trình chiếu kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cảng gas MỤC LỤC CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1. Tổng quan về kế hoạch. 6 1.1. Tính cấp thiết của việc lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu 6 1.3. Các định nghĩa, từ viết tắt 7 1.3.1. Các định nghĩa 7 1.3.2. Các từ viết tắt 8 1.4. Mục đích 8 1.5. Đối tượng, phạm vi áp dụng 9 1.5.1. Đối tượng 9 1.5.2. Phạm vi áp dụng 9 1.6. Cơ sở pháp lý 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 11 KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHU VỰC 11 2.1. Địa điểm ứng phó sự cố tràn dầu. 11 2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực. 13 2.2.1. Đặc điểm địa hình, đường bờ 13 2.2.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn 13 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực. 16 2.3.1. Phân bố dân cư 16 2.3.2. Các hoạt động đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ 16 2.3.3. Các hoạt động công, nông, lâm, ngư nghiệp 16 2.3.4. Các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển 16 2.4. Môi trường sinh thái khu vực. 18 2.4.1. Chất lượng môi trường khu vực 18 2.4.2. Hệ sinh thái trên cạn 18 CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠ SỞ, CÁC NGUỒN GÂY TRÀN DẦU VÀ CÁC VÙNG CÓ NGUY CƠ BỊ ẢNH HƯỞNG. 20 3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở. 20 3.1.1. Thông tin cơ bản về hoạt động động sản xuất kinh doanh của cơ sở. 20 3.1.2. Tổng mặt bằng cơ sở và chi tiết các hạng mục của dự án. 20 3.1.3. Sơ đồ khai thác hàng tại Cảng Thăng Long Gas. 25 3.2. Các vụ tràn dầu xảy ra trong khu vực. 26 3.3. Đặc điểm và tính chất lý hóa của các loại xăng, dầu có tại cơ sở. 26 3.3.1. Dầu Fuel (FO) 26 3.3.2. Dầu Diesel (DO) 27 3.4. Các nguồn có thể gây sự cố tràn dầu tại cơ sở. 27 3.5. Phân tích, xác định quy mô, mức độ tràn dầu tại cơ sở. 27 3.5.1. Phân tích, xác định cấp tràn dầu 27 3.5.2. Phân tích, xác định quy mô tràn dầu 28 3.6. Diễn biến của tràn dầu và dự báo các vùng bị ảnh hưởng tương ứng với cấp, quy mô sự cố tràn dầu tại cơ sở. 29 3.6.1. Diễn biến của dầu tràn 29 3.6.2. Các khu vực có thể bị tác động 32 3.7. Dự báo tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội và môi trường sinh thái khu vực bị ảnh hưởng khi xảy ra sự cố. 33 CHƯƠNG IV. PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ 35 4.1. Các nguồn lực tại chỗ của cơ sở. 35 4.1.1. Phương tiện, trang thiết bị ứng phó. 35 4.1.2. Nguồn nhân lực ứng phó 36 4.1.3. Tài chính cho ứng phó sự cố 37 4.2. Các nguồn lực bên ngoài. 38 CHƯƠNG V.CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI CÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 40 5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ứng phó tại cơ sở. 40 5.2. Các cơ quan đơn vị phối hợp ứng phó. 40 5.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó. 42 5.4. Nhiệm vụ của các bên liên quan trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố 43 5.5. Danh sách liên lạc, báo cáo khi xảy ra sự cố. 47 CHƯƠNG VI. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI CƠ SỞ 50 6.1. Các kịch bản, tình huống tràn dầu có khả năng xảy ra nhất. 50 6.1.1. Tình huống tàu va chạm cầu cảng ( trong khả năng tự ứng phó) 50 6.1.2. Tình huống tàu đâm va vào nhau (lớn hơn khả năng ứng phó) 50 6.2. Xây dựng quy trình báo cáo, thông báo, báo động và quy trình ứng cứu cho từng kịch bản. 51 6.2.1. Quy trình báo cáo, thông báo, báo động 51 6.2.2. Quy trình ứng cứu tình huống tràn dầu tình huống tàu đâm va cầu cảng (trong khả năng tự ứng phó) 56 6.2.3. Quy trình ứng cứu tình huống tàu đâm va vào nhau (lớn hơn khả năng tự ứng phó). 57 6.3. Quản lý dầu và chất thải tràn dầu sau sự cố. 60 6.4. Công tác khắc phục sau khi xảy ra sự cố theo các kịch bản trên. 61 6.5. Đánh giá thiệt hại và kết thúc hoạt động ứng phó. 63 CHƯƠNG VII. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI. 65 7.1. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc bồi thường. 65 7.1.1. Cơ sở pháp lý. 65 7.1.2. Nguyên tắc bồi thường. 65 7.2. Thống kê thiệt hại. 66 7.2.1. Thiệt hại về kinh tế xã hội. 66 7.2.2. Thiệt hại về môi trường. 67 7.3. Thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường 67 7.4. Phương án chi trả bồi thường. 69 CHƯƠNG VIII. ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP, KIỂM SOÁT, PHÒNG CHỐNG, RÀ SOÁT, ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH. 71 8.1. Kế hoạch đào tạo, tập huấn của cơ sở. 71 8.1.1. Huấn luyện cơ bản 71 8.1.2. Huấn luyện chuyên sâu 71 8.2. Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. 71 8.3. Các hoạt động kiểm soát, phòng chống sự cố tràn dầu tại cơ sở. 72 8.4. Kế hoạch mua sắm bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị. 73 8.5. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch. 73 8.6. Tổ chức thực hiện kế hoạch. 73 8.6.1. Các công việc triển khai. 73 8.6.2. Các đơn vị thực hiện 74 8.6.3. Các đơn vị hỗ trợ 74 PHỤ LỤC 75 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long – Cảng Thăng Long Gas 11 Hình 2.2. Sơ đồ giao thông khu vực Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long 16 Hình 3.1. Tổng mặt bằng của dự án 24 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình khai thác hàng tại Cảng Thăng Long Gas 25 Hình 3.3. Hướng di chuyển thực tế của dầu 29 Hình 5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ứng phó tại cơ sở. 39 Hình 5.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó. 41 Hình 6.1. Sơ đồ quy trình thông báo nội bộ 51 Hình 6.3. Sơ đồ quy trình báo động 54 Hình 6.4. Sơ đồ bố trí hệ thống phương tiện thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu khi tàu va chạm cầu cảng (bố trí phao quây dạng hình xiên) 58 Hình 6.5. Sơ đồ bố trí hệ thống phương tiện thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu khi tàu va chạm cầu cảng (bố trí phao quây dạng bao quanh) 58 Hình 6.6. Sơ đồ bố trí hệ thống phương tiện thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu khi tàu bị phương tiện khác đâm va (bố trí phao quây dạng chữ V) 59 Hình 6.7. Sơ đồ quy trình thu gom chất thải nhiễm dầu 60 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng tại Hải Phòng (oC) 13 Bảng 3.1. Sự biến đổi thành phần hóa học của dầu 30 Bảng 4.1. Các phương tiện ƯPSCTD được Công ty trang bị 35 Bảng 4.2. Các phương tiện PCCC được Công ty trang bị 35 Bảng 4.4. Danh sách ban chỉ huy ƯPSCTD 36 Bảng 4.5. Danh sách đội ƯPSCTD 37 Bảng 5.1. Danh sách liên lạc nội bộ 47 Bảng 5.3. Danh sách liên lạc Cơ quan chức năng 47 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Tổng quan về kế hoạch. 1.1. Tính cấp thiết của việc lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Hoạt động trong lĩnh vực tồn trữ, phân phối khí hóa lỏng và các sản phẩm có liên quan, Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long luôn hiểu được rằng đây là lĩnh vực luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể dẫn đến tai nạn bất ngờ làm tổn thất về con người, tài sản cũng như uy tín của Công ty, do đó việc đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Công ty.0 Quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long liên quan trực tiếp đến hoạt động nhập hàng hóa bằng tàu thủy vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng tới môi trường và thiệt hại kinh tế. Xác định được các nguy cơ và tai nạn có thể xảy ra, Công ty tiến hành xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu của Cảng Thăng Long Gas để có phương án kiểm soát, phòng ngừa và ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu. 1.2. Mô tả tóm tắt bản kế hoạch. Kế hoạch ƯPSCTD của Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long tại Hải Phòng được phối kết hợp thực hiện bởi đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường TDA bao gồm 8 chương với nội dung chính của các chương như sau: Chương I. Những vấn đề chung Chương II. Địa điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái khu vực. Chương III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, các nguồn gây tràn dầu và các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chương IV. Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở. Chương V. Cơ cấu tổ chức ứng phó, trách nhiệm của các bên khi có sự cố tràn dầu. Chương VI. Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở Chương VII. Bồi thường thiệt hại: Đưa ra các cơ sở pháp lý, thủ tục và phương án chi trả bồi thường. Chương VIII. Đào tạo, diễn tập, kiểm soát, phòng chống, rà soát, đầu tư và tổ chức triển khai kế hoạch. 1.3. Các định nghĩa, từ viết tắt 1.3.1. Các định nghĩa Khí LPG hóa lỏng: Là sản phẩm khí hidrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là Propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả 2 loại này. Tại nhiệt độ áp suất bình thường các hidrocacbon này ở thể khí, khi được nén đến áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng. Dầu và các sản phẩm của dầu: bao gồm dầu thô, dầu thành phẩm và các loại khác. Sự cố tràn dầu: Là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình, các mỏ dầu thoát ra môi trường tự nhiên. Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: Là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng lớn, dầu tràn ra trên diện rộng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường, đời sống và sức khỏe của nhân dân. Ứng phó sự cố tràn dầu: Là các hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa lượng dầu tràn ra. Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu: Là tất cả các hoạt động từ việc ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu: Là dự kiến các mối nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu và các phương án ứng phó xảy ra tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi SCTD xảy ra trên thực tế. Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu: Là phương án triển khai các hoạt động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố. Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu: Là khu vực triển khai các hoạt động ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu. Chỉ huy hiện trường: Là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra SCTD. Quyền hạn và trách nhiệm của Chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong phương án ứng phó sự cố tràn dầu của từng đơn vị, địa phương, cơ sở. Cơ sở: Là cơ quan, đơn vị cá nhân có hoạt động về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng các sản phẩm dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra SCTD. Chủ cơ sở: Là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu: Là cơ quan tổ chức các hoạt động UPSCTD. Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu: Là các tổ chức có trang thiết bị ƯPSCTD và nhân lực được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ƯPSCTD. Khu vực ưu tiên bảo vệ: Là khu vực có độ nhảy cảm cao về môi trường hoặc kinh tế xã hội cần ưu tiên bảo vệ khi có SCTD xảy ra. Bên gây ô nhiễm tràn dầu: Là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây ra tràn dầu làm ô nhiễm môi trường. 1.3.2. Các từ viết tắt SCTD : Sự cố tràn dầu ƯPSCTD : Ứng phó sự cố tràn dầu ƯCKC : Ứng cứu khẩn cấp ƯPTHKC : Ứng phó tình huống khẩn cấp BCĐ : Ban chỉ đạo PC49 : Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường STNMT : Sở Tài nguyên và Môi trường BVAT : Bảo vệ an toàn UBND : Ủy ban nhân dân BCH PCLBTKCN : Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn SNNNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.4. Mục đích Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu này nhằm đưa ra phương án phòng ngừa, ứng cứu dầu tràn cho Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long (Cảng Thăng Long Gas) để ứng cứu nhanh và hiệu quả dựa trên điều kiện và đặc tính thực địa và các luật pháp về bảo vệ môi trường đang hiện hành tại Việt Nam. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu hướng dẫn cho nhà quản lý và nhân viên Cảng Thăng Long Gas biết phải làm gì khi xảy ra sự cố dầu tràn để giảm tối đa thiệt hại về kinh tế và tác động đến môi trường. 1.5. Đối tượng, phạm vi áp dụng 1.5.1. Đối tượng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xây dựng cho một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra SCTD trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long : Khu vực Cầu Cảng với chiều dài 95 m. Khu vực bến nước trước cảng Khu vực bồn chứa dầu dùng cho máy phát điện và bơm cứu hoả . 1.5.2. Phạm vi áp dụng “Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Cảng Thăng Long Gas” xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trong phạm vi cấp cơ sở: a) Sự cố tràn dầu xảy ra tại khu vực cầu cảng và khu vực bến nước trước Cảng của Công ty sẽ được Công ty TNHH Khí hóa lỏng Thăng Long tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để ứng cứu. b) Trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng, nguồn lực tại chỗ của đơn vị không đủ tự ứng phó, Cảng Thăng Long Gas kịp thời báo cáo UBND thành phố Hải Phòng và Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cùng các cơ quan chức năng xin trợ giúp. 1.6. Cơ sở pháp lý Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau: Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các Cơ quan nhà nước, Công ty, Xí nghiệp, HTX, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống; Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29112005; Bộ luật Hàng Hải ngày 14062005; Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15062004; Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29062001; Quyết định số 022013QĐTTg ngày 14012013 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;