1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hành trình đỏ tài liệu tập huấn kiến thức về hiến máu tình nguyện

7 1,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 109 KB

Nội dung

kiến thức về tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện, các kiến thức cơ bản về máu, tài liệu tập huấn hành trình đỏ 2016 , tài liệu về bệnh tan máu bẩm sinh, truyền máu an toàn , các hình thức vận động trong hiến máu tình nguyện

Trang 1

PHẦN I KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁU VÀ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

1 Khái niệm về máu, lượng máu có trong cơ thể

Máu là một tổ chức lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể Máu gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau và liên quan mật thiết đến chức năng sống của cơ thể

Trung bình trong cơ thể người trưởng thành có khoảng từ 70ml - 80 ml/kg cân nặng, VD: 1 người nặng 50kg sẽ có trong cơ thể 3,5 lít máu Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, khi mất nước thì lượng máu giảm do bị cô đặc Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy, lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý

2 Các thành phần, chức năng của máu

Máu gồm hai phần: các tế bào và huyết tương

Các tế bào máu bao gồm:

- Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố, đây là chất giúp cho

máu có màu đỏ Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày

- Bạch cầu: Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu

diệt các “vật lạ” gây bệnh

- Tiểu cầu: Là những mảnh tế bào rất nhỏ Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm

máu, tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch

Huyết tương:

-Có màu vàng, chứa chủ yếu là nước; ngoài ra còn nhiều chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể như: Albumin, các yếu tố đông máu, các kháng thể, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các men

3 Quá trình tạo máu

Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu:

- Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương nhằm thay thế cho các tế bào già bị

mất đi Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở máu và các mô trong một thời gian

Sinh máu

(Tủy

xương)

Hoạt động chức năng

(Máu và các mô) (Gan, lách)Hủy (Chất cặnThải )

Trang 2

nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy Khi bị tiêu hủy, một phần chúng được tái hấp thu, một phần được đào thải ra khỏi cơ thể

- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo

duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu tương đương với khoảng 40ml đến 80ml được thay thế

- Khi HM, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách…để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau

đó kích thích tuỷ xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã hiến Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều sau khi bị mất máu Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ vài giờ đến 24 giờ sau khi bị mất máu

4 Hệ nhóm máu

- Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO,

hệ Rh, hệ Kell, hệ MNs, trong đó quan trọng và phổ

biến nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh

- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A,

B, O và AB Ở Việt Nam, tỉ lệ giữa các nhóm máu là: A khoảng 20 %, B -khoảng 30%, O - -khoảng 45 %, AB - -khoảng 5% Người bệnh có thể được truyền hồng cầu từ người cho cùng nhóm hoặc người có nhóm O Riêng hồng cầu nhóm

AB, chỉ truyền cho người nhóm AB Có thể tóm tắt ở sơ đồ bên

- Hệ nhóm máu Rh: Ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh âm rất thấp (0,07% dân số) nên

được coi là người có nhóm máu hiếm Do vậy khi người bệnh có nhóm máu Rh âm,

có thể gặp khó khăn khi tìm được người hiến máu cùng nhóm

5 Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe

HM theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc không có hại tới sức khỏe, điều đó được giải thích bằng các cơ sở khoa học và thực tế

máu:

- Người HM có đủ nhận thức cơ bản về HM tình nguyện, HM trên cơ sở tự

nguyện, không có vụ lợi, không sức ép

- Tuân thủ đúng các quy định như: đủ tuổi, đủ cân nặng; đáp ứng được các yêu

cầu về mạch, huyết áp, lượng huyết sắc tố, đủ thời gian giữa các lần HM

-Lượng máu hiến: lượng máu có trong mỗi người tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ

thể (khoảng 70 - 80ml máu/kg cân nặng) Mỗi lần hiến dưới 9ml máu/kg Như

Trang 3

vậy, một người 45kg có khoảng trên 3.500ml máu và có thể hiến 350ml máu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe

- Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có đời sống nhất định và thường

xuyên được thay thế Mỗi ngày có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu được sinh ra

- Khi bị mất máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu được dự trữ trong

gan, lách, để đảm bảo duy trì khối lượng tuần hoàn và ổn định huyết động trong cơ thể

Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua:

Mỗi năm, trên thế giới có trên 100 triệu người HM; nước ta có hơn 1 triệu người

HM Rất nhiều người đã HM trên 100 lần, sức khỏe hoàn toàn bình thường

rằng việc HM thường xuyên giúp làm giảm lượng sắt dư thừa, giảm nguy cơ xuất hiện đột qụy tim mạch; giảm nguy cơ mắc ung thư

6 Quy trình hiến máu

Việc HM thông qua quy trình các bước cơ bản:

1) Đăng kí HM

2) Khám tuyển chọn,

3) Xét nghiệm sơ bộ

4) Hiến máu

5) Nghỉ, ăn nhẹ, nhận quà

Việc lấy máu đảm bảo tuyệt đối không bị lây nhiễm bệnh, do kim và các dụng

cụ lấy máu chỉ dùng một lần duy nhất, không dùng lại cho người thứ hai

7 Những điều cần lưu ý sau hiến máu

Ngay sau khi hiến máu:

- Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân

viên y tế, nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn nên nằm nghỉ 10 – 15 phút, uống nhiều nước sau khi hiến máu

- Tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn

nhiều sức như: đá bóng, tập tạ, leo trèo cao Không điều khiển các phương tiện giao thông công cộng chở nhiều hành khách như lái xe buýt, lái tầu thủy, lái máy bay,…

- Không thức quá khuya, không uống quá nhiều rượu bia trong 1-2 ngày sau

HM

Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu nên:

Trang 4

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, tăng cường sử dụng các chất

dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ sung sắt, nhất là

ở phụ nữ

PHẦN II THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH

Tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu, thuộc nhóm bệnh di truyền

bẩm sinh, bệnh biểu hiện suốt đời Bệnh có ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau Bệnh

có các biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu, xạm da, chậm phát triển…

Ở nước ta, ước tính có khoảng trên 10 triệu người mang gen bệnh, có hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị Biện pháp điều trị phổ biến là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt Tuy nhiên, việc tiếp cận với điều trị còn hạn chế, do hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân, do bệnh chưa được xã hội quan tâm đúng mức Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc bị bệnh Để đạt được mục tiêu đó, công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh; nâng cao nhận thức của bệnh nhân, người mang gen cũng như người nhà của họ đang là yêu cầu bức thiết

1 Khái niệm thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm huyết sắc tố dưới mức bình thường, do giảm về số

lượng hoặc chất lượng hồng cầu

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân như do dinh dưỡng, do mất máu (xuất huyết, rong kinh ), do tan máu

2 Thế nào là tan máu?

Tan máu là bệnh lí của hồng cầu

Bình thường, hồng cầu sống khoảng 120 ngày trong lòng mạch Tan máu là tình trạng hồng cầu vỡ quá nhanh, quá nhiều so với mức sinh lí bình thường

Khi tan máu nhiều hoặc kéo dài, tủy xương không sản xuất kịp hồng cầu mới để

bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu máu

3 Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?

Tan máu bẩm sinh là nhóm bệnh máu bẩm sinh di truyền có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính, bệnh gặp ở cả nam và nữ

4 Có mấy nhóm bệnh tan máu bẩm sinh?

Trang 5

Tùy tổn thương gen mà bệnh tan máu bẩm sinh được chia làm hai nhóm chính là alpha tan máu bẩm sinh và beta tan máu bẩm sinh Bệnh alpha tan máu bẩm sinh do gen alpha bị tổn thương, bệnh beta tan máu bẩm sinh khi gen beta bị tổn thương

5 Bệnh tan máu bẩm sinh có phổ biến không?

Bệnh tan máu bẩm sinh là một trong những bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới

Hiện có khoảng 7% người dân trên toàn thế giới mang gen bệnh tan máu bẩm sinh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á -Thái Bình Dương; Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh hoặc mang gen bệnh cao

Ở Việt nam, tỷ lệ mang gen bệnh khá cao và cao nhất ở người dân tộc Stiêng (63,9%), dân tộc Êđê (32,2%), dân tộc Khmer (28,2%), dân tộc Mường (22%), dân tộc Tày (12,8%) ở người Kinh vào khoảng 2 - 4 %

Ước tính nước ta có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh, trên 20.000 bệnh nhân cần điều trị, mỗi năm có trên 2.000 trẻ sinh ra bị căn bệnh này

6 Các biểu hiện điển hình của bệnh tan máu bẩm sinh

Các triệu chứng thường gặp:

- Mệt mỏi, hoa mắt , chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường, da vàng, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sậm màu

- Chậm lớn (trẻ nhỏ), khó thở khi gắng sức…

Với thể nặng, trẻ có biểu hiện triệu chứng từ vài tháng tuổi Da xanh thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, trẻ chậm phát triển, có thể có các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sốt… nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong hoặc có thêm các biến chứng nặng nề khác như:

- Biến dạng xương mặt: mũi tẹt, chán dô;

- Gan to, lách to;

- Xương giòn, dễ gãy (xương cẳng chân, cẳng tay);

- Tổn thương các cơ quan khác như tuyến nội tiết, tim, gan;

- Hình ảnh đặc trưng của bệnh nhân tan máu bẩm sinh: thể trạng thấp nhỏ, chậm phát triển, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu… làm ảnh hưởng tới hình ảnh sự phát triển chung của cả cộng đồng

7 Các mức độ của bệnh

Trang 6

Tùy theo mức độ và thể bệnh mà có ít hay nhiều các triệu chứng trên.

- Rất nặng: phù thai, chết ngay trong bào thai hoặc ngay sau khi sinh

- Nặng: bệnh nhân có các biểu hiện điển hình như đã mô tả, thiếu máu nặng nề,

có biểu hiện sớm từ ngay khi còn nhỏ Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tuổi thọ bệnh nhân rất thấp (dưới 20 tuổi)

- Thể trung bình: bệnh nhân có thể có các biểu hiện điển hình như trên khi trẻ được 4-6 tuổi

- Thể nhẹ: có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ, dễ nhầm với các bệnh lý thiếu máu khác như thiếu máu thiếu sắt…và dễ bị bỏ qua, điều trị sai

- Thể ẩn – người mang gen: không có biểu hiện lâm sàng, nhưng có nguy cơ cao lây truyền cho thế hệ sau

8 Hậu quả của bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh nhân bệnh tan máu bẩm sinh là mối quan tâm và có thể là gánh nặng cho

xã hội do:

- Họ bị bệnh cả đời nên bị giảm, thậm chí không có khả năng lao động;

- Không có điều kiện được học hành đầy đủ, dẫn đến thiếu kiến thức;

- Phải điều trị suốt đời nên gây tốn kém, ảnh hưởng tới kinh tế gia đình;

- Di truyền qua nhiều thế hệ; tỷ lệ cao ở nhiều dòng họ, nhiều cộng đồng, đặc biệt ở người dân tộc, ở vùng núi…;

- Chất lượng giống nòi của dân tộc bị ảnh hưởng

9 Bệnh tan máu bẩm sinh di truyền như thế nào?

- Bệnh tan máu bẩm sinh không phải là bệnh lây nhiễm như các bệnh lao, viêm gan…, mà là bệnh di truyền do người bệnh nhận gen bệnh của bố và mẹ

- Người bị bệnh hay mang gen bệnh khi kết hôn, sinh con thì các con có nguy cơ

bị bệnh hoặc mang gen; nguy cơ đó khác nhau từng trường hợp

Ví dụ: Nếu hai người mang gen bệnh kết hôn với nhau, khi sinh con có 25%

khả năng con bị bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nặng, 50% khả năng con mang gen bệnh còn 25% khả năng là con bình thường

10 Những biện pháp phòng bệnh dành cho cộng đồng

- Nâng cao nhận thức về bệnh để chủ động phòng bệnh

- Tư vấn trước hôn nhân: các đôi trai gái nên được khám và xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh trước khi kết hôn

Trang 7

- Nếu cả hai người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh kết hôn với nhau, nên được

tư vấn trước khi dự định có thai

- Nếu cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh có thai, nên được chẩn đoán trước sinh (khi thai được 12 – 18 tuần), tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn hợp lý và cách xử lý an toàn

11 Làm sao biết mình có bị bệnh tan máu bẩm sinh hay không?

Bạn hãy đến các cơ sở y tế để khám bệnh khi:

- Có bất kỳ một trong các biểu hiện sau: Mệt mỏi, yếu, thở nông, da vàng, nước tiểu sẫm màu, biến dạng xương, chậm phát triển, lách to;

- Bạn có các yếu tố nguy cơ cao như: trong gia đình có người bị bệnh tan máu bẩm sinh hoặc sống trong vùng có tỷ lệ bệnh cao

Ngày đăng: 12/01/2017, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w