đạo đức và văn hóa kinh doanh
1.4 Chính sách: 1.4.2 Nhân sự: Inglehart (1990) đã xây đựng lý thuyết thay đổi giá trị dựa trên 2 giả định: sự khan hiếm và xã hội hoá. Các cá nhân sẽ đánh giá cao những thứ tương đối khan hiếm trong xã hội, khi lượng cung tăng lên thì có sự chuyển đổi giá trị sang những thứ hãy còn khan hiếm. Thêm nữa, giá trị được thấm nhuần trong quá trình giáo dục trước tuổi trưởng thành trong điều kiện gia đình và xã hội nhất định. Việc xây dựng các hành vi, thói quen, đặc biệt là hệ giá trị và những thừa nhận cơ bản mới đòi hỏi một quá trình dài lâu có định hướng chiến lược. - Trước hết, cần tiến hành những nghiên cứu về hệ giá trị, như những cơ sở của hành vi người lao động, đồng thời tiến hành quan sát tham dự và phỏng vấn người quản lý về những ưu, nhược điểm trong tác phong, hành vi, thói quen của người lao động để có những kết luận xác đáng về văn hoá nhân cách người lao động và đưa ra các giải pháp khắc phục trên cả cấp triết lý, giá trị và hành vi ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. - Hai là, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ tập trung vào cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà cần rèn luyện tác phong làm việc theo pháp luật, tinh thẩn hợp tác, lối sống lành mạnh, trung thực, tiết kiệm. Đặc biệt, cần cung cấp những hiểu biết xã hội, mở rộng tầm nhìn cho người lao động. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ chú trọng giai đoạn đào tạo chính quy, giai đoạn tiền nhiệm sở mà cần dành sự quan tâm thích đáng cho các phương thức đào tạo phi chính quy, học tập tại nhiệm sở, trong tổ chức, tập trung thay đổi chính các mối quan hệ hiện hữu và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoàn cảnh thực tế. - Ba là, tăng cường vai trò người lãnh đạo, chủ động xây đựng văn hoá mới ở các cấp. Người lãnh đạo là người kiến tạo lại tổ chức, người tạo động lực, người xây dựng tổ chức học tập. Trong tổ chức, việc thay đổi văn hoá phải được tiến hành qua các bước sau: - Xây đựng tầm nhìn về một tổ chức trong tương lai, thiết lập những giá trị, chuẩn mực và hành vi văn hoá đúng đắn. Truyền bá những tầm nhìn tới mọi thành viên trong tổ chức, thay đổi hình ảnh về tổ chức theo ý tưởng mới, đối thoại lắng nghe. Ví dụ: Văn hóa của wallmart - Nhân viên là những cổ đông quan trọng Sam Walton luôn ý thức rõ tầm quan trọng của việc làm hài lòng chính nhân viên của mình. Ông hiểu rằng mỗi nhân viên đều tiềm ẩn năng lực quản lý, vì vậy ông luôn tìm cách tối đa hóa khả năng tự quyết định của nhân viên. Hơn thế nữa, Walmart đề nghị chính sách biến chính mỗi nhân viên thành cổ đông của công ty và đem lại cho họ cảm giác họ có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh tồn của Walmart. Mọi chi phí, doanh thu và mục tiêu của công ty đều được công khai và nhân viên có quyền được gửi ý kiến đóng góp. - Quản lý là “người hướng dẫn thân cận” Sam Walton tự đặt ra cho mình “Nguyên tắc vàng” trong việc đối xử với mọi người. Ông không bao giờ giao việc cho nhân viên mình mà không giải thích rõ lý do và luôn đặt mình vào vị trí của người khác để đặt ra luật lệ. Với vị thế là người lãnh đạo cần phải tiên phong làm gương trong quan hệ với khách hàng, để cấp dưới có thể nhìn theo và học hỏi. Mỗi quản lý cần phải sát sao chỉ dạy, quan tâm không chỉ dừng ở mức công việc từng nhân viên cấp dưới của mình. Bằng cách làm cho nhân viên cảm nhận được sự quan tâm chân thật từ các quản lý của mình sẽ khuyến khích nhóm đoàn kết hơn và tăng hiệu quả làm việc nhóm. 1.4.1 Marketing Xây dựng đạo đức nơi làm việc: Xây dựng đạo đức nơi làm việc là một trong những kế hoạch lớn nằm trong danh mục phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và thường xuyên được củng cố trong tương lai. Công cuộc xây dựng và đào tạo đạo đức cần được thực hiện từ cấp hội đồng quản trị tới các phòng, ban cấp dưới. Mọi sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược kinh doanh nào cũng cần cân nhắc để đưa ra các quyết định hành xử có đạo đức. Hạn chế sai phạm tối đa, thực thi nghiêm túc các luật bảo vệ người tiêu dùng, tôn trọng văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp nói chung và cá nhân những người làm marketing nói riêng đều phải có trách nhiệm với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân. Đó sẽ là bước đầu tiên trong công cuộc phát triển doanh nghiệp thành công và lâu dài. Tuyên truyền tư tưởng có đạo đức cho nhân viên: Nhân viên chính là những cá thể trong một tổ chức, họ là những nhân tố nhỏ góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Nền văn hóa, môi trường có trở nên lành mạnh, trong sạch hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi nhân viên. Vì vậy, tuyên truyền những tư tưởng, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp tới các nhân viên là việc cấp thiết mà các tổ chức, đoanh nghiệp cần phải làm. Các cấp lãnh đạo nên là một tấm gương sáng cho nhân viên: Đối với chủ doanh nghiệp thì việc thực hiện tốt bổn phận và trọng trách một nhà lãnh đạo làm việc liêm chính sẽ là “bài học thực tế” cho nhân viên. Vì vậy, các nhà quản trị marketing muốn công ty hoạt động một cách có hiệu quả và được người tiêu dùng tin tưởng thì cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp của mình trong marketing cũng như trong lối sống: trung thực, ngay thẳng và là tấm gương cho nhân viên noi theo. Thưởng, phạt những hành vi đạo đức: Xây dựng chính sách khen thưởng cho những nhân viên đã và đang phát huy tốt chính sách mang tên đạo đức nơi làm việc và ngược lại. Trong đánh giá kết quả, coi việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp trong công tác marketing làm thước đo và quyết định tăng lương cũng như những danh hiệu, bằng khen cho những nhân viên thực hiện tốt. Trao đổi triết lý đạo đức: Tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi và củng cố triết lý đạo đức kinh doanh và văn hóa kinh doanh là cách làm thông minh, giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống, giá trị cá nhân trong các cuộc xung đột, đạo đức có quan trọng cho sự thành công? .tất cả những chủ đề đó đều sẽ khơi gợi trong tâm trí nhân viên những suy nghĩ tích cực, giúp họ xác định được hành vi bản thân cùng biện pháp khắc phục nếu có yêu cầu. Khuyến khích tham gia các hoạt động thực tế: Việc cho nhân viên đi thực tế thị trường, thử làm khách hàng cũng là một cách hữu hiệu để giúp nhân viên trau dồi triết lý đạo đức nghề nghiệp của mình. Hiện thực hoá tầm nhìn đã xác định bằng việc sắp xếp lại tổ chức, tạo dựng cơ chế mới, trong đó có cơ chế khuyến khích thực thi các chuẩn mực và hành vi văn hoá mới. - Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực hướng vào tạo dựng phương thức làm việc mới, dựa trên hệ thống giá trị mới trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Văn hoá có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến quản lý nguồn nhân lực. Văn hoá quyết định chuẩn mực, phương thức tuyển chọn nguồn nhân lực mới, cách thức xã hội hoá các thành viên mới, cách thức và mức độ thăng thưởng. Thay đổi các yếu tố văn hoá theo hướng tích cực giúp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. Thông qua quá trình xã hội hoá và các bước của quá trình quản lý nguồn nhân lực, các hành vi phù hợp, các chuẩn mực, giá trị và thừa nhận được duy trì và truyền bá lại cho các thành viên mới. Như vậy, văn hoá tác động đến cách thức quản lý nguồn nhân lực và thông qua quản lý nguồn nhân lực, văn hoá được truyền lại cho lớp người sau. Thông qua quá trình quản lý nguồn nhân lực, văn hoá cũng thay đổi. Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiến tạo lại, bắt đầu từ sự thay đổi của giới quản lý, lãnh đạo. Ví dụ: Công ty sữa Vinamilk Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk cho hay, về thông tin sản lượng sữa bò tươi hiện nay chỉ thay thế được từ 22 - 25% sản lượng sản xuất sữa của Vinamilk là tính cho tất cả các dòng sản phẩm của công ty như các loại sữa bột, sữa chua . Còn riêng đối với loại sữa tươi (sữa nước) tiệt trùng thì bà Liên khẳng định dùng 99% sữa bò tươi cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất, từ 70 - 80% cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có màu & mùi như dâu, sôcôla và đường. Về lý do không ghi rõ thành phần là bao nhiêu % sữa bò tươi, bao nhiêu % sữa bột . trên bao bì bà Liên cho rằng đây là bí quyết sản xuất (công thức riêng) của công ty. Tuy nhiên, bà Liên cũng công bố trong thời gian tới Vinamilk sẽ ghi cụ thể các thành phần này để người tiêu dùng an tâm. Bên cạnh đó Vinamilk cũng thừa nhận ghi từ “nguyên chất” trên bao bì sữa tươi là không phù hợp với qui định ghi nhãn. “Từ ngày 10/10/06 chúng tôi đã gởi công văn đến cơ quan chức năng xin điều chỉnh nhãn mác” - Bà Liên cho biếm thêm. Theo đó, “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” của Vinamilk sẽ đổi lại thành “Sữa tiệt trùng”; “Sữa tươi tiệt trùng khác (dâu, sôcôla, đường)” sẽ thành “Sữa tươi tiệt trùng”. Được biết, năm 2005 tổng số sữa tươi từ đàn bò tại VN là 193 triệu lít Công ty Vinamilk đã thu mua hơn 90 triệu lít, chiếm khoảng 49%. Trong 9 tháng đầu năm 2006 Vinamilk đã thu mua 68 triệu lít sữa tươi, sản xuất được 79 triệu lít sữa nước và dự kiến sẽ thu mua khoảng 100 triệu lít sữa bò tươi trong năm 2006 này. 1.4.3 Kế toán: Người làm kế toán và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm kế toán và người làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp . Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc của chủ doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp và phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kế toán và người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổ chức . Người làm kế toán và người làm kiểm toán không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiềm năng, kể cả thông tin khác, nếu không đựợc sự đồng ý của khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức . Các vấn đề khác mà các nhân viên kế toán phải đối mặt hàng ngày là những luật lệ và nội quy phức tạp phải tuân theo, số liệu vượt trội, các khoản phí từ trên trời rơi xuống, các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng. Cuộc sống của một người kế toán bị lấp đầy bởi các luật lệ và những con số cần phải tính toán một cách chính xác. Kết quả là các nhân viên kế toán phải tuân theo những quy định về đạo đức trong đó nêu ra trách nhiệm của họ đối với khách hàng và lợi ích của cộng đồng. Các quy định này còn bao gồm những quan niệm về các đức tính như liêm chính, khách quan, độc lập và cẩn thận. Cuối cùng những quy định này chỉ ra phạm vi hoạt động của người kế toán và bản chất của dịch vụ cần được cung cấp một cách có đạo đức. Trong phần cuối của bản quy định này, các loại phí bất ngờ và các khoản tiền hoa hồng cũng được giải quyết một cách gián tiếp. Bởi bản quy định này đã cung cấp cho họ những tiêu chuẩn đạo đức nên những nhân viên kế toán đương nhiên đã có tầm hiểu biết khá rõ về những hành vi có đạo đức và vô đạo đức, tuy nhiên có vẻ như thực tế không diễn ra như thế. Các loại kế toán khác nhau như kiểm toán, thuế và quản lý đều có những loại vấn đề về đạo đức khác nhau. Kế toán là tác nghiệp không thể thiếu của doanh nghiệp. Do phạm vi hoạt động của tác nghiệp này, các vấn đề đạo đức có thể xuất hiện cả về nội bộ hoặc ngoại vi của doanh nghiệp. Các hoạt động kế toán ngoại vi là tổng hợp và công bố các dữ liệu về tình hình tài chính của công ty; được coi là đầu vào thông tin thiết yếu cho các cơ quan thuế (xác định mức thuế phải nộp); cho các nhà đầu tư (lựa chọn phương án đầu tư phù hợp) và cho các cổ đông sẵn có (mức cổ tức thu được từ kết quả kinh doanh của tổ chức và trị giá của chứng khoán trên cơ sở định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế toán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình ra quyết định. Dù đã có nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ kế toán và các chế tài xử lý những vi phạm kế toán vẫn có nhiều kẽ hở pháp luật bị các nhân viên kế toán vô đạo đức lợi dụng. Sự điều chỉnh số liệu trong các bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng là một luật “bất thành văn”, đa phần là những thay đổi nhỏ mang mục đích tích cực cho phù hợp với những biến động thị trường, những tác động cạnh tranh hay “độ trễ” trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, là thế nào để phân biệt điều chỉnh là tích cực hay không, do đó ranh giới giữa “đạo đức” và “phi đạo đức” cũng khó có thể rõ ràng. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể điều chỉnh một vài số liệu trong báo cáo tài chính để làm yên lòng các nhà đầu tư, khuyến khích họ tiếp tục đổ vốn (đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp). Đây là điều chỉnh tích cực theo quan điểm của doanh nghiệp nhưng các cổ đông thấy có thể bị lừa dối và cảm nhận có sự bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp. Các chủ sở hữu có trách nhiệm cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn tài lực này có thể do khai thác từ thị trường tài chính hoặc nguồn tài chính khác được uỷ thác bởi cá nhân, tổ chức khác. Chủ sở hữu đôi khi phải mượn tiền của bạn bè hoặc ngân hàng để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình hoặc họ phải rủ thêm những người sở hữu khác - cổ đông - để có đủ tiền. Việc những nguồn tài chính kiếm được và chi tiêu như thế nào có thể tạo ra những vấn đề đạo đức và pháp lý. Càng ngày các tổ chức và các cá nhân càng hướng vào đầu tư mang tính trách nhiệm xã hội. Các nhà đầu tư đang cố tìm kiếm các công ty hoạt động xã hội luôn có trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội đồng thời quan tâm đến lợi ích của các cổ đông, cộng đồng và xã hội. Các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội đưa ra các thử thách cho các doanh nghiệp nhằm cải thiện công tác tuyển dụng và những sáng kiến vì môi trường và đặt ra các mục tiêu xã hội khác. Áp lực kinh tế từ những nhà đầu tư nhằm tăng cường hành vi có tính trách nhiệm xã hội và đạo đức là một động lực lớn lao cho những cải cách của doanh nghiệp. Ví dụ: Kiểm tra xe wave alpha Theo khiếu nại của Hiệp hội xe đạp - xe máy Việt Nam, tỷ lệ linh kiện nhập từ Trung Quốc của xe Wave Alpha ít nhất là 12% chứ không phải 4% như Honda công bố. Một đoàn thanh tra Nhà nước đã bắt đầu chính thức kiểm tra để làm rõ vụ việc. Cũng theo khiếu nại của Hiệp hội xe đạp - xe máy Việt Nam, giá bán xe Wave Alpha khá thấp, chưa đến 11 triệu đồng, làm các công ty lắp ráp khác khó lòng cạnh tranh được. Bao nhiêu phần trăm linh kiện xe Wave Alpha có xuất xứ từ Trung Quốc? Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của các đối thủ cạnh tranh với Honda, mà còn của đông đảo người tiêu dùng. Dự kiến khoảng 30 ngày nữa, câu trả lời chính thức sẽ được đoàn thanh tra Nhà nước đưa ra. Trong khi đó, hãng Honda vừa quyết định thay Tổng giám đốc tại Việt Nam, ông Takehino Nakajima, bằng ông Hiroshi Sakeguchi, trước đó là giám đốc Honda Philippines. 1.4.4 Công nghệ: Việc sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào văn hóa của tổ chức. Công nghệ không chỉ mang lại các giá trị về kinh tế mà còn mang lại những lợi ích về mặt xã hội như việc bảo vệ môi trường, nâng cao môi trường làm việc cho nhân viên, giảm thiểu các rủi ro về chất lượng của sản phẩm. Để sử dụng công nghệ trong doanh nghiệp phụ thuộc vào: - Văn hóa của tổ chức: luôn dẫn đầu về công nghê, tổ chức luôn thấy được những giá trị mà công nghệ mang lại: tạo sự khách biệt nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ - Tư duy của nhà lãnh đạo: họ là những người thấy được lợi ích lâu dài của công nghệ. - Nhân viên: việc tiếp cận với các công nghệ mới mang lại những lợi ích cho chính bản thân họ, tổ chức cần tạo điều kiện cho nhân viên được nâng cao trình độ để tiếp cận với các công nghệ mới. Ví dụ: Vinamilk khánh thành siêu nhà máy trị giá 100 triệu USD Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, dự án được xây dựng trong 18 tháng trên diện tích 60.000 m2, với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD). Nhà máy hoàn toàn tự động với công suất 54.000 tấn sữa bột/năm, đạt tiêu chuẩn quốc tế HACCP, GMP, CODEX, máy móc thiết bị và công nghệ đồng bộ, đời mới nhất do Tập đoàn GEA/NIRO và các hãng hàng đầu của EU cung cấp, trong đó công nghệ sấy đa tầng với hai tháp sấy khổng lồ có đường kính 13,6 m, cao 32 m được xem là công nghệ tiên tiến nhất của khu vực tính đến thời điểm này. . họ những tiêu chuẩn đạo đức nên những nhân viên kế toán đương nhiên đã có tầm hiểu biết khá rõ về những hành vi có đạo đức và vô đạo đức, tuy nhiên có vẻ. quyết định hành xử có đạo đức. Hạn chế sai phạm tối đa, thực thi nghiêm túc các luật bảo vệ người tiêu dùng, tôn trọng văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp,