1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Huy động nguồn lực để phát triển trường học

32 789 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 535 KB

Nội dung

đi tr 3 II - Tổng quan về nguồn lực nhà trường phổ thông.đi tr 4 III - Vai trò của Hiệu trưởng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông.đi tr

Trang 1

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC

Trang 2

NỘI DUNG

I - Tiếp cận dựa trên mô hình trường học ưu việt đi tr 3

II - Tổng quan về nguồn lực nhà trường phổ thông.đi tr 4

III - Vai trò của Hiệu trưởng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông.đi tr 18

IV - Một số giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà trường phổ thông.đi tr 29

V - Thực hành xây dựng quy trình huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông đi tr 30

VI - Kết luận.đi tr 31

Trang 3

Các quy Trình lấy

HS làm trung tâm

Các quy Trình lấy

HS làm trung tâm

Lãnh đạo

Phát triển đội ngũ

Phát triển đội ngũ

Lập kế hoạch chiến lược

Lập kế hoạch chiến lược

Nguồn lực

Kết quả phát triển đội ngũ

Kết quả hoạt động

Đổi mới và phát triển

I TIẾP CẬN DỰA TRÊN MÔ HÌNH ƯU VIỆT

Trang 4

II TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỰC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2.1 Nguồn lực

a) Khái niệm: Nguồn lực của nhà trường phổ thông là

tất cả những yếu tố và phương tiện mà nhà trường

sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình Đó là các yếu tố nằm bên trong, ngoài nhà trường và người trong nhà trường có quyền chi phối, điều khiển nó cho mục đích của nhà trường

Trang 5

b) Các bộ phận chính của nguồn lực nhà trường PT:

1/ Nhân lực (con người);

2/ Tài lực (tài chính);

3/ Vật lực (cơ sở vật chất);

4/ Tin lực (thông tin);

5/ Thời lực (thời gian)

6/ Và một số bộ phận khác như: ý thức; tiềm thức; thương hiệu; uy tín v.v

Trang 6

Nguồn lực

Trang 7

1/ Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của trường phổ thông là lực lượng giáo viên, cán

bộ, nhân viên với năng lực chuyên môn của từng người tham gia

vào các hoạt động của nhà trường

Nguồn nhân lực của nhà trường có thể từ bên ngoài nhà trường:

giáo viên mời giảng, các nhà tư vấn, các doanh nhân…

Nhân lực là nguồn lực quý nhất của nhà trưường

Trang 8

2/ Nguồn lực tài chính

- Xét ở khía cạnh cơ chế điều hành khác nhau nguồn tài chính cho trường phổ thông bao gồm:

- NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ

quan NN có thẩm quyền quyết định và giao cho để thực hiện

Nguồn tài chính ngoài NSNN là tất cả những nguồn vồn (tiền tệ) nhà trường được thu hợp pháp

Trang 9

3/ Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất của trường phổ thông là toàn bộ cơ sở vật chất được sử dụng để thực hiện mục tiêu của nhà trường bao gồm: đất đai, tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ… của nhà trường Cái lõi của cơ sở vật chất trường phổ thông chính là thiết bị

dạy học

Nguồn lực vật chất quyết định năng suất lao động và hiệu quả

hoạt động của nhà trường

Trang 10

4/ Nguồn lực thông tin

• - Thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý Để trở

thành thông tin người thu nhận phải hiểu và giải thích được nội

dung, phải đánh giá được tầm quan trọng của tin tức đó đối với việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra

• - Hệ thống thông tin tổ chức khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động, làm cho cơ cấu trở nên tinh giản, linh hoạt và truy tìm thông tin cần thiết trong khoảng thời gian và chi phí hợp lý

• Thông tin là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất cứ nhà

trường nào, đồng thời là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường

Trang 11

Thông tin QLGD trong nhà trường

Chương trình kế hoạch dạy học

Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương

Học sinh Giáo viên

Trang 12

2.2 Các nguyên tắc huy động nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông.

- Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội

- Tập trung, dân chủ; kết hợp hài hoà các lợi ích;

- Không ngừng hoàn thiện;

- Hiệu lực – Hiệu quả - Tiết kiệm (3E)

Trang 13

2.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc

huy động nguồn lực

• Nhân tố bên trong nhà trường

• Nhân tố bên ngoài nhà trường

Trang 14

Nhân tố bên trong nhà trường

Lãnh đạo và quản lý

Văn hóa nhà trường

Nhận thức hành

động

Cơ cấu tổ chức

Nhiệm vụ

Trang 15

Nhân tố bên ngoài nhà trường

Điều kiện Kinh tế - Văn hóa – Xã hội

Trang 16

2.4 Yêu cầu của công tác huy động nguồn lực

phát triển trường phổ thông

- Có ý nghĩa kinh tế khi thực hiện;

- Có tính khả thi;

- Tạo được sự đồng thuận

Trang 17

III- VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG

CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

3.1 Hiệu trưởng đóng các “vai” trong quá trình huy động nguồn lực

•Nguồn lực là hạn chế nhưng tiềm năng nguồn lực của nhà trường là vô hạn, việc đánh thức tiềm năng, biến tiềm năng thành nguồn lực cho nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào người Hiệu trưởng

•Do vậy, người Hiệu trưởng phải là người: Định hướng; Quyết định;

Trung tâm; Đàm phán; Đầu tư; Hình mẫu; Huấn luyện viên; Tổng kiểm soát v.v về việc huy động nguồn lực cho nhà trường

•Hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực Hiệu trưởng chịu suy nghĩ có thể làm thay đổi nguồn lực phát triển nhà trường

Trang 18

3.2 Hiệu trưởng thực hiện bốn chức năng quản lí nguồn lực

- Lập kế hoạch huy động nguồn lực

- Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thu thập được thông tin phản hồi, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực trong từng công đoạn của quá trình đảm bảo có hiệu quả

Trang 19

Tổ chức

Chỉ đạo

Kiểm tra

Tích hợp được các hoạt động

Sơ đồ minh họa quá trình huy động nguồn lực

Trang 20

3.3 Hiệu trưởng lãnh đạo việc thực hiện 4 chức năng quản lý nguồn lực

3.3.1 Lập kế hoạch huy động nguồn lực

Lập KH là quá trình xác định các MT và lựa chọn các phương

án tối ưu để đạt được MT; lập KH giúp cho nhà trường: xác lập ý tưởng rõ ràng; lựa chọn bộ công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện

MT;

- Các loại KH

+ Theo góc độ thời gian có KH dài hạn; trung hạn; ngắn hạn.

+ Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ có KH chiến lược;

Trang 21

- Những nội dung cơ bản của KH

Phải chỉ rõ những vấn đề sau

+ What/How: Làm cái gì? Tại sao phải làm cái đó?

+ Who/How: Ai làm? Tại sao phải người đó làm?

+ When/How: Khi nào làm? Tại sao phải làm vào khi đó?

+ Where/How: ở đâu? Tại sao phải ở nơi đó?

+ Money/How: Bao nhiêu tiền? Tại sao phải bằng ấy tiền?

Công thức tổng quát: (4Wh + 1Mo) How

Trang 22

3.3.2 Tổ chức thực hiện theo kế hoạch

Cần trả lời được các câu hỏi sau

- Cần thực hiện những hoạt động nào?

- Ai thực hiện?; quyền hạn?; trách nhiệm?; lợi ích?.

- Công tác tổ chức: Phân tích mục tiêu; xác định phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu; xác định từng bộ phận, từng con người thực hiện; trao quyền, trách nhiệm và làm

rõ lợi ích đối với người thực hiện; xây dựng cơ chế phối hợp như thế nào?.

Trang 23

3.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Trang 24

3.3.4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch

Kiểm tra, đánh giá là qúa trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra, đánh giá là giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động nguồn lực được thực hiện đúng hướng;

Trang 25

- Quy trình thực hiện việc kiểm tra đánh giá

Kết quả mong muốn Kết quả

thực tế

Đo lường Kết quả thực tế

So sánh với các tiêu chuẩn

Xác định các sai lệch

Phân tích nguyên nhân sai lệch

Xây dựng chương trình điều chỉnh

Thực hiện

điều chỉnh

Sơ đồ minh họa quy trình kiểm tra đánh giá

Trang 26

- Nội dung kiểm tra đánh giá

+ Về đội ngũ (con người)

Trang 27

- Tác dụng của công tác kiểm tra đánh giá

+Thẩm định;

+ Đảm bảo cho KH được thực hiện với hiệu quả cao;

+ Đảm bảo cho lãnh đạo nhà trường kiểm soát được nguồn

lực đang được sử dụng đến đâu? sử dụng như thế nào?

+ Giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi, đối phó kịp thời với sự thay đổi;

+ Tạo tiền đề cho qúa trình hoàn thiện sự đổi mới

Trang 28

IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

4.1 Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của Hiệu trưởng.

4.2 Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan

4.3 Xây dựng thương hiệu nhà trường thông qua quảng bá hình ảnh (tờ rơi,

đăng bài viết trên báo, tạp chí; phát thanh, truyền hình; marketing; v.v )

4.4 Tăng cường các mối quan hệ nhằm huy động tối đa nguồn lực bên trong

và bên ngoài nhà trường.

4.5 Tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và công khai nguồn lực của nhà

trường đối với các bên có liên quan

4.6 V.v

Chú ý: Mỗi giải pháp để đảm bảo tính khả thi cần phải làm rõ ba nội dung

Trang 29

V- THỰC HÀNH XÂY DỰNG QUY TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Quy trình huy động nguồn lực phát triển trường PT

Trang 30

VI- Kết luận

HIỆU TRƯỞNG CHỊU SUY NGHĨ

CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI NGUỒN LỰC NHÀ TRƯỜNG

CÓ HIỆU TRƯỞNG GIỎI

SẼ CÓ MỘT NHÀ TRƯỜNG TỐT

Trang 31

Tư duy giáo dục

Nguồn lực của nhà trườnng là hữu hạn

nhưng tiềm năng nguồn lực là vô hạn Người Hiệu trưởng cần

có tư duy giáo dục kết hợp với tư duy kinh tế để biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển nhà trường.

Tư duy kinh tế

Ngày đăng: 12/01/2017, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w