Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 4 câu Câu 1: Nhận biết * Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước C
Trang 1TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC HỘI THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Địa lý Lớp 8
CHỦ ĐÊ: CHÂU Á Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
CHÂU Á Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết giới hạn của Châu Á trên bản đồ thế giới
* Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục nào sau đây?
A Châu Âu B Châu Phi C Châu Đại Dương D Châu Âu và Châu Phi
* Đáp án : D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết vị trí địa lí của Châu Á
* Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) Kéo dài trên những vĩ độ nào?
A 77044’B - 1016’B B 76044’B - 2016’B
C 78043’B - 1017’B D 87044’B - 1016’B
* Đáp án : A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm địa hình Châu Á
* Dãy núi cao nhất ở Châu Á còn gọi là nóc nhà thế giới có tên:
A Hymalaya B Côn Luân C Thiên Sơn D Hoàng Liên Sơn
* Đáp án : A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Dãy núi Hi-ma-lay-a nằm ở phía nào của khu vực Nam Á?
A Phía đông
B Phía tây
C Phía bắc
D Phía nam
* Đáp án : C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được các loại khoáng sản chủ yếu ở Châu Á
* Kể tên các loại khoáng sản chính ở châu Á.
* Đáp án : Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn Các khoáng sản chính là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và kim loại màu như đồng, thiếc,…
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của Châu Á
* Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu
* Đáp án :
Đặc điểm:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc (77044/B) đến vùng xích đạo (1016/B) tiếp giáp
hai châu lục (Âu, Phi) ba đại dương (Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương)
- Lãnh thổ rộng lớn
Ý nghĩa:
- Vị trí: các đới khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam
- Kích thước rộng lớn: khí hậu phân hoá thành các kiểu khác nhau (khí hậu ẩm
Trang 2gần biển, khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa)
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á.
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm khí hậu Châu Á
* Khí hậu Chấu Á phân thành những đới cơ bản:
A 2 đới B 3 đới C 5 đới D 11 đới
* Đáp án : C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm khí hậu Châu Á
* Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Á là:
A Khí hậu cực B Khí hậu hải dương
C Khí hậu lục địa D Khí hậu núi cao
* Đáp án : C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu các đặc điểm khí hậu của Châu Á
* Đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất là:
A Đới khí hậu cực và cận cực
B Đới khí hậu ôn đới
C Đới khí hậu cận nhiệt
D Đới khí hậu nhiệt đới
* Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu các đặc điểm khí hậu của Châu Á
* Khí hậu ôn đới gió mùa Châu Á phân bố ở khu vực:
A Bắc Á B Đông Á
C Đông Nam Á D Tây Nam Á
* Đáp án : B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm khí hậu của Châu Á
* Tại sao nói khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng? Kể tên hai loại khí hậu phổ biến
* Đáp án :
- Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng tại vì do châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có nhiều đới khí hậu khác nhau (5 đới)
+ Ở mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp
- Có hai kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á
* Nêu nơi phân bố, đăc điểm, của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
châu Á Liên hệ Việt Nam thuộc đới và kiểu khí hậu nào ?
* Đáp án:
- Các kiểu khí hậu gió mùa
Phân bố: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á
Trang 3Đặc điểm: một năm có hai mùa: mùa đông lạnh, khô ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
- Các kiểu khí hâu lục địa
Phân bố: vùng Tây Nam Á, vùng nội địa
Đặc điểm: một năm có hai mùa: mùa đông khô rất lạnh, mùa hạ khô rất nóng, cảnh quan hoang mạc phát triển
- Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới kiểu khí hậu gió mùa
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á.
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á
* Con sông dài nhất Châu Á là:
A Trường Giang B A Mua
C Sông Hằng D Mê Kông
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan Chạu Á
* Cảnh quan tự nhiên Châu Á có diện tích rất rộng ở đồng bằng Tây Xi-bia là:
A Rừng lá kim
B Rừng cận nhiệt đới ẩm
C Xa van và cây bụi
D Hoang mạc và bán hoang mạc)
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á
* Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?
A.Sông Hồng B Sông Trường Giang
C Sông Mê Công C Sông Hoàng Hà
* Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích sự khác nhau của các hệ thống sông
* Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là:
A Đông Nam Á B Tây Nam Á
* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á Giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn
* Nêu đặc điểm sông ngòi ở châu Á
* Đáp án :
- Đặc điểm sông ngòi ở châu Á:
+ Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng hà, Trường Giang, Mê công
+ Các sông ở châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước khá phức tạp
Trang 4+ Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan
+ Khu vực châu Á gió mùa (Đông Á, ĐNA, Nam Á) nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa
+ Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển, nguồn cung cấp nước do tuyết và băng tan
+ Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm Một số sông nhỏ bị
“chết” trong các hoang mạc cát
+ Các sông của Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thuỷ điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông,
du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Hiểu được thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á
* Thiên nhiên châu Á mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất và đời sống ?
* Đáp án :
Thiên nhiên châu Á mang lại :
+ Thuận lợi:
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng
- Khoáng sảncó trử lượng lớn : than, sắt, dầu…
- Đất, khí hậu, đông thực vật đa dạng, nguồn năng lượng dồi dào…
+ Khó khăn:
- Địa hình núi cao hiểm trở gây khó khăn cho giao thông
- Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường: bão, lũ, động đất, gây thiệt hại về người
và của
Bài 4: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA CHÂU Á.
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết các hướng gió chính ở Châu Á
* Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là:
A Tây Bắc và Đông Bắc B Đông Nam
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết các hướng gió chính ở Châu Á
* Hướng gió chính vào mùa hạ ở Châu Á là:
A Tây Bắc B Đông Nam và Tây Nam
C Tây Nam D Đông Bắc
* Đáp án : B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa Châu Á
* Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là:
A Miền Bắc B Miền Trung
C Miền Nam D Miền Trung và miền Nam
Trang 5* Đáp án : A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự phân bố khí áp trên lược đồ Châu Á
* Về mùa hạ ở Bắc bán cầu có trung tâm áp thấp là:
C Nam Ấn Độ Dương D Ô-trây-li-a
* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được quy luật hoạt động của gió mùa
* Gió mùa là loại gió như thế nào ?
* Đáp án :
Gió mùa là loại gió thay đổi hướng theo mùa Trên thế giới hoàn lưu gió mùa phát triển ở hầu hết các châu lục và phân bố chủ yếu ở vòng đai nội chí tuyến Riêng Châu Á hoạt động gió mùa phát triển rất rộng gồm cả vùng nội chí tuyến, ngoại chí tuyến và có hướng thổi khác nhau giữa hai mùa (mùa đông và mùa hạ)
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa Châu Á
*Sự thay đổi thời tiết theo mùa như thế nào?
* Đáp án :
Do khí áp và hướng gió thay đổi theo mùa thay đổi theo mùa nên thời tiết cũng thay đổi theo mùa:
+ Về mùa đông gió thổi từ nội địa (vùng áp cao) ra biển (vùng áp thấp) gây nên thời tiết khô và lạnh, không có mưa
+ Về mùa hạ gió thổi từ biển (vùng áp cao) vào đất liền (vùng áp thấp) mang theo khối khí ẩm, gây nên thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều
Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á.
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được các tôn giáo lớn của Châu Á
* Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại:
C A-rập-xê-út D I – Ran
* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được các chủng tộc chủ yếu của Châu Á
* Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á?
A Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á B Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
* Đáp án : B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm nổi bật của dân cư Châu Á
* Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở Châu Á hiện nay đã giảm đáng kể chủ yếu là:
A Dân di cư, sang các Châu lục khác B Thực hiện tốt chính sách dân số
Trang 6C Do tỷ lệ sinh tăng D Do tỷ lệ tử tăng
* Đáp án : B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm nổi bật của dân cư Châu Á
* Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới năm 2002? (dân số Châu Á: 3766 triệu người, dân số thế giới: 6215 triệu người)
* Đáp án : B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của dân cư xã hội Châu Á
* Châu Á có bao nhiêu chủng tộc chính? Có mấy tôn giáo, kể tên?
* Đáp án:
- Châu Á có ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it
- Châu Á có bốn tôn giáo: Ấn Độ giáo Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm nổi bật của dân cư Châu Á
* Chứng minh rằng châu Á có số dân đông nhất thế giới
* Đáp án:
- Số dân: 3766 triệu người (năm 2002)
- Mật độ dân số: 119 người/km2 (bình quân thế giới là 46 người/km2)
- Gia tăng dân số tự nhiên: 1,3%
Bài 6: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC ĐÔ THỊ LỚN Ở
CHÂU Á Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm phân bố dân cư của Châu Á
* Ở Châu Á khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất (dưới 1 người/km2)
A Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á
B Rìa phía đông Trung Quốc
C Ven biển Ấn Độ
D Các cao nguyên Ấn Độ
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm phân bố dân cư của Châu Á
* Khu vực có mật độ dân số đông (trên 100 người/km2) là:
A Ven Địa Trung Hải
B Ven biển Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam
C Mông Cổ
D Phía nam Liên bang Nga
* Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư của Châu Á
* Nơi có mật độ dân số dưới 1 người /km2 là nơi có:
A Có khí hậu luc địa
B Nơi có địa hình hiểm trở và khí hậu giá lạnh
C Có khí hậu nhiệt đới gió mùa
Trang 7D Có nhiều đồng bằng rộng lớn
* Đáp án: B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm các thành phố lớn của Châu Á
* Quốc gia có nhiều thành phố lớn (10 triệu dân trở lên) của Châu Á là:
A Nhật Bản B Trung Quốc
C Ấn Độ D In-đô-nê-xi-a
* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư của Châu Á
* Cho biết những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở Châu Á?
* Đáp án: Những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:
- Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ Châu Á nằm trong vùng nhiệt đới và ôn đới thuận lợi cho hoạt động của con người
- Địa hình: vùng đồng bằng trung du thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) nơi dân cư tập trung đông đúc
- Nguồn nước: Nơi các lưu vực sông dân cư tập trung đông vì thuận lợi cho sinh hoạt và đi lại
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm phân bố các thành phố lớn của Châu Á
* Các thành phố lớn của Châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Giải thích vì sao lại có
sự phân bố đó?
* Đáp án :
- Sự phân bố các thành phố lớn : vùng ven sông, bờ biển, đồng bằng, đầu mối giao thông
- Vì : thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, giao lưu, phát triển giao thông
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC
CHÂU Á Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
Nước có nền kinh tế xã hội mạnh nhất châu Á là:
A Nhật Bản B Xingapo C Hàn Quốc D Trung Quốc
Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
* Các nước có mức thu nhập GDP/người cao là :
A Nhật Bản, Cô oét B Hàn Quốc, Trung Quốc
C Ma-lai-xi-a, Xiri D Việt Nam, Lào
* Đáp án : A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
* Nhóm các nước Châu Á năm 2001 có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất là:
A Nhật Bản, Cô oét B Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a
C Ma-lai-xi-a, Xiri D Trung Quốc, Việt Nam
* Đáp án : D
Trang 8Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
* Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP và bình quân GDP/người của các quốc gia Châu Á tăng giảm theo thứ tự nào sau đây:
A Thuận chiều B Ngược chiều
C Không theo thứ tự nào cả D.Vừa thuận chiều, vừa ngược chiều
* Đáp án: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
* Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội châu Á hiện nay?
* Đáp án:
Kinh tế-xã hội châu Á phát triển nhanh và chia làm năm nhóm nước:
- Nhóm nước phát triển cao: Có nền kinh tế-xã hội toàn diện (Nhật Bản, Hàn Quốc)
- Nhóm nước công nghiệp mới: Có mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh (Xin-ga-po, Hàn Quốc)
- Nhóm nước đang phát triển: Ngành nông nghiệp phát triển chủ yếu (Việt Nam, Lào, )
- Nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Công nghiệp hoá nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pa-ki-xtan)
- Nhóm nước giàu, trình độ phát triển kinh tế-xã hội chưa cao: Khai thác dầu khí để phát triển (Ả-rập Xê-ut, Bru-nây)
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
* Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24 hãy kể tên 2 quốc gia có thu nhập cao, trên trung bình, dưới trung bình, thu nhập thấp
* Đáp án:
- Nước thu nhập cao: Nhật Bản, Cô oét
- Nước có thu nhập trên trung bình: Hàn Quốc, Ả rập xê út…
- Nước có thu nhập dươi trung bình: I rắc, I ran
- Thu nhập thấp: Việt Nam, Lào
Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Nhóm nước xuất khẩu gạo lớn nhất châu Á là?
A Việt Nam, Trung Quốc B Thái Lan, Nhật bản
C Thái Lan, Việt Nam D Việt Nam, Cam pu chia
* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Nước có sản lượng lúa nhiều nhất nhì thế giới là:
C Thái Lan, Việt Nam D Việt Nam, Cam pu chia
* Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Các nước Châu Á phát triển mạnh về công nghiệp khai khoáng than là:
Trang 9A Ấn Độ, I-rắc, A-rập Xê-út
B Trung Quốc, I-ran, Cô-oét
C In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc
D Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê- xi-a
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Quốc gia có lượng dầu mỏ nhiều nhất Châu Á, và đứng hàng thứ hai trên thế giới là:
* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Ngày nay ngành nông nghiệp của châu Á phát triển như thế nào?
* Đáp án:
- Châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhưng không đồng đều
- Có hai khu vực cây trồng và vật nuôi khác nhau
- Khu vực khí hậu gió mùa: lúa gạo, bông, ngô, bò, heo,…
- Khu vực khí hậu lục địa: lúa mì, chà là, cừu,…
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo
- Thái Lan, Việt Nam đứng thứ nhất, thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á
* Dựa vào hiểu biết hãy nêu tình hình phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở châu Á?
* Đáp án:
- Công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều + Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo máy, điện tử… phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước
- Dịch vụ: Ngày nay, các hoạt động dịch vụ được các nước rất coi trọng Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao
Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được nguồn tài nguyên ở khu vực Tây Nam Á
* Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á là?
A I ran B Cô Oét C I rắc D Ả rập xê út
* Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được vị trí địa lí của khu Vực Tây Nam Á
* Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của:
A Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ
B Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương
Trang 10C Châu Á, Châu Âu, Châu Phi
D Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm nổi bật tự nhiên của khu vực Tây Nam Á
* Hầu hết lãnh thổ Tây Nam Á chủ yếu thuộc đới khí hậu
A Nóng và cận nhiệt B Cận nhiệt và ôn hòa
C Ôn hòa và lạnh D Lạnh
* Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước Tây Nam Á
* Hiện nay các nước dầu mỏ Tây Nam Á đã tham gia tổ chức những nước sản xuất dầu mỏ thế giới Tổ chức này có tên gọi tắt là:
* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu : Trình bày được đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á
* Hãy nêu rõ về đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á ?
* Đáp án:
Đăc điểm kinh tế- chính trị của khu vực Tây Nam Á
- Kinh tế trước đây dân sống bằng nghề chăn nuôi du mục
- Hiện nay thương mại, công nghiệp khai thác chế biến dầu phát triển chiêm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới
- Chính trị là khu vực không ổn định, thường xảy ra tranh chấp, ảnh huởng đến đời sống và kinh tế của khu vực
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm khí hậu ở Tây Nam Á
* Vì sao Tây Nam Á lại có khí hậu khô hạn?
* Đáp án:
Tây Nam Á có khí hậu khô hạn do:
- Địa hình có nhiều núi cao bao quanh khu vực
- Chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch (khô và nóng) quanh năm thổi từ lục địa ra, lượng mưa rất nhỏ (< 300m.m/năm) cho nên phần lớn lãnh thổ Tây Nam Á là thảo nguyên, nửa hoang mạc và hoang mạc có khí hậu khô hạn
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á
* Đại dương nằm tiếp giáp với khu vực Nam Á là:
A Ấn Độ Dương B Thái Bình Dương
C Đại Tây Dương D Bắc Băng Dương
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á
* Nơi có lương mưa nhiều ở Nam Á là?