1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái tại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

84 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 737,77 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm và đã hơn 20 năm Nước ta tiến hành côngcuộc đổi mới xây dựng chế độ xã hội mới XHCN, cùng với quá trình ấy công tác xoáđói giảm nghèo l

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN

HUYỆN QUỲ CHÂU - TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Trang 2

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầygiáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới côgiáo – ThS Phan Thị Nữ đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoànthành khóa luận này

Tôi chân thành cảm ơn đến thường vụ Đảng ủy, HĐND vàUBND, các phòng ban thuộc UBND cũng như các hộ gia đìnhtại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập

Sau cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên củagia đình, bạn bè trong quá trình tôi học tập tại trườngcũng như trong thời gian tôi làm khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắngnhưng do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, khóaluận tốt nghiệp không tránh khỏi những sơ suất, thiếusót Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và cácbạn

Lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ i

1 Lý do chọn đề tài x

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xi

4 Phương pháp nghiên cứu xii

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU xiii

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU xiii

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN xiii

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói xiii

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói xv

1.1.3 Tiêu chí để phân tích nghèo đói xvi

1.1.3.1 Tiêu chí phân tích nghèo đói của thế giới xvi

1.1.4 Chỉ tiêu phân tích nghèo đói xx

1.1.5 Mô tả cách thức chọn mẫu điều tra xxi

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN xxii

1.2.1 Thực trạng nghèo đói và chương trình XĐGN ở Việt Nam xxii

1.2.2 Chủ trương của Đảng và nhà nước về XĐGN ở khu vực miền núi xxiv

1.2.3 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước xxvi

1.2.3.1 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới xxvi

1.2.3.2 Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phương trong nước xxix

Chương 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN xxxvi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH

NGHỆ AN xxxvi

2.1.1 Điều kiện tự nhiên xxxvi

2.1.1.1 Vị trí địa lí xxxvi

2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu xxxvi

2.1.1.3 Địa hình, đất đai xxxvii

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của xã 40

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của xã 40

2.1.2.2 Tình hình dân số, lao động của xã 40

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã 43

2.1.3 Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã 44

2.2 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 45

2.2.1 Tình hình chung về nghèo đói của xã qua 3 năm (2010- 2012) 45

2.2.1.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 47

2.2.1.2 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra 56

2.2.1.3 Tình hình đời sống của hộ điều tra 59

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái tại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An 64

2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 64

2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 64

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 67

3.1 Phương hướng 67

3.2 Giải pháp 67

3.2.1 Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 68

3.2.2 Giới thiệu việc làm 68

3.2.3 Hướng dẫn cách làm ăn 70

3.2.4 Các giải pháp về văn hoá, giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình 71

3.2.5 Giải pháp về đất đai và TLSX cho các hộ nghèo 72 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Kiến Nghị 74

2.1 Đối với Nhà Nước 74

2.2 Đối với chính quyền địa phương (xã) 74

2.3 Đối với các hộ nghèo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

LĐTB- XH : Lao động thương binh xã hộiTLSX : Tư liệu sản xuất

GO : Tổng giá trị sản xuất

KT- XH : Kinh tế xã hộiNTTS : Nuôi trồng thủy sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2010- 2012 39

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2010- 2012 40

Bảng 3: Tình hình dân số- lao động của xã qua 3 năm 2010- 2012 41

Bảng 4 Tình hình hộ nghèo của xã qua 3 năm 2010- 2012 46

Bảng 5: Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra năm 2012 48

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ văn hóa của các hộ điều tra 50

Bảng 7: Tình hình trang bị TLSX của nhóm hộ điều tra 53

Bảng 8: Tình hình nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các hộ điều tra 55

Bảng 9: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các nhóm hộ điều tra 58

Bảng 10: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra 59

Bảng 11: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra 62

Bảng 12: Điều kiện sinh hoạt của nhóm hộ điều tra 63

Bảng 13 Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ điều tra 2010 65

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Châu Thuận là xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn

I và II của chính phủ Là một xã thuần nông có điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khókhăn, kinh tế chậm phát triển Nghề chính của người dân nơi đây chủ yếu là trồng trọt

và chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển Là một xã có tỷ lệ ngườidân tộc thiểu số chiếm trên 98%, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí cònthấp và chưa đồng đều, địa hình phức tạp, phong tục tập quán lạc hậu cho nên tìnhtrạng nghèo đói đã và đang diễn ra rất phổ biến chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Thựctrạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái tại

xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”

- Đề xuất ra được những giải pháp, phương hướng cụ thể góp một phần chocông tác XĐGN của địa phương

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Dựa vào số liệu thống kê của xã tôi tiến hành điều tra với quy mô mẫu điềutra gồm 60 hộ nông dân thuộc dân tộc Thái sống tại 4 bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhấtcủa xã Châu Thuận, bao gồm: Bản Piu, bản Men, bản Bông I và bản Chiềng

- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các luận văn tốt nghiệpcủa anh chị khóa trước và các báo cáo, tài liệu cũng như website liên quan đến đề tài

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, xử lí số liệu

- Phương pháp chuyên khảo

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

 Kết quả nghiên cứu đạt được

Biết được thực trạng nghèo đói tác động như thế nào đến đời sống của ngườidân thông qua việc nghiên cứu các nhân tố năng lực sản xuất, tình hình nhân khẩu, laođộng và trình độ học vấn, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất,tình hình thu nhập và chi tiêu để có sự so sánh giữa các nhóm hộ

Quá trình nghiên cứu cho biết mốt số cách để thoát nghèo của một số hộ nghèotrước đây và đồng thời cũng biết được những thuận lợi và khó khăn mà bà con dân tộcThái gặp phải trong việc giảm nghèo Từ đó tìm ra hướng giải pháp giúp học thoátnghèo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm và đã hơn 20 năm Nước ta tiến hành côngcuộc đổi mới xây dựng chế độ xã hội mới XHCN, cùng với quá trình ấy công tác xoáđói giảm nghèo luôn luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta xác định là một trongnhững chiến lược lớn có tính then chốt và bức thiết của mục tiêu phát triển kinh tế xãhội, biểu hiện rõ nhất của quá trình này đó chính là việc triển khai các dự án rất lớnmang tầm cỡ quốc gia về xoá đói giảm nghèo như: Dự án nâng cao năng lực cho ngườinghèo ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (1991) Dự án hỗtrợ phát triển cộng đồng nghèo (2001) Dự án tăng trưởng và giảm nghèo giai đoạn2001- 2005 Dự án tăng trưởng và giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 Giảm nghèo bềnvững giai đoạn 2011- 2015 Dự án giảm nghèo cấp xã…Mức độ đói nghèo cũng có sựchênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau

về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi,vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi Tình trạng đó đã gây ảnhhưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi

Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xác địnhnhằm thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo đó chính

là tăng cường các giải pháp xoá đói giảm nghèo Đây được xác định là một chươngtrình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia

về giảm thực trạng nghèo đói Từ việc triển khai những chương trình dự án xoá đóigiảm nghèo, có thể nói rằng những kết quả mà chúng ta đạt được là rất to lớn: Đờisống của người dân nghèo đã nâng cao một bước, ở các vùng nông thôn vùng sâu,vùng đồng bào dân tộc thiểu số về kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến mạnh mẽ

Quỳ Châu là một huyện miền núi nghèo nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An,

có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc gây khó khăn cho việcphát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa với các huyện xung quanh, ở đây còn là vùngđất có khí hậu khắc nghiệt Đời sống của người dân nơi đây dựa vào nguồn thu nhậpchính là nông nghiệp, thu nhập phụ từ ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, ,mức sống củangười dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những năm bị thiên tai đe doạ, dịch bệnhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

hoành hành,….Xã Châu Thuận cũng là xã nằm trong điều kiện chung của huyện nênkhông tránh khỏi những khó khăn đó Ngoài ra Châu Thuận còn là một xã khó khăn ởvùng trên của huyện, xã được bao bọc bởi bốn bề là núi đá nên những khó khăn của xã cóphần cao hơn các xã lân cận Chính vì vậy tỷ lệ đói nghèo của xã còn khá cao so với mặtbằng chung của huyện Trước tình hình đó xã Châu Thuận đã có nhiều chính sách hỗ trợcho các hộ nghèo đói thoát đói, giảm nghèo Nhằm giúp cho các hộ dân rút ngắn đượckhoảng cách giàu nghèo cũng như tạo cơ hội cho người dân có một cuộc sống ấm no,hạnh phúc Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức,triển khai chặt chẽ, có trách nhiệm, được đông đảo người dân nghiêm túc thực hiện vàhưởng ứng Vì vậy tỷ lệ đói nghèo có phần giảm qua các năm.

Tuy nhiên, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trícòn chưa đồng đều, địa hình phức tạp, nhiều phong tục tập quán, hủ tục vẫn còn tồn tại,nhất là nạn tảo hôn Bởi vậy, các chính sách đã được triển khai và quán triệt đến từng

hộ nhưng tình trạng nghèo đói vẫn đang còn diễn ra

Chính vì những lý do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong thờigian thực tập tốt nghiệp tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Thực trạng nghèo đói và nhữnggiải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái tại xã Châu Thuận, huyệnQuỳ Châu, tỉnh Nghệ An”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận để xem xét đánh giá về vấn đề nghèođói của các hộ nông dân

 Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói của các hộ dân tộc Thái trong xã đểtìm ra những nguyên nhân gây đói nghèo trong thời gian vừa qua từ đó đưa ra các giảipháp nhằm đẩy mạnh công tác XĐGN có hiệu quả hơn

 Đề xuất ra được những giải pháp, phương hướng cụ thể góp một phần chocông tác XĐGN của địa phương

 Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Người dân tộc Thái sinh sống trên địa bàn xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu,tỉnh Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

+ 60 hộ đại diện cho 4 bản trong 10 bản của xã.

+ Nội dung: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân gây nghèo đói để từ đó đưa racác giải pháp cho công tác XĐGN của địa phương

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, xử lí số liệu:

+ Thu thập số liệu:

+ Số liệu sơ cấp: Lấy từ 60 phiếu điều tra từ 60 hộ gia đình người dân tộc Tháisống tại 4 bản có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tại xã Châu Thuận gồm: Bản Piu, Bản Men,Bản Chiềng và Bản Bông I Trong đó có 35 hộ nghèo, 15 hộ thoát nghèo và 10 hộ khá

+ Số liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ các báo cáo, các sốliệu thống kê của xã,…

+ Xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm Excel

- Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cán bộ huyện, xã,

trưởng bản, các gia đình có hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề điềutra để phân tích đưa ra các giải pháp phù hợp

- Phương pháp điều tra chọn mẫu:

+ Mẫu điều tra gồm 60 hộ: Hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ khá Phỏng vấn trựctiếp các chủ hộ để thu thập số liệu

+ Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, không lặp, các hộ điều tra lấy theo danhsách hộ từng bản của xã

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở các số

liệu đã được thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sau đó được vận dụng các phươngpháp số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh để thấy được tạisao một số hộ đã thoát nghèo còn một số hộ vẫn còn nghèo đói

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói

Một số khái niệm về nghèo đói

Theo các nhà khoa học, nghèo là một vấn đề khó có khái niệm chung để đolường và hiểu cho thấu đáo Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người tađưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói

Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tạiBangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 2003 Các quốc gia đã thống nhất cao và cho

rằng: “ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng Khi họ không có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”.

Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động Quốc tế, người được

giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng: “Nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.

Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dưạ trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thương, không

có quyền phát ngôn và không có quyền lực”.

Tóm lại, các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh: Thứ nhất, không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu cho con người Thứ hai,

có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư Thứ ba, thiếu cơ

hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Ở Việt Nam trước đây quan niệm những người nghèo khổ là những người bần

cố nông, không có ruộng đất, đi làm thuê, cuốc mướn, cấy rẽ Những năm gần đây thìxác định người nghèo, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập không đảm bảo cuộcsống tối thiểu, những hộ gia đình thường xuyên thiếu ăn

Trên đây là một số khái niệm xoay quanh về vấn đề nghèo đói Song để đi sâuđánh giá mức độ đói nghèo thì còn có quan niệm về nghèo đói tương đối và nghèo đóituyệt đối

Nghèo đói tương đối và Nghèo đói tuyệt đối

Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèotuyệt đối và nghèo tương đối

Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏamãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc,nhà ở, chăm sóc y tế,…

Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứctrung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định

Đặc điểm của người nghèo

Quy mô và mức độ nghèo đói ở mỗi nước phụ thuộc vào hai yếu tố: thu nhậpbình quân đầu người và mức độ trong phân phối bất bình đẳng thu nhập Với bất kỳmức thu nhập bình quân đầu người nào, việc phân phối càng bất công bao nhiêu thì sốngười nghèo đói sẽ càng nhiều hơn bấy nhiêu Tương tự như vậy thì với bất kỳ sựphân phối nào, mức thu nhập bình quân càng thấp thì mức độ nghèo đói càng cao Nhưvậy, phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nhập bình quân đầu người thấp

và phân phối thu nhập không đồng đều Điều này có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở đểcác nước đang phát triển có được những lựa chọn chính sách toàn diện cho giảm nghèođói Nếu chỉ tập trug vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế với hi vọng tăng thunhập quốc dân sẽ cải thiện được mức sống cho những người nghèo thì chưa đủ mà cầnphải tập tung cho chiến lược chống nghèo đói trong cả ngắn hạn và dài hạn, kết hợpgiữa yếu tố tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập Đểlàm được điều này thì phải biết các nhóm nghèo là ai và đặc điểm kinh tế của họ là gì?Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

+ Điều khái quát có thể nhận thấy là trong số các nhóm thì đại bộ phận là sống

ở khu vực nông thôn và chủ yếu tham gia vào các hoạt động nông nghiệp Họ là nhữngnông dân thiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai

+ Ở thành thị thì người nghèo thường tập trung ở khu vực phi chính thức, nơi

mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn bán nhỏ,bán hàng rong, trẻ đánh giày,…) Họ là hững người không có vốn hoặc có vốn nhưng ít

và trình độ giáo dục thấp

+ Hầu hết các nước đang phát triển, số phụ nữ có thu nhập thấp nhất thườngnhiều hơn ở nam giới Các quan sát cho trong thực tế cho thấy, họ được học hành íthơn ít có cơ hội kiếm việc làm hơn và được trả lương thấp hơn so với nam giới

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèođói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranhlâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồnnhân lực chính của hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật,hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập, cải tạo trong một thời gian dài

- Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động,không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộkhẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố

- Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồnvốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của nhà nước

- Nguyên nhân do kinh tế của đất nước, của địa phương chậm phát triển

- Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên – xã hội: Điều kiện tự nhiên khí hậu khắcnghiệt, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giaothông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại

- Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ vềchính sách, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách giáo dục đào tạo, y tế…cònhạn chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Nguyên nhân chủ quan:

- Hầu hết những người nghèo đều có trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết, khôngchịu học hỏi, học tập nên không tích lũy được kinh nghiệm sản xuất để tự vươn lên thoátnghèo Vì đã nghèo khó lại thiếu kiến thức nên họ sẽ là những người gánh chịu nhiều thuathiệt nhất, gặp nhiều rủi ro nhất trong quá trình vận động phát triển của xã hội

- Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm,lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội

- Chưa có ý thức vươn lên để thoát nghèo hoặc không muốn thoát nghèo để được

hỗ trợ, được sự bao cấp của nhà nước Tâm lý của người nghèo là “sợ mất” và “ngại đổimới”, họ không dám đầu tư vào sản xuất để nâng cao năng suất và thu nhập, không chịukhó lao động và luôn ỷ lại Năm này qua năm khác vẫn là một lối sản xuất cũ, cách thức

cũ Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vốn, bao nhiêu giống cây trồng, vật nuôi, phương tiện sảnxuất thì người nghèo sử dụng chừng ấy, còn bản thân họ không dám,không muốn bỏ vốn

ra đầu tư cho sản xuất Như vậy, chính bản thân người nghèo chưa thấy hết được vai tròcủa mình Lúc họ nghèo, họ biết họ là đối tượng của các chính sách XĐGN nhưng khôngnhận thức được họ còn là chủ thể của công tác XĐGN nên chưa có ý thức “tự thân” vươnlên thoát nghèo

1.1.3 Tiêu chí để phân tích nghèo đói

1.1.3.1 Tiêu chí phân tích nghèo đói của thế giới

Dựa trên tiêu chí này Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh giá mức độ giàu nghèocủa các Quốc gia bằng hai cách tính: theo phương pháp Atlas tức là theo tỷ lệ giá hốiđoái và tính theo USD; theo phương pháp PPP (Purchasing Power Pairty) là phươngpháp sức mua tương đương cũng tính bằng USD

Theo phương pháp Atlas được phân ra làm 6 loại về sự giàu nghèo của cácnước (lấy mức thu nhập năm 1999)

+ TNBQ đầu người > 25.000 USD/năm là nước cực giàu

+ Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu

+ Từ 10.000 USD đến đưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu

+ Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

+ Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm tức là nước nghèo.

+ Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo

Ngân hàng thế giới còn đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau:

+ Đối với nước kém phát triển là 1 USD/ngày

+ Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribê là 2 USD/ngày

+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày

+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày

Chỉ tiêu đánh giá mưc độ giàu nghèo nêu trên còn phiến diện, bời vì trong thực

tế còn nhiều nước có mức TNBQ/ đầu người rất cao nhưng đạt chưa đạt được sự pháttriển hoàn hảo Như tại các nước giàu có như Hoa Kỳ có TNBQ đầu người là 11.000USD/người/năm (2007) hoặc tại các nước phát triển như Châu Âu có TNBQ đầungười là 9.000 USD/người/năm (2007) cũng có tới 15% số dân sống dưới mức nghèokhó, vẫn còn tình trạng thất nghiệp đói nghèo, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường vànhững bất công khác

Để đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia, ngoài chỉ số tính theoTNBQ/người thì trên thế giới từ năm 1990, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc(UNDP) đã đưa ra chỉ tiêu và chỉ số nhân bản HDI HDI được tính trên cơ sở tổng hợpkết quả về các mặt; thu nhập, sức khoẻ, giáo dục Và thế giới đã chia mức HDI như sau:

+ HDI đạt 0,799 trở lên: mức độ phát triển con người cao

+ HDI đạt 0,500 đến 0,799: mức độ phát triển con người trung bình

+ HDI < 0,500: mức phát triển con người thấp

Theo mức chia như trên thì hiện nay có 55/177 nước đạt mức phát triển conngười cao, đứng đầu là Na Uy với giá trị HDI là 0,956 Số quốc gia đạt mức độ pháttriển con người trung bình là 86/177 Và 36/177 nước ở mức độ phát triển thấp Nigiê làthấp nhất (0,2920) Việt Nam chúng ta nằm trong nước có mức độ phát triển con ngườitrung bình (0,691) theo nguồn số liệu báo cáo Ngày 5/10, tại Hà Nội, chương trình Pháttriển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố báo cáo Phát triển con người 2009, với

số liệu lấy từ năm 2007.Theo báo cáo, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Namxếp thứ 116/182 nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

HDI là chỉ số tiêu biểu cho ta cái nhìn tổng quát nhất để đánh gía chung trình độphát triển của cộng đồng hoặc đánh giá từng khía cạnh của cuộc sống Bởi vậy, đây làchỉ số rất quan trọng để hiểu về trình độ phát triển KH – KT và mối tương quan giữayếu tố kinh tế và xã hội của một cộng đồng, một quốc gia.

Tóm lại, những tiêu chí phân định đói nghèo do cách tiếp cận khác nhau nên cónhững kiến giải khác nhau Như vậy, có thể kết luận rằng quan niệm đói nghèo cácnước, các quốc gia, khu vực khác nhau là không giống nhau và đói nghèo chỉ là quanniệm có tính chất tương đối

1.1.3.2 Tiêu chí phân định đói nghèo của Việt Nam

Ở Việt Nam việc đưa ra tiêu chí để xác định đói nghèo là một vấn đề hết sứcquân trọng vì nó liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là cácchương trình dự án cho công tác XĐGN trong từng thời kỳ Hiện nay ở Việt Nam mộtloạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển đang được sử dụng Theo Bộ LĐTB – XHdùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ, còn Tổng cục thống kê thì dựa vào cả thunhập và chỉ tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo; Trung tâm Khoa học xã hội vànhân văn tính chỉ số phát triển con người HDI ở cấp tỉnh, nhưng có thể xác lập chỉ tiêuđáng giá về nghèo đói theo các chỉ tiêu chính sau: Thu nhập và chi tiêu của hộ; đồdùng sinh hoạt; nhà ở và giá trị tài sản; chỉ tiêu về vốn để dành

Chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu của hộ đói nghèo

Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi,

hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải cưn cứ vào chuẩn nghèo mà BộLĐTB & XH ban hành trong từng giai đoạn

Trang 19

Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên đượcxác định là hộ nghèo.

* Giai đoạn từ năm 2011 – 2015

Giai đoạn này chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ – TTgngày 1/1/2011 của Thủ tướng chính phủ như sau:

+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhậpbình quân từ 401.000 đồng – 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo

+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhậpbình quân từ 501.000 đồng – 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo

Chỉ tiêu về đồ dùng sinh hoạt

Nhìn chung đồ dùng sinh hoạt của các hộ nghèo đói không có gì ngoài giường

gỗ, tre, chõng và vài thứ khác dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất, đơn sơthậm chí là hỏng Tuy nhiên có một số người tuy đói nghèo vẫn có thể ở nhà xây, cóvài đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại hoặc là dấu tích của một thời khá giảcòn lại trước khi rơi vào nghèo khổ

Chỉ tiêu về nhà ở và giá trị tài sản

Những người nghèo đói thường không có nhà ở; phải đi ở nhà thuê hoặc nếu có chỉ

là những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, hoặc là đồ thừa kế của các thế hệ trước để lại

TLSX của các hộ nghèo cũng thường rất ít Đất đai là TLSX chính của nhóm hộnày Nhưng một thực tế cho thấy là diện tích đất ở các hộ rất ít, phẩm chất đất khôngtốt gây nên khó khăn cho sản xuất Các công cụ sản xuất phần lớn là thô sơ; các thứTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

khác như vườn tược, ao chuồng thường rất ít hoặc không có để làm phương tiện làm

ăn sinh sống Chỉ có một số rất hạn hữu có TLSX khá nhưng do kém hiểu biết, không

có kinh nghiệm hoặc lười nhác dẫn đến đói nghèo

Chỉ tiêu về vốn

Thông thường những người đã lâm vào cảnh nghèo đói không có vốn để dành

Họ thường phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, mua lương thực, y tế, giáo dục, việc này thường có nghĩa hoặc là phải bán hoặc cầm cố tài sản: đất đai, gia súc, cây cối,công cụ và trang bị, hoa màu chưa thu hoạch thường bị ép phải bán giá thấp hoặcvay nặng lãi

1.1.4 Chỉ tiêu phân tích nghèo đói

+ Giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản xuất thu được trong một giai đoạn

nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ

Giá trị sản xuất đươc tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giáđơn vị sản phẩm tương ứng (Pi)

GO = ∑ Q i P i (i = 1,n)

Trong đó: Qi: là khối lượng của sản phẩm loại i

Pi : là giá của sản phẩm loại i

+ Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng

trong quá trình sản xuất sản phẩm Bao gồm các chi phí thứ ăn, thuốc thú y, lãi suấttiền vay,…

+ Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là kết qủa thu được sau khi trừ đichi phí trung gian của một hoạt động sản xuất nào đó

VA = GO- IC

+ Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập nằm trong giá trị sản

xuất sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của hộ Được tính bằng tổng giá tri sản xuất của

hộ Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ (C)

MI = GO- IC

+ Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản

xuất kinh doanh, bao gồm chi phí san xuất trực tiếp (TT), lãi tiền vay ngân hàng (i) vàkhấu hao tài sản cố định (De)

C = TT + I + DeTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

+ Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến

hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác Cáckhoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường

1.1.5 Mô tả cách thức chọn mẫu điều tra

Thông thường thì người ta nghiên cứu nghèo đói thông qua 3 nhóm hộ: nhóm

hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ khá Nhưng đối với bài luận văn tốt nghiệpnày thì tôi nghiên cứu theo một nhóm hộ khác, thay vì nghiên cứu nhóm hộ cận nghèotôi tiến hành điều tra nghiên cứu nhóm hộ thoát nghèo để từ đó biết được cách vươnlên thoát khỏi nghèo đói của họ

Dựa vào số liệu thống kê của xã trong năm 2012, với tổng số hộ của xã là 713

hộ, bao gồm 341 hộ nghèo (chiếm 47,83%), 111 hộ cận nghèo (chiếm 15,01%), và 261

hộ không nghèo (36,60%) tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên, không lặp 60 hộ trong 4bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong danh sách của xã Theo số liệu thu thập được thì

xã Châu Thuận quy định hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000đồng/người/tháng trở xuống, hộ thoát nghèo có mức thu nhập bình quân từ 521.000đồng - 600.000 đồng/người/tháng và hộ khá có mức thu nhập từ 601.000đồng/người/tháng trở lên Căn cứ vào mức đó tôi chọn ra 35 hộ chiếm 10,26% trongtổng số 341 hộ nghèo, 25 hộ chiếm 9,57% trong tổng số 261 hộ không nghèo, ở 25 hộtôi chia ra 10 hộ thoát nghèo (chiếm 40%) và 15 hộ khá (chiếm 60%), ở phần này hộthoát nghèo là những hộ mà sau một quá trình thực hiện chương trình XĐGN cuộcsống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói nhưng chưa thuộcvào danh sách hộ khá của xã Từ đó chia đều số hộ điều tra cho 4 bản và tiến hành tìmhiểu để so sánh thấy sự khác biệt giữa mức thu nhập bình quân, mức sống, mức sửdụng tư liệu sản xuất và tình hình sinh hoạt của từng nhóm hộ Qua điều tra cũng tìm

ra được nguyên nhân gây nên đói nghèo trong xã để từ đó có những biện pháp cụ thểnhằm một phần nào đó giúp địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình giảmnghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Thực trạng nghèo đói và chương trình XĐGN ở Việt Nam

Năm 1998 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằm trong hệthống chính sách xã hội của quốc gia Từ đó đến nay, công tác xóa đói giảm nghèo củaViệt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như: luôn đạt và vượt mục tiêu đề raqua các giai đoạn, hoàn thành vượt mức mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo trước

10 năm…Từ năm 1992 đến năm 1998 với rất nhiều nỗ lực, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nambình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3% Đến hết năm 2010 tỷ lệ nghèo của Việt Nam là9,45%, vượt mức mục tiêu đề ra là 10%

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đói giảmnghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trongchiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành một chủ trương chiến lược, nhấtquán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng

Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệtcủa công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo thoát

ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước; đề

ra Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 – 2000 cùng với 10Chương trình kinh tế - xã hội khác

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thức phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (Chương trình 133) chogiai đoạn 1998-2000 Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chươngtrình 135 -Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Mục tiêu chính của Chương trình này là hỗ trợxây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học,trạm y tế tại 1715 xã nghèo nói trên Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cảnước còn 10% theo chuẩn cũ Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theođuổi mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạtđược, tăng khả năng bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường Vì vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đềcập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

quả chương trình xóa đói giảm nghèo Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho cácvùng nghèo, xã nghèo, đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùngnghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khănphát triển Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồnlực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triểnngành nghề, tăng nhanh thu nhập…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo,tránh tình trạng tái nghèo”.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúclợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đốitượng chính sách Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất

- kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch

vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đốitượng chính sách và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và

là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện cóhiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực

và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất vàcác vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ

có thu nhập trung bình khá trở lên Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạnchế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”

Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạtđược trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong nhữngtrọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cảithiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vựcmiền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ởcác vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa cácvùng, các dân tộc và các nhóm dân cư Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèotăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xãnghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của ngườiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt,nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở

hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khănđược tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiếtyếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt

Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tiếp tụcthực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện:Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn

3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triển kinh

tế xã hôi khác Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa,không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thầntrách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàngthương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo Phối hợp nhiều phươngthức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ

về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giaođất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như:Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chươngtrình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, nguồnlực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụthể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việcphối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệuquả…(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Hội nghị triển khai nhiệm vụcông tác năm 2011, NXB Lao động – Xã hội, tr.59

1.2.2 Chủ trương của Đảng và nhà nước về XĐGN ở khu vực miền núi

XĐGN là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước đặc biệtquan tâm Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xácđịnh nghèo đói cũng là một thứ “giặc” như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã dưa ra mụctiêu phấn đấu làm sao để nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn,việc làm, đời sống hạnh phúc

“ Làm cho người nghèo thì đủ ăn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Người đủ ăn thì khá, giàu

Người khá, giàu thì giàu thêm”

Thực hiện tư tưởng đó của Người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,chính sách tạo điều kiện cho người nghèo và XĐGN đã trở thành một trong nhữngchương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên phạm vi cả nước

Các tỉnh, xã, miền núi, vùng cao, vùng sâu, và vùng là nơi có tỷ lệ hộ nghèo đóicao nhất Một trong các nguyên tắc đầu tư của Nhà nước về XĐGN là tập trung đầu tư

có trọng tâm, trọng điểm Chính vì vậy, khu vực các tỉnh miền núi trong đó có các xãđặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xađược xác định là trọng tâm của XĐGN Đây cũng là khu vực có rất nhiều khó khăn khithực hiện các chính sách XĐGN nhưng còn có ý nghĩa rất lớn về an ninh, chính trị vàquốc phòng Chính phủ đã quyết định một chương trình riêng về XĐGN ở các xã đặcbiệt khó khăn trong khu vực này là chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đăcbiệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới và vùng sâu, vùng xa(gọi tắt là chương trình 135)

Ngày 23/7/1998, chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vềXĐGN thời kỳ 1998- 2000 Từ đó tới nay có nhiều chính sách và dự án được thực hiệntrong phạm vi cả nước có liên quan, tác động tới các tỉnh miền núi như:

 Chính sách hỗ trợ về y tế

 Chính sách hỗ trợ về giáo dục

 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc bặc biệt khó khăn

 Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế

 Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở

 Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

 Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở các xã nghèo

 Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo

 Dự án định canh định cư và xây dựng các vùng kinh tế mới

 Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

 Dự án đào tạo các bộ làm công tác XĐGN và cán bộ các xã nghèo.

 Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề

Một số kết quả đáng ghi nhận ở các tỉnh miền núi:

Khi nói tới đói nghèo, người ta thường nghĩ tới mức thu nhập thấp Nhưng thực

tế đói nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn là sự thiếu khả năng tiếpcận các dịch vụ công cộng, công trình thủy lợi Vì vậy, trong 5 năm (1996- 2000) Nhànước đã chú trọng đầu tư 6.500 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo Tính tới cuốinăm 2000, ở khu vực miền núi đã có trên 90% xã có đường ô tô tới trung tâm xã, trên90% xã có trường tiểu học, trên 70% xã có trường trung học cơ sở, 98% xã có trạm xá,80% xã có công trình thủy lợi, 70% xã có tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, trên 75%

xã có nguồn điện sinh hoạt, 70% xã có chợ hoặc chợ trung tâm cụm xã được xây dựng.Ngoài ra còn mua và cấp thẻ BHYT cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí chongười nghèo, thực hiện miễn giảm học phí, miễn giảm các khoản đóng góp, cấp sáchgiáo khoa cho học sinh nghèo

Một trong những khó khăn XĐGN ở các tỉnh miền núi là tình trạng du canh du

cư Đến cuối năm 2000, các chương trình đã hỗ trợ đời sống cho 20.000 hộ đồng bàodân tộc, đồng bào khó khăn, hỗ trợ định canh định cư cho trên 118.000 hộ và sắp xếp

ổn định cuộc sống cho 23.543 hộ di dân tự do

Cái gốc để XĐGN chính là phát triển sản xuất, tạo nên việc làm và tăng thunhập cho các hộ gia đình Đối với miền núi, khó khăn nhất chính là xóa bỏ tập quáncanh tác cũ, hướng dẫn người nghèo các làm ăn và tổ chức tốt công tác khuyến nôngthông qua các mô hình trình diễn theo phương thức “cầm tay chỉ việc” Các dự ánkhuyến nông, khuyến lâm với vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân,Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…) đã góp phần giúp hộ nghèo làm quen dần vớiphương thức canh tác mới, sử dụng giống cây, con vật nuôi mới, tạo điều kiện để họ sửdụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả hơn

1.2.3 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước

1.2.3.1 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới

Thực tế cho thấy hầu hết những người nghèo đều tập trung đông ở khu vựcnông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như: điện, nước sinhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

hoạt, đường, trạm y tế ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếuthì sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào chính sách củaNhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia.Dưới đây là kết quả và bài học kinh nghiệm của 1 số nước trên thế giới.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việcphát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xâydựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số HànQuốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộngđất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tộtcùng Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm,chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị -xã hội

Để ổn định tình hình chính trị -xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại cácchính sách kinh tế -xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh cácchính sách về phát triển kinh tế -xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình pháttriển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:

- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nôngdân vay

- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao

- Thay giống lúa mới có năng suất cao

- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập cácHTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấpnhà ở

Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân cóviệc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân qua các thành phố lớn để kiếmviệc làm chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấunông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuấtnông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dânchúng ở khu vực nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính phủvẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệpnông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, có như vậymới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền kinh tế.

Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, do đó giải quyết đóinghèo ở Trung Quốc là vấn đề to lớn, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển củađất nước

Suốt khoảng 45 năm liên tục, kể từ năm 1949, Trung Quốc tiến bộ rõ rệt trongquá trình XĐGN cả về vật chất và tinh thần Từ năm 1949 đến năm 1995, tỷ lệ tử vong

ở trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 200/1000 xuống còn 42/1000 và tuổi thọ trung bìnhcủa người dân tăng từ 39 tuổi lên 69 tuổi Ngày nay hầu hết trẻ em Trung Quốc đềuđược đi học, tỷ lê mù chữ ở người lớn giảm xuống chỉ còn 19% Có được kết quả trên

là do, từ năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp tấn công vàonghèo đói ở vùng nông thôn như:

+ Cải cách ruộng đất và cải tạo nâng cao đô màu mỡ của đất dai, nhờ đó mà sảnlượng năng suất trong nông nghiệp tăng khoảng 40%

+ Hướng tới thị trường là một cách qun trọng trong nền kinh tế nói chung vàgiảm bớt nghèo cho khu vực nông thôn nói riêng

+ Cải cách giá cả, đặc biệt là giá nông sản phẩm để cánh kéo giá thu hẹp lạitạo điều kiện để nông dân cải thiện đời sống, từ đó tạo ra sức cầu cho phát triển kinh

tế lâu dài

Giai đoạn đầu cải cách, giá sản phẩm chủ yếu tăng bình quan 22% giá thựcphẩm chủ yếu và một số sản phẩm khác tăng 33% sự tăng giá này đã góp phần cảithiện khoảng 20% thu nhập tính theo đầu người ở nông thôn trong khoảng 6 năm liền(1978- 1984)

Giai đoạn tiếp theo, Chính phủ đã đưa ra “ Chương trình đói nghèo 8- 7”, Chínhphủ Trung ương tăng đầu tư và hỗ trơ tài chính ở địa bàn nghèo, mở rộng khả năngcho phép tỉnh nghèo hợp tác với các tỉnh, vùng đã phát triển để hỗ trợ lẫn nhau trongtiến trình cải cách kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Những cố gắng liên tục của Trung Quốc đã đem lại những kết quả to lớn Từnăm 1991 đến giữa năm 1995, số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ 95 triệu người,xuống còn 65 triệu người, ngân sách cho giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khỏe tăng

từ 18% (năm1992) lên 22% (năm 1994)

Từ những năm 1960, ở Inđônêxia nhà nước đã quan tâm tới việc xóa bớt đóinghèo Trong các biện pháp xóa đói, giảm nghèo có hai biện pháp được quan tâm vàđầu tư nhiều nhất là tạo việc làm và giáo dục, đào tạo

Chương trình việc làm được tập trung vào khu vực nông thôn nơi có số ngườinghèo tập trung đông nhất Nhà nước thực hiện “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp,thành lập chương trình “ BISMAS” và “ INMAS”- các tổ hức cấp pát tín dụng chonông dân Chương trình phát triển nông thôn đươc nhà nước đặc biệt quan tâm bằngcách tăng cường chi phí cho phát triển nông thôn, mức đầu tư trung bình hàng năm 3%

Nhờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khổ ở nong thôn nên tỷ

lệ nghèo khổ ở nông thôn giảm nhanh hơn so với ở thành thị Trong lĩnh vực giáo dục,chính phủ một mặt tăng cường giáo duc phổ thông, mặt khác đưa ra chương trình quốcgia về đào tạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước vào tuổi lao động

Nhờ kết quả của các chương trình XĐGN nên trong giai đoạn từ năm 1976 đếnnăm 1978, số dân sống dưới mức nghèo khổ giảm từ 54 triệu người xuống còn 30 triệungười, và theo kết quả cuộc điều tra dân số , số người nghèo từ 22,9 triệu người, chiếm13,6% dân số năm 1993 giảm xuống còn 22,5 triệu người, chiếm 11% dân số năm 1996

1.2.3.2 Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phương trong nước

Qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,Đảng bộ Bến Tre đã xây dựng khối đoàn kết, phát huy những điều kiện thuận lợi, vượtqua khó khăn, thách thức, lãnh đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đãđạt những thành tựu quan trọng, trong đó việc chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo (XĐGN)trong tỉnh đạt nhiều kết quả, rút ra nhiều kinh nghiệm quý:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Một là, quyết tâm cao, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy

Quá trình lãnh đạo XĐGN đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng bộ Bến Tretrong việc đề ra chủ trương cũng như lãnh đạo thực hiện Từ đề ra chủ trương đến tổchức thực hiện thể hiện sự đồng thuận, chặt chẽ, nhất quán trong quá trình chỉ đạo vàthực hiện công tác giảm nghèo của Bến Tre Tháng 3-1987, thời điểm rất nhiều khókhăn nhưng Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV đã khẳng định “Phải hết sức cố gắng

để bảo đảm mức sống cơ bản của người lao động không để ai thiếu đói ” và trong Đạihội IX tỉnh Đảng bộ (tháng 10-2010), một lần nữa Đảng bộ khẳng định “nâng caotrách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp… đồng thời động viên ngườinghèo, hộ nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ người khác thoát nghèo".Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo XĐGN (sau này là Ban chỉ đạo giảm nghèo) và đề racác giải pháp, mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2000, giảm hộ có mức sống nghèo từ20% năm 1995 xuống còn 5%, tăng hộ giàu và khá" Trên cơ sở các chủ trương củaTỉnh ủy, UBND tỉnh ra các quyết định, xây dựng kế hoạch triển khai Giai đoạn 2010-

2011, từ chủ trương của Đảng bộ: “hằng năm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo theo mục tiêu

đề ra, tăng nhanh số hộ khá, giàu” với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mớibình quân 2%/năm, đến cuối nhiệm kỳ giảm còn 7%, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch

số 738/KH-UBND ngày 2-3-2011 về “Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo năm2011” và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN có năng lực, bám sát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác XĐGN

Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ mục đích,

ý nghĩa, tầm quan trọng của việc XĐGN Cổ vũ các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội

và mọi người cùng tham gia đóng góp, ủng hộ, tạo nguồn lực cho chương trình Các cơ

quan, ban, ngành, đoàn thể đã thực hiện nhiều chương trình, phong trào, như Hội Nông dân với việc xây dựng “Quỹ hỗ trợ nông dân” và các phong trào "Thi đua sản xuất -

kinh doanh giỏi", "Phong trào đoàn kết, tương trợ, giúp nhau XĐGN, làm giàu chính

đáng" Hội Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Câu lạc bộ phụ nữ xóa đói giảm nghèo” Hội Cựu chiến binh có phong trào đóng góp xây dựng “Nhà nghĩa tình đồng đội” Đoàn Thanh niên có phong trào "Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế", "Câu lạc bộ thanh niên giúp bà con thoát nghèo" Trong chiến dịch "xóa nhà ở dột nát”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre phối hợp với Đài

Truyền hình, Đoàn Thanh niên tổ chức chương trình truyền hình “Đêm nhạc từ thiện”thu hút sự quan tâm, đóng góp của nhiều cá nhân, doanh nghiệp Tỉnh còn vận độngcác cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xây dựng kế hoạch giúp đỡ, ủng hộ xâydựng nhà tình thương cho các hộ nghèo hằng năm; cán bộ, công nhân viên mỗi nămgóp 1 ngày lương vì người nghèo Đồng thời, động viên, khuyến khích người nghèo

tự vươn lên

Bốn là, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn

Bến Tre có 4 nhánh sông lớn và hàng nghìn kênh rạch chằng chịt ảnh hưởng lớnđến hệ thống giao thông và phát triển kinh tế - xã hội cũng như công cuộc XĐGN Tỉnh

ủy xác định, muốn phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả công tác XĐGN thìnhất thiết phải xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn

Để nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn cần vốn đầu tưkhá lớn, trong khi nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh rất hạn hẹp, chỉ có thể đáp ứngđược khoảng 20-30% nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho giao thông Tỉnh đã chú trọnggiải pháp kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương với huy động vốn từ nhiều nguồn khác

nhau, như: Từ thu ngân sách hàng năm của tỉnh, huyện và xã Ngân sách Trung ương

dưới 3 hình thức hỗ trợ từ Bộ Giao thông Vận tải theo kế hoạch hằng năm; vốn đốiứng của các khoản vay nước ngoài (ODA); vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc giaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

(theo chủ trương xóa đói, giảm nghèo các huyện, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng

đồng bằng sông Cửu Long… của Chính phủ) Huy động tài trợ từ các dự án nước ngoài chủ yếu từ nguồn viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế,

Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư cho hệ thống giao thông của vùng, trong đó có BếnTre Thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua cáchình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, khuyến kích đầu tư theo phương thức BOT(đầu tư - khai thác - chuyển giao), huy động vốn ứng trước của các doanh nghiệp, trảchậm có lãi suất hoặc trả bằng tiền thu phí giao thông…

Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích nhân dân theo phương châm “Nhà nước

và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ”, Nhà nước hỗ trợ một phần,huy động nhân dân tham gia phần chính yếu (kể cả đóng góp bằng ngày công lao độngcông ích) trong xây dựng giao thông nông thôn…

Năm là, tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân điển hình

Hằng năm, tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trìnhlãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác XĐGN nhằm nâng cao hiệu quả củachương trình và giới thiệu những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến trongphong trào XĐGN để nhân rộng ra toàn tỉnh Rất nhiều hoạt động thoát nghèo ở nôngthôn Bến Tre những năm gần đây với cách làm sáng tạo không chỉ làm giàu cho bảnthân mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục, hàng trăm lao động ở địa phương,như làm kinh tế gia đình vườn - ao - chuồng, trang trại nhỏ; vùng ven biển thì vay vốn

mở rộng diện tích nuôi tôm, nghêu, cua, sò huyết… đã góp phần phát triển kinh tế-xãhội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Qua sơ, tổng kết khắc phục tình trạng triển khai một số chính sách còn chậm,nhiều người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, hoặc chưa chủ động tìmđến vì họ thiếu thông tin hoặc vì nhiều thủ tục hành chính

Từ những kết quả và bài học kinh nghiệm, thời gian tới, Đảng bộ tỉnh tiếp tụclãnh đạo hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở chú trọng lãnh đạo đẩy mạnh sản xuất,kinh doanh nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, thực hành tiết kiệm, phát huy tinh thầntương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế nhanh, bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, hoàn thành các chỉtiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Quảng Ninh

Không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêu là một cực tăng trưởng của tamgiác kinh tế phía Bắc, Quảng Ninh đã vận dụng mọi khả năng, cơ chế chính sách, cócách làm sáng tạo để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Có tiềm năng, lợi thế nhưng Quảng Ninh hiện vẫn còn khá lớn số hộ nghèo chủyếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương vùng núi Không để cái khó, cáinghèo cản trở mục tiêu là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế phía Bắc, QuảngNinh đã vận dụng mọi khả năng, cơ chế chính sách, có cách làm sáng tạo để xóa đói,giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Theo đánh giá, Quảng Ninh đã hạ tỷ lệ hộnghèo xuống mức thấp nhất trong cả nước Kinh nghiệm quý này cần được khuyếnkhích, nhân rộng

Đáng ghi nhất trong cách làm của Quảng Ninh là đã biến chủ trương xóa đóigiảm nghèo thành hành động chung của toàn xã hội 5 năm qua, tại Quảng Ninh xuấthiện nhiều mô hình hoạt động thật sự có ý nghĩa, có sức lan tỏa, khơi gợi tinh thầntương thân tương ái, lá lành đùm lá rách mà ít có địa phương nào có được

Trong đó, "Quỹ vì người nghèo" của cả tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị,đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân ủng hộ trên 25 tỷ đồng để trợgiúp người nghèo có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế; được cải thiện xây mới, sửachữa nhà ở… Căn cứ vào khả năng, điều kiện và tự nguyện, tỉnh phân công 271 cơquan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trợ giúp trực tiếp 26 xã nghèo trên địa bàn.Các hội, đoàn thể cũng có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực để giúp đỡ đoàn viên,hội viên thoát nghèo…

Trong 5 năm (2006-2010), toàn tỉnh đã giảm được một nửa số hộ nghèo, có 4địa phương (TP Hạ Long, TP Móng Cái, TP Uông Bí và thị xã Cẩm Phả) đạt tiêu chí

cơ bản không còn hộ nghèo; 5 địa phương (huyện Cô Tô, Vân Đồn, Hoành Bồ, YênHưng, Đông Triều) có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, 6 xã đã ra khỏi chương trình 135 giaiđoạn II…

Điều quan trọng hơn, tại Quảng Ninh, ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo

đã hiển hiện rõ nét chứ không trừu tượng Đây mới là kinh nghiệm, bài học quý cầnđược biểu dương, nhân rộng trên phạm vi cả nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Kinh nghiệm XĐGN của Đảng bộ xã vùng cao Ý Tý (Lào Cai)

Nhận thức rõ con đường để xoá đói nghèo là con người cộng với cách làm mới,đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ lề lối canh tác lạc hậu hiệu quảkinh tế thấp Kể từ khi được tỉnh tăng cường thêm cán bộ, Đảng bộ xã Ý Tý đã chọn 2mũi đột phá là củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và chuyển dịch mạnh cơcấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa thế mạnh của địa phương làrừng + thảo quả + cây ăn quả ôn đới + chăn nuôi gia súc Việc đầu tiên, cấp ủy phốihợp với chính quyền xã rà soát đội ngũ cán bộ, chú ý kiện toàn 4 chức danh cán bộ xã(văn phòng, hộ tịch, địa chính, tư pháp) đặc biệt là đội ngũ trưởng thôn, trưởng bản.Với những cán bộ có năng lực công tác nhưng chưa được đào tạo thì cử đi bồi dưỡng,đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và Trường chính trị tỉnh Đối vớiđội ngũ trưởng thôn, trưởng bản thì lấy tín nhiệm của nhân dân, trên cơ sở đó bố trí,sắp xếp công việc cho phù hợp Bên cạnh đó, Đảng ủy chú trọng công tác bồi dưỡngnguồn phát triển Đảng, quan tâm đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa Năm 2002 kếtnạp được 5 đảng viên, năm 2003 kết nạp được 3 đảng viên Đến nay, toàn Đảng bộ có

39 đảng viên sinh hoạt ở 6 chi bộ cơ sở, 100% thôn bản có đảng viên Các tổ chứcđoàn thể như thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh cũng được củng cố, kiện toàn, dovậy hoạt động nề nếp, có hiệu quả

Mũi đột phá thứ 2 là Đảng ủy ra nghị quyết cụ thể lãnh đạo nhân dân pháttriển kinh tế, tập trung khai thác thế mạnh của xã để sản xuất hàng hoá; thay đổi lề lốicanh tác cũ lạc hậu, tích cực đưa giống mới vào gieo trồng đồng thời thâm canh để đạtnăng suất cao Vấn đề mấu chốt nhất là cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, trưởng bảnphải gương mẫu xung kích đi đầu để đồng bào tin, hiểu rồi làm theo Như vậy nghịquyết mới đi vào cuộc sống, phong trào phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo mớithực sự có hiệu quả Bí thư Đảng ủy xã là một điển hình nói và làm theo nghị quyết.Ông là người đi đầu đưa giống lúa lai Trung Quốc vào gieo cấy, đồng thời tích cựcnuôi trâu bò, lợn Cuộc sống đổi thay nhanh chóng nhờ có thu nhập cao, ổn định Bàcon nhìn vào cán bộ mà làm theo Hay như trưởng thôn Hồng Ngài Vàng A Rủa, dântộc Mông, đi đầu trong việc giữ rừng và trồng hàng ngàn gốc thảo quả dưới tán rừnggià, hàng năm thu về hàng trăm triệu đồng nên đã có sức thuyết phục, lôi cuốn mọiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

người trong thôn làm theo Đến nay toàn xã đã đưa được 60% diện tích ruộng cấygiống lúa lai, gieo trồng 40 ha ngô giống mới (Bia xít, Pin) trong tổng số 160 ha Mứclương thực đạt 424kg/người/năm, khá cao so với toàn huyện Tận dụng thế mạnh núicao, rừng già, đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì ở các thôn Sin San, Sìn Chải, Hồng Ngàitích cực giúp nhau giống, vốn nhân rộng cây thảo quả, hiện toàn xã có 195 ha, năngsuất đạt 5 tạ/ha, hàng năm đem về cho bà con ngót chục tỷ đổng Ở Ý Tý hiện có hàngchục gia đình thu mỗi vụ 2 tấn quả khô, trị giá hàng trăm triệu đồng Ở thôn HồngNgài gồm toàn đồng bào Mông có tới 15 gia đình có sổ tiết kiệm ở ngân hàng nôngnghiệp Bát Xát, trị giá từ 50 đến 200 triệu đồng Quả là khi đã thuyết phục được đồngbào hiểu và tin theo cách làm ăn mới thì việc xoá đói giảm nghèo không phải là trở lựckhông thể phá nổi Từ những điển hình sẽ lan toả nhân rộng sang người dân toàn xãhọc tập theo những mô hình đạt kết quả cao Thực tế ở Ý Tý chỉ sau 3 năm thực hiện 6chương trình phát triển KT-XH trọng tâm hướng về cơ sở của tỉnh đã xoá được hộ đói,

số hộ nghèo giảm mạnh, từ 43% năm 2000 xuống còn 25% năm 2003

Đời sống được nâng lên một bước, nhân dân trong xã tích cực tham gia làmđường giao thông nông thôn Năm 2003 đã mở mới được 7 km từ Nhù Cồ San đi Phin

Hồ và từ trung tâm xã đi Chọn Thèn Xã có 4 phòng học kiên cố, tỷ lệ trẻ em ra lớp đạt90% An ninh biên giới, trật tự - an toàn xã hội được củng cố và ngày càng được tăngcường

Kinh nghiệm rút ra từ Đảng bộ Ý Tý trong xoá đói giảm nghèo là tổ chức triểnkhai đồng bộ, quyết liệt 7 chương trình trọng tâm hướng về cơ sở của tỉnh, trong đótìm mũi đột phá là củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tiếp theo là phát huylợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hànghoá Một điều có ý nghĩa quan trọng là cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, bản gươngmẫu, xung kích đi đầu trong cách làm ăn mới, xây dựng đời sống văn hoá để quy tụ,đoàn kết đồng bào các dân tộc, thực hiện các nghị quyết đã đề ra, đưa nghị quyết vàocuộc sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI

TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Xã Châu Thuận là một trong những xã thuộc vùng núi cách thị trấn huyện QuỳChâu khoảng 27km về phía Tây Bắc Trung tâm xã nằm cạnh đường huyện lộ, đây làtuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất của xã

• Phía Bắc giáp huyện Thanh Quân, tỉnh Thanh Hóa

• Phía Nam giáp xã Châu Hạnh

• Phía Đông giáp xã Châu Hội

• Phía Tây giáp xã Châu Bính

2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu

Châu Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểmcủa vùng miền núi Bắc Trung Bộ

 Chế độ nhiệt: Có hai mùa mưa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 thángnóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10C Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3năm sau, nhiệt độ thấp tuyệt đối 100C, nhiệt độ trung bình năm là 23,70C

 Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.823mm Trong năm lượngmưa phân bố không đều,, chủ yếu tập trung vào tháng 8, 9, 10 thường gây ngập lụt.Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm

 Chế độ gió: Có hai hướng gió chính

+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thườngmang theo giá rét

+ Gió phơn Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9 gây khô hạn

 Độ ẩm không khí bình quân năm 85%, cao nhất trong năm trên 90%, thấpnhất trong năm là 60%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

 Đặc trưng khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độmưa tập trung trùng với mùa bão, mùa nắng nóng có gió phơn Tây Nam khô nóng,mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc giá hanh biểu hiện rõ đặc điểm của khí hậu nhiệt đớigió mùa.

2.1.1.3 Địa hình, đất đai

 Địa hình:

Xã Châu Thuận có địa hình chủ yếu là đồi núi nghiêng dần từ Tây Bắc xuốngĐông Nam Cao độ trung bình từ 160m- 880m, nơi cao nhất 900m, thấp nhất 120m.Địa hình bị chia cắt bởi đồi núi và các khe suối, phân cách đồng ruộng thành nhiềuvùng, ở đây chủ yếu là ruộng bâc thang

 Đất đai:

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, kết hợp với điều tra khảo sátcủa xã Châu Thuận cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.918,78 ha, ngoạitrừ 577,23 ha núi đá có rừng cây, hệ thống khe suối và đất mặt nước chuyên dùng, hồđập, phần diện tích còn lại được thể hiện rõ trong số liệu ở bảng 1

Đất đai là tư liệu sản xuất được cố định, không bị hao mòn nhưng do chất lượngkhông đồng đều nên dẫn đến việc phân bố loại đất cho từng chỉ tiêu khác nhau là khácnhau Qua bảng số liệu 1 đã cho ta thấy được tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm

2012 là 5.918,78 ha , là một xã có diện tích đất tự nhiên khá lớn trong đó đất nôngnghiệp là 5.298,05 ha chiếm 89,51% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là114,72 ha chiếm 1,94% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 506,01 hachiếm 8,55% tổng diện tích đất tự nhiên Đại bộ phận đất ở đây chủ yếu là đất đồi núi

và đã có sự thay đổi qua các năm Diện tích đất nông nghiệp tăng lên 14,6 ha chiếm24,59% tổng diện tích đất tự nhiên, trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng giảmxuống 15 ha chiếm 24,59% tông diện tích đất tự nhiên

Biến động về đất nông nghiệp:

+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 4,6 ha chiếm7,77% tổng diện tích đất tự nhiên, phần giảm ở đây là giảm từ diện tích đất trồng câyhàng năm và đất lâm nghiệp, nguyên nhân đất trồng cây hàng năm giảm cụ thể là đấttrồng lúa là do trong năm 2011 khí hậu hạn hán liên tục nên không có nước tưới cho câyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

trồng, vì thế người dân để trống phần đất này, đất lâm nghiệp giảm do cháy rừng Nhưngqua năm 2012 thì diện tích đất nông nghiệp lại tăng lên nhờ nhà nước hỗ trợ xây mươngđưa nước qua được các phần đất còn trống và những vùng đất bằng cho người dân cảitạo đất đưa vào sử dụng, diện tích đất lâm nghiệp không thay đổi vì chưa có chính sáchtrồng lại rừng, cụ thể đất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 14,6 ha chiếm24,59% tổng diện tích đất tự nhiên Do đặc điểm địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi, bịchia cắt nhiều bởi các khe suối, nên ao hồ có diện tích lớn không có, phần lớn diện tíchnuôi trồng thủy sản do các hộ tự đầu tư các ao và các đập khe suối nhỏ.

Biến động về đất phi nông nghiệp:

+ Đất phi nông nghiệp năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 4,6 ha chiếm 7,77%tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng qua năm 2012 thì không có sự thay đổi Tăng chủ yếu

là do người dân đã chuyển phần diện tích giảm từ sản xuất nông nghiệp qua làm đấtchuyên dùng, phần đất ở có giảm xuống 0,1 ha chiếm 0,10% tổng diện tích đất tự nhiên

Biến động về đất chưa sử dụng:

+ Đất chưa sử dụng từ năm 2010 qua năm 2011 không có sự thay đổi, nhưngqua năm 2012 thì có sự thay đổi đáng kể Đã giảm đi 15 ha chiếm 2,59% tổng diệntích đất tự nhiên, phần này giảm do sử dụng cho đất nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

III Đất chưa sử dụng 520,27 8,79 520,57 8,79 506,01 8,55 0 0 -15 -0.24

(Nguồn: số liệu UBND xã)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của xã

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của xã

Trong thời kỳ đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế của xã tuy không cao nhưng đã cóbước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 20,8%

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2010- 2012

TT Cơ cấu kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Số liệu UBND xã)

Là một xã miền núi còn nhiều khó khăn nên thời gian qua Xã Châu ThuậnHuyện Quỳ Châu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước với nhiềuchủ trương, chính sách ưu tiên cùng với sự phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân toànhuyện Đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện chuyển biếntheo chiều hướng tích cực Qua bảng số liệu trên ta thấy được cơ cấu kinh tế chuyểndịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngànhtiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp năm 2012giảm 2,3% so với năm 2010 Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng năm 2012 tăng 0,8% vàdịch vụ thương mại tăng 1,4% so với năm 2010

2.1.2.2 Tình hình dân số, lao động của xã

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất

tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của con người Châu Thuận làmột xã có mật độ dân số thấp trong huyện, để thấy rõ tình hình dân số lao động của

xã ta phân tích bảng 3 về tình hình dân số lao động cuả xã qua 3 năm 2010- 2012

Bảng số liệu cho ta thấy:

Dân số của xã tăng qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2011 dân số của xã tăng

45 người tức tăng 1,46%, đến năm 2012 tăng 39 người tức tăng 1,25% so với năm

2011 Tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước cho thấy việc thực hiện chươngtrình kế hoạch hóa gia đình, chương trình tuyên truyền vận động mỗi gia đình chỉ sinh

đẻ từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt của xã áp dụng có hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 15/01/2017, 21:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay,thực trạng và giải pháp
Tác giả: Hà Quế Lâm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
4. UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo (các năm 2010, 2011, 2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thựchiện chương trình giảm nghèo
6. UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Báo cáo thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
2. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về Chương trình mục tiên quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội.3 . UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Báo cáo tổng kết chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm xã Châu Thuận giai đoạn 2010 – 2013 Khác
5. UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm – XĐGN giai đoạn 2011- 2015 xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Khác
7. UBND xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Đề án thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2015 Khác
8. TS. Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế, 2012 Khác
9. Khóa luận tốt nghiệp Đại học (2011), Thực trạng nghèo đói và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mường tạ□ xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa của tác giả: Phạm Thị Ly.10. Các trang web điện tử Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w