MODUN 28 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ ( KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT) Họ và tên: Huỳnh Thị Liên Chi Đơn vị : Tổ Năng khiếu I. PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1. Đánh giá bằng điểm số là gì? Giải thích ý nghĩa của điểm số. Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn. 1. Đánh giá bằng điểm số là gì? Sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS. 2. Giải thích ý nghĩa của điểm số: Đây là một hoạt động phức tạp vì nó phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của HS. Người quản lý xem đó là chứng cứ xác định trình độ học vấn của HS và khả năng giảng dạy của GV. Mặt khác giúp GV và nhà quản lý nắm được chất lượng dạy – học một cách cụ thể hơn, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp điều chỉnh quá trình dạy học. Bên cạnh đó việc lý giải kiến thức, kỹ năng hay năng lực của HS thể hiện qua điểm số có tác dụng thúc đẩy các em học tốt hơn. 3. Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn: Xác định mục tiêu của đánh giá: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đánh giá. Để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm và qua đó đánh giá được trình độ của HS thì cần chuẩn bị thật kỹ bài kiểm tra cụ thể: + Trong nội dung của bài kiểm tra cần phải bao quát được nhiều mặt kiến thức, kỹ năng mà HS đã học. + Mục tiêu của kế hoạch đã nêu ra trong tháng, trong học kỳ phải được đề cập trong bài kiểm tra. + Xây dựng thang điểm. Có thể điều chỉnh trong quá trình chấm đối với những bài làm, câu trả lời ngoài dự kiến. + Điều chỉnh các câu hỏi, bài tập nếu phát hiện thấy có sự không rõ ràng trong đề kiểm tra. + Xác định ngưỡng đạt yêu cầu của bài kiểm tra. + Tập hợp nhiều kênh thông tin khác nhau từ việc học của HS để làm chứng cứ hỗ trợ cho việc giải thích điểm số của HS.
Trang 1MODUN 28 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ
( KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT)
- Họ và tên: Huỳnh Thị Liên Chi
- Đơn vị : Tổ Năng khiếu
I PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1 Đánh giá bằng điểm số là gì? Giải thích ý nghĩa của điểm số Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn.
1 Đánh giá bằng điểm số là gì?
Sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS
2 Giải thích ý nghĩa của điểm số:
Đây là một hoạt động phức tạp vì nó phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của HS Người quản lý xem đó là chứng cứ xác định trình độ học vấn của HS và khả năng giảng dạy của GV Mặt khác giúp GV và nhà quản lý nắm được chất lượng dạy – học một cách cụ thể hơn, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp điều chỉnh quá trình dạy học Bên cạnh đó việc lý giải kiến thức, kỹ năng hay năng lực của HS thể hiện qua điểm số có tác dụng thúc đẩy các em học tốt hơn
3 Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn:
- Xác định mục tiêu của đánh giá: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đánh giá
- Để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm và qua đó đánh giá được trình độ của HS thì cần chuẩn bị thật kỹ bài kiểm tra cụ thể:
+ Trong nội dung của bài kiểm tra cần phải bao quát được nhiều mặt kiến thức, kỹ năng mà HS đã học
+ Mục tiêu của kế hoạch đã nêu ra trong tháng, trong học kỳ phải được
đề cập trong bài kiểm tra
+ Xây dựng thang điểm Có thể điều chỉnh trong quá trình chấm đối với những bài làm, câu trả lời ngoài dự kiến
+ Điều chỉnh các câu hỏi, bài tập nếu phát hiện thấy có sự không rõ ràng trong đề kiểm tra
+ Xác định ngưỡng đạt yêu cầu của bài kiểm tra
+ Tập hợp nhiều kênh thông tin khác nhau từ việc học của HS để làm chứng cứ hỗ trợ cho việc giải thích điểm số của HS
Trang 2Câu 2 Mục đích, nguyên tắc của đánh giá, xếp loại; hình thức đánh giá
1 Mục đích
- Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tính tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học
- Khuyến khích cho học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học
2 Nguyên tắc của đánh giá, xếp loại
- Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại
- Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện
- Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam
3 Hình thức đánh giá
a Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét đánh giá kết hợp học tập các môn học của học sinh tiểu học.
- Các môn học đánh giá bằng điểm số ở tiểu học là Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn
- Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm
0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: Hoàn thành và Chưa hoàn thành
b Kết hợp đánh giá thường xuyên và định kì:
- Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời
để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực
- Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút)
- Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II) nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo quản lí quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên
- Đánh giá định kì được tiến hành bằng kiểm tra viết, bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận trong thời gian một tiết
Trang 3c Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá:
Kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan Đề kiểm tra định kì đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền
d Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và định kì được lưu giữ thành hồ sơ học tập của học sinh Học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh giá nếu học sinh có khả năng học tập môn học đó một cách bình thường, nếu không chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh
- Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ ở các lớp bình thường có điều kiện chuyển sang lớp chính qui được tổ chức kiểm tra môn Toán cùng với môn Tiếng việt, điểm trung bình của hai môn đạt điểm 5 trở lên, không có điểm dưới 4 được xếp vào lớp học phù hợp hoặc được xác nhận học hết chương trình tiểu học
Câu 3.Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kỳ:
a Yêu cầu về đề kiểm tra học kì.
- Nội dung bao quát chương trình đã học
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học
- Đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ được quy định trong chương trình cấp tiểu học
- Phù hợp với thời gian kiểm tra
- Góp phần đánh giá khách quan trình độ hs
b Tiêu chí để kiểm tra học kì.
- Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì
- Có nhiều câu hỏi trong 1 đề, phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận
- Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học: Nhận biết và thông hiểu khoảng 80%, vận dụng 20%
- Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó
c Quy trình ra đề kiểm tra học kì.
C1 Xác định mục tiêu mức độ, nội dung và hình thức, kiểm tra
C2 Thiết lập bảng hai chiều
C3 Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều
C4 Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm
* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình.
Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là
Trang 4“Các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà hs cần phải và có thể đạt được” Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
* Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số:
- Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách giáo viên 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để phát triển Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút
* Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá của từng môn học, từng học kì, từng lớp( bám sát chuẩn KT-KN của môn học để đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành hoặc chưa hoàn thành Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả
GV và HS, cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh
Câu 4 Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá
a Chức năng xác định
- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức
độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học)
- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá
b Chức năng điều khiển:
Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS chậm tiến bộ và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH;
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá;
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục;
- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục
Trang 5II PHẦN VẬN DỤNG:
Hãy soạn một đề kiểm tra cuối học kì I môn học mà anh chị dạy ở lớp
TRƯỜNG TH PHÚ MỸ A KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2015 – 2016 Môn: Tiếng Anh – Lớp 4
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra có 04 trang, gồm 09 câu)
Họ và tên: Lớp:
I Listening (5 pts)
1 Listen and match (1 pt)
1
A.
Ex: 1 C
2
B.
2.
3
C
3.
4
D
4.
5
E.
5.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Trang 62 Listen and number (1 pt)
3 Listen and tick (1 pt)
Ex: 1
B
1
Trang 74 Listen and circle (1 pt)
Ex:
5 Listen and complete (1 pt)
I’m hungry Let’s look at the menu I like m t and rice I like
car s too I don’t like or eggs I like ice cream I like apple juice but I don’t like
II Reading (1.5 pts)
My name is Freddy I have got two best friends Simon is eight He is a pupil He has got blond hair It is short and curly His eyes are brown My other friend is a girl Her name is Amy She has got long hair It is black She has got blue eyes
1 Answer the questions: (0.75 pt)
Ex: What’s his name?
His name is Freddy
a Is Simon a pupil?
b What colour are Simon’s eyes?
c What colour is Amy’s hair?
2 Multiple Yes or No: (0.75 pt)
a Freddy has got three best friends No
b Simon is a pupil
c Amy is a girl
d Amy has got green eyes
Trang 8III Writing (1.5 pts)
1 Look pictures and write: (0.75 pt)
Write what there is in your bedroom.
Ex: There is a cupboard
1
2
3
2 Complete words: (0.75 pt)
A I like tiger B It’s a c_r_le
C.I don’t like mon_ _ _ D There are _ _ _ _ _ _ _ books
Hết
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
Trang 9BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG GV TỰ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM:
- Phần tự nghiên cứu:…
- Phần vận dụng:………
- Tổng:…
Kí tên
ĐIỂM:
- Phần tự nghiên cứu:…
- Phần vận dụng:……
- Tổng:…
Kí tên
ĐIỂM: 18 -Phần tự nghiên cứu: 9
- Phần vận dụng: 9
- Tổng: 18
Kí tên
Huỳnh Thị Liên Chi