này, Khu ủy và bộ tư lệnh Quân khu V đã cùng nhau vạch ra đường lối chiến lược cụthể để chỉ đạo quân dân Khu V đánh Mĩ Nơi đây đã từng diễn ra các hội nghị đại hộiquan trọng, là địa điểm tập huấn cho các cán bộ Trung đoàn, sư đoàn, cán bộ các tỉnhtrong đoàn khu V về học tập nghị quyết của Đảng, góp phần cùng miền Nam Việt Namgiành thắng lợi trong việc kí Hiệp định Pari năm 1973

Sau khi căn cứ cách mạng Trung Trung Bộ dời về Nước Oa, Khu Ủy và bộ tư lệchQuân khu V đã Họp bàn triển khai các hoạt động trên toàn khu: Chống lai sự lấn chiếmcủa địch, nhất là đầu năm 1973 ngăn chặn địch giành dân chiếm đất Cũng tại Nước Oa,Khu ủy và bộ tư lệnh Quân khu V sau khi về trú đóng đã chỉ đạo và chi viện cho Đảng bộ

và nhân dân Trà My đánh chiếm đồn Trà Đốc, trận đánh Mĩ cuối cùng giải phóng hoàntoàn Trà My vào ngày 27 tháng 3 năm 1971

Căn cứ cách mạng Trung Trung Bộ đóng tại Nước Oa trong một thời gian tươngđối dài và khá ổn định Tại nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại trong toànKhu như đại hội Khu ủy lần thứ III, chỉ đạo các hoạt động quân sự 1971 – 1972, các trậnđánh lịch sử trên khắp chiến trường khu V đã góp phần vào việc cùng cả nước buộc Mĩphải chiu thất bại nặng nề trong chiến lược Quân sự của mình, cùng với thất bại trong

Ngày đăng: 08/02/2017, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w