1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Quang Lộc – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh

94 396 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 848,75 KB

Nội dung

Nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn từngloại cây trồng theo các công thức luân canh trên mỗi đơn vị diệ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI XÃ QUANG LỘC-HUYỆN CAN LỘC

TỈNH HÀ TĨNH

Lớp: K43B KTNN Niên khóa: 2009 - 2013

Huế, tháng 5 năm 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn xã Quang Lộc.

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy, Cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Th.s Nguyễn Lê Hiệp – người

đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời gian tôi thực tập đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Quang Lộc đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu đề tài.

Huế, tháng 05 năm 2013

Sinh viên NGUYỄN THỊ MINH

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4

1.1.1.1 Khái niệm đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4

1.1.1.2 Phân loại đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4

1.1.2 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 5

1.1.3 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất 7

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 9

1.1.4.1.Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 9

1.1.4.2.Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác 10

1.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp11 1.1.5.1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất .11

1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất 11

1.2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined. 1.2.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 12

1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai tại tĩnh Hà Tĩnh .13

1.2.3 Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Can Lộc .14 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ

QUANG LỘC 15

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUANG LỘC 15

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

2.1.1.1 Vị trí địa lý 15

2.1.1.2 Đặc điểm địa chất địa hình 15

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 16

2.1.1.4 Đặc điểm thủy văn nguồn nước 16

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

2.1.2.1 Tình hình đất đai 17

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 19

2.1.2.3 Cơ cấu các nghành kinh tế tại xã Quang Lộc 21

2.1.2.4 Đặc điểm về cơ cấu hạ tầng 25

2.1.2.5 Đánh giá tổng hợp 28

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG LỘC 29

2.2.1 Cơ cấu đất nông nghiệp 29

2.2.2 Cơ cấu đât canh tác 32

2.2.3 Hiện trạng phân hạng đất của xã 34

2.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính của xã 35

2.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 38

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 38

2.3.2 Các công thức luân canh phân theo hạng đất 39

2.3.3 Mức đầu tư của các hộ trên 1 đơn vị diện tích .43

2.3.4.Kết quả đầu tư trên 1 đơn vị diện tích 48

2.3.5 Hiệu quả đầu tư trên 1 đơn vị diện tích 51

2.3.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất 54

2.3.6.1 Ảnh hưởng của mức đầu tư đến hiệu quả sử dụng đất canh tác 54

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ QUANG LỘC 62

3.1 TIỀM NĂNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG LỘC 62

3.1.1 Tiềm năng để phát triển các nghành 62

3.1.2 Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp 63 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

3.1.3 Quan điểm khai thác và sử dụng đất 63

3.2 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ QUANG LỘC 64

3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã trong gia đoạn sắp tới 64

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUỶ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG 65

3.3.1 Cơ sở của giải pháp 65

3.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất 66

3.3.2.1 Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai .66

3.3.2.2 Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất .66

3.3.2.3 Đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời mở rộng diện tích bằng khai hoang và tăng vụ 67

3.3.2.4 Biện pháp dịch vụ hỗ trợ và công tác khuyến nông 67

3.3.2.5 Phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác .67

3.3.2.6 Phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất 68

3.3.2.7 Giải pháp về vốn, thị trường và chế biến nông sản .68

3.3.3 Các giải pháp đối với nông hộ 69

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 70

1 KẾT LUẬN 70

2 KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Hiện trạng đất đai của huyện Can Lộc năm 2011 14

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai xã Quang Lộc năm 2012 18

Bảng 3: Dân số và lao động xã Quang Lộc qua 3 năm 2010-2012 20

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của xã qua 3 năm 2010-2011 23

Bảng 5: Cơ cấu đất nông nghiệp của xã Quang Lộc qua 3 năm 2010-2012 31

Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất canh tác của xã Quang Lộc qua 3 năm 2010-2012 33

Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã qua 3 năm 2010-2012 37

Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ điều tra 39

Bảng 9: Công thức luân canh một số cây trồng của các hộ điều tra 41

Bảng 10: Lịch thời vụ một số cây trồng 42

Bảng 11: Mức đầu tư trên một sào đất canh tác 44

Bảng 12: Kết quả của các công thức luân chuyên trên 1 sào đất canh tác phân theo hạng đât 50

Bảng 13: Hiệu quả kinh tế các công thức luân chuyên trên 1 sào đất canh tác phân theo hạng đất 53

Bảng 14: Ảnh hưởng của mức đầu tư đến kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 57

Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả 61

và hiệu quả sử dụng đất 61

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia Là điều kiện cho sự tồntại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất Đất đai được sử dụng cho nhiều mụcđích khác nhau, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất vô cùngquan trọng Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy

từ đất ngày càng cao, các hoạt động dịch vụ nhà ở làm cho quỹ đất ngày càng bị thuhẹp Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào chohợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất

Qua thời gian nghiên cứu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã QuangLộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, tôi nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế sử dụng đất củacác nông hộ không cao so với tiềm năng vốn có của vùng Xuất phát từ những vấn đề

đó tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Quang Lộc – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh ” Nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp

để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn từngloại cây trồng theo các công thức luân canh trên mỗi đơn vị diện tích

* Mục tiêu nghiên cứu:

+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất

+ Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở xãQuang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp trong thời gian tới

*Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp duy vật biện chứng

+ Phương pháp phân tích thống kê

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn

+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

*Kết quả đạt được:

- Đề tài nêu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xãhội của xã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp xã Quang Lộctrong thời gian tới

- Đưa ra được hệ thống giải pháp đồng bộ mang tính khả thi, là cơ sở cho việcnâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội trên địa bàn xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào : 500 m2

1 ha: 10.000 m2= 20 sào

1 tạ = 100 kg1tấn = 1.000 kg

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá của mọi quốc gia Là nềntảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng laođộng mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuấtnông nghiệp Hiện nay vấn đề gia tăng dân số chưa giải quyết được, bên cạnh đó việc

sử dụng đất có xu hướng tăng cao, kéo theo quỹ đất ngày càng bị thu hẹp Do đó vấn

đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý để đem lạihiệu quả cao nhất

Để đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời bảo vệ được tài nguyên vô cùngkhan hiếm đó Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, hệ thốngpháp luật nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng một cách đầy đủ, tiết kiệm,hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Luật đất đai năm 2003; Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai;Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

Là đất nước có ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thìviệc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề đượcquan tâm hơn cả Theo số liệu thống kê của cục thống kê năm, tổng diện tích đất tựnhiên của Việt Nam năm 2011 là 33.095,7 nghìn ha Trong đó có 26.226,4 nghìn hađất nông nghiệp chiếm 79,24% [11] Đất đai ngày càng giảm trong khi dân số ngàycàng gia tăng, đây chính là nguyên nhân gây ra sức ép cho việc đáp ứng nhu cầu lươngthực Hiện nay ở nước ta, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập Đất đai nóichung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinhnghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu Ngoài ra, việc canh tác câytrồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bịsuy giảm nghiêm trọng Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâmnghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng.

Quang lộc là xã thuộc vùng Trà sơn của huyện Can Lộc cách trung tâm huyện6km về phía Tây Nam Với tổng diện tích đất tự nhiên 705,58 ha, chiều dài ranh giớihành chính khoảng 16,8 km Dân số toàn xã có 7.198 nhân khẩu với 1.766 hộ, trong đóbao gồm có cả giáo dân Địa hình của xã tương đối thuận lợi, xã Quang Lộc có 6 thônđều thuộc vùng đồng bằng Do đất đai có độ phì thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực thực phẩm, đồng thời góp phần tăngthu nhập cho người dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích đất được coi là biện pháphữu hiệu nhất Tuy nhiên, nếu thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanhmức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất củađất Trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng

sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao Vì vậy việcnghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nôngnghiệp xã Quang Lộc là một việc hết sức quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ tình hình đó trong thời gian về thực tập tại UBNN xã Quang

Lộc tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp

tại xã Quang Lộc - huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh” để hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất

+ Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở xã QuangLộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp trong thời gian sắp tới

3 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp duy vật biện chứng:

Là cơ sở phương pháp luận của mọi khoa học Nghiên cứu các vấn đề cơ bảntrong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa chúng với các hiện tượng, quá trìnhkinh tế xã hội khác cũng như các yếu tố tự nhiên

+ Phương pháp phân tích thống kê:

Dựa vào số liệu thu thập được tiến hành xác định trên các chỉ số, so sánh đốiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, các hiện tượng có quan hệvới nhau trong tổng thể.

Phân tích các số liệu; nhận biết mối quan hệ giữa các nhân tố để đánh giá mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn:

*Chọn điểm điều tra: Điểm điều tra được tôi chọn là ba xóm Trà Dương,Thượng Lội và Hương Đình là bà xóm đại diện cho địa bàn xã

*Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng với 60 hộ trên địabàn ba xóm được chọn

* Thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống

kê xã, phòng tài nguyên & môi trường, báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của

xã, báo cáo tình hình phát triển nông thôn mới của xã, số liệu từ sách, báo, mạng…

Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi được thiết kế, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60

hộ được lựa chọn ngẫu nhiên về các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng đất của hộ

Toàn bộ số liệu điều tra hộ được xử lý bằng excel được trình bày thông quabảng biểu trong đề tài

+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo các ý kiến của cán bộ nôngnghiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, các hộ sản xuất giỏi và các công trìnhnghiên cứu đã được ứng dụng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.

- Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xãQuang Lộc năm 2012

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên điều tra phỏng vấn 60 hộ thuộc xómTrà Dương, Thượng Lội, Hương Đình là ba xóm đại diện cho tình hình sản xuất đấtnông nghiệp của xã Quang Lộc

- Do điều kiện thời gian và nguồn số liệu không nhiều tôi chỉ tập trung nghiêncứu đối tượng đất canh tác của xã Còn về đất trồng cây lâu năm, đất vườn và các loạiđất khác tôi chỉ dừng lại ở việc biểu hiện số liệu tổng quan của xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm và phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Có nhiều khái niệm về đất khác nhau được đưa ra Theo Doccu Raiep ngườiNga (năm 1986): “ Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồmcác yếu tố; khí hậu, sinh vật, đá mẹ, tuổi địa phương’’ Theo William thì ông cho rằng: “Đất là lớp mặt tươi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng” Theoluật đất đai Việt Nam (1993): “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”

Đất nông nghiệp theo quan điểm của người sử dụng và nghiên cứu kinh tế vớinghĩa thông thường là toàn bộ đất đai được sử dụng trong quá trình sản xuất nôngnghiệp Đất nông nghiệp được sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Ngoài tên gọi đất nông nghiệp nó còn có têngọi là ruộng đất Đi liền với đất nông nghiệp là quỹ đất nông nghiệp Quỹ đất nôngnghiệp là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo một ranh giớinhất định, nằm trong một đơn vị sản xuất (hộ gia đình, đơn vị sản xuất nông nghiệp )của một địa phương hay của cả nước

1.1.1.2 Phân loại đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức người ta phân thành các loại đấtkhác nhau:

- Theo thời hạn canh tác của các loại cây trồng có: Đất trồng cây hàng năm vàđất trồng cây lâu năm

+ Đất trồng cây hàng năm: Đó là đất trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất trongkhoảng thời gian 1 năm và được phân theo tính chất và mục đích trồng của các loại cây:Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

đất trồng cây lương thực, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây thực phẩm

+ Đất trồng cây lâu năm: Đó là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuấtlớn hơn 1 năm và cũng được phân theo tính chất và mục đích trồng của các loại cây:đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả

- Căn cứ vào công dụng của đất người ta phân đất nông nghiệp thành các loại:Đất trồng cây lương thực, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây dược liệu, đất trồng hoacây cảnh Sau đó người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng loại cây trồng đểphân tiếp thành cây hàng năm hay cây lâu năm

- Căn cứ vào vị trí địa điểm của đất đai nông nghiệp người ta phân thành đấtvườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối

- Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hóa: Căn cứ vào nguồn gốc đá

mẹ - yếu tố hình thành nên kết cấu đất đai (đất feralit, đất bazan ) Căn cứ vào thànhphần cơ giới của đất (đất cát, đất cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng, sét ) Theo hàm lượngcác chất dinh dưỡng trong đất (nghèo, trung bình, giàu các chất đạm, lân, kali )

- Phân loại đất theo hạng của đất đai căn cứ vào mức độ sinh lời của đất Đểphân hạng đất, người ta phải xác định các yếu tố phân hạng đất bao gồm: tính chất đât,yếu tố vị trí địa lý, địa hình của đất, khí hậu thời tiết, điều kiện tưới tiêu

Theo luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định: “ Đất trồng câyhàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng câylâu năm được chia thành 5 hạng”

Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng đất đai hợp lý, không ngừng nâng caochất lượng là yêu cầu cơ bản nhằm bảo vệ vai trò và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn,muối khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bìnhthường Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộngđất, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng Độ phì nhiêu của đất bao gồm các loại: độphì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu kinh tế

1.1.2 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội Với vai trò và vịtrí quan trọng đó đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

+ Một là, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động

Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai pháđưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người, thì ruộng đất đã kếttinh lao động của con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động Chính vìvậy, trong sản xuất nông nghiệp phải kết hợp khai thác tiềm năng của đất đai với việcbồi dưỡng, bảo vệ và cải tạo đất

+ Hai là, ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xất của ruộng

đất là không có giới hạn

Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhấtđịnh bao gồm: giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối Diện tích đất đai của toàn bộtrái đất, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn, đó là giới hạn tuyệtđối của đất đai Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được,tùy vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diệntích đất nông nghiệp được đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ thích hợp Đó là giới hạntương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên Ở nước ta tỷ lệnông nghiệp năm 2000 chiếm trên 28,38% tổng đất tự nhiên

Trong xu thế hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đất đaiđược sử dụng vào nông nghiệp có xu hướng giảm đi Do vậy cần phải biết quý trọng

và sử dụng hợp lý ruộng đất, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc sử dụng chuyểndịch ruộng đất sang sử dụng mục đích khác

Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là khônggiới hạn Nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động,đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị diệntích ngày càng nhiều hơn Đây là con đường kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằmđáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài người

+ Ba là, ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều:

Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết,ngược lại ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu này có vị trí cố định gắn liền với điềukiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng Để kết hợp với ruộng đất, ngườilao động và các tư liệu sản xuất khác phải tìm đến với ruộng đất như thế nào là hợp lýTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

và có hiệu quả Muốn thế, một mặt phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí cáctrung tâm dịch vụ và phân bố các điểm dân cư hợp lý Mặt khác phải cải thiện điềukiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạođiều kiện sử dụng đất đai có hiệu quả.

Đất đai thường có tính không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổnhưỡng, địa hình vị trí, độ màu mỡ của ruộng đất thường là khác nhau Mặt khác dochế độ chăm sóc, phân bón, tưới nước, luân canh cây trồng trong quá trình sử dụng đấtđai của con người gây ra vì thế trong quá trình sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồidưỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của ruộng đất của từng cánh đồng,từng khu vực để đạt năng suất cây trồng cao

+ Bốn là, ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn hữu hình hoặc

hao mòn vô hình trong quá trình sản xuất Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian

sử dụng cuối cùng sẽ bị đào thải và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng caohơn, giá rẻ hơn còn ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sửdụng hợp lý chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất lớnhơn, nhiều sản phẩm hơn trên 1 đơn vị diện tích canh tác

1.1.3 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Theo các nhà khoa học Đức ( Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệuquả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữuích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, gópphần tăng thêm lợi ích của xã hội

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuấthàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế hiệu quả kinh

tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

+ Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật: “ tiết kiệm thời gian”

+ Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống

+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạtđược và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt đượcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị củacác nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối vàtương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Đồng thờicần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối

và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phíđầu vào hay nguồn lực được sử dụng để sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹthuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả này thường được phản ánhtrong mối quan hệ về các hàm sản xuất Hiệu quả kỹ thật liện quan đến phương diệnvật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lạithêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực đượcthể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau vàgiữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộcnhiều vào bản chất kỹ thật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năngcủa người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuậtđược áp dụng

Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vàođược tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào haynguồn lực Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến yếu tốgiá đầu vào và giá đầu ra Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định của điều kiện

về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phảibằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất cả hiệu quả kinh tế vàhiệu quả phân phối Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khixem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong hai yếu

tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điềukiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt chỉ tiêu hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế

Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theonhững mục tiêu nhận định được biểu hiện dưới dạng hiện vật Đó là số lượng, chấtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

lượng của dịch vụ đầu vào và đầu ra Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếpvới nhau nên những chi phí và lợi ích cần được tính giá trị tương ứng Vì vậy việcđánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai được thực hiện thông qua chi phí đầu tư đã

bỏ ra theo hệ thống giá cả thị trường

Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần chú ý đến một số nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế.Theo nguyên tắc này thì tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải được thiết lập phù hợp vớitừng mục tiêu cụ thể Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó phải luân dựa trênphân tích mục tiêu của nó

+ Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học Một phương án kinh tế luôn cầnthiết được đánh giá chính xác và khoa học về hiệu quả, khi đó việc lựa chọn giữa cácphương án sẽ dựa trên cơ sở hiệu quả của chúng đối với mục tiêu đề ra

+ Nguyên tắc về sự thống nhất ích lợi Một phương án có hiệu quả thì nó kếthợp hài hòa các lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và của toàn xã hội

+ Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế: phương pháp tính toán hiệu quả phảiđược dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế đơn giản và dễ tiếp cận

Từ những vấn đề trên ta có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sửdụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất một khối lượng của cải vậtchất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

1.1.4.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Theo Mác điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Điều kiện

tự nhiên ( đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nôngnghiệp Nó là điều kiện để sinh vật tạo nên sinh khối Mỗi loại cây trồng trong quátrình sinh trưởng và phát triển cần có những điều kiện nhất định Điều kiện đó ảnhhưởng mạnh mẽ đến năng suất và sản lượng cây trồng Vì vậy cần đánh giá đúng điềukiện tự nhiên để xác định cây trồng và công thức luân canh hợp lý và định hướng đầu

tư thâm canh đúng hướng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.1.4.2 Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác

- Nhân tố lao động

Lực lượng lao động là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến mọi quá trìnhsản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, bất kỳmột hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần đến lao động, đặc biệt là trong sảnxuất nông nghiệp, bởi con người là nhân tố quyết định các phương án tổ chức kinhdoanh Thông qua lực lượng lao động, kiến thức kinh nghiệm, khả năng nắm bắt thôngtin của các hộ làm cơ sở cho việc lựa chọn cây gì, thâm canh ra sao, mùa vụ thế nàoquyết định rất lớn đến kết quả thu được trên từng thửa đất

- Phương thức canh tác

Đây là tác động của con người vào đất đai, cây trồng nhằm tạo nên sự hài hoà giữacác yếu tố của quá trình sản xuất, để hình thành, phân phối và tích luỹ năng suất kinh tế.Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, các điều kiện tựnhiên Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vàophù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được mục tiêu đề ra

- Vốn

Vốn cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, khả năng đầu tư phân bón, áp dụng kỹ thuật sản xuất của các nông

hộ Đáp ứng được các nhu cầu về vốn, người nông dân có nhiều cơ hội để đầu tư trênmảnh đất của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất

- Thị trường

Thị trường là động lực cho mọi thành phần kinh tế khai thác tối đa nguồn nhânlực để sản xuất của cải vật chất cho xã hội Trong nông nghiệp, thị trường đóng vai tròquan trọng bởi thị trường vừa là trung gian, vừa mang tính định hướng trong sản xuất.Người sản xuất phải luôn suy nghĩ sản xuất cây gì? Bán ở đâu? Và cho ai? Nếu trênmãnh đất đó người nông dân biết tạo ra sản phẩm mà thị trường đang cần thì hiệu quảmạng lại sẽ lớn hơn Vì vậy việc hình thành thị trường nông sản phẩm có tác dụng rấtlớn đến quá trình sản xuất của các nông hộ

1.1.4.3 Nhóm các yếu tố kinh tế, tổ chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Mỗi vùng thì gắn với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên khác nhau do đó việcthực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển công nghiệpchế biến, phát triển nguồn nhân lực, các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên và môitrường là rất cần thiết Đó là cơ sở để khai thác sử dụng đất một cách hợp lý và đầy đủ,phát triển hệ thống cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi đểđầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các nông hộ

- Hình thức tổ chức sản xuất

Phát huy sức mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong các cơ sở sảnxuất là rất quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

1.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất.

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là một năm

GO = ∑QiPi

Trong đó:

Qi: Là khối lượng sản phẩm loại i

Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC) bao gồm các chi phí vật chất dịch vụ được sử dụngtrong quá trình sản xuất nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là một năm

IC = ∑Cj

Trong đó:

Cj: Là các khoản chi phí thứ j trong năm sản xuất

- Giá trị gia tăng ( VA): Là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời

kỳ sản xuất đó

VA = GO - IC

1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

- Năng suất ruộng đất (N) là lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tíchtrong một năm và được biểu hiện dưới hai hình thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

+ Về mặt hiện vật

N = Q/D

Trong đó:

N: Năng suất ruộng đất

Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất

D: Diện tích

+ Về mặt giá trị

N =∑QiPi/∑Di

Trong đó:

N: Năng suất ruộng đất

Qi: Khối lượng sản phẩm từng loại cây trồng i sản xuất trong năm

Pi: Đơn giá từng loại nông sản i

- Hệ số sử dụng ruộng đất (HSSDRĐ): là tỷ số giữa diện tích gieo trồng vớidiện tích canh tác

HSSDRĐ = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích canh tác

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian

GO/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thu được nhiêuđồng giá trị sản xuất Hiệu suất này càng lớn phản ánh sản xuất càng có hiệu quả

VA/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí vật chất và dich vụ mà nông hộ bỏ ra đểsản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm

- Năng suất cây trồng: Là sản phẩn của cây trồng tính trên một đơn vị diện tíchgieo trồng

- Ngoài ra còn sử dụng một số chỉ tiêu sau

+ Diện tích đất NN/ khẩu = Tổng diện tích đất NN / tổng số khẩu

Là chỉ tiêu phản ánh số lượng diện tích đất nông nghiệp trên một nhân khẩu

+ Diện tích đất canh tác/ khẩu = Tổng diện tích đất canh tác / tổng số khẩu

Là chỉ tiêu phản ánh số lượng diện tích đất canh tác trên một nhân khẩu

+ Diện tích đất NN/ lao động = Tổng diện tích đất NN / tổng số lao động

+ Diện tích đất canh tác/ lao động = Tổng diện tích đất canh tác / tổng lao động

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam năm 2011 là 33.095,7 nghìn ha.Trong đó có 26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 79,24% Đất nông nghiệp nước tagồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Nước ta có các vùng đất trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 nghìn

ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,6 triệu ha [11] Đây là hai vựa lúa lớn nhấtnước ta, hằng năm đóng góp một nguồn thu nhập lớn cho GDP cả nước cũng như thúcđẩy kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta phát triển

Công tác dồn điền đổi thửa đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiênruộng đất nhiều vùng trên cả nước còn mang tính chất manh mún và nhỏ lẻ Vì vậykhó khăn trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đất nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hóa, tốc độ gia tăng dân số nhanh Làm cho đất nông nghiệp bịchuyển đổi sử dụng vào các mục đích khác nhau Dân số tăng nhanh thì nhu cầu vềlương thực, thực phẩm củng tăng lên Do đó nếu khai thác thác không đi kèm với việcbảo vệ, bồi dưỡng đất thì sẽ đe dọa lớn đến vấn đề an ninh lương thực, phát triển lâudài của đất nước

Trong điều kiện hiện nay diện tích đất nông nghiệp của tỉnh ngày càng bị thuhẹp do thực hiện các dự án đầu tư như xây dựng nhà máy gạch tại huyện Thạch Hà,hay sử dụng đất vào việc xây dựng các khu di tích, lấy đất nông nghiệp để xây dựngcác cơ sở hạ tầng … để phục vụ cho công tác phát triển kinh tế của tỉnh, đã dẫn đếnnhiều diện tích đất nông nghiệp bị mất đi Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp sang mục đích khác làm cho đất đai ngày một khan hiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Đất đai là yếu tố quan trọng của mọi quá trình sản xuất Vì vậy với quỹ đất hạn hẹpnhư hiện nay đòi hỏi phải có kế hoạch quy hoạch ruộng đất hợp lý để tận dụng tối đanguồn lực đất đai vào sản xuất nông nghiệp đáp ứng cuộc sống của đại bộ phận dân cư.

1.2.3 Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Can Lộc.

Là một huyện thuần nông, Can Lộc đã tập trung chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nhất làtrong sản xuất nông nghiệp Đặc biệt là phong trào chuyển đổi ruộng đất, mở đường chobước phát triển mới của nông nghiệp và nông thôn Toàn huyện có tổng diện tích đất tựnhiên là 30.220,54 ha năm 2011, trong đó đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích với13.717,18 ha, chiếm 45,39% trong tổng diện tích đất tự nhiên Tuy nhiên hiện trạng đấtchưa sử dụng còn khá cao với diện tích 4.637,54 ha, chiếm 15,35% Như vậy huyện cầnphải có những kế hoạch mới để quy hoạch lại diện tích đất sao cho mang lại hiệu quả sửdụng đất cao và đáp ứng việc bảo vệ môi trường cho người dân

Bảng 1: Hiện trạng đất đai của huyện Can Lộc năm 2011

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Can Lộc)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

XÃ QUANG LỘC

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUANG LỘC

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quang Lộc là xã thuộc vùng Trà sơn của huyện Can Lộc cách trung tâm huyện

6 km về phía Tây Nam Tọa độ: 18°24′19″B 105°46′24″Đ Tổng diện tích đất tự nhiên705,58 ha, chiều dài ranh giới hành chính khoảng 16,8 km

Dân số toàn xã có 7198 nhân khẩu với 1766 hộ

- Phía Bắc Giáp xã Xuân Lộc

- Phía Nam giáp xã Sơn Lộc

- Phía Đông Giáp xã Việt Xuyên - Huyện Thạch Hà

- Phía Tây giáp xã Mỹ Lộc và Xuân Lộc

- Phía Bắc: Cách thị trấn Can Lộc khoảng 7km

- Phía Đông Nam: Cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 16 km, cách QL1A 5 km

- Phía Tây Bắc: Cách thị trấn Đức Thọ khoảng 45 km

2.1.1.2 Đặc điểm địa chất địa hình

- Địa hình

Quang Lộc mang đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Trung Bộ Địahình đồi núi, khí hậu ảnh hưởng bởi khí hậu chung toàn vùng, không có các vùng tiểukhí hậu Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông, ở phía Tây xã là vùng đồi núi cao

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, Quang Lộc có tổng diện tích tự nhiên là705,58 ha; trong đó đất nông nghiệp: 541,10 ha chiếm 76,69% tổng diện tích tự nhiên,đất phi nông nghiệp 149,71 ha chiếm 21,21%, đất chưa sử dụng có 14,77 ha chiếm2,10 % tổng diện tích tự nhiên

Trang 26

Nhóm đất chua mặn tập trung ở phía Đông Bắc (dọc theo sông Già), có thànhphần cơ giới thịt nặng, ở độ sâu 30 cm trở xuống đã xuất hiện Loại đất nằy tập trungchủ yếu ở các xứ đồng: Đồng Bến, Rậm Bơ, Rậm Lò, Sác Lê, với tổng diện tíchkhoảng 180 ha.

Nhóm đất phù sa ít được bồi, tính chất hơi chua có glây trung bình, tập trung ởphía Đông Nam của xã, có thành phần cơ giới thịt nặng, ở độ sâu dưới 30 cm đã cóglây nhẹ, tầng trên cùng có xuất hiện kết vón ít Loại đất này chủ yếu tập trung ở các

xứ đồng: Hạ Chại Diền, Cửa Cố Nhiệu, Thượng Nhà Ra, Hạ Nhà Ra và các cánhđồng: Đồng Trong, Long Tương, Thượng Lội thuộc xóm Yên Lạc; Đồng Tròi, ĐồngĐăm thuộc xóm Tân Long với tổng diện tích khoảng 340 ha

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Thời tiết ở xã Quang Lộc mang đặc trưng chung của khí hậu Hà Tĩnh; nằmtrong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu khắc nghiệt Mùa khô nắng nóng (gióLào), mùa mưa thường có gió bão kéo theo mưa lớn gây lũ lụt Nhiệt độ trung bìnhhàng năm khoảng 26,5oC, tháng cao nhất 35-37oC, tháng thấp nhất từ 10-12oC, độ ẩmkhông khí 70% trở lên Các mùa được phân bố cụ thể như sau:

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa

trung bình trên 2000 mm, vào đầu mùa này thường có gió bão kèm theo mưa lớn, đâycũng là mùa gây ngập lụt

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7, đây là mùa nắng gắt, thường có gió

tây nam nóng và khô, lượng nước bốc hơi lớn, đặc biệt vào tháng 6 đến tháng 7 lượngmưa rất ít, chỉ đạt 8 - 12% tổng lượng mưa cả năm

2.1.1.4 Đặc điểm thủy văn nguồn nước

- Xã có nguồn nước mặt khá dồi dào từ các Ao, Hồ, Đập và Hói, nguồn nướcphục vụ cho sản xuất chủ yếu lấy từ Sông Già, Đập Vũng Áng và Thủy nông LinhCảm, đáp ứng tưới cho khoảng 90% diện tích đất canh tác, tuy nhiên đập, hói, khánhiều nhưng trữ ít, đây là mặt hạn chế về nguồn nước sinh hoạt cũng như nước phục

vụ sản xuất nông nghiệp vào mùa khô

- Do địa hình thấp nên nguồn nước ngầm của xã Quang Lộc khá dồi dào, mựcnước phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm Trung bình độ sâu 2,5 - 3m.Đây cùng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong xã, thôngqua hệ thống giếng khơi và giếng bơm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

2.1.1.5.Đặc điểm cảnh quan môi trường

Quang Lộc là địa phương giàu truyền thống cách mạng và nhân văn từ lâu đời nay

Xã bao gồm cả giáo dân vậy nhưng người dân trong xã luôn hòa thuận, giúp đỡ nhau cùngchung mục đích đưa xã Quang Lộc là một trong những xã luôn luôn đi đầu của huyện

Là một xã kinh tế nông nghiệp đang trên đà phát triển, dân cư ngày càng đông,với diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng là điều kiện thuận lợi cho hộsản xuất Tuy nhiên về vấn đề môi trường, hiện tại chưa có ô nhiễm lớn nhưng cácnguồn có khả năng gây ô nhiễm như rác thải và nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình,phân và chất thải từ chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, đang

là vấn đề cần được quan tâm của các cấp Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tácbảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại, nhiều vấn đề bứcxúc cần được giải quyết, nhất là vấn đề rác thải và nước thải để không làm ảnh hưởngtới môi trường và sức khỏe người dân

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Biểu đồ 1: Cở cấu sử dụng đất xã Quang Lộc năm 2012

(Nguồn: Thống kê đất đai xã Quang Lộc năm 2012)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01 tháng 01 năm 2012, thì tổng diện tích đấtđai trong ranh giới hành chính của xã là 744,32 ha Trong đó chiếm phần lớn là diệntích đất nông nghiệp, với diện tích 538,21 ha chiếm 72,31% Tiếp đó là đất phi nôngnghiệp với diện tích 198,87 ha; chiếm 26,72% Trong quỹ đất tự nhiên diện tích đấtchưa sử dụng của xã còn tương đối ít với diện tích 7,24 ha; chiếm 0,97%.

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai xã Quang Lộc năm 2012

2.3 Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,05 0,54

2.4 Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,61 1,16

2.5 Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 48,25 6,48

(Nguồn: Thống kê đất đai xã Quang Lộc năm 2012)

Đời sống nhân dân ngày càng được cải tiện, trình độ dân trí ngày càng đượcnâng cao, việc chấp hành chính sách luật đất đai của nhà nước được người sử dụng đấttích cực quan tâm hưởng ứng Nhờ áp dụng tốt tiến bộ KHKT, giống và bố trí câyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý đã tạo một bước phát triển mới về năng suất chất lượngcác loại cây trồng Chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình cá nhân, phủxanh đất trống đồi núi trọc đã làm cho diện tích rừng ngày càng tăng, đất đai ngàycàng sử dụng tiết kiệm và hợp lý.

Tuy nhiên ở một số lĩnh vực trong cơ cấu sản xuất phải điều chỉnh cho phù hợpvới tiềm năng đất đai sẵn có trên địa bàn huyện

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội Đó vừa là mục tiêuvừa là động lực của mọi sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vùng.Việc bố trí sử dụng lao động sao cho hợp lý có ý nghĩa rất lớn tới quá trình phát triểnkinh tế-xã hội, là cơ sở để tăng thu nhập của hộ

Theo số liệu thống kê năm 2012 dân số toàn xã Quang Lộc có 5.709 người, với1.753 hộ, quy mô hộ 3,26 người/hộ Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ0,87%/năm xuống 0,75%/năm trong thời kỳ 2007 – 2015

Qua bảng số liệu 3 sẽ cho chúng ta biết về tình hình biến động dân số và laođộng của huyện trong 3 năm gần đây như sau:

Tổng số nhân khẩu của xã Quang Lộc qua các năm đều tăng lên Số nhân khẩunăm 2010 là 5.623 người; năm 2011 là 5.662 người; năm 2012 là 5.709 người Nếu sosánh năm 2011 với năm 2010 tổng nhân khẩu của xã tăng lên 39 người tương ứng tăng0,69 %; năm 2012 so với năm 2011 tổng số nhân khẩu của xã tăng 47 người, tươngđương tăng 0,83%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Bảng 3: Dân số và lao động xã Quang Lộc qua 3 năm 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội qua các năm 2010,2011,2012)

So sánh 2011/2010 2012/2011

Trang 31

Là một xã có toàn bộ diện tích thuộc vùng đồng bằng, người dân sống chủ yếubằng sản xuất nông nghiệp nên trong tổng số hộ của xã thì hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệrất lớn Cụ thể năm 2010 hộ nông nghiệp chiếm 64,01%; năm 2011 chiếm 63,91%;năm 2012 chiếm 63,89% trong tổng số hộ Số hộ nông nghiệp cũng có xu hướng tăngdần theo thời gian Nếu so sánh năm 2011 với 2010 số hộ nông nghiệp tăng 22 hộtương đương tăng 2,06%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 29 hộ tương đương tăng2,67% Trong tổng số hộ của xã hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít hơn Năm 2010chiếm 35,99%; năm 2011 chiếm 36,09%; năm 2012 chiếm 36,11%.

Dân cư phân bố không đều giữa các xóm, những xóm thuộc giáo dân thì dân sốđông và chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn Năm 2012 thì xóm Ban Long có 1.013 người trongkhi đó vùng ít người nhất là Trà Dương chỉ có 234 người

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyểndịch cơ cấu kinh tế Lực lượng lao động được đào tạo trong toàn xã chiếm 35 - 40%tổng số lao động

Dự báo trong những năm tới đây đến năm 2015 dân số trung bình tăng khoảng0,8%/ năm

2.1.2.3 Cơ cấu các nghành kinh tế tại xã Quang Lộc

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn Là một xã có lợi thế về giao thông, thị trường, quỹ đất vàlao động Một số tiềm năng ban đầu đã phát huy, là địa phương nhiều năm có thếmạnh về phát triển kinh tế, là một trong những xã luôn đi đầu trong toàn huyện về mọimặt đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng được tăngcường

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả thời kỳ 14%/năm Đây là mức tăngtrưởng bình thường so với bình quân chung của toàn huyện Sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp phát triển khá; cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ và đạt hiệu quảkinh tế cao Chăn nuôi có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng sảnxuất hàng hóa Nuôi trồng thủy sản có nhiều chuyển biến mới, kinh tế theo kiểu chăn nuôitrang trại đang được người dân ủng hộ và phát triển mạnh Hoạt động khuyến nông, khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư được tăng cường, công tác trồng rừng được thực hiện tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Bước đầu đã có những kết quả và thành tựu vượt trội hơn hẳn Các ngành nghềtruyền thống được chú trọng và phát triển nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sảnphẩm, nhất là trong những lúc thời gian nhàn rỗi cao số hộ tham gia khá lớn, giải quyếtđược vấn đề việc làm cho lao động tại địa phương trong thời gian chưa tới mùa vụ.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện với sốxóm có đèn điện chiếu sáng chiếm 85,5%, hầu hết các con đường, ngõ xóm đều được

bê tông hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất và vui chơi cho người dân Giáo dục cónhiều chuyển biến tích cực; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt

Bên cạnh những kết quả đạt được thì thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xãcòn tồn tại một số hạn chế và khuyết điểm

Quang Lộc là một xã có số lượng giáo dân đông chiếm gần một nữa dân số của

xã Nhiều vấn đề về các chính sách cũng như các chủ trương của huyện đều tỏ rakhông hiệu quả và không được chấp hành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụphát triển còn chậm, chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của xã Kinh tế pháttriển nhanh nhưng không đồng đều giữa các xóm

Mặt khác do xuất phát điểm kinh tế thấp, địa hình thường chịu ảnh hưởng của

lũ lụt và hạn hạn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các xóm, tỷ lệ dân trí nhữngvùng không phải giáo dân thường cao hơn hẵn so với những vùng có giáo dân; kinh tếhàng hóa chậm phát triển, nền kinh tế còn mang tính tự túc, tự cấp

Sản xuất còn mạng tính nhỏ lẻ, một số nơi chưa mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi

cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Trong thời gian qua kinh tế của xã có sự phát triển tương đối nhanh và toàndiện Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Tuy vậy, so với mặt bằng chung củahuyện thì Quang Lộc còn phải vươn xa hơn nữa để xứng tầm luôn là một trong những

xã đi đầu của toàn huyện Tốc độ chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưabền vững, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và làng nghề kém phát triển, đờisống nhân dân còn nhiều khó khăn

Qua bảng số liệu cho ta thấy rằng nền kinh tế của xã tăng trưởng tương đối, trênmột số lĩnh vực có những bước đột phá Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2010 là118.320 trệu đồng đến năm 2012 tăng lên 154.230 triệu đồng Cơ cấu ngành kinh tếTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

của xã có xu hướng chuyển dịch đúng hướng: Giảm dần tỷ trọng của ngành nôngnghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên tốc độ chuyểndịch còn chậm, tỷ trọng ngành nông nghiệp khá cao vì kinh tế của xã chủ yếu vẫn lànông nghiệp Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quânđầu người tăng lên qua các năm.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của xã qua 3 năm 2010-2011

1 Tổng giá trị sản xuất(

GO)

1000đ 118.320 135.271 154.230

- Ngành Nông – Lâm – Ngư 1000đ 41.100 53.115 62.436

- Công nghiệp - xây dựng 1000đ 27.900 32.135 39.579

Thu nhập bình quân đầu

người

1000đ/người/năm 12.500 13.210 14.300

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Quang Lộc)

*Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2012:

- Nông nghiệp

Trong những năm gần đây xã Quang Lộc đã khai thác hợp lý các nguồn tiềm năngsẵn có để phát triển kinh tế, tuy nhiên phát triển kinh tế hiện tại vẫn đang chủ yếu dựa vàonông nghiệp là chính Giá trị sản xuất của ngành tăng trưởng ổn định liên tục qua cácnăm và chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của xã

+ Trồng trọt

Thực hiện chủ trương của huyện vụ Đông – Xuân 2011-2012 cơ cấu 50% xuântrung, 50% trà muộn, vụ hè thu cơ cấu các giống lúa ngắn ngày để thu hoạch trướcnhằm tránh thiệt hại do lũ lụt gây ra vào cuối vụ, vụ đông tận dụng tối đa tiềm năng vàlợi thế sản xuất đa cây, đa con, phù hợp với chất đất thổ nhưỡng của từng vùng đảmbảo sản xuất có hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Những tồn tại:

+ Tình hình thời tiết diễn biến thất thường 1 số loại giống chưa có tính thuyếtphục về năng suất, chất lượng Sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế

+ Chăn nuôi

Nhân dân đã chú trọng phát triển chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế nhưngtrong năm giá sản phẩm thấp và không ổn định, giá thức ăn gia súc tăng Mặt khácnhân dân đã áp dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên giảm sức cày kéo từ trâu bò do

đó chăn nuôi có phần chững lại

Tổng đàn trâu bò năm 2012 gồm có 588 con/650 con đạt 90.5% kế hoạch.Tổng đàn lợn 16.724 con, trong đó: Lợn nái 711 con, lợn thịt 3.313 con, lợn sữa12.700 con Chăn nuôi gia cầm: Đàn vịt có 15.650 con, trong đó đàn vịt đẻ 10.400 con,đàn vịt thịt 5.250 con; Đàn gà 17.565 con; Đàn ngan ngỗng 771 con Công tác tiêmphòng được ngày càng chú trọng Giá trị ngành chăn nuôi đạt 15,85 tỷ đồng, chiếm38,56% so với tổng giá trị trong ngành nông nghiệp

Những tồn tại:

Chăn nuôi nhỏ lẽ chủ yếu nuôi trong hộ gia đình nên khó kiễm soát được dịchbệnh, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế

+ Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 28,9 ha/31.4 ha đạt 92% kế hoạch, nhìn chung các

mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế tương đối khá Sản lượng nuôi trồng vàđánh bắt ước đạt 11,9 tấn

Trang 35

tạo vườn tạp trồng các cây có hiệu quả kinh tế, trong năm cải tạo được 47 vườn, trồngmới 1.500 cây ăn quả.

Những tồn tại:

Diện tích trồng cây lâm nghiệp còn ít và phân bổ không đều chủ yếu là các xómThượng Quang, 1 số hộ có diện tích được giao để trồng cây lâm nghiệp nhưng đến nayvẫn chưa trồng hết Công tác bảo vệ sau khi trồng cây bóng mát chưa được bảo vệ

- Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã tiếp tục duy trì và phát triểncác ngành nghề như: Sửa chửa gia công cơ khí, nghề mộc, nghề nề, may mặc, sản xuấtgạch không nung, chằm tơi Đến nay toàn xã có 17 xe ô tô tải và bán tải, 2 máy xúc, 1

xe vận tải hành khách đường dài, có 7 xe ô tô du lịch, có 461 người làm nghề thợ xây,

52 người làm nghề mộc, 1 xưởng cưa xẻ gỗ, 10 ky ốt cơ khí, 146 máy làm đất, 60 máyxay xát và nghiền thức ăn gia súc, có 13 ki ốt sửa chữa xe máy-xe đạp, có 6 máy épgạch không nung, 15 hộ chế biến lương thực thực phẩm

Những tồn tại:

Một số hộ thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học xã hội, các loại hình sản xuấtkinh doanh còn mang tính nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết để tạo ra chỗi giá trị sản phẩm cótính chuyên nghiệp hóa trong sản xuất kinh doanh

- Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều hộ gia đình tham gia bán buôn,bán lẽ các hàng hóa chủ yếu tập trung ở khu vực chợ Lối, các trục đường Thị - Sơn,đường tỉnh lộ 2 và trên các trục đường liên thôn, nội xóm Trên địa bàn xã có 6 đại lýhàng hóa, 53 quán ốt bán các mặt hàng phục vụ nhân dân mua sắm, có 328 người thamgia buôn bán Hai HTX nông nghiệp làm tốt các khâu dịch vụ vật tư phân bón, thuốcbảo vệ thực vật bán cho nhân dân vay trả chậm vào cuối vụ đã tạo điều kiện thuận lợicho bà con nông dân đầu tư sản xuất

2.1.2.4 Đặc điểm về cơ cấu hạ tầng

- Hệ thống giao thông

+ Đường Tỉnh lộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Có tuyến đường Tỉnh lộ 2 chạy qua địa bàn xã với chiều dài 1,1km Kết cấuđường nhựa, mặt đường 3,5m, nền đường 6m Hiện trạng chất lượng khá tốt Tuynhiên, hành lang bảo vệ kết cấu đường vẫn chưa đảm bảo đúng quy định Bộ giaothông.

+ Đường liên xã

Toàn xã có tuyến đường liên xã đi qua (Tuyến Xuân Lộc - Quang Lộc - SơnLộc) có tổng chiều dài 4,7 km, được chia ra làm 2 tuyến Kết cấu đường nhựa; nềnđường rộng 3,5m; lề đường từ 1,5x2m Nhìn chung chất lượng của một số vị trí đãxuống cấp Hàng lang giao thông chưa có

- Hệ thống cấp điện

Hiện nay, trên địa bàn xã 100% số hộ dùng điện, hệ thống điện cơ bản đáp ứngnhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh

+ Cấp nước sinh hoạt

Nguồn cung cấp nước sinh hoạt hiện nay chủ yếu từ các giếng khơi, giếngkhoan do người dân tự làm Nhìn chung chất lượng nước ở xã chưa tốt (chưa cónguồn nước máy) Có 1.436 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 86%; còn lại 234

hộ dùng nước không hợp vệ sinh, chiếm 14% (do hệ thống giếng đất, chất lượngchưa đảm bảo)

+ Thoát nước thải

Trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải, phươngthức thoát nước thải hiện nay đang là thoát tự nhiên, một phần theo các mương tướichảy đi và còn lại 1 phần theo dạng tự thẩm thấu

- Hiện trạng hạ tầng phục vụ sản xuất

+ Giao thông nội đồng

Toàn xã hiện có 68,76 km đường bờ vùng và 55 km đường bờ thửa Tất cả cáctuyến đường bờ vùng và đường bờ thửa đang là đường đất, có mặt đường từ 3÷5m đốivới bờ vùng, đường bờ thửa có mặt đường từ 0,8÷1,2m

- Hệ thống thuỷ lợi

+ Hệ thống cấp, thoát nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Nguồn cấp: Nguồn nước phục vụ tưới, tiêu cho diện tích đất canh tác được lấy

từ hệ thống sông Cầu Già và nguồn thủy Nông Linh Cảm, thông qua 10 trạm bơm cấpnước tưới cho khoảng 20 ha

Nguồn thoát: Toàn xã có 4 tuyến mương thoát nước mặt cho đồng ruộng, cótổng chiều dài 3,6 km đang là kênh đất

- Hệ thống cầu cống:

Toàn xã có 73 cống lớn, nhỏ trong khu dân cư và đồng ruộng Hiện trạng chấtlượng cống trên địa bàn toàn xã đã có 1 số xuống cấp Mặc dù trong thời gian qua xã

đã đầu tư xây dựng 1 số cống mới nhưng do sự đầu tư không đồng bộ, khi quy hoạch

mở rộng hệ thống giao thông thì mặt rộng cống không phù hợp với khẩu độ của mặtđường Mặt khác do mưa lũ làm sạt đất hai bên đầu cống

* Đánh giá về hạ tầng phục vụ sản xuất

- Nhìn chung hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất trên địa bàn xã Quang Lộctrong thời gian qua đã được chú trọng đầu tư Tỷ lệ kênh, mương nội đồng được bêtông hoá đạt 85,73% Diện tích đất canh tác chủ động nước tưới đáp ứng được khoảng90% Tuy vậy, để so sánh với tiêu chí thì vẫn chưa đạt, do trước đây không được đầu

tư đồng bộ; từ hệ thống giao thông, thuỷ lợi (kênh, mương, đập,…) cho đến hệ thốngcầu, cống phục vụ đi lại của nhân dân, số tuyến kênh mương được bê tông hóa từ lâunay đã xuống cấp Hệ thống giao thông nội đồng đang là đường đất gồ ghề, về mùamưa lầy lội, đi lại khó khăn Do điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất như vậy nên năngsuất, sản lượng cây trồng hàng năm đạt chưa cao, đây cũng là một trong những nguyênnhân dẫn việc hạn chế đưa cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã

- Hệ thống cầu, cống khá nhiều nhưng phần lớn được xây dựng tư lâu nên đãxuống cấp, quy mô thiết kế nhỏ, khả năng tải trọng thấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

2.1.2.5 Đánh giá tổng hợp

* Thuận lợi cho phát triển kinh tế của xã:

Các yếu tố: địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn thuận lợi, đất đai màu mỡ choviệc phát triển nông nghiệp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

- Lợi thế của Quang Lộc là có diện tích đất rừng, đất đồi núi, đây là một tiềmnăng về phát triển kinh tế vườn đồi theo mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triểntrồng rừng sản xuất

- Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối dày đặc và đồng bộtạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với thành phố Hà Tĩnh, với các huyệntrong tỉnh cũng như các xã lân cận

Có tuyến đường Tỉnh lộ 2 và tuyến đường liên xã (Xuân Lộc Quang Lộc

-Mỹ Lộc) đi qua địa bàn: thuận lợi trong việc giao thương, trao đổi hàng hoá, kinhdoanh dịch vụ - thương mại

- Hệ thống giáo dục, y tế, điện, đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, cơbản trong mấy năm gần đây được đảm bảo và đáp cả về quy mô lẫn chất lượng

- Nguồn lao động dồi dào có trình độ tiếp cận cái mới để áp dụng vào sản xuất,bên cạnh đó nhân dân Quang Lộc có truyền thống cần cù chịu khó,

Ngoài những thuận lợi chung ở trên, Quang Lộc không có những lợi thế riêng

để có thể có những đột phá mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội

* Khó khăn cho phát triển kinh tế của xã:

Quang Lộc là địa phương vùng ngập lũ hàng năm dẫn đến làm ảnh hưởng đếnđời sống, vật chất tinh thần của người dân

+Bão, lũ lụt: Do địa hình thấp, trũng lại có nhiều hồ, đập, sông,… và ảnh hưởngtrực tiếp của những cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh nên hàng năm xã thường bị lũ từ vùngthượng nguồn đỗ về, gây ngập lụt dài ngày trên địa bàn 5 xóm Hạ Quang, làm ảnhhưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân

+ Hạn hán: Về mùa khô thường có gió Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh, thời tiếtkhô và nóng, gây hạn hán kéo dài, lượng bốc hơi nước lớn làm hệ thống giếng khơi vàcác công trình thuỷ lợi cạn kiệt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Đất đai ở đây thuộc loại phù sa ít được bồi đắp do đó chất lượng đất không đượcthuận lợi cho công tác sản xuất nông nghiệp.

- Đời sống người dân đang chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đónông nghiệp chưa thực sự là thế mạnh của đất Can Lộc nói chung và Quang Lộc nóiriêng

- Mức thụ hưởng về văn hoá, giáo dục, dịch vụ y tế của người dân nông thôn còn thấp

- Đời sống vật chất, tinh thần của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ

hộ nghèo còn cao 8,38%

- Về hạ tầng kỷ thuật - xã hội: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã có mật độ khádày đặc, tuy nhiên chất lượng nhìn chung chưa đảm bảo, nền đường hẹp, giao thông nộiđồng đang đường đất là chủ yếu, hành lang bảo vệ chưa được xác định và cắm mốc

Hệ thống cấp thoát nước chưa có, hạ tầng môi trường chưa được đầu tư Khu vực trungtâm xã đã định hình nhưng chưa được bố trí sắp xếp hài hòa, các hạng mục công trìnhchính còn phân tán (do trước đây không có quy hoạch) Về công trình xây dựng từ khuhành chính xã đến nhà văn hóa các thôn đều đã có nhưng chất lượng công trình chưa đạttiêu chí nông thôn mới, một số công trình văn hóa - xã hội chưa được đầu tư xây dựng(chưa có nhà văn hóa đa chức năng)

- Về tổ chức sản xuất nông nghiệp: Diện tích sản xuất đang còn manh mún, nhỏ

lẻ, tỷ lao động được đào tạo còn thấp (23,98%), sản xuất từ trước đến nay thiếu quyhoạch chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giá trị sản xuất đạt thấp,

về chăn nuôi đang theo hình thức nhỏ lẻ trong hộ gia đình

- Về thực trạng khu dân cư nông thôn: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cưchưa đảm bảo, diện tích đất ở và đất vườn bình quân tại xã rất thấp so với khu vực nôngthôn (450m2/hộ), công trình nhà ở còn chật hẹp, bố trí kiến trúc chưa hài hòa, tình trạng ônhiễm môi trường trong khu dân cư đã bắt đầu xuất hiện

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG LỘC

2.2.1 Cơ cấu đất nông nghiệp

Qua bảng số liệu 5 cho thấy, nhìn chung tổng diện tích đất nông nghiệp của xã

có sự giảm xuống theo thời gian Cụ thể tổng diện tích đất nông nghiệp của xã năm

2010 là 542,10 ha, năm 2011 là 539,36 ha, năm 2012 là 538,21 ha So với năm 2010Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

thì năm 2011 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 1,74 ha (giảm 0,32%), so vớinăm 2011 thì năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 1,15 ha (giảm 0,21%).

Có sự thay đổi này là dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu về đất đai, nhà ở cũng nhưxây dựng các cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân khiến tổng diện tích đấtnông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm

Trong cơ cấu nội bộ diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất; chiếm 85,84% trong tổng đất nông nghiệp Diện tích đấtsản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng lên So với năm 2011 thì năm 2012 diện tíchđất sản xuất nông nghiệp của xã tăng 43,19 ha, tương đương tăng 7,36% Do nhu cầudân số ngày càng gia tăng nhu cầu của con người về sản phẩm từ nông nghiệp cũng giatăng, mặt khác do công tác điều chỉnh đất đai của xã Tiếp đó là diện tích đất lâmnghiệp, chiếm 1,88% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã (năm 2012) Diệntích này có xu hướng ngày càng giảm xuống do kế hoạch và quy hoạch sử dụng đấtnông nghiệp của xã: Chuyển một phần diện tích đất trồng rừng và đất nuôi trồng thủysản sang đất để sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm ) Cụ thể diện tích đất lâmnghiệp của xã năm 2010 là 66,60 ha, năm 2011 là 31,44 ha, năm 2012 là 10,10 ha.Như vậy nếu so sánh năm 2011 với năm 2010 thì diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh35,16 ha tương đương giảm 52,79%, giảm gần một nữa so với năm trước So sánh năm

2012 với năm 2011 thì diện tích đất lâm nghiệp giảm 21,34 ha tương đương giảm67,88 % Sở dĩ như vậy là do quy hoạch đất đai của xã, do nhu cầu cấp nhà ở cho hộdân tăng cao, do đó diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm, điều đặc biệt là hầuhết diện tích đất lâm nghiệp của xã đều thuộc đất rừng sản xuất do hộ dân quản lý Đây

là nguồn thu nhập tương đối của hộ trong việc trồng rừng lấy gỗ Chiếm tỷ lệ thấp nhất

là diện tích nuôi trồng thủy sản, chiếm 1,65% ( năm 2012) trong tổng diện tích đấtnông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/01/2017, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hoà, huỵện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Khoá luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hoà, huỵện PhongĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế
[3]. Nguyễn thị Vân, Khoá luận tốt nghiệp, “Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệphuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
[4]. “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Khoá luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đấthiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”
[5]. Đào Duy Minh, Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, “ Đánh giá tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huỵện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huỵện NamĐông, tỉnh Thừa Thiên Huế
[6]. Nguyễn Trần Chí Hiệp, Tiểu luận tốt nghiệp, “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2012, định hướng tới năm 2012, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch xây dựng nông thônmới xã Quang lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2012, định hướngtới năm 2012, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trườngnăm 2013
[11]. Website: www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam.http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Tĩnh - bách khoa toàn thư.Trường Đại học Kinh tế Huế Link
[1]. Bài giảng kinh tế nông nghiệp, Chủ biên Pgs.Pts. Phạm Vân Đình-Ts. Đỗ kim Chung, Trường đại học NN 1- Hà Nội 1997 Khác
[7]. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Quang Lộc năm 2010,2011,2012 Khác
[8]. Phòng tài nguyên và môi trường huyện Can Lộc, thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2011 Khác
[9]. Uỷ ban nhân dân xã Quang Lộc, Báo cáo tình hình Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2012 Khác
[10]. Uỷ ban nhân dân xã Quang Lộc, Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w